Khạc đờm ra máu là bị gì, nguy hiểm không?

Khạc đờm ra máu là hiện tượng cảnh báo rất nhiều bệnh lý nguy hiểm như nhiễm trùng đường hô hấp, u nhú, ung thư họng, ung thư phổi,… Bởi vậy người bệnh cần trang bị cho mình đầy đủ thông tin cần biết về tình trạng khạc đờm ra máu và biện pháp phòng ngừa hiệu quả.

Khạc đờm ra máu là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh lý nguy hiểm tới sức khỏe
Khạc đờm ra máu là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh lý nguy hiểm tới sức khỏe

Khạc đờm ra máu là bệnh gì?

Tình trạng ho có đờm khạc thấy xuất hiện máu là hiện tượng có thể xuất hiện trong nhiều bệnh lý. Tùy theo tình trạng máu mà người ta có thể nhận biết bản thân mình đang gặp phải bệnh nào.

Thông thường, có thể chia khạc đờm ra máu thành 3 loại: khạc đờm ra máu tươi, khác đờm có tia máu, khạc đờm ra máu vón cục.

Khạc đờm có máu tươi

Có nhiều trường hợp dẫn đến tình trạng khạc đờm ra máu tươi, trong đó có một số bệnh lý thường rất dễ nhầm lẫn như bệnh lý về xuất huyết dạ dày, tá tràng, chảy máu cam, triệu chứng của viêm phế quản,…

Khi khạc đờm ra máu tươi, người bệnh có thể cảm nhận những cơn đau nhức tại vùng ngực, khô nóng và rát cổ họng, nóng vùng ngực và xương ức. Máu tươi lẫn trong đờm sẽ giảm dần sau những lần khạc liên tiếp để cố đào thải hết dịch đờm ra ngoài.

Dấu hiệu khạc đờm ra máu tươi có thể cảnh báo nhiều bệnh lý nguy hiểm có thể kể đến như sau:

  • Nhiễm trùng đường hô hấp trên

Do người bệnh có một số thói quen không tốt như chải răng sai cách, giữ vệ sinh răng miệng không sạch sẽ, hay nghiến răng, ăn uống sai cách có thể gây tổn thương niêm mạc và dẫn đến khạc đờm có lẫn máu tươi.

  • Mắc những bệnh liên quan hô hấp

Một số bệnh liên quan đến đường hô hấp như viêm họng, viêm amidan,… làm cho phần niêm mạc luôn trong tình trạng viêm nhiễm, tổn thương, bị tác động mạnh và khiến cho các mạch máu bị vỡ ra khi ho hoặc khạc đờm.

Viêm họng hay viêm amidan đều có nguy cơ gây tình trạng ho khạc đờm có lẫn máu
Viêm họng hay viêm amidan đều có nguy cơ gây tình trạng ho khạc đờm có lẫn máu
  • Do ký sinh trùng

Những vi khuẩn, virus gây nhiễm trùng tại cổ họng và khiến khạc đờm có lẫn máu tươi như tụ cầu vàng Staphylococcus aureus, trực khuẩn mủ xanh, nấm kí sinh,… Khi bị nhiễm trùng đường hô hấp, người bệnh sẽ bị ho ra máu tươi kèm theo triệu chứng sốt, tím tái, khó thở, đau đầu,…

  • U lành tính hay ung thư phổi

U lành tính có khả năng gây khạc đờm ra máu tươi ít hơn so với ung thư phổi, bệnh diễn biến rất âm thầm và chỉ bộc phát khi ở giai đoạn nặng. Người bệnh có thể sút cân bất thường, chán ăn, mệt mỏi, thở khò khè, ù tai, đau họng, khản tiếng,…

  • Ung thư vòm họng

Đây là khối u ác tính xuất hiện ở vòm họng phía sau, bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng phổ biến nhất là khoảng 40 tuổi trở lên. Tương tự với những căn bệnh ung thư khác, bệnh cũng diễn biến theo nhiều giai đoạn, trở nặng xuất hiện di căn tới các bộ phận khác trên cơ thể và gây khó khăn trong việc điều trị. Người bệnh thấy xuất hiện ho khạc ra đờm có máu tươi, sụt cân trầm trọng, đau họng, tai,…

Khạc đờm ra máu vón cục

Nếu khạc đờm ra máu tươi với màu đỏ hoặc hơi hồng thì khạc đờm có máu vón cục xuất hiện cùng những cục máu đông màu đỏ sậm. Chúng là biểu hiện cho một số bệnh lý có liên quan đến phế quản như giãn phế quản hay u phế quản:

  • Giãn phế quản

Bệnh lao phổi là nguyên nhân trực tiếp nhất dẫn đến tình trạng giãn phế quản, áp xe phổi và nhiễm trùng kéo dài khiến cho phần máu trong họng đông lại và bị đẩy ra ngoài. Biểu hiện này xảy ra thường do tình trạng bệnh đang tiên lượng xấu đi rất nhiều hoặc cơ địa người bệnh không đáp ứng thuốc điều trị.

Ho lâu ngày kèm theo khạc ra máu đông liên tục trong khoảng thời gian dài có thể dẫn tới nguy cơ tử vong rất cao. Người bệnh cần đặc biệt thận trọng trước những dấu hiệu ho kéo dài, đau lồng ngực, khó thở, phần móng tay chân, da bì dày lên,…

  • Tắc mạch phổi

Mạch phổi có nguy cơ bị tắc nghẽn bởi những huyết khối bị vỡ hình thành nên những cục máu đông trôi nổi trong mạch máu. Những huyết khối có khả năng di chuyển sâu vào một bên hoặc cả hai lá phổi và gây tắc mạch. Điều này khiến cho máu không đến được phổi, gây ho dữ dội và khạc đờm ra lẫn máu.

Tắc mạch phổi hay ung thư phổi là nguyên nhân gây ho và khạc đờm có máu
Tắc mạch phổi là nguyên nhân gây ho và khạc đờm có máu
  • U lành tính hay ung thư phế quản

Cũng tương tự với ung thư phổi, bệnh xuất hiện tình trạng khạc ra máu đông kết hợp với đau nhức xương khớp, sưng phù mặt và cổ, đau tức ngực,… Khi nhận thấy những dấu hiệu bất thường về sức khỏe bệnh nhân cần đi thăm khám ngay để điều trị sớm.

Khạc đờm có lẫn tia máu

Khạc đờm có xuất hiện tia máu tươi là tình trạng rõ ràng nhất của căn bệnh lao phổi hay sưng phù phổi. Bệnh thường đi kèm với các triệu chứng như sốt, mệt mỏi, chán ăn, cân nặng sụt nhanh, đổ mồ hôi, môi và đầu ngón tay chân tím tái,…

Lao phổi thường khiến cho người bệnh bị ho khạc đờm ra tia máu vào các buổi sáng, có hơi sốt nhẹ về chiều, ra mồ hôi vào ban đêm. Bệnh chỉ được chẩn đoán chính xác khi thực hiện khám và xét nghiệm máu đầy đủ.

Nguyên nhân khạc đờm ra máu

Họng được coi như một cửa ngõ quan trọng trong cơ thể, giữ nhiều chức năng và nhiệm vụ không thể thay thế được. Bởi vậy việc tìm hiểu nguyên nhân gây bệnh một cách đầy đủ nhất sẽ giúp người bệnh phòng ngừa và kiểm soát được tình trạng sức khỏe.

Khạc đờm ra máu có thể do rất nhiều bệnh lý nguy hiểm đã nêu ở trên, nhưng tựu chung lại, người bệnh chỉ cần nắm bắt một số thông tin về những nguyên nhân gây bệnh phổ biến như:

  • Tổn thương đường hô hấp trên như viêm mũi dị ứng, viêm xoang, viêm tai giữa, viêm họng,…
  • Tổn thương đường hô hấp dưới như viêm phổi, áp xe phổi, lao phổi, viêm phế quản,…
  • Do chứng rối loạn đông máu
  • Một số bệnh lý về dạ dày, tá tràng như trào ngược axit dạ dày, xuất huyết,…

Khạc đờm ra máu là biểu hiện của rất nhiều bệnh lý nguy hiểm ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của người bệnh. Bệnh có thể xảy ra ở bất cứ đối tượng hay lứa tuổi nào bởi chúng không phụ thuộc vào giới tính hay độ tuổi.

Đối với bệnh nhân khi thấy xuất hiện những dấu hiệu như ho kèm khạc ra máu dù ít hay nhiều cũng cần theo dõi hết sức sát xao. Khi ho khạc ra máu nhiều kèm theo một số hiện tượng lạ như đau đầu, sốt, khó thở, nóng ran và tức ngực, đi tiểu có máu tươi,… thì cần đến gặp bác sĩ ngay lập tức.

Để chẩn đoán được chính xác tình trạng bệnh, khi đến khám tại các cơ sở y tế, bệnh nhân sẽ được bác sĩ thăm khám lâm sàng, chỉ định nội soi hoặc chụp X – quang, xét nghiệm máu,… để đưa ra được kết luận chính xác nhất.

Cách điều trị, phòng ngừa khạc đờm ra máu

Khi tình trạng ho khạc đờm ra máu ở mức độ nhẹ hay do thói quen sinh hoạt sai cách gây nên, bệnh nhân hoàn toàn có thể tự chữa trị khỏi hoàn toàn mà không cần nhờ đến sự can thiệp chuyên khoa. Nếu biểu hiện khạc đờm có máu kéo dài từ 3 – 5 ngày trở lên thì cần tới gặp bác sĩ để được thăm khám và chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh.

Đối với mỗi trường hợp nguyên nhân gây bệnh, chúng ta có thể có nhiều biện pháp điều trị khác nhau. Khi khạc đờm ra máu ở mức độ nhẹ, người bệnh có thể sử dụng các loại thuốc kháng sinh, chống viêm, kháng virus theo chỉ định của bác sĩ hoặc áp dụng một số mẹo trị tại nhà như sau:

Ngậm muối hột

Muối có công dụng rất tốt trong việc kháng viêm, tiêu diệt vi khuẩn hiệu quả nhờ cơ chế hút nước tế bào, nhanh chóng làm lành những tổn thương tại niêm mạc và ngăn ngừa chảy máu.

Ngậm muối hạt hàng ngày giúp tiêu diệt vi khuẩn, kháng viêm hiệu quả
Ngậm muối hạt hàng ngày giúp tiêu diệt vi khuẩn, kháng viêm hiệu quả

Sử dụng vài hạt muối trắng, đem ngậm sâu trong cổ họng để chúng thẩm thấu dần vào trong thành họng. Nên áp dụng biện pháp này từ 2 – 3 lần/ ngày để đem lại hiệu quả điều trị nhanh chóng.

Uống trà mật ong chữa khạc đờm ra máu

Mật ong được coi là một loài dược liệu quý với công dụng điều trị rất nhiều bệnh lý, trong đó có chứng khạc đờm ra máu. Mật ong giúp kháng khuẩn, tiêu viêm, giúp làm ấm và dịu họng, làm lành các tổn thương tại niêm mạc từ đó hạn chế chảy máu tại họng.

Mật ong có công dụng tốt trong làm lành những tổn thương tai họng
Mật ong có công dụng tốt trong làm lành những tổn thương tai họng

Sử dụng mật ong nguyên chất pha loãng với nước ấm, có thể pha thêm chanh tươi, gừng tươi để tăng tác dụng điều trị bệnh và đồng thời giúp nâng cao sức đề kháng cơ thể, phòng bệnh tái phát.

Xông hơi mũi miệng với tinh dầu

Áp dụng xông hơi phần mũi, họng với tinh dầu là một biện pháp giúp cải thiện tình trạng khạc đờm ra máu. Xông hơi kết hợp tinh dầu giúp hơi nước đi sâu vào những ngách nhỏ của mũi họng, làm long đờm, loãng dịch nhầy, từ đó giúp thông thoáng đường thở. Hạn chế tích tụ đờm chứa vi khuẩn trong cổ họng và nhanh chóng làm lành vết thương.

Chuẩn bị một bát nước nóng, nhỏ thêm vài giọt tinh dầu như dầu gió, tinh dầu sả, quế, bạc hà, bạch đàn,… vào bát. Sử dụng khăn lớn trùm qua đầu và phủ kín vùng bát nước, thực hiện xông hơi mũi và họng bằng các hít thở thật sâu hơi nước bốc lên. Lưu ý khoảng cách giữa mặt và bát nước nóng để tránh gây kích ứng hoặc bỏng da.

Đối với tình trạng khạc đờm có ra máu là do những khối u lành hoặc ung thư gây nên, người bệnh cần tham khảo kỹ ý kiến bác sĩ về hướng xử lý. Thường trong trường hợp này sẽ thực hiện phẫu thuật cắt bỏ khối u, tiến hành truyền hóa chất và xạ trị nếu cần thiết.

Bài thuốc đông y trị chứng khạc đờm ra máu

Trong YHCT, khạc đờm ra máu là chứng bệnh thường thấy ở bệnh Phế hư. Căn nguyên của bệnh thường do Phế khí hư tổn, vệ khí suy yếu nên phong nhiệt xâm nhập qua mũi, miệng vào phế. Nhiệt làm phế khí bị uất trệ, tân dịch bị ngưng lại thành đàm. Người bệnh thường có biểu hiện sốt cao mặt đỏ, ho khạc ra máu, ngực đau tức…

Với tình trạng nhiệt uất phế khí, đông y cho rằng phải dùng phép thanh nhiệt tuyên phế. Đồng thời bổ chính cố vệ nhằm tăng cường chính khí và đẩy lùi ngoại tà lẫn nội tà. Người bệnh có thể tham khảo một số bài thuốc như:

Trị ho khạc đờm từ Đông y an toàn, hiệu quả
Trị ho khạc đờm từ Đông y an toàn, hiệu quả

Ma hạnh thạch cam thang

Ma hạnh thạch cam thang là bài thuốc có khả năng tuyên phế, thanh nhiệt, bình suyễn giúp trị các chứng sốt cao, ho dai dẳng, kéo dài, miệng khát. Bài thuốc sử dụng các vị thuốc như ma hoàng, hạnh nhân, thạch cao, liên kiều, hoàng liên, hoàng cầm, ngư tinh thảo, lô căn, kim ngân.

Thanh hầu bổ phế thang

Thanh hầu bổ phế thang là bài thuốc thường được dùng để trị các bệnh viêm đường hô hấp cấp – mãn tính gây ho kéo dài, dai dẳng, ho khan, ho có đờm ra máu… Khác với các phương thuốc đông y cổ chỉ tập trung vào phép khu tà để loại bỏ triệu chứng, Thanh hầu bổ phế thang chú trọng bổ trước công sau theo cơ chế BỔ CHÍNH KHU TÀ. Từ đó triệt tiêu viêm nhiễm lẫn tăng cường hệ miễn dịch hiệu quả.

Bác sĩ Lê Phương đánh giá Thanh hầu bổ phế thang
Bác sĩ Lê Phương đánh giá Thanh hầu bổ phế thang

Sở dĩ Thanh hầu bổ phế thang được phát triển theo cơ chế này là bởi những người bị viêm đường hô hấp có chứng ho ra máu thường ở giai đoạn mãn tính. Lúc này thể trạng suy yếu, dùng thuốc công phạt có thể khiến bệnh hết tạm thời nhưng dễ tái phát. Thậm chí là gây phản tác dụng khiến cho tình trạng bệnh chuyển biến xấu. Do đó, thành phần của Thanh hầu bổ phế thang bao gồm cả các vị thuốc có tính bổ lẫn tính công.

Thành phần của Thanh hầu bổ phế thang
Thành phần của Thanh hầu bổ phế thang

Bài thuốc mang lại hiệu quả điều trị tốt với các tình trạng ho khạc đờm ra máu gây ra bởi các tổn thương ở đường hô hấp. Thanh hầu bổ phế thang phù hợp và an toàn với tất cả các nhóm đối tượng từ: Người lớn, trẻ nhỏ, người già, phụ nữ mang thai, người sức đề kháng yếu,…

Tìm hiểu chi tiết: THỰC HƯ hiệu quả ĐIỀU TRỊ HO của bài thuốc Thanh hầu bổ phế thang

Cách phòng ngừa khạc đờm ra máu

Song song với quá trình điều trị, người bệnh cũng cần thực hiện một số biện pháp sau để ngăn ngừa khả năng phát triển mạnh mẽ của bệnh:

  • Vệ sinh răng miệng sạch sẽ hàng ngày, thực hiện chải răng theo quy định và đúng cách.
  • Súc miệng và súc họng đều đặn sáng, tối với nước muối sinh lý hoặc nước muối pha loãng để tiêu diệt và ngăn ngừa vi khuẩn trú ngụ. Khi súc họng nên ngửa cao cổ để nước muối có thể tiếp cận sâu vào vùng viêm nhiễm.
  • Uống nhiều nước mỗi ngày để tăng cường khả năng trao đổi chất của cơ thể, làm ẩm niêm mạc tại cổ họng và ngăn ngừa tình trạng tích tụ đờm trong cổ họng.
  • Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý để nâng cao sức khỏe, giúp bệnh chóng khỏi hơn. Có thể bổ sung nhiều rau xanh, trái cây, thịt đỏ, trứng, sữa, ngũ cốc,… để tăng cường chất xơ, vitamin, khoáng chất, protein, đạm,…
  • Kiêng những món ăn cay nóng, đồ hải sản, thịt gà bởi chúng dễ gây kích ứng cổ họng và thúc đẩy cơn ho thường xuyên.
  • Tránh xa đồ uống có cồn như rượu, bia, chất kích thích như cà phê, đồ uống có gas, thuốc lá, hóa chất độc hại,… bởi những thứ này có khả năng kích ứng lên niêm mạc rất lớn, dễ gây hiện tượng khạc đờm ra máu.
  • Cải thiện thói quen ăn uống, nên ăn những đồ ăn mềm, dễ nuốt, ít dầu mỡ. Nên tránh những món ăn cứng, đồ chiên rán, đồ ăn nhanh,…
  • Bổ sung một số nhóm thực phẩm có lợi đặc biệt cho tình trạng khạc đờm có lẫn máu như mật ong, cháo ngó sen, củ mã thầy, cháo huyết mạnh, canh mộc nhĩ trắng,…
  • Hạn chế nói to, nói nhiều liên tục để giảm áp lực lên cổ họng.
  • Thực hiện tập thể dục và vận động hợp lý mỗi ngày để nâng cao sức khỏe và độ dẻo dai Hạn chế chạy nhảy mạnh bởi có thể tạo áp lực lớn đến vùng cổ họng.
  • Giữ cổ họng luôn ấm áp đặc biệt vào khoảng thời gian thay đổi thời tiết. Đeo khẩu trang khi đi ra ngoài để tránh tiếp xúc khói bụi.

Bị khạc đờm có máu khi nào cần gặp bác sĩ ?

Khạc đờm ra máu hoàn toàn có thể biến mất sau một vài ngày chú ý sinh hoạt và điều trị. Tuy nhiên, khi bệnh kéo dài không có dấu hiệu thuyên giảm kèm theo một số biểu hiện như sau thì người bệnh cần thăm khám ngay tại các cơ sở y tế để điều trị bệnh kịp thời:

  • Đau đầu: Tình trạng đau đầu xuất hiện liên tục với những cơn đau dữ dội tại vùng đỉnh đầu, sau có thể lan sang các vùng xung quanh đầu.
  • Đau ù tai: Tai trở nên đau nhức, xuất hiện tình trạng ù tai liên tục, mất thính giác một phần ở một hoặc cả hai bên tai.
  • Nghẹt mũi, chảy nước mũi: Biểu hiện mũi nghẹt ứ không có dấu hiệu thuyên giảm, chảy nước mũi liên tục kèm theo dịch mủ có thể có lẫn máu.
  • Sưng hạch bạch huyết: Viêm nhiễm dài do virus, vi khuẩn tấn công gây sưng hạch bạch huyết dưới hàm, kèm theo nổi hạch. Hạch lúc đầu nhỏ, sau tăng dần kích thước và cứng lên.
  • Nóng rát ở ngực: Khạc đờm ra máu có kèm theo tình trạng nóng tại cổ họng, ở phần ngực, mặt sau xương ức, khó thở,…
  • Dịch đờm bất thường: Ho khạc đờm có biểu hiện dịch đờm màu xanh, vàng, kèm mủ nhầy, sủi bọt loãng, có màu trắng hạt, dạng sợi vón, có màu đen,…
  • Liệt dây thần kinh: Đối với các khối u hay ung thư phát triển về kích thước gây lan lên nền sọ và chèn ép các dây thần kinh sọ, ảnh hưởng đến một số hoạt động của cơ thể.

Khạc đờm ra máu là dấu hiệu cảnh báo rất nhiều bệnh lý nặng và nguy hiểm rất đáng lo ngại, người bệnh cần quan sát kỹ lưỡng, nhanh chóng tới bệnh viện uy tín để thăm khám và kiểm tra tránh để tình trạng kéo dài gây nhiều biến chứng. Trong khoảng thời gian bị bệnh cần chú ý hơn về chế độ sinh hoạt và ăn uống hợp lý giúp bệnh chóng phục hồi.

XEM NHIỀU NHẤT

Chia sẻ KINH NGHIỆM KHỎI HOÀN TOÀN viêm họng hạt không cần kháng sinh

Chữa viêm họng bằng bài thuốc Thanh hầu bổ phế thang có tốt không? Chi phí bao nhiêu? Bao lâu thì khỏi?