Quan hệ xong có kinh liền có sao không? Có dính bầu?

Quan hệ xong có kinh liền có sao không, có dính bầu không là một câu hỏi phổ biến của hầu hết phụ nữ. Để trả lời cho câu hỏi này, bạn đọc có thể tham khảo thông tin trong bài viết bên dưới.

quan hệ xong có kinh liền có sao không
Tìm hiểu thông tin quan hệ xong có kinh liền có sao không để có cách xử lý phù hợp

Quan hệ xong có kinh liền có sao không?

Thông thường chu kỳ kinh nguyệt của nữ giới kéo dài 28 – 30 ngày, sự rụng trứng thường rơi vào ngày 11 đến ngày 21. Sau khi rụng trứng, trứng (noãn) sẽ sẵn sàng để thụ thai trong vòng 12 – 24 giờ.

Do đó, theo các chuyên gia, khả năng thụ thai ở trước ngày kinh nguyệt thường thấp. Hay nói cách khác, quan hệ xong có kinh liền khả năng dính bầu thường không cao. Bên cạnh đó, những ngày trước ngày hành kinh được cho là ngày an toàn nhất để quan hệ tình dục mà không có nguy cơ mang thai.

Tuy nhiên trong một số trường hợp cơ hội mang thai sẽ thay đổi trong từng chu kỳ kinh nguyệt. Các chu kỳ dài hơn thường có nhiều ngày an hệ an toàn hơn các chu kỳ ngắn ngày. Do đó, bạn có nguy cơ mang thai tương đối cao nếu bạn có sự rụng trứng muộn hơn trong các chu kỳ khác.

Bài thuốc tăng cường sinh lý Đỗ Minh Đường

Top 10+ thuốc tăng cường sinh lý tốt nhất được nam giới tin dùng

Đây là nhóm thuốc được nhiều nam giới sử dụng và bình chọn. Tham khảo chi tiết để tìm ra giải pháp tăng cường bản lĩnh phái mạnh hiệu quả nhất.
Mở

Để xác định quá trình thụ thai có xảy ra hay không, bạn có thể đợi đến 2 tuần và tiến hành thử thai thông qua que thử thai. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể đến bệnh viện sau 9 – 10 ngày kể từ lúc quan hệ để xét nghiệm thai kỳ.

Quan hệ xong có kinh liền có dính bầu không
Phụ nữ quan hệ trước ngày hành kinh thường có khả năng mang thai thấp

Quá trình thụ thai diễn ra như thế nào?

Trong hầu hết các trường hợp, bạn thường không xác định được ngày thụ thai. Bác sĩ sẽ bắt đầu tính ngày bắt đầu thai kỳ của bạn từ ngày đầu tiên đến ngày cuối cùng của chu kỳ kinh nguyệt. Quá trình thụ thai sẽ diễn ra trong khoảng 2 tuần trước ngày hành kinh.

Quá trình thụ thai diễn ra theo quy trình như sau:

1. Rụng trứng

Mỗi tháng buồng trứng sẽ phát triển một nhóm trứng, được chứa trong các nang (túi nhỏ) chứa đầy các chất lỏng, gọi là nang trứng. Tuy nhiên, chỉ một quả trứng khỏe mạnh sẽ được giải phóng từ các nang trứng, hay còn gọi là rụng trứng.

Sự rụng trứng thường xảy ra khoảng 2 tuần trước chu kỳ kinh nguyệt tiếp theo.

2. Tăng lượng hormone

Sau khi trứng rời khỏi các nang trứng, nang trứng phát triển trở thành hoàng thể. Hoàng thể có thể giải phóng một loại hormone giúp làm dày niêm mạc tử cung để chuẩn bị sẵn sàng cho quá trình thụ thai.

3. Trứng di chuyển vào ống dẫn trứng

Sau khi trứng được giải phóng, trứng sẽ di chuyển vào ống dẫn trứng và lưu lại đó khoảng 24 giờ. Nếu quan hệ tình dục vào lúc này, trứng có thể gặp tinh trùng và quá trình thụ thai có thể diễn ra.

Thời gian có khả năng thụ tinh và mang thai cao thường là 2 tuần sau ngày hành kinh cuối cùng.

Nếu trứng không được thụ tinh, trứng sẽ di chuyển qua tử cung, tan rã, kết hợp với niêm mạc tử cung và một ít máu để chuyển thành kinh nguyệt. Lúc này nồng độ hormone trở lại bình thường, cơ thể sẽ làm bong lớp niêm mạc tử cung dày và dẫn đến ngày hành kinh.

4. Sự thụ tinh

Nếu một tinh trùng xâm nhập vào ống dẫn trứng và chui vào trứng, quá trình thụ tinh sẽ diễn ra. Bên cạnh đó, trứng cũng thay đổi để không có tinh trùng nào khác có thể xâm nhập vào.

Ngay sau khi thụ tinh, gen, giới tính của thai nhi đã được quy định. Nếu tinh trùng mang nhiễm sắc thể Y, em bé sẽ là bé trai; nếu tinh trùng mang nhiễm sắc X, em bé sẽ là bé gái.

5. Di chuyển đến tử cung làm tổ

Trứng được thụ tinh ở ống dẫn trứng trong khoảng 3 – 4 ngày. Tuy nhiên ngay sau khi thụ tinh, hợp sẽ sẽ bắt đầu phân chia thành nhiều tế bào và tiếp tục phân chia khi di chuyển chậm quá ống dẫn trứng để đến tử cung. Sau khi đến tử cung, hợp tử sẽ bắt đầu quá trình gắn vào niêm mạc tử cung.

quá trình thụ thai
Sau khi được thụ tinh trứng sẽ di chuyển đến tử cung và tiến hành bám vào niêm mạc tử cung

Trong khoảng thời gian này, một số phụ nữ có thể xuất hiện đốm máu hoặc chảy máu nhẹ trong 1 hoặc 2 ngày. Lớp niêm mạc tử cung ngày một dày hơn và cổ tử cung sẽ được niêm phong lại bằng một nút nhầy. Điều này giúp bào thai ở nguyên vị trí cho đến khi em bé chào đời.

Trong 3 tuần, các tế bào sẽ bắt đầu phát triển thành từng đám và các tế bào thần kinh đầu tiên của em bé đã được tạo thành.

6. Thay đổi hormone khi mang thai

Nếu quá trình thụ tinh và mang xảy ra, một hormone thai kỳ được gọi là hCG có thể xuất hiện trong máu của bạn tại thời điểm trứng bám vào tử cung.

Một xét nghiệm thai kỳ có thể phát hiện hCG sau 7 ngày kể từ ngày thụ tinh. Do đó, nếu cảm thấy lo lắng, bạn có thể thử thai sau 7 ngày kể từ lúc quan hệ tình dục. Tuy nhiên, đôi khi kết quả có thể không chính xác.

Dấu hiệu sớm của thai kỳ

Mang thai và các dấu hiệu tiền kinh nguyệt thường giống nhau và mơ hồ. Điều này nhiều người không xác định được bản thân đang mang thai hay là dấu hiệu chu kỳ kinh nguyệt. Do đó, để xác định bản thân có mang thai hay không, bạn có thể tham khảo các dấu hiệu phổ biến như:

1. Mất chu kỳ kinh nguyệt

Trễ kinh hoặc mất chu kỳ kinh nguyệt thường là dấu hiệu đầu tiên, rõ ràng của thai kỳ. Tuy nhiên một số phụ nữ có thể chảy một lượng máu nhỏ trong quá trình bào thai gắn vào niêm mạc tử cung.

Chảy máu khi mang thai thường xảy ra vào khoảng ngày kinh nguyệt bình thường. Tuy nhiên lượng máu thường rất ít và có thể tự ngừng lại sau 1 – 2 ngày.

quan hệ trước chu kỳ kinh nguyệt
Mất chu kỳ kinh nguyệt là một dấu hiệu đặc trưng của thai kỳ

2. Buồn nôn

Buồn nôn hay ốm nghén là triệu chứng đặc trưng của phụ nữ đang mang thai. Không phải tất cả phụ nữ mang thai đều buồn nôn trong khi một số khác có thể nôn trong suốt thai kỳ.

Buồn nôn thường bắt đầu sớm nhất là 5 tuần sau khi thụ thai. Bên cạnh đó, một số phụ nữ có thể bắt đầu buồn nôn vào tuần thứ 8 của thai kỳ.

3. Thay đổi ngực

Các thay đổi ở ngực, đặc biệt là khi mang thai lần đầu có thể là dấu hiệu đặc trưng của thai kỳ.

Hầu hết phụ nữ mang thai đều phát triển các mô vú để chuẩn bị sản xuất sữa. Các tĩnh mạch mô trở nên rõ ràng hơn ở ngực và núm vú có thể thay đổi màu, trở nên tối hơn. Vú và núm vú có thể cảm thấy căng cứng, đau và đàn hồi khi chạm vào.

4. Đi tiểu thường xuyên hơn

Đi tiểu thường xuyên là dấu hiệu bắt đầu sớm của thai kỳ. Tình trạng này được gây ra khi tử cung đang phát triển, có thể làm thay đổi nội tiết tố, tăng lượng máu lưu thông đến khung chậu và khiến phụ nữ có nhu cầu đi tiểu thường xuyên hơn.

Nếu việc đi tiểu trở nên đau đớn, bạn có thể bị nhiễm trùng, viêm đường tiết niệu. Do đó, nếu nhận thấy các triệu chứng bất thường, bạn nên đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị phù hợp.

Gần tôi ngày kinh nguyệt quan hệ có sao không
Đi tiểu thường xuyên có thể là dấu hiệu của thai kỳ

7. Mệt mỏi

Quá trình thụ tinh và mang thai có thể khiến phụ nữ cảm thấy mệt mỏi. Mệt mỏi, ngủ nhiều là một dấu hiệu bình thường ở phụ nữ mang thai.

Thông thường tình trạng mệt mỏi sẽ được cải thiện trong 3 tháng giữa của thai kỳ. Bên cạnh đó, bạn có thể xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh và tập thể dục phù hợp để cải thiện tình trạng mệt mỏi.

8. Chuột rút bụng

Tương tự như chu kỳ kinh nguyệt, phụ nữ mang thai có thể gặp các cơn đau bụng, đau quặn bụng như đau bụng kinh. Điều này xảy ra khi tử cung co thắt nhẹ và mở rộng hơn khi mang thai. Tuy nhiên, tình trạng này thường không chảy máu và sẽ được cải thiện sau một thời gian.

Nếu bạn có các cơn đau bụng kinh dữ dội hoặc chảy máu âm đạo nghiêm trọng, hãy đến bệnh viện để được kiểm tra và điều trị phù hợp.

9. Thay đổi thói quen ăn uống

Phụ nữ mang thai thường có sự thèm ăn và ác cảm với một số loại thức ăn cụ thể. Do đó, nếu bạn bỗng nhiên thay đổi thói quen ăn uống, có thể đây là dấu hiệu báo thai kỳ.

10. Thay đổi tâm trạng

Việc thay đổi hormone trong thai kỳ có thể dẫn đến việc thay đổi tâm trạng. Mệt mỏi và căng thẳng có thể là dấu hiệu sớm của thai kỳ. Một số phụ nữ có thể trở nên nhạy cảm, dao động cảm xúc và dễ khóc.

Nếu sự thay đổi tâm trạng gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và các mối quan hệ hàng ngày, hãy đến bệnh viện để được kiểm tra. Bên cạnh đó, mang thai có thể khiến các tình trạng như trầm cảm, lo lắng và các điều kiện tâm lý khác trở nên nghiêm trọng.

Quan hệ khi có kinh nguyệt ngày cuối có thai không
Phụ nữ mang thai thường có sự thay đổi đột ngột về cảm xúc

11. Đau đầu

Đau đầu là một dấu hiệu phổ biến trong thai kỳ, thường liên quan đến sự thay đổi nội tiết tố. Trao đổi với bác sĩ về các phương pháp cải thiện hoặc các loại thuốc an toàn khi sử dụng trong thai kỳ.

Xét nghiệm chẩn đoán thai kỳ

Các triệu chứng mang thai sớm có thể là dấu hiệu của các điều kiện  và bệnh lý khác nhau. Do đó, nếu nghi ngờ mang thai, bạn nên tiến hành xét nghiệm thai.

Có ba cách mà các chuyên gia thường sử dụng để xác định thai kỳ, bao gồm:

  • Xét nghiệm máu và nước tiểu: Các xét nghiệm này có thể xác nhận gonadotropin màng đệm ở người (hCG – là hormone sản xuất khi bào thai bám vào tử cung). Xét nghiệm thai tại nhà cũng có nguyên lý tương tự. Ngoài ra, một số bệnh lý và điều kiện y tế hiếm gặp cũng có thể dẫn đến nồng độ hCG cao, do đó xét nghiệm máu và nước tiểu có thể được chỉ định thực hiện bổ sung để xác nhận các bệnh lý.
  • Siêu âm: Bác sĩ có thể tạo hình ảnh của thai nhi bằng sóng siêu âm và máy quét chuyên dụng. Phương pháp thường được sử dụng để xác nhận mang thai. Bên cạnh đó, một đầu dò âm đạo cũng có thể được sử dụng để xác nhận phôi thai đang phát triển trong thai kỳ sớm.
  • Siêu âm Doppler: Xét nghiệm này có thể giúp bác sĩ xác định và kiểm tra nhịp tim của thai nhi. Siêu âm Doppler thường được chỉ định để xác nhận mang thai, tuy nhiên chỉ được sử dụng sau khi thai nhi được 10 tuần tuổi.

Nếu bạn có dấu hiệu mang thai hoặc có quan hệ tình dục không an toàn, bạn nên đến bệnh viện để xét nghiệm và có biện pháp chăm sóc sức khỏe phù hợp.