Bệnh chàm là gì? Các loại hay gặp và điều trị (eczema)

Bệnh chàm (Eczema) là thuật ngữ chỉ một nhóm các bệnh lý gây viêm da đặc trưng bởi tình trạng ngứa, đỏ da và nổi mề đay. Chàm là bệnh lý ngoài da phổ biến, cần có biện pháp điều trị và ngăn ngừa tái phát.

chàm là gì
Bệnh chàm là thuật ngữ chỉ các bệnh lý gây viêm, đỏ da và ngứa ngáy

Bệnh chàm (Eczema) là gì?

Bệnh chàm (hay còn được Eczema) là một tình trạng ngoài da phổ biến đặc trưng bởi các mảng da viêm và ngứa. Chàm có thể là cấp tính hoặc mạn tính, phát triển theo từng đợt và có xu hướng tái phát thường xuyên.

Bệnh chàm – Eczema thường phổ biến ở mặt trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Tuy nhiên, bệnh có thể phát triển thành nhiều dạng khác nhau ở thanh thiếu niên và người trưởng thành.

Hiện tại các bác sĩ không rõ nguyên nhân gây bệnh cũng như không có biện pháp điều trị dứt điểm bệnh chàm. Tuy nhiên, người bệnh có thể cải thiện các triệu chứng bằng thuốc và thay đổi lối sống để ngăn ngừa bệnh chàm tái phát.

Nguyên nhân gây bệnh chàm – Eczema

Có nhiều nguyên nhân gây bệnh chàm, rất khó xác định và phức tạp. Tuy nhiên theo các chuyên gia, nguyên nhân phổ biến có thể gây bệnh chàm thường bao gồm:

1. Nguyên nhân ngoại sinh

Một số chuyên gia cho rằng bệnh chàm, viêm da cơ địa, hen suyễn và một số bệnh dị ứng khác có thể liên quan đến các yếu tố ngoài môi trường như:

chàm
Bệnh chàm có thể liên quan đến yếu tố nội sinh và các tác nhân kích thích từ môi trường
  • Các yếu tố kích ứng ngoài môi trường: Bao gồm phấn hoa, mạt bụi, nhựa cao su, nhựa một số loại thực vật, dịch tiết của một số loại côn trùng, xà phòng, chất tẩy rửa, một số loại thuốc, thực phẩm dễ gây dị ứng,… có thể là nguyên nhân gây bệnh hoặc làm tăng nguy cơ bệnh chàm.
  • Có các bệnh ngoài da khác: Như nổi mề đay mẩn ngứa, vẩy nến, nhiễm nấm, ghẻ,… nhưng không được điều trị hoặc điều trị không đúng cách gây ra. Các bệnh lý này có thể phát triển thành bệnh Eczema thứ cấp (hay còn được gọi là chàm hóa).

Bên cạnh đó, có một số giả thuyết cho rằng các bệnh lý dị ứng như bệnh chàm, viêm da cơ địa hoặc bệnh hen suyễn là do thói quen sinh sống và phát triển trong một môi trường quá sạch sẽ ở thời thơ ấu. Điều này khiến một số người thiếu hệ thống vi sinh vật hoàn chỉnh và khiến hệ thống miễn dịch phát triển không đầy đủ, làm tăng nguy cơ mắc bệnh chàm và các bệnh lý dị ứng khác khi trưởng thành.

2. Nguyên nhân nội sinh

Bên cạnh các tác nhân môi trường, trong một số trường hợp bệnh chàm có thể liên quan đến yếu tố nội sinh như:

  • Di truyền: Một số gen có liên quan đến bệnh chàm và có thể là nguyên nhân trực tiếp gây bệnh. Tuy nhiên, không phải tất cả những người mang gen bệnh chàm đều phát triển thành các dấu hiệu bệnh.
  • Rối loạn hệ thống thần kinh: Căng thẳng, stress, áp lực công việc,… có thể là nguyên nhân gây rối loạn chức năng hệ thống miễn dịch và dẫn đến bệnh chàm.
  • Rối loạn nội tiết tố: Tình trạng này có thể gây ảnh hưởng đến hoạt động của hệ thống miễn dịch mà làm tăng nguy cơ dẫn đến bệnh chàm.
  • Rối loạn chức năng nội tạng: Bao gồm các vấn đề liên quan đến gan, tuyến giáp hoặc dạ dày đều có thể gây suy giảm sức đề kháng và dẫn đến các triệu chứng bệnh chàm – Eczema.

Triệu chứng và dấu hiệu bệnh chàm

Các triệu chứng bệnh chàm phổ biến là ngứa, khô da, sần sùi, bong tróc, viêm da và dễ bị kích thích. Các triệu có thể xuất hiện một cách đột ngột, sau đó tự cải thiện và tái phát sau một thời gian.

Các dấu hiệu bệnh chàm được chia thành 4 giai đoạn, cụ thể như sau:

– Giai đoạn đỏ da:

  • Đây là giai đoạn đầu của bệnh chàm đặc trưng bởi việc hình dành các đám hoặc mảng da đỏ, sưng phù hoặc nổi cộm nhẹ, ranh giới không rõ ràng và rất ngứa.
  • Khi nhìn kỹ trên nền da tổn thương, người bệnh có thể nhìn thấy những nốt mẩn đỏ mẩn đỏ tròn như hạt kê, thực chất đây là những mụn nước nhỏ đang phát triển dưới da.
  • Nổi mẩn đỏ trên da là phản ứng đầu tiên của hệ thống biểu bì để chống lại bệnh chàm.

– Giai đoạn hình thành mụn nước:

Xuất hiện nhiều mụn nước nhỏ trên bề mặt da và có xu hướng phát triển ngày càng nhiều. Khu vực tổn thương có những đặc trưng như:

  • Hình thành mụn nước nhỏ, kích thước khoảng 1 – 2 mm, không quá sâu và có thể tự vỡ.
  • Vị trí mụn nước thường nằm san sát nhau, tạo nên một bề mặt da tổn thương cụ thể.
  • Khi các nốt mụn nước cũ vỡ đi, bên dưới da sẽ hình thành các mụn nước mới. Quy trình này có thể kéo dài nhiều ngày hoặc vài tuần.
  • Khi các mụn nước vỡ đi sẽ để lại một điểm nhỏ trên da tương tự như vết kim đâm. Nhiều điểm này sẽ kết thành một mảng da trợt lở, đỏ, rò rỉ dịch và đồng thời có thể nhiễm khuẩn thứ phát, hình thành mủ và vẩy kết.
bệnh chàm
Chàm – Eczema có thể gây hình thành các mụn nước nhỏ li ti trên bề mặt da

– Giai đoạn lên da non:

  • Đây là giai đoạn vùng da bệnh chàm cải thiện các tổn thương, giảm viêm, xung huyết, rò rỉ dịch. Vùng da tổn thương khô, đóng vẩy, lên da non, nền da nơi nhiễm cộm và sẫm màu hơn khu vực xung quanh.

– Giai đoạn Liken hoá:

  • Giai đoạn Liken hoá (hay còn gọi là giai đoạn hằn cổ trâu), là dấu hiệu đặc trưng ở bệnh chàm mạn tính, lâu ngày dẫn đến thay đổi sắc tố da, tăng thâm nhiễm và khiến bề mặt da xù xì thô ráp.
  • Khi sờ vào có thể nhận thấy nên da cứng, cộm, các đường hằn lên da nổi rõ ràng.
  • Cực kỳ ngứa ngáy, dai dẳng và khó cải thiện.

Các loại bệnh chàm – Eczema và hình ảnh nhận biết

Chàm là thuật ngữ chỉ một loạt các bệnh lý gây viêm và tổn thương da. Tùy thuộc vào loại bệnh chàm mà nguyên nhân, dấu hiệu cũng như cách điều trị có thể không giống nhau.

Cụ thể các loại bệnh chàm bao gồm:

1. Bệnh chàm tiếp xúc

Bệnh chàm tiếp xúc (hay còn gọi là Contact Eczema, Contact Dermatitis). Bệnh thường xuất hiện ở các vị trí da hở, tiếp xúc với các chất có thể gây kích ứng, dị ứng da.

các loại bệnh chàm
Chàm tiếp xúc thường phổ biến ở các khu vực như tay, cổ hoặc mặt

Các triệu chứng cơ bản bao gồm:

  • Xung huyết gây đỏ da
  • Phù nề nhẹ
  • Xuất hiện mụn nước trên bề mặt da, đôi khi có thể bọng nước, trợt lở da, chảy dịch hoặc dịch mủ

Bệnh chàm tiếp xúc có thể phát triển thành mạn tính. Các đặc trưng phổ biến bao gồm gây khô da, dày sừng và hình thành vảy ở khu vực tổn thương.

Bệnh chàm tiếp xúc hay Eczema tiếp xúc thường liên quan đến việc tiếp xúc trực tiếp với các dị nguyên như kim loại, hóa chất, dung môi, cao su, xi măng và một số chất khác ngoài môi trường như phấn hoa và mạt bụi.

2. Chàm thể tạng

Chàm thể tạng hay còn được gọi là viêm da cơ địa, Eczema thể địa. Viêm da cơ địa là bệnh ngoài da phổ biến có liên quan đến yếu tố di truyền. Có khoảng 70% đối tượng bệnh viêm da cơ địa có tiền sử gia đình mắc các bệnh dị ứng như hen suyễn, viêm mũi dị ứng hoặc sốt mùa cỏ khô.

Viêm da cơ địa thường phổ biến ở trẻ từ 2 tuần đến 2 tuổi, tuy nhiên bệnh có thể ảnh hưởng đến thanh thiếu niên và người trưởng thành. Tỷ lệ mắc bệnh Eczema dưới 7 tuổi chiếm khoảng 80 – 90% các trường hợp và có khoảng 10% các triệu chứng kéo dài đến tuổi trưởng thành.

điều trị bệnh chàm
Chàm thể tạng hoặc viêm da cơ địa là bệnh lý có liên quan đến yếu tố di truyền

3. Bệnh chàm đồng tiền

Chàm đồng tiền hay Eczema thể đồng tiền là dạng bệnh chàm khu trú ở thân mình, các mặt duỗi của tứ chi, mu bàn tay và mặt trước xương chày.

Đặc trưng của bệnh chàm đồng tiền là hình thành các dạng tổn thương hình tròn như đồng tiền. Ở giai đoạn đầu, các đám da tổn thương có thể tiết dịch, có mụn nước, hơi phù nề. Sau khi mụn nước vỡ, da đóng vảy da, Lichen hóa và có giới hạn rõ ràng với vùng da xung quanh.

Bệnh Eczema đồng tiền thường phổ biến ở nam giới trung niên, các triệu chứng thường trở nên nghiêm trọng hơn vào mùa đông.

Chàm đồng tiền được xem là một phân thể của bệnh viêm da cơ địa. Tuy nhiên, vấn đề này đang được nghiên cứu làm rõ.

hình ảnh bệnh chàm
Chàm đồng tiền gây các bệnh tổn thương da hình đồng tiền

4. Bệnh viêm da da dầu

Viêm da da dầu hay chàm da dầu, Eczema da dầu, là bệnh lý mãn tính với các đặc điểm như đỏ da, hình thành vảy khô, vảy mỡ và có khi hình thành mẩn đỏ trên bề mặt da.

Viêm da dầu thường ảnh hưởng đến người từ 20 – 50 tuổi. Bệnh cũng có thể ảnh hưởng đến trẻ sơ sinh, trẻ em và trẻ ở tuổi dậy thì. Bên cạnh đó tỷ lệ viêm da dầu ở nam giới thường cao hơn nữ giới.

Vị trí viêm da dầu phổ biến nhất là da đầu. Khi xuất hiện ở mặt, bệnh gây ảnh hưởng đến ở lông mày, xung quanh mắt, ở giữa mũi, hai bên cánh mũi, phía sau tai, vùng ức, nách, bên dưới ngực và khu vực sinh dục.

dấu hiệu bệnh chàm
Chàm da dầu là bệnh lý gây hình thành vảy khô hoặc vảy mỡ ở các khu vực da nhờn

5. Bệnh chàm vi khuẩn

Chàm vi khuẩn hay Eczema vi khuẩn là bệnh lý xuất hiện khi cơ thể dị ứng các các chất độc tố của vi khuẩn tụ cầu, liên cầu hoặc các loại nấm như Epidermophytom và Trichophyton.

Các dấu hiệu chàm vi khuẩn xuất hiện ở các khu vực da bị trầy xước, nhiễm khuẩn, vết bỏng, vết mổ hoặc các vết đốt của côn trùng. Vùng da tổn thương có thể bị trợt lở, chảy dịch, hình thành mủ sau đó kết vảy và có giới hạn rõ ràng với khu vực xung quanh.

nguyên nhân bị chàm
Chàm vi khuẩn là bệnh lý xuất hiện khi người bệnh dị ứng với chất độc của các loại vi khuẩn hoặc nấm

Các phương pháp điều trị bệnh chàm

Hiện tại không có thuốc hoặc biện pháp điều trị dứt điểm bệnh chàm. Các phương pháp điều trị nhằm kiểm soát các triệu chứng, hỗ trợ giảm viêm, chống ngứa và hạn chế các biến chứng có thể xảy ra.

Cụ thể, các phương pháp điều trị bệnh chàm phổ biến bao gồm:

1. Biện pháp cải thiện tại nhà

Các biện pháp điều trị tại nhà có thể cải thiện các triệu chứng, hạn chế tổn thương da và ngăn ngừa tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn. Lưu ý một số lưu ý để cải thiện bệnh chàm – Eczema tại nhà bao gồm:

  • Nên tắm một lần bằng nước ấm và trong khoảng 5 – 10 phút cho mỗi lần. Không nên sử dụng xà phòng mạnh để tránh làm mất lớp dầu tự nhiên của da và khiến da khô quá mức.
  • Thay đổi chế độ ăn uống, tăng cường bổ sung vitamin, khoáng chất và các chất dinh dưỡng từ rau xanh có thể hỗ trợ cải thiện các triệu chứng chàm. Ngoài ra, xác định các loại thực phẩm gây dị ứng và tránh sử dụng.
  • Hạn chế tình trạng gãi hoặc ma sát gây bong tróc da và gây tổn thương bề mặt da. Người bệnh có thể cắt ngắn móng tay, mang bao tay và mặc quần áo dài để hạn chế các tổn thương không mong muốn.
  • Vệ sinh nhà cửa, phòng ngủ thường xuyên để giảm số lượng mạt bụi và các loại nấm mốc có thể gây bệnh chàm.
  • Hạn chế tình trạng căng thẳng, stress, dành nhiều thời gian nghỉ ngơi, luyện tập yoga, thiền định và ngủ đủ giấc để hỗ trợ nguy cơ bùng phát bệnh chàm.
bệnh eczema
Tắm bằng nước mát hoặc nước ấm có thể cải thiện các triệu chứng bệnh Eczema

2. Sử dụng thuốc điều trị bệnh Eczema

Hiện tại không có thuốc điều trị dứt điểm bệnh Eczema. Các loại thuốc điều trị bệnh chàm thường nhằm mục đích cải thiện các triệu chứng và ngăn ngừa bệnh trở nên nghiêm trọng. Các loại thuốc phổ biến bao gồm:

Điều trị tại chỗ:

  • Dung dịch sát khuẩn: Bao gồm nước muối sinh lý, thuốc tím pha loãng, Nitrit bác, Rivanol và dung dịch Yarish. Có loại thuốc này có thể hỗ trợ sát khuẩn và làm dịu da khi khi da lở loét, chảy dịch.
  • Hồ nước: Đây là sản phẩm của Viện Da liễu Trung Ương có tác dụng sát trùng, ức chế hoạt động của một số loại vi khuẩn, cải thiện tình trạng sưng, viêm, đau nhức và hỗ trợ làm lành da.
  • Kem bôi có chứa kẽm: Được sử dụng để ngăn ngừa tình trạng chảy dịch và hỗ trợ làm khô da. Bên cạnh đó kẽm cũng có tác dụng sát khuẩn nhẹ, hỗ trợ giảm ngứa và làm dịu da.
  • Thuốc mỡ và kem bôi Corticoid: Được chỉ định trong trường hợp tổn thương da đã lành lại. Thuốc có tác dụng giảm ngứa, chống viêm, dưỡng ẩm da và ngăn ngừa tình trạng bội nhiễm.
  • Thuốc mỡ Goudron: Đây là dạng thuốc mỡ được chiết xuất từ các loại cây gỗ có nhựa, như gỗ thông. Thuốc có tác dụng khử O2 và cải thiện tình trạng nền da khô cứng. Tuy nhiên, thuốc có mùi khó chịu và dễ vấy bẩn quần áo. Bên cạnh đó, Goudron cũng được sử dụng như một loại thuốc điều trị bệnh vẩy nến.
eczema
Sử dụng thuốc điều trị chàm – Eczema theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên môn

Điều trị bệnh chàm toàn thân:

  • Thuốc kháng Histamine: Có tác dụng chống dị ứng, cải thiện tình trạng ngứa ngáy và hạn chế các tổn thương trên bề mặt da.
  • Thuốc Corticoid dạng uống: Có tác dụng hạn chế phản ứng của hệ thống miễn dịch, chống dị ứng và hạn chế tình trạng viêm da. Tuy nhiên, thuốc có thể dẫn đến một số tác phụ nghiêm trọng, do đó sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên môn.
  • Kháng sinh: Thường được chỉ định cho các trường hợp bệnh chàm nhiễm khuẩn, thường được sử dụng liên tục từ 7 – 10 ngày.

3. Liệu pháp ánh sáng

Liệu pháp ánh sáng là liệu pháp sử dụng tia cực tím UVA và UVB  để hỗ trợ cải thiện các triệu chứng bệnh chàm từ trung bình đến nghiêm trọng.

Tuy nhiên, tiếp xúc quá nhiều với tia cực tím có thể mang lại nhiều rủi ro, bao gồm cả ung thư da. Do đó, người bệnh nên thận trọng trao đổi với bác sĩ về lợi ích và rủi ro trước khi áp dụng liệu pháp.

An Bì Thang – Bài thuốc quý trị chàm, chặn đứng nguy cơ tái phát

Ngày càng có nhiều bệnh nhân lựa chọn Đông y để điều trị chàm thay vì dùng tân dược như thông thường. Trong đó, nổi bật nhất là bài thuốc An Bì Thang – sản phẩm chủ lực của Trung tâm Da liễu Đông y Việt Nam.

Dưới đây là những lý do vì sao bạn nên sử dụng bài thuốc An Bì Thang để xử lý chàm dai dẳng:

1. An Bì Thang: Giải pháp “vàng” cho người mắc mọi thể chàm

Đông y cho rằng chàm là do phong nhiệt hoặc thấp nhiệt. Chúng xâm nhập vào cơ thể gây uất kết và thương tổn da. Bên cạnh đó, chàm cũng có thể là hệ quả do tỳ hư thấp trệ hoặc rối loạn chức năng phủ tạng (huyết táo), khiến các độc tố tích tụ ở lớp thượng bì và gây viêm.

Dựa vào nguyên nhân và dấu hiệu trên lâm sàng, Đông y chia chàm thành giai đoạn cấp tính và giai đoạn mãn tính, cũng như 4 thể bệnh riêng biệt, bao gồm:

  • Phong nhiệt
  • Thấp nhiệt
  • Tỳ hư thấp trệ
  • Tỳ hư huyết táo

Với mỗi thể bệnh, sẽ áp dụng bài thuốc có tác dụng tương ứng để giảm triệu chứng và ngăn ngừa bệnh tái phát.

Bác sĩ Nguyễn Thị Nhuần - người có công nghiên cứu và phát triển bài thuốc An Bì Thang
Bác sĩ Nguyễn Thị Nhuần – người có công nghiên cứu và phát triển bài thuốc An Bì Thang

Thấu hiểu được những khó khăn đó, Bác sĩ Nguyễn Thị Nhuần và đồng nghiệp tại Trung tâm Da liễu Đông y Việt Nam – một trong những địa chỉ chăm sóc và điều trị bệnh da liễu hàng đầu Việt Nam, đã nghiên cứu và cho ra đời bài thuốc An Bì Thang. Nhờ vào khả năng gia giảm linh hoạt để phù hợp với từng thể chàm, nên An Bì Thang có thể sử dụng cho mọi đối tượng, từ trẻ em tới người cao tuổi, kể cả người đang mắc bệnh mãn tính.

  • Với trẻ nhỏ, thể trạng yếu, bác sĩ của Trung tâm sẽ thêm hoặc bớt một số vị thuốc phù hợp với trẻ, đảm bảo không gây ra tác dụng phụ hoặc ảnh hưởng tới sự phát triển của trẻ.
  • Liều lượng thuốc trong bài thuốc cũng sẽ được tăng hoặc giảm để đem lại hiệu quả điều trị tối ưu, tác động đúng căn nguyên gây chàm.
  • Đối với những người mắc bệnh mãn tính khác, bài thuốc gần như không gây tác động tiêu cực. Tuy nhiên, trong một số trường hợp cụ thể, bác sĩ của Trung tâm cũng các vị thuốc cũng có thể linh hoạt tăng, giảm liều để đem lại hiệu quả toàn diện cho sức khỏe.

2. Cơ chế ba tác động đem lại hiệu quả toàn diện

An Bì Thang là bài thuốc kết tinh đủ yếu tố Đông Tây kim cổ, kế thừa, phát huy thành tựu của y học cổ truyền dân tộc và tiến bộ y học hiện đại phương Tây.

Bác sĩ Nguyễn Thị Nhuần cho hay: “An Bì Thang kết hợp 3 chế phẩm, gồm cao thuốc uống, cao thuốc bôi và thuốc ngâm rửa. Mỗi chế phẩm đều có những công năng riêng trong quá trình điều trị chàm. Nhìn chung, cả 3 sản phẩm đều được sử dụng đồng thời để mang lại hiệu quả điều trị chàm tốt nhất”.

Công dụng của từng chế phẩm trong điều trị bệnh chàm
Công dụng của từng chế phẩm trong điều trị bệnh chàm

Một trong những ưu điểm của bài thuốc An Bì Thang là tuân theo nguyên tắc điều trị của Đông y là tác động vào căn nguyên, giải quyết gốc rễ bệnh tật, đồng thời khắc phục triệu chứng chàm và ngăn ngừa chàm bị liken hóa.

Bên cạnh đó, nguồn nguyên liệu cấu thành bài thuốc An Bì Thang đảm bảo 100% tự nhiên, được kiểm nghiệm chất lượng và có dược tính cao. Hơn nữa, bài thuốc không có chất bảo quản độc hại, hormone hay thuốc kháng sinh nên có thể sử dụng an toàn cho mọi đối tượng. Cho tới nay, chưa ghi nhận tác dụng phụ nào xảy ra ở những bệnh nhân được điều trị bằng bài thuốc An Bì Thang.

3. Bước đột phá trong điều trị

Nhờ vào bào chế thành 3 chế phẩm nêu trên, nên An Bì Thang có thể mang đến tác động kép, điều trị bệnh từ “gốc tới ngọn”. Hiệu quả có thể nhìn rõ thấy qua các giai đoạn:

  • Giai đoạn 1: Cơ thể bắt đầu làm quen với thuốc, nên sẽ từ từ hấp thu thuốc vào cơ thể, phát huy tính năng thải độc, thanh lọc cơ thể, giảm viêm. Các triệu chứng chàm giảm nhẹ.
  • Giai đoạn 2: Sau khi thải độc, thanh lọc cơ thể, An Bì Thang sẽ giúp phục hồi tổn thương và xoa dịu vùng da bị chàm. Các triệu chứng chàm dần biến mất.
  • Giai đoạn 3: Da được nuôi dưỡng và tái tạo biểu bì mới. Thuốc cũng giúp bồi dưỡng cơ thể, tăng cường sức đề kháng, phòng ngừa tái phát.

Nếu sử dụng bài thuốc An Bì Thang sớm, ngay từ giai đoạn đỏ da (giai đoạn đầu tiên của chàm), thời gian bùng phát chàm sẽ được rút ngắn, da sớm phục hồi và giảm khó chịu. Theo đó, bài thuốc giúp giảm mẩn đỏ da – phản ứng ban đầu của biểu bì khi bị chàm. Vào giai đoạn mụn nước, thoa và ngâm thuốc An Bì Thang sẽ ngăn các mụn nước bị nhiễm khuẩn. Thuốc uống sẽ giúp tăng cường miễn dịch toàn thân, ngăn ngừa viêm và tình trạng liken hóa.

Dùng thuốc đúng theo liệu trình từ 2 – 3 tháng sẽ phục hồi hàng rào bảo vệ da, ngăn ngừa chàm bùng phát trong tương lai.

4. Hiệu quả đã được công nhận

Tuy sinh sau đẻ muộn so với nhiều bài thuốc Đông y đặc trị bệnh chàm khác, nhưng An Bì Thang vẫn nhận được sự tin yêu của nhiều khách hàng bởi hiệu quả vượt sức tưởng tượng.

Trong một khảo sát dựa trên 500 bệnh nhân, bài thuốc An Bì Thang đã được ghi nhận hiệu quả như sau:

Kết quả khảo sát bài thuốc An Bì Thang
Kết quả khảo sát bài thuốc An Bì Thang

Đặc biệt, An Bì Thang còn được coi là “khắc tinh” của nhiều ca bệnh khó.

Theo chia sẻ của chị Dương Minh Trang – một bệnh nhân bị chàm bội nhiễm toàn thân nặng, An Bì Thang chính là vị “cứu tinh” của đời chị, giúp chị có thể tiếp tục thực hiện ước mơ được làm mẹ thêm lần nữa.

Chị Trang đã từng phải sinh mổ chủ động lúc mang thai mới được 37 tuần tuổi. Lý do là chị bị chàm bội nhiễm, toàn thân bốc mùi hôi thối và phải mổ sớm để bảo vệ tính mạng của cả 2 mẹ con. Trải qua thời khắc sinh tử này khiến chị ám ảnh, không dám sinh con thêm lần nữa và thề “phải chữa khỏi chàm mới đẻ tiếp”.

May mắn thay, chị đã tìm tới Trung tâm da liễu Đông y Việt Nam để thăm khám, chẩn bệnh và sử dụng bài thuốc An Bì Thang: “Không biết tại ông bà phù hộ hay tại cơ địa em hợp với bài thuốc An Bì Thang này. Sau 3 – 4 tháng miệt mài sử dụng, chàm trên cơ thể em cứ như bốc hơi hết. Da dẻ mịn màng trở lại. Các vết thâm mờ hẳn. Sau 7 tháng tình trạng da vẫn bình thường, không có gì khác lạ cả. Em đang thả đây ạ. Mọi người chúc em may mắn đi ạ!”.

Một số review An Bì Thang của khách hàng
Một số review An Bì Thang của khách hàng
Hiệu quả sử dụng bài thuốc An Bì Thang (Ảnh: NVCC)
Hiệu quả sử dụng bài thuốc An Bì Thang (Ảnh: NVCC)

Hiệu quả bài thuốc An Bì Thang cũng được nghệ sĩ Thu Huyền công nhận, tìm hiểu trong VIDEO dưới đây:

Trong giới chuyên gia, bài thuốc An Bì Thang cũng đã nhận được nhiều lời đánh giá “có cánh”.

Theo Bác sĩ Lê Thị Phương, Giám đốc chuyên môn Trung tâm Thừa kế & Ứng dụng Đông y Việt Nam:An Bì Thang là bài thuốc tổng hòa của nhiều dược liệu quý trong điều trị bệnh da liễu, như mò trắng, tang bạch bì, ké đầu ngựa, hoàng liên… Đây là những vị thuốc giúp giải độc, tiêu viêm, hỗ trợ người bệnh khắc phục triệu chứng, đồng thời tăng cường sức đề kháng, ngăn ngừa bệnh tái phát”.

Bác sĩ Lê Thị Phương, Giám đốc chuyên môn Trung tâm Thừa kế & Ứng dụng Đông y Việt Nam
Bác sĩ Lê Thị Phương, Giám đốc chuyên môn Trung tâm Thừa kế & Ứng dụng Đông y Việt Nam

Tiến sĩ, bác sĩ CKII Nguyễn Thị Vân Anh – Giám đốc chuyên môn Nhất Nam Y Viện nhận định: “Việc sử dụng cả 3 chế phẩm uống – bôi – rửa của An Bì Thang sẽ mang đến hiệu quả điều trị bệnh toàn diện cho người bệnh. Thay vì chỉ tác động vào triệu chứng, An Bì Thang sẽ tác động vào sâu bên trong, tiêu diệt căn nguyên gây bệnh, song song với đó là khắc phục các triệu chứng bệnh, sớm cải thiện chức năng hàng rào bảo vệ da”.

Biện pháp phòng ngừa bệnh chàm – Eczema

Bệnh chàm có xu hướng tái phát theo từng đợt. Do đó bên cạnh các biện pháp điều trị, người bệnh nên chú ý các biện pháp phòng ngừa bao gồm:

  • Thay đổi lối sống như giảm căng thẳng và cải thiện chất lượng giấc ngủ có thể hỗ trợ giảm khả năng bùng phát bệnh Eczema.
  • Tránh các chất gây dị ứng như vải thô ráp, xà phòng gây kích ứng da và các chất tẩy rửa chứa hóa chất mạnh.
  • Thời tiết lạnh có thể khiến da trở nên khô, thô ráp và kích thích các triệu chứng chàm.
  • Hạn chế gãi ngứa để tránh gây phá vỡ các tế bào da và khiến bệnh chàm trở nên nghiêm trọng hơn.
  • Sử dụng các loại kem hoặc thuốc mỡ dưỡng ẩm có thể làm dịu da và ngăn ngừa bệnh chàm tái phát.
  • Thận trọng khi lựa chọn các sản phẩm chăm sóc da, vệ sinh hoặc trang điểm.
  • Tái khám thường xuyên theo lịch hẹn của bác sĩ để có biện pháp phòng ngừa bệnh Eczema tái phát.

Bệnh chàm là một dạng viêm da mãn tính và hiện tại không có biện pháp điều trị. Tuy nhiên, người bệnh có thể kiểm soát các triệu chứng bằng các phương pháp phù hợp. Ngoài ra, trao đổi với bác sĩ về các biện pháp phòng ngừa để cải thiện các triệu chứng và hạn chế tình trạng tái phát.

Sau khi đăng tải bài viết, nhiều độc giả có để lại lời nhắn với mong muốn được tìm hiểu kỹ hơn về bài thuốc An Bì Thang cũng như cách thức mua, sử dụng. Thể theo mong muốn của độc giả, chúng tôi xin cung cấp thông tin Trung tâm Da liễu Đông Y Việt Nam, đơn vị nghiên cứu và sản xuất độc quyền sản phẩm này như sau: