Nổi mề đay nên và không nên ăn gì? Việc quan trọng cần lưu ý

Nổi mề đay nên và không nên ăn gì là thắc mắc của nhiều người bệnh. Theo các chuyên gia, người bị mề đay mẩn ngứa nên uống đủ nước, tăng cường dùng rau xanh, thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất. Bên cạnh đó, cần hạn chế rượu bia, cà phê và các nhóm thực phẩm dễ gây dị ứng.

nổi mề đay nên ăn gì
Nổi mề đay nên và không nên ăn gì?

Mề đay mẩn ngứa là phản ứng của da khi cơ thể bị kích thích bởi các yếu tố ngoại sinh và nội sinh. Cơ chế khởi phát bệnh lý này khá phức tạp nhưng nhận thấy có liên quan mật thiết đến hoạt động phóng thích chất trung gian gây dị ứng – histamine.

Ngoài sử dụng thuốc, chế độ ăn uống cũng có tác động đến tình trạng nổi mề đay trên da. Bổ sung các thực phẩm lành mạnh có thể giảm hiện tượng viêm, nóng rát, sưng đỏ, ngứa ngáy và tăng cường hệ miễn dịch. Ngược lại, dung nạp các nhóm thực phẩm và đồ uống không lành mạnh có thể kích thích hoạt động giải phóng histamine và làm nghiêm trọng các triệu chứng của bệnh.

Người bị nổi mề đay nên ăn gì?

Khi bị nổi mề đay, nên ưu tiên bổ sung các nhóm thực phẩm chứa nhiều nước, vitamin, khoáng chất và chất chống oxy hóa nhằm cải thiện tổn thương da, điều hòa miễn dịch và tăng cường sức khỏe.

VTV2 đưa tin địa chỉ điều trị mề đay bằng thảo dược Đông y uy tín nhất hiện nay

Phóng sự VTV2 đưa tin Trung tâm Thuốc dân tộc là đơn vị khám chữa bệnh mề đay bằng Đông y uy tín nhất hiện nay. [Tìm hiểu ngay để khỏi bệnh]

Kết hợp chế độ dinh dưỡng khoa học cùng với các biện pháp điều trị có thể kiểm soát triệu chứng mề đay mẩn ngứa trong thời gian ngắn, hạn chế tổn thương da lan tỏa rộng và tiến triển mãn tính.

Các loại thực phẩm người bị nổi mề đay nên tăng cường bổ sung:

1. Thực phẩm giàu vitamin C

Trong thời gian bị mề đay, bạn nên ưu tiên dùng các loại thực phẩm giàu vitamin C như cà chua, cam, quýt, bưởi, nho, kiwi, dâu tây,… Vitamin C là một trong thành phần có tác dụng chống oxy hóa mạnh, tiêu trừ gốc tự do và nâng cao sức khỏe.

nổi mày đay nên ăn gì
Thực phẩm giàu vitamin C giúp cải thiện hệ miễn dịch, nuôi dưỡng và bảo vệ làn da

Nghiên cứu cho thấy, dung nạp thực phẩm giàu loại vitamin này có thể hỗ trợ quá trình sản xuất Interferon – một loại protein đặc biệt có tác dụng chống lại tác nhân gây hại và điều hòa các phản ứng quá mẫn của hệ miễn dịch.

Do đó sử dụng thực phẩm giàu vitamin C trong thời gian bị mề đay có thể ức chế giải phóng histamine, giảm tổn thương da và ngăn ngừa triệu chứng lan rộng. Bên cạnh đó, vitamin C còn kích thích sản xuất collagen, tăng sức đề kháng cho da và làm chậm quá trình lão hóa.

2. Rau xanh tốt cho bệnh mề đay mẩn ngứa

Rau xanh là nhóm thực phẩm lành mạnh và đem lại nhiều lợi ích đối với bệnh mề đay mẩn ngứa. Ngoài hàm lượng nước dồi dào, rau xanh còn cung cấp vitamin nhóm B, axit folic, vitamin C, choline, quercetin, beta-carotene,… cho cơ thể.

Các thành phần trong rau xanh được chứng minh có khả năng thanh thải độc tố, làm sạch đường ruột, thúc đẩy hoạt động tiêu hóa và bảo vệ gan. Ngoài ra, nhóm thực phẩm này còn giúp nuôi dưỡng da và cải thiện vấn đề da liễu như da khô ráp, ngứa ngáy, bong tróc, viêm đỏ và sưng nóng.

Bên cạnh đó, độ pH kiềm cùng với chất xơ trong rau xanh còn giúp trung hòa các chất gây dị ứng có trong một số loại thực phẩm như hải sản, các loại đậu, nấm,…

3. Bổ sung thực phẩm giàu Omega 3

Omega 3 là một loại chất béo lành mạnh, có tác dụng cải thiện hoạt động của não bộ và tim mạch. Bên cạnh đó, thành phần này còn đem lại nhiều lợi ích đối với hệ miễn dịch, sức khỏe tổng thể và một số vấn đề sức khỏe thường gặp.

Nghiên cứu cho thấy, Omega 3 tham gia vào quá trình xây dựng cấu trúc da, giúp da khỏe mạnh, mềm mịn và ít bị tổn thương khi có các yếu tố tác động. Do đó, bổ sung nhóm thực phẩm vào chế độ ăn có thể phục hồi các tế bào tổn thương, kiểm soát triệu chứng trên da và ngăn ngừa mề đay lây lan rộng.

người bị nổi mề đay nên ăn gì
Ngoài lợi ích đối với hệ tim mạch, thực phẩm giàu Omega 3 còn tác động tích cực đến làn da

Bên cạnh đó, Omega 3 cũng được chứng minh có tác dụng điều hòa hoạt động miễn dịch và hỗ trợ điều trị các bệnh lý tự miễn như tiểu đường loại 1, viêm khớp dạng thấp, lupus ban đỏ,… Sau khi được dung nạp vào cơ thể, loại axit béo này có vai trò điều hòa hoạt động của tế bào lympho T, vô hiệu hóa tế bào mast, giảm tình trạng giải phóng histamine vào mô da và niêm mạc.

Như đã đề cập, hoạt động giải phóng histamine là một trong những yếu tố có mối liên hệ mật thiết với cơ chế khởi phát mề đay. Chính vì vậy, bổ sung thực phẩm giàu Omega 3 trong chế độ ăn có thể kiểm soát tổn thương da và tiến triển của bệnh mề đay mẩn ngứa.

4. Thực phẩm chứa nhiều chất chống oxy hóa

Chất chống oxy hóa thường có nhiều trong rau xanh, củ, trái cây và một số loại hạt. Thành phần này có tác dụng làm chậm quá trình lão hóa, bảo vệ tế bào, hệ miễn dịch và cải thiện sức khỏe tổng thể.

Thường xuyên bổ sung các loại thực phẩm giàu chất chống oxy hóa (quercetin, flavonoid, ascorbic acid, acid ferulic, avenanthramides,…) có thể tăng cường chức năng đề kháng và cải thiện một số triệu chứng do mề đay như da viêm đỏ, phù nề, nóng rát và nổi sẩn ngứa.

Một số loại thực phẩm chứa nhiều chất chống oxy hóa, gồm có lựu, hạt óc chó, hạnh nhân, hạt điều, dầu ô liu, dâu tây, sơ ri, yến mạch, gạo lứt,…

5. Bổ sung từ 2 – 2.5 lít nước/ ngày

Uống đủ nước là biện pháp cần thiết trong điều trị mề đay mẩn ngứa. Cung cấp đủ nước giúp duy trì độ ẩm cho da, hỗ trợ giảm viêm đỏ, sưng nóng và giảm số lượng sẩn ngứa trên da. Bên cạnh đó, uống nhiều nước còn giúp loại bỏ dị nguyên ở cổ họng, thải độc và tăng cường hoạt động tiêu hóa.

người bị nổi mề đay nên ăn gì
Người bị nổi mề đay mẩn ngứa nên cung cấp đủ 2 – 2.5 lít nước/ ngày

Ngoài nước lọc, bạn có thể dùng các loại nước ép từ trái cây và rau xanh để cung cấp chất lỏng, vitamin và khoáng chất cho cơ thể, đồng thời hỗ trợ cải thiện tổn thương da và triệu chứng cơ năng do mề đay gây ra.

Bị mề đay mẩn ngứa không nên ăn gì?

Ngoài các loại thực phẩm nên bổ sung, người bị nổi mề đay cũng cần hạn chế một số nhóm thức ăn và đồ uống sau:

1. Thực phẩm dễ gây dị ứng

Mề đay mẩn ngứa có thể là phản ứng của da khi cơ thể dung nạp các thực phẩm dị ứng. Do đó trong thời gian điều trị bệnh lý này, bạn nên hạn chế các nhóm thực phẩm có khả năng dị ứng cao.

Nếu thường xuyên dùng các loại thực phẩm này, tổn thương da có thể lan tỏa rộng, viêm đỏ, phù nề và gây ngứa ngáy nghiêm trọng. Trong một số trường hợp, dị ứng thực phẩm còn có thể gây tiêu chảy, buồn nôn, nôn mửa hoặc thậm chí là sốc phản vệ.

nổi mề đay không nên ăn gì
Cần tránh dùng các nhóm thực phẩm dễ gây dị ứng trong thời gian bị mề đay mẩn ngứa

Một số nhóm thực phẩm dễ dị ứng cần hạn chế trong thời gian điều trị mề đay mẩn ngứa:

  • Hải sản: Hàm lượng đạm và asen pentavenlent trong hải sản có thể gây dị ứng đối với một số người có cơ địa nhạy cảm. Khi dung nạp hải sản, hệ miễn dịch sẽ nhận định các thành phần này là “dị nguyên” và phản ứng bằng cách phóng thích histamine vào da, niêm mạc tiêu hóa và hô hấp.
  • Thực phẩm giàu đạm: Đạm là thành phần thiết yếu đối với sức khỏe của con người. Tuy nhiên dung nạp thực phẩm chứa hàm lượng đạm dồi dào như thịt bò, thịt cừu, hàu, mực, tôm,… có thể khiến cơ thể bị dị ứng và nổi mẩn ngứa.
  • Đậu phộng và mè: Mè và đậu phộng là các loại thực phẩm có khả năng dị ứng cao. Theo các chuyên gia, một số thành phần trong nhóm thực phẩm này có thể khiến hệ miễn dịch nhầm lẫn là dị nguyên và có xu hướng đối kháng bằng cách phóng thích histamine. Do đó khi bị mề đay, bạn nên hạn chế dùng các món ăn chứa đậu phộng và mè.

Lưu ý: Dị ứng thức ăn lần thứ 2 có thể nghiêm trọng hơn so với lần đầu tiên. Chính vì vậy, tuyệt đối không tiếp tục dung nạp các loại thực phẩm có tiền sử dị ứng.

2. Thức ăn chứa nhiều gia vị và dầu mỡ

Thức ăn chứa nhiều dầu mỡ và gia vị (muối, đường, bột ngọt, tiêu, ớt,…) không chỉ tác động xấu đến hoạt động của hệ tiêu hóa mà còn ảnh hưởng đến các vấn đề da liễu. Dung nạp các loại thức ăn này có thể làm tăng hoạt động bài tiết mồ hôi, kích thích hiện tượng viêm, sưng đỏ, phù nề và làm nghiêm trọng mức độ ngứa ngáy.

Để hạn chế mề đay lan rộng, bạn cần hạn chế dùng các loại thức ăn chứa nhiều gia vị và dầu mỡ như thức ăn nhanh, thực phẩm đóng hộp và cần giảm gia vị khi chế biến món ăn.

3. Đồ uống chứa cồn và caffeine

Khi bị nổi mề đay, bạn nên hạn chế dùng các loại đồ uống chứa cồn và caffeine như cà phê, trà đặc và rượu bia. Dung nạp các loại đồ uống này có thể kích thích hoạt động quá mẫn của hệ miễn dịch, khiến da đỏ nhiều, ngứa ngáy dữ dội và sưng viêm nghiêm trọng.

bị nổi mề đay không nên ăn gì
Thức uống chứa caffeine có thể gây dị ứng, khiến cơ thể mất nước và tăng tiết mồ hôi

Ngoài ra, cồn và caffeine còn khiến cơ thể mất nước, tăng thân nhiệt và tiết nhiều mồ hôi. Các yếu tố này có thể khiến tổn thương da do mề đay lan tỏa rộng, bùng phát mạnh và tiến triển mãn tính. Hơn nữa, rượu bia, cà phê và trà đặc còn có khả năng dị ứng cao.

Một số lưu ý khi điều trị mề đay mẩn ngứa

Mề đay là phản ứng của da khi cơ thể bị kích thích bởi các yếu tố nội sinh hoặc ngoại sinh. Có khoảng 80% trường hợp nổi mề đay có thể tự biến mất sau 24 giờ và không để lại dấu vết trên da. Tuy nhiên đối với những trường hợp mề đay kéo dài và gây ngứa nhiều, bạn cần chăm sóc và điều trị đúng cách để kiểm soát triệu chứng và phòng ngừa bệnh chuyển sang giai đoạn mãn tính.

bị nổi mề đay không nên ăn gì
Tuyệt đối không chà xát mạnh và gãi, cào lên vùng da bị nổi mề đay mẩn ngứa

Ngoài chế độ ăn uống, khi điều trị mề đay bạn cần lưu ý thêm một số thông tin sau:

  • Xác định nguyên nhân gây nổi mề đay và cách ly với các yếu tố dễ gây dị ứng như phấn hoa, lông động vật, bụi bẩn,…
  • Hạn chế ma sát và gãi cào lên vùng da tổn thương.
  • Dưỡng ẩm và vệ sinh da đúng cách.
  • Giữ tinh thần lạc quan, thoải mái, hạn chế căng thẳng thần kinh và làm việc quá sức.
  • Khi thời tiết thay đổi đột ngột, cần giữ ấm cơ thể và hạn chế di chuyển ngoài trời.
  • Bên cạnh đó dinh dưỡng, cần luyện tập thường xuyên và sinh hoạt điều độ để cải thiện sức khỏe và hỗ trợ kiểm soát mề đay mẩn ngứa.
  • Trong trường hợp mề đay kéo dài hơn 3 ngày, bạn nên tìm gặp bác sĩ để được thăm khám và chỉ định loại thuốc phù hợp.

Bài viết đã giải đáp thắc mắc “Nổi mề đay nên ăn và không nên ăn gì?”. Tuy nhiên bên cạnh chế độ dinh dưỡng, bạn cần kết hợp với các biện pháp chăm sóc và sử dụng thuốc để kiểm soát bệnh hoàn toàn.


Tin bài nên đọc

[Kinh nghiệm] khỏi hẳn mề đay nhờ bài thuốc thảo dược quý

Khám phá bài thuốc ĐẶC TRỊ mề đay từ gốc, KHÔNG tái phát