THOÁI HÓA KHỚP Cứng khớp gối: Nguyên nhân và cách điều trị nhanh hết
7:28 - 15 December, 2020
Cứng khớp gối: Nguyên nhân và cách điều trị nhanh hết
145 Thích | 140 Share
Cứng khớp gối là tình trạng tương đối phổ biến, đặc biệt là ở người tuổi. Trong một số trường hợp, cứng khớp gối có thể liên quan đến các chấn thương, áp lực ở khớp gối hoặc là dấu hiệu của các bệnh lý như viêm khớp, thoái hóa khớp hoặc nhiễm trùng và cần điều trị y tế để tránh các biến chứng không mong muốn.
Dấu hiệu nhận biết cứng khớp gối
Khớp gối là khớp lớn, quan trọng và chịu nhiều lực tác động trong cơ thể người. Hầu hết các trường hợp cứng khớp gối, bất kể tuổi tác và nguyên nhân, thường gây đau âm ỉ và sưng ở khớp.
Hầu hết các trường hợp cứng khớp gối nhẹ được xem là bình thường và không cần điều trị. Tuy nhiên trong trường hợp, chấn thương hoặc bệnh lý nghiêm trọng, cứng khớp gối có thể dẫn đến các triệu chứng như:
Mất khả năng chịu trọng lực ở đầu gối
Có cảm giác không ổn định, dễ té ngã
Có tiếng ồn ở đầu gối khi di chuyển
Biến dạng khớp gối có thể nhìn thấy bằng mắt thường
Nếu người bệnh bị cứng khớp gối kèm các triệu chứng bệnh lý, hãy đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị phù hợp.
Nguyên nhân gây cứng khớp gối
Cứng khớp gối có thể xảy ra do bệnh viêm khớp hoặc do chấn thương các bộ phận ở đầu gối. Tình trạng này thường liên quan đến nhiều bệnh lý và vấn đề tiềm ẩn bao gồm:
1. Nguyên nhân chấn thương
Cứng khớp gối có thể xuất hiện sau các chấn thương thường đi kèm các cơn đau và dấu hiệu nhận biết bên ngoài khác. Các chấn thương thường phổ biến ở khớp gối bao gồm:
Gãy xương: Gãy xương bánh chè là trường hợp phổ biến nhất và thường xuất hiện sau khi té ngã, tác động lực trực tiếp, đặc biệt là ở bệnh nhân lớn tuổi.
Chấn thương sụn khớp: Sụn khớp gối đóng vai trò như miếng đệm, hỗ trợ giảm lực tác động giữa các khớp. Do đó, chấn thương hoặc hỏng sụn ở đầu gối có thể dẫn đến cứng khớp, đau đớn, sưng và mất khả năng di chuyển khớp gối.
Chấn thương dây chằng: Dây chằng là những sợi dây nối liền xương khớp gối và xương đùi. Chấn thương ở dây chằng, bong gân, rách ở đứt dây chằng đầu gối có thể dẫn đến đau khớp gối, sưng ở đầu gối, cứng ở khớp gối và mất ổn định nói chung khi di chuyển. Tình trạng này thường liên quan đến các chuyển động đột ngột hoặc tác động lực trực tiếp. Ngoài ra, các môn thể thao như bóng đá, trượt tuyết hoặc bóng bầu dục cũng làm tăng nguy cơ chấn thương.
2. Nguyên nhân tác động bên ngoài
Thói quen di chuyển và tư thế hoạt động xấu có thể làm tăng nguy cơ cưng và thoái hóa khớp gối. Các nguyên nhân thường bao gồm:
Tập thể dục quá mức: Việc luyện tập thường xuyên có thể khiến cơ bắp làm việc quá sức và không có thời gian hồi phục thích hợp. Điều này khiến các khớp, cơ, dây chằng và gân, bao gồm cả đầu gối, bị ảnh hưởng, dẫn đến cứng khớp.
Lười vận động: Việc thiếu vận động, ít tập thể dục hoặc dành nhiều thời gian ngồi có thể làm mất tính linh hoạt giữa các khớp và gây cứng khớp.
3. Nguyên nhân bệnh lý
Cứng khớp gối là một dấu hiệu nhận biết của nhiều bệnh lý cũng như vấn đề sức khỏe xương khớp. Các bệnh lý phổ biến có thể bao gồm:
– Viêm khớp dạng thấp:
Viêm khớp dạng thấp là bệnh lý tự miễn khiến cơ thể tấn công các mô và khớp khỏe mạnh trong cơ thể. Tình trạng này thường gây ảnh hưởng đến các khớp nhỏ như khớp ngón tay, tuy nhiên cũng gây ảnh hưởng đến khớp gối. Thông thường, viêm khớp dạng thấp ảnh hưởng đến hai đầu gối cùng một lúc.
Dấu hiệu phổ biến bao gồm sưng màng màng hoạt dịch, là màng mỏng bao phủ lớp lót bên trong đầu gối. Điều này dẫn đến tình trạng cứng khớp gối, đau dữ dội và ảnh hưởng đến khả di chuyển của người bệnh.
– Thoái hóa khớp gối:
Thoái hóa khớp gối xảy ra do quá trình hao mòn tự nhiên ở các sụn khớp. Khi sụn khớp gối bị hao mòn dẫn đến tình trạng các xương khớp gối ma sát vào nhau, dẫn đến đau đớn và cứng khớp.
Tình trạng này thường phổ biến ở người lớn tuổi, đặc biệt là người trọng độ tuổi 55.
– Viêm khớp sau chấn thương:
Các chấn thương đầu gối bao gồm rách sụn khớp hoặc đứt dây chằng có thể dẫn đến các rủi ro và biến chứng lâu dài ở khớp gối. Theo thời gian, tình trạng này có thể dẫn đến viêm khớp sau chấn thương, có thể xảy ra sau nhiều năm kể từ lúc chấn thương.
Các triệu chứng phổ biến có thể bao gồm cứng khớp gối gây khó khăn khi di chuyển, đau đầu gối, có cảm giác yếu đầu gối. Các triệu chứng thường có xu hướng trở nên nghiêm trọng hơn khi thời tiết ẩm ướt hoặc sau các hoạt động thể chất.
– Viêm gân xương bánh chè:
Gân xương bánh chè xuất phát từ đáy xương bánh chè đến đỉnh của xương ống chân. Tình trạng chấn thương dây chằng xương bánh chè thường có liên quan đến hành động nhảy cao hoặc các hoạt động có thể gây căng, ảnh hưởng đến đùi.
Các triệu chứng phổ biến có thể bao gồm đau ngay dưới xương bánh chừ, cứng khớp gối và gây khó khăn cho các hoạt động bình thường.
Chấn thương gân xương bánh chè không thể tự lành và trở nên nghiêm trọng hơn nếu không được điều trị kịp lúc. Do đó, người bệnh nên đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị phù hợp.
Biện pháp điều trị tình trạng cứng khớp gối
Các biện pháp điều trị cứng khớp gối phụ thuộc vào nguyên nhân dẫn đến tình trạng này. Các cách điều trị phổ biến bao gồm:
1. Chăm sóc tại nhà
Nếu nguyên nhân liên quan đến các chấn thương hoặc căng thẳng nhỏ, người bệnh có thể cải thiện các triệu chứng tại nhà và không cần điều trị y tế.
Phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng, người bệnh có thể tham khảo một số cách điều trị cứng khớp gối tại nhà như:
Nghỉ ngơi: Hạn chế việc đặt trọng lượng lên đầu gối bị ảnh hưởng càng nhiều càng tốt. Người bệnh có thể sử dụng nạng, các thiết bị hỗ trợ khác hoặc dành nhiều thời gian để nghỉ ngơi để tăng khả năng hồi phục.
Chườm đá: Đặt một túi nước đá lên đầu gối bị ảnh hưởng trong 10 – 15 phút có thể giảm sưng, chống viêm, và cải thiện tình trạng cứng khớp, ngăn ngừa các tổn thương và thoái hóa khớp.
Nâng cao đầu gối: Nâng cao chân và đầu rối khi nằm cũng có thể hỗ trợ giảm sưng và cải thiện tình trạng bầm tím ở đầu gối.
Bảo vệ khớp gối: Sử dụng các loại băng, nẹp đầu gối để hạn chế các chuyển động, co giãn không cần thiết ở khớp gối. Biện pháp này cũng có thể hỗ trợ giảm sưng và tăng tốc độ phục hồi ở khớp gối.
2. Điều trị y tế
Đối với các chấn thương nghiêm trọng hoặc kéo dài, người bệnh có thể cần đến bệnh viện để thăm khám và điều trị phù hợp. Phụ thuộc vào nguyên nhân và mức độ nghiêm trọng của tình trạng, bác sĩ có thể chỉ định các biện pháp điều trị như:
Sử dụng thuốc chống viêm: Như Aspirin hoặc Ibuprofen có thể chống viêm và giảm đau hiệu quả. Acetaminophen cũng là một loại thuốc giảm đau hiệu quả nhưng không có tác dụng chống viêm.
Tiêm Cortisone: Trong một số trường hợp nghiêm trọng, bác sĩ có thể chỉ định tiêm Cortisone để giảm sưng, đau và cải thiện tình trạng cứng khớp gối.
Tiêm dịch khớp: Bác sĩ có thể chỉ định tiêm dịch khớp hoặc các chất bôi trơn để giúp các khớp gối di chuyển linh hoạt và ngăn ngừa các bệnh lý liên quan, như bệnh viêm khớp.
Bài tập tăng cường và điều trị cứng khớp gối
Trong nhiều trường hợp, người bệnh có thể cần tránh vận động và luyện tập thể dục. Một số chấn thương và căng thẳng gây cứng khớp gối có thể tự chữa lành sau một thời gian.
Tuy nhiên, khi tình trạng cứng khớp gối liên quan đến các bệnh viêm khớp hoặc thoái hóa khớp, người bệnh nên thường xuyên vận động và luyện tập thể dục thể thao. Nhiều bài tập và động tác khác nhau có thể kéo dài và ngăn ngừa tình trạng cứng khớp.
Cụ thể, các bài tập có thể bao gồm:
Tăng cường các bài tập: Bao gồm bài tập nâng chân, uốn cong gân kheo có thể tăng cường sức mạnh cho các cơ bắp ở đầu gối và giảm căng thẳng lên các khớp.
Bài tập tăng phạm vi chuyển động: Các bài tập trượt gót chân và một số động tác yoga có thể tăng phạm vị chuyển động đầu gối và giữa các khớp gối duy chuyển và giảm độ cứng.
Các bài tập aerobic cường độ vừa: Các động tác aerobic hoặc cá bài tập đi xe đạp bơi lội cường độ vừa phải có thể tăng mức năng lượng và giảm trọng lượng dư thừa gây áp lực lên đầu gối.
Bài tập thăng bằng: Những bài tập bao gồm đứng một chân hoặc đứng trên một miếng bọt biển có thể tăng cường cơ bắp quanh đầu gối đồng thời giảm nguy cơ té ngã và hạn chế tình trạng làm hỏng khớp hơn nữa.
Một số lưu ý khi thực hiện các bài tập:
Khi thực hiện động tác duỗi đầu gối và tập thể dục, điều quan trọng là tuân theo hướng dẫn để tránh các chấn thương không mong muốn. Một số lời khuyên và lưu ý khi luyện tập bao gồm:
Tiến hành khởi động, kéo căng các cơ bắp, làm nóng khớp gối và cơ thể trước khi tiến hành luyện tập.
Giữ yên các tư thế trong 15 đến 60 giây sau đó hít thở sâu và lập lại động tác 3 – 4 lần. Thực hiện các động tác ít nhất 2 -3 lần mỗi tuần và ít nhất 10 phút mỗi ngày. Tốt nhất người tập nên tăng thời gian dần dần để tăng cường sự chịu đựng của khớp gối.
Luyện tập đúng động tác và tư thế. Người tập có thể đến các phòng tập hoặc tự luyện tập trước gương để điều chỉnh tư thế đúng.
Không nên luyện tập quá sức hoặc tạo áp lực lớn lên các cơ.
Thường xuyên chú ý các triệu chứng và dừng lại đúng lúc để tránh gây tổn thương khớp gối và khiến tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.
Cứng khớp gối là một vấn đề phổ biến, đặc biệt là ở người lớn tuổi. Chấn thương đầu gối và viêm khớp là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây cứng khớp gối. Trong nhiều trường hợp, tình trạng này có thể tự cải thiện khi người bệnh nghỉ ngơi phù hợp. Tuy nhiên, người bệnh nên đến bệnh viện nếu tình trạng trở nên nghiêm trọng hoặc đi kèm các dấu hiệu bệnh lý khác.