Người bị viêm da cơ địa nên ăn gì, kiêng gì tốt?

Người bị viêm da cơ địa nên ăn các loại thực phẩm có tác dụng giảm viêm, chứa nhiều vitamin và khoáng chất để cải thiện tình trạng nứt nẻ, tổn thương da. Bên cạnh đó, người bệnh cần tránh các loại thực phẩm có thể kích hoạt tế bào T gây viêm và khiến tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng.

thực phẩm tốt cho viêm da cơ địa
Tìm hiểu các loại thực phẩm tốt và không tốt cho viêm da cơ địa để hỗ trợ cải thiện bệnh

Tổng quan về bệnh viêm da cơ địa

Viêm da cơ địa là bệnh lý ngoài da phổ biến khiến da khô, ngứa, nứt nẻ và bong vảy. Trong một số trường hợp da có thể hình thành các vết sưng nhỏ, nứt nẻ, rò rỉ dịch và hình thành lớp vảy da sau khi da đã lành.

Viêm da cơ địa phổ biến ở trẻ em những có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi. Bệnh có xu hướng kéo dài, trở thành mãn tính và có thể bùng phát định kỳ. Ngoài ra, viêm da cơ địa có thể đi kèm với hen suyễn và viêm mũi dị ứng.

Hiện tại không có biện pháp điều trị dứt điểm tình trạng viêm da cơ địa. Tuy nhiên người bệnh có thể áp dụng nhiều biện pháp cải thiện các triệu chứng, giảm ngứa cũng như hạn chế bệnh tái phát. Thay đổi chế độ ăn uống, xây dựng phong cách sống khoa học kèm theo việc dưỡng ẩm, bảo vệ da là một trong biện pháp cải thiện viêm da cơ địa phổ biến.

Chế độ ăn uống ảnh hưởng như thế nào đến bệnh viêm da cơ địa?

Viêm da cơ địa có thể gây kích ứng da, nổi mề đay mẩn ngứa, mụn nước và gây bong tróc da. Tình trạng này cũng có thể dẫn đến các mảng da sần sùi, bong tróc vảy và tổn thương theo thời gian.

Ngoại trừ yếu tố di truyền và sự kích hoạt của môi trường, chế độ ăn uống được xem là một nguyên nhân phổ biến có thể gây viêm da cơ địa. Nhiều nghiên cứu cho thấy trẻ em có mẹ sử dụng men vi sinh và tránh uống sữa bò trong thời gian mang thai thường có ít nguy cơ mắc bệnh viêm da cơ địa. Ngoài ra, trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 3 – 6 tháng đầu đời cũng hiếm khi mắc bệnh viêm da cơ địa.

viêm da cơ địa kiêng ăn những gì
Chế độ ăn uống có tác động tích cực hoặc tiêu cực đến bệnh viêm da cơ địa

Bên cạnh đó, nhiều bệnh nhân bệnh chàm cũng được chẩn đoán dị ứng thực phẩm. Ăn một số loại thực phẩm nhất định có thể không gây ra bệnh chàm nhưng có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh hoặc khiến tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn (đối với người đã bệnh viêm da cơ địa).

Do đó, duy trì một chế độ ăn uống lành mạnh và phù hợp với bệnh viêm da cơ địa có thể hỗ trợ cải thiện các triệu chứng, ngăn ngừa bệnh tái phát và cải thiện sức khỏe da.

Người bị viêm da cơ địa nên ăn gì?

Bổ sung một số loại thực phẩm chống viêm, tăng cường vitamin và khoáng chất có thể hỗ trợ điều trị cũng như hạn chế tình trạng viêm da cơ địa tái phát. Các loại thực phẩm phổ biến tốt cho bệnh viêm da cơ địa bao gồm:

1. Bổ sung thực phẩm chống viêm

Một số loại thực phẩm có thể hỗ trợ hệ thống miễn dịch chống viêm và góp phần cải thiện các triệu chứng bệnh chàm. Các loại thực phẩm chống viêm phổ biến bao gồm:

– Cá béo:

Một số loại cá béo như cá hồi, cá ngừ, cá mòi, cá thu và các trích chứa nhiều axit béo omega-3, có khả năng chống viêm tự nhiên. Tuy nhiên, một số loại cá có thể chứa kim loại nặng nếu sinh sống ở khu vực ô nhiễm. Do đó, lựa chọn nguồn thực phẩm an toàn để tránh các rủi ro không mong muốn.

– Thực phẩm giàu Axit béo omega-3:

Bên cạnh các loại cá béo, người bệnh viêm da cơ địa có thể bổ sung Axit béo omega-3 từ thực vật như:

  • Hạt lanh
  • Hạt chia
  • Đậu nành
  • Rau bina

Bên cạnh đó, người bệnh cũng có thể trao đổi với bác sĩ về việc bổ sung omega-3 từ các loại thực phẩm bổ sung.

– Thực phẩm chứa Quercetin:

Quercetin là một Flavonoid có nguồn gốc từ thực vật. Đây là hoạt chất giúp nhiều loại hoa, trái cây và rau củ có màu sắc phong phú. Bên cạnh đó, Quercetin cũng là một chất chống oxy hóa và kháng Histamine mạnh mẽ. Điều này có nghĩa là thực phẩm chứa Quercetin cũng mang lại tác dụng giảm viêm, Histamine trong cơ thể và hỗ trợ điều trị viêm da cơ địa.

Các loại thực phẩm chứa nhiều Quercetin bao gồm:

  • Táo
  • Quả anh đào
  • Việt quất
  • Bông cải xanh
  • Cải xoăn
  • Rau bina
  • Trà đen và trà xanh
  • Hành tím
thực đơn cho người viêm da cơ địa
Sử dụng các loại thực phẩm chứa nhiều Quercetin như quả anh đào có thể cải thiện tình trạng viêm da cơ địa

– Thực phẩm chứa men vi sinh:

Thực phẩm chứa men vi sinh (Probiotic) là các vi sinh vật sống mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Ngoài việc tăng cường sức khỏe đường ruột, Probiotic cũng hỗ trợ tăng cường hệ thống miễn dịch và ngăn ngừa tình trạng bệnh viêm da cơ địa tái đi tái lại.

Thực phẩm giàu Probiotic phổ biến bao gồm:

  • Sữa chua
  • Dưa cải muối
  • Kim chi
  • Các loại rau ngâm
  • Phô mai mềm, chẳng hạn như Gouda

Nếu như không sử dụng được các loại thực phẩm chứa men vi sinh, người bệnh có thể trao đổi với bác sĩ về các loại viên uống bổ sung.

2. Bổ sung thực phẩm giàu vitamin

Bổ sung các loại thực phẩm giàu vitamin có thể tăng cường sức khỏe của da và hệ thống miễn dịch. Ngoài ra, các loại vitamin cũng có thể nhiều khoáng chất cần thiết giúp hỗ trợ điều trị viêm da cơ địa và giúp phục hồi các tổn thương trên bề mặt da.

Các loại vitamin có thể hỗ trợ điều trị viêm da cơ địa bao gồm:

  • Vitamin A: Giúp nuôi dưỡng da từ bên trong, hạn chế nhiễm trùng và ức chế các tuyến bã nhờn hoạt động mạnh. Các loại thực phẩm giàu vitamin A như cà chua, nho, dưa hấu, cà rốt, đu đủ, xoài, táo, bí đỏ,…
  • Vitamin B: Có thể thúc đẩy quá trình tăng trưởng, tái tạo da, duy trì sức khỏe và cải thiện tình trạng viêm da cơ địa. Vitamin B có nhiều trong các loại hạt như óc chó, hạt điều, yến mạch, măng tây, rau bina, chuối, cà chua,…
  • Vitamin E: Có thể hỗ trợ làm mềm da, ngăn ngừa tình trạng khô da, nứt nẻ ở bệnh nhân viêm da cơ địa. Các loại thực phẩm cần bổ sung bao gồm giá đỗ, hạnh nhân, hạt thông, hạt dẻ, khoai lang, ngũ cốc, các loại dầu thực vật,…
viêm da cơ địa nên kiêng ăn gì tốt
Bổ sung vitamin từ các loại hạt có thể hỗ trợ điều trị viêm da cơ địa

3. Bổ sung protein có lợi

Protein là hoạt chất cần thiết trong việc làm bền vững liên kết bên dưới mô da và hỗ trợ ngăn ngừa các tổn thương do viêm da cơ địa mang lại. Bên cạnh đó, bổ sung protein có thể hỗ trợ tăng cường hệ thống miễn dịch và cải thiện các triệu chứng viêm da cơ địa.

Các loại protein từ thịt lợn, nấm và ngũ cốc phù hợp cho người viêm da cơ địa bổ sung vào chế độ ăn uống hàng ngày.

Bên cạnh việc thay đổi chế độ ăn uống phù hợp, người bệnh viêm da cơ địa cần bổ sung lượng nước cần thiết hàng ngày. Thiếu nước có thể khiến da khô, thiếu độ đàn hồi, dễ bị kích ứng và nứt nẻ. Ngoài ra, thiếu nước cũng có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến hệ thống tiêu hóa, thay đổi hoạt động của gan, gây tích tụ chất độc dưới da và dẫn đến tình trạng nổi mề đay mẩn ngứa.

Người bị viêm da cơ địa nên kiêng ăn gì?

Bên cạnh các loại thực phẩm hỗ trợ điều trị viêm da cơ địa, một số loại thực phẩm có thể khiến các dấu hiệu bệnh trở nên nghiêm trọng hơn. Bên cạnh đó, tình trạng này có thể trở nên nghiêm trọng hơn khi người bệnh sử dụng các loại thực phẩm dị ứng hoặc nhạy cảm.

Mặc dù các loại thực không trực tiếp gây ra bệnh viêm da cơ địa nhưng có thể khiến các triệu chứng trở nên nghiêm trọng hơn. Các loại thực phẩm người bệnh viêm da cơ địa cần tránh bao gồm:

1. Sữa

Sữa, đặc biệt là sữa bò là một trong những nguyên nhân có thể làm tăng nguy cơ bệnh viêm da cơ địa. Tuy nhiên, việc loại bỏ sữa khỏi chế độ ăn uống có thể dẫn đến thiếu vitamin và một số vấn đề khác. Do đó, bệnh nhân viêm da cơ địa có thể trao đổi với bác sĩ về các sản phẩm thay thế phù hợp để tránh gây ảnh hưởng đến sức khỏe.

Những người viêm da cơ địa nghiêm trọng có thể cân nhắc loại bỏ sữa khỏi chế độ ăn uống.

2. Trứng

Trứng là thực phẩm có thể nguy cơ gây dị ứng cao và có thể làm các dấu hiệu viêm da cơ địa trở nên nghiêm trọng. Một số người bệnh có xu hướng ngứa ngáy, khó chịu hoặc nổi mề đay mẩn ngứa khi sử dụng trứng.

Do đó, hạn chế hoặc tránh sử dụng trứng để tránh làm tình trạng viêm da cơ địa trở nên nghiêm trọng. Bên cạnh đó, đọc kỹ thành phần của các loại bánh mì và các món nướng khác, bởi vì các món ăn này có thể chứa trứng.

viêm da cơ địa nên ăn gì
Trứng là thực phẩm có thể gây dị ứng cao và khiến tình trạng viêm da cơ địa trở nên nghiêm trọng

3. Chất béo gây viêm

Sử dụng nhiều chất béo bão hòa có thể tăng tăng viêm, khiến da dễ bị kích ứng dẫn đến nứt nẻ, bong tróc vảy. Điều này khiến da bị tổn thương và khó hồi phục.

Các loại thực phẩm có thể gây viêm phổ biến thường bao gồm:

  • Thịt béo như thịt xông khói, thịt xông khói
  • Các sản phẩm sữa giàu chất béo
  • Thực phẩm chiên
  • Bánh ngọt như bánh quy, vỏ bánh pizza

4. Gluten

Theo một số nghiên cứu, Gluten có thể góp phần gây ra bệnh viêm da cơ địa. Gluten có trong các loại lúa mì, lúa mạch, kẹo dẻo, súp, nước sốt và một số loại thực phẩm khác.

Do đó, nếu người bệnh nghi ngờ Gluten có thể dẫn đến tình trạng viêm da cơ địa, hãy đọc kỹ thành phần của sản phẩm đóng gói trước khi sử dụng. Ngoài ra, trao đổi với nhân viên nhà hàng hoặc người nấu ăn để tránh sử dụng Gluten.

Người bị viêm da cơ địa nên ăn gì
Sử dụng các loại thực phẩm chứa Gluten có thể khiến tình trạng viêm da cơ địa trở nên nghiêm trọng

5. Thực phẩm đóng hộp

Một số người bệnh viêm da cơ địa có thể dị ứng hoặc nhạy cảm với Niken. Do đó, sử dụng các loại thực phẩm chứa Niken có thể làm các triệu chứng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn hoặc gây xuất hiện các mụn nước nhỏ trên mu bàn tay và chân.

Niken được tìm thấy trong một số loại thực phẩm nhứ lúa mì, các loại đậu, yến mạch, lúa mạch đen, chocolate và cacao. Ngoài ra, một số nhà sản xuất có thể thêm Niken vào thực phẩm đóng hộp để bảo quản thực phẩm. Do đó, các loại thực phẩm đóng hộp hoặc thức ăn chế biến sẵn thường có chứa một lượng Niken nhất định.

Mặc dù chế độ ăn uống không phải lúc nào cũng ảnh hưởng đến bệnh viêm da cơ địa, tuy nhiên thay đổi chế độ ăn uống có thể cải thiện hoặc khiến các triệu chứng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn. Thực hiện thay đổi chế độ ăn uống và theo dõi phản ứng của cơ thể có thể giúp người bệnh kiểm soát các triệu chứng viêm da cơ địa.

Trong trường hợp cần loại bỏ một nhóm thực phẩm lớn hoặc loại bỏ hoàn toàn một loại thực phẩm ra khỏi chế độ ăn uống, vui lòng trao đổi với bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng. Tùy thuộc vào tình trạng của người bệnh, bác sĩ có thể đề nghị các chất bổ sung để đảm bảo người bệnh không bị thiếu hụt dinh dưỡng, vitamin và khoáng chất cần thiết.