Chữa viêm tai giữa không dùng kháng sinh được không?

Chữa viêm tai giữa không dùng kháng sinh luôn là mong muốn của đông đảo người bệnh. Kháng sinh là loại thuốc mang lại tác dụng chữa bệnh rõ rệt, nhưng thường đi liền với nhiều tác dụng phụ không tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên không phải trường hợp bệnh nào cũng không cần sử dụng kháng sinh trong việc điều trị.

Chữa viêm tai giữa không dùng kháng sinh được nhiều người bệnh quan tâm
Chữa viêm tai giữa không dùng kháng sinh được nhiều người bệnh quan tâm

Vai trò của kháng sinh trong điều trị các bệnh lý

Kháng sinh hiện nay đang trở thành xu hướng trong những đợt điều trị ngắn. Thuốc có khả năng tiêu diệt vi khuẩn gây viêm nhiễm bằng cách ức chế sự tăng sinh của chúng. Tuy nhiên không phải kháng sinh có thể tiêu diệt tất cả các vi khuẩn bởi một số nhóm vi khuẩn mạnh vẫn có khả năng phát triển và lây lan.

Cần lưu ý rằng, kháng sinh chỉ có công dụng trong tiêu diệt các vi khuẩn nhưng không có khả năng ức chế virus gây bệnh. Bởi vậy nếu xác định nguyên nhân gây ra các bệnh lý là do virus xâm nhập, khi đó kháng sinh sẽ không được kê trong đơn điều trị.

Thuốc kháng sinh cần phải sử dụng theo đầy đủ liều lượng mà bác sĩ đã chỉ định cho đến khi vi khuẩn được tiêu diệt hoàn toàn. Việc tự ý ngưng sử dụng thuốc khi cảm nhận những triệu chứng bệnh suy giảm có thể tăng nguy cơ khiến bệnh dai dẳng không khỏi hoặc gây kháng kháng sinh.

Sử dụng kháng sinh trong điều trị bệnh có ưu điểm cho hiệu quả nhanh chóng và kiểm soát bệnh tốt. Tuy nhiên thuốc cũng gây ra nhiều tác dụng phụ lên cơ thể con người, đặc biệt khi sử dụng lâu dài. Một số tác dụng phụ có thể kể đến như sức đề kháng suy giảm, đau đầu, ngộ độc gan thận, đau dạ dày, nhờn thuốc, suy dinh dưỡng,…

Kháng sinh đem đến hiệu quả điều trị bệnh nhưng cũng tồn tại nhiều rủi ro, bởi vậy người bệnh cần cân nhắc kỹ trước khi quyết định sử dụng. Ngoài ra, cần tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa trong quá trình uống thuốc.

Chữa viêm tai giữa không dùng kháng sinh được không?

Viêm tai giữa là bệnh lý do vi khuẩn, virus xâm nhập vào bên trong cơ thể gây nên viêm nhiễm trong niêm mạc tai. Lâu dần hình thành các dịch mủ gây áp lực trong tai giữa khiến tai bị sưng viêm, tấy đỏ, thậm chí gây thủng màng nhĩ và mất thính lực hoàn toàn. Bệnh thường gặp nhiều ở trẻ nhỏ do cấu tạo tai lúc này chưa hoàn thiện dẫn đến ảnh hưởng tới sự phát triển của bé sau này.

Viêm tai giữa nhẹ có thể tự khỏi mà không cần dùng đến kháng sinh điều trị
Viêm tai giữa nhẹ có thể tự khỏi mà không cần dùng đến kháng sinh điều trị

Bệnh viêm tai giữa có thể tự khỏi được khi còn ở mức độ cấp tính. Tuy nhiên trong trường hợp bệnh kéo dài thành mãn tính hoặc xuất hiện các biến chứng thì cần phải điều trị nhằm bảo vệ sức khỏe.

Chữa viêm tai giữa không dùng kháng sinh được không? Theo các bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng, không thể nói chắc chắn rằng có hoặc không trong trường hợp này bởi viêm tai giữa thường do rất nhiều nguyên nhân gây ra. Vì thế việc chẩn đoán kỹ càng nguyên nhân gây bệnh từ đó mới có thể xác định rõ phác đồ sử dụng thuốc điều trị:

  • Nếu viêm tai nhẹ chỉ ở mức độ xung huyết màng nhĩ, viêm ống tai ngoài, bệnh nhân có thể chữa viêm tai không dùng kháng sinh mà chỉ cần kết hợp kháng viêm, giảm đau và vệ sinh tai sạch sẽ.
  • Lưu ý rằng không phải loại kháng sinh nào cũng có thể tiêu diệt được đúng vi trùng gây bệnh. Do đó người bệnh cần có chỉ định dùng thuốc từ bác sĩ chuyên khoa nhằm đạt được hiệu quả điều trị tốt nhất.
  • Trong trường hợp viêm tai giữa do virus gây ra, kháng sinh sẽ không được chỉ định dùng trong trường hợp này. Thuốc không có hiệu lực đối với virus, bởi vậy cần thực hiện điều trị kết hợp dùng một số nhóm thuốc để cải thiện tình hình và ức chế virus hoạt động.
  • Khi viêm tai giữa ở mức độ nặng mãn tính, gây ảnh hưởng tới các cơ quan khác và khiến tổn thương màng nhĩ, xương chũm hoặc viêm màng não. Bệnh nhân cần được chỉ định phẫu thuật nhằm nạo vét ổ viêm và phục hồi tổn thương.

Việc chữa viêm tai giữa không dùng kháng sinh có thể đem lại độ an toàn cho sức khỏe do không bị tác dụng phụ, nhưng chúng vẫn có tác dụng tốt trong điều trị bệnh ngắn ngày. Người bệnh nên tham khảo ý kiến từ bác sĩ trước khi đưa ra quyết định có sử dụng thuốc để điều trị hay không.

Chữa viêm tai giữa không dùng kháng sinh với mẹo đơn giản tại nhà

Khi viêm tai giữa ở giai đoạn khởi phát mức độ nhẹ, không gây ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe. Ngoài việc sử dụng một số loại thuốc Tây y theo hướng dẫn của bác sĩ, bạn đọc cũng có thể áp dụng một số bài thuốc dân gian trị viêm tai giữa tại nhà hiệu quả.

Bài thuốc chữa viêm tai giữa từ rau diếp cá

Rau diếp cá theo Y học cổ truyền có tính hàn, công dụng giải độc, mát gan, kháng khuẩn. Rau diếp cá cũng có khả năng tiêu viêm, giảm đau và ức chế vi khuẩn tăng sinh.

Rau diếp cá có thể được sử dụng trong điều trị viêm tai giữa
Rau diếp cá có thể được sử dụng trong điều trị viêm tai giữa
  • Chuẩn bị 1 nắm rau diếp cá
  • Đem rau rửa sạch, giã nát và vắt lấy nước cốt
  • Sử dụng 1 – 2 giọt giỏ vào tai, thực hiện 2 – 3 lần/ ngày
  • Kiên trì sử dụng đến khi những triệu chứng suy giảm

Dùng sáp ong trị viêm tai giữa

Mật và sáp ong từ lâu đã được biết đến với khả năng diệt khuẩn, tiêu viêm, giảm sưng tấy hiệu quả. Người bệnh có thể sử dụng một lượng nhỏ sáp ong để điều trị bệnh viêm tai giữa:

  • Chuẩn bị một ít sáp ong, 1 tờ giấy cứng
  • Cuộn tờ giấy thành hình ống tẩu, cho sáp ong vào một đầu rồi đốt, đầu còn lại cho vào tai để xông hơi
  • Thực hiện 2 – 3 lần/ ngày và kiên trì trong khoảng 1 tuần để cảm nhận hiệu quả

Cây sống đời chữa viêm tai giữa

Cây sống đời là một loại thảo dược có tính mát, có khả năng giảm sưng tấy, kháng viêm, thanh nhiệt, giải độc. Có thể sử dụng trong điều trị những bệnh lý liên quan đến viêm nhiễm như viêm tai giữa.

Cây sống đời giúp thanh nhiệt, giải độc và tiêu viêm tốt
Cây sống đời giúp thanh nhiệt, giải độc và tiêu viêm tốt
  • Chuẩn bị 5 lá cây sống đời
  • Đem lá sống đời rửa sạch, giã nát rồi vắt lấy nước
  • Sử dụng nước cốt để nhỏ vào tai tương tự như với rau diếp cá
  • Thực hiện khoảng 3 lần/ ngày và kiên trì từ 7 – 10 ngày liên tục để đem lại hiệu quả tốt.

Bệnh nhân cần lưu ý rằng, những bài thuốc dân gian chữa viêm tai giữa chỉ phù hợp đối với trường hợp bệnh nhẹ và ở giai đoạn cấp tính. Thời gian điều trị thường lâu bởi đây là những dược liệu dùng đơn lẻ nên bệnh nhân cần hết sức kiên trì trong quá trình sử dụng. Nếu cảm nhận những triệu chứng bệnh vẫn không thuyên giảm thì cần đến ngay các cơ sở y tế để được điều trị.

Cách phòng ngừa bệnh viêm tai giữa hiệu quả

Viêm tai giữa có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm và việc điều trị dứt điểm cũng hết sức khó khăn do bệnh được gây ra bởi nhiều nguyên nhân. Do đó bạn đọc nên lưu ý một số phương pháp sau giúp kiểm soát tốt bệnh viêm tai giữa và ngăn ngừa bệnh tái phát:

  • Phòng ngừa cảm lạnh, cảm cúm để tránh vi khuẩn, virus xâm nhập
  • Điều trị dứt điểm những bệnh lý liên quan trực tiếp như viêm họng, viêm amidan, viêm xoang, viêm mũi dị ứng,…
  • Tiêm vắc xin ngừa cúm, phế cầu bởi một số virus gây cảm cúm đều có khả năng gây viêm tai giữa
  • Luôn giữ ấm đường thở, tránh thay đổi thời tiết đột ngột
  • Giữ vệ sinh không gian sống tránh vi khuẩn sinh sôi
  • Thực hiện chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng và khoa học để nâng cao sức khỏe
  • Uống đủ nước mỗi ngày để giữ độ ẩm niêm mạc, làm thoát dịch nhầy tốt hơn
  • Tránh xa khói thuốc và không hút thuốc lá
  • Kiêng đi bơi khi đang bị viêm tai giữa hoặc viêm xoang
  • Vệ sinh tai, mũi, họng hàng ngày với nước muối loãng hoặc nước muối sinh lý 0,1%
  • Thường xuyên đi khám sức khỏe định kỳ nhằm phát hiện sớm các bệnh lý và điều trị kịp thời.

Chữa viêm tai giữa không sử dụng kháng sinh là điều hoàn toàn có thể đối với người bệnh mắc viêm tai giữa cấp tính. Tuy nhiên bệnh nhân nên tham khảo ý kiến bác sĩ điều trị để có thể xây dựng phác đồ chữa bệnh một cách hiệu quả nhất tránh những biến chứng phát sinh.