Bệnh á sừng là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu, cách điều trị

Á sừng là bệnh da liễu phổ biến, kéo dài dai dẳng và trở thành nỗi ám ảnh của nhiều người. Bệnh lý này không những gây khó chịu mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến thẩm mỹ. Vậy nguyên nhân, dấu hiệu quả bệnh á sừng là gì? Có cách nào để chữa triệt để bệnh này không?

Bệnh á sừng là gì? Có nguy hiểm không?

Bác sĩ Nguyễn Thị Nhuần – Giám đốc chuyên môn Trung tâm Da liễu Đông y Việt Nam cho biết, bệnh á sừng được hiểu đơn giản là tình trạng da khô, bong tróc. Á sừng là một dạng khác của viêm da cơ địa, xảy ra khi lớp sừng ngoài da chuyển hóa dang dở, vẫn còn nhân và chưa nguyên sinh. Bệnh lý này xuất hiện ở nhiều vị trí khác nhau như ở tay, chân hoặc da đầu.

Á sừng là bệnh ngoài da không liên quan đến virus hay vi khuẩn. Vì vậy, để nói bệnh á sừng có lây không thì đáp án cho thắc mắc này là không.

Việc tiếp xúc với các bệnh nhân mắc á sừng là hoàn toàn vô hại. Tuy nhiên, bệnh lý này lại có xu hướng di truyền nên người bênh cần chủ động trong việc điều trị.

Bệnh á sừng là bệnh lành tính và không lân lan
Bệnh á sừng là bệnh lành tính và không lân lan

Về phía bệnh á sừng có nguy hiểm không thì các chuyên gia da liễu nhận định rằng á sừng là bệnh lành tính, không ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe hay tính mạng của người bệnh.

Tuy nhiên, bệnh lý này là dẫn tới một loạt các triệu chứng gây khó chịu. Nếu không có biện pháp can thiệp đúng cách, bệnh lý này có thể trở nặng gây bội nhiễm da, suy giảm chức năng da hoặc thậm chí tổn thương xương khớp.

Nguyên nhân gây bệnh á sừng

Hiện tại vẫn chưa có kết luận chính xác về nguyên nhân gây bệnh á sừng. Tuy nhiên các chuyên gia da liễu cho rằng bệnh lý này xuất phát từ nhiều vấn đề.

Cụ thể, một số nguyên nhân dẫn tới bệnh lý này điển hình như:

  • Do biến đổi nội tiết tố trong cơ thể: Hormone trong cơ thể thay đổi sẽ ảnh hưởng trực tiếp lên làn da làm tăng nguy cơ mắc á sừng. Trường hợp này thường xảy ra với phụ nữ mang thai hoặc sau sinh.
  • Do nhiệt độ, độ ẩm thấp: Điều kiện thời tiết này khiến da bị mất nước, mất cân bằng độ ẩm. Khi da rơi vào tình trạng này sẽ tạo điều kiện cho bệnh bùng phát và diễn biến phức tạp.
  • Thiếu chất dinh dưỡng cần thiết: Vitamin A, C, D, E là những chất đóng vai trò quan trọng với hoạt động chăm sóc, bảo vệ da. Cơ thể thiếu những vitamin này sẽ khiến chức năng da suy giảm và đối mặt với nguy cơ mắc á sừng.
  • Tiếp xúc với các hóa chất độc hại: Các hóa chất mà điển hình là thuốc tẩy rửa gây mòn da, suy giảm chức năng da. Lâu dần, người thường xuyên tiếp xúc với các hóa chất này mắc bệnh ngoài da trong đó có á sừng.
  • Di truyền: Cha mẹ mắc á sừng thì con cái của họ cũng có nguy cơ bị bệnh lý này lên tới 45%.

Triệu chứng bệnh á sừng và phân loại

Á sừng là bệnh da liễu phổ biến, có thể gặp ở mọi độ tuổi khác nhau. Mặc dù bệnh lý này không ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng nhưng lại gây ra biến chứng xấu đến sức khỏe.

Việc nhận biết bệnh sớm sẽ giúp quá trình điều trị đơn giản và ngăn cản được các vấn đề tiêu cực nói trên.

Da bong tróc, nứt nẻ, đau rát là biểu hiện điển hình của bệnh
Da bong tróc, nứt nẻ, đau rát là biểu hiện điển hình của bệnh

Các triệu chứng điển hình của bệnh á sừng thường là:

  • Khô da, da nứt nẻ, bong tróc hoặc chảy máu
  • Một số trường hợp còn khiến người bệnh cảm thấy mệt mỏi và mất ngủ triền miên
  • Vào mùa Đông với thời tiết khô, các triệu chứng trở nên nghiêm trọng hơn, da nứt toác, đau rát
  • Vào mùa Hè, vùng da mắc á sừng có biểu hiện mẩn đỏ, xuất hiện mụn nước gây cảm giác vô cùng ngứa ngáy

Ở giai đoạn đầu, các triệu chứng xuất hiện ít, thường chỉ dừng lại ở việc da khô cứng, các vết rát đỏ không rõ ranh giới nên hay bị nhầm lẫn với chàm.

Ở giai đoạn sau, các dấu hiệu trở nên rõ ràng hơn, vùng da mắc bênh bắt đầu lan rộng.

Bệnh á sừng có chữa được không? Cách chữa như thế nào?

Bác sĩ Nguyễn Thị Nhuần cho biết, hiện nay, vẫn chưa có phương pháp nào có thể điều trị được 100% bệnh á sừng. Tuy nhiên, nếu người bệnh tuân thủ đúng các biện pháp điều trị, thực hiện chế độ kiêng khem, sinh hoạt hợp lý thì có thể đẩy lùi bệnh và ngăn tình trạng tái phát.

Hiện nay, một số phương pháp điều trị bệnh á sừng thường được áp dụng như sau.

Dùng thuốc Tây trị bệnh á sừng

Thuốc Tây Y tập trung làm giảm triệu chứng, cải thiện tình trạng khô da và đau rát trong thời gian ngắn. Thuốc được bào chế dưới dạng bôi hoặc uống nên rất dễ sử dụng.

Thuốc Tây phát huy công dụng nhanh, dễ dùng
Thuốc Tây phát huy công dụng nhanh, dễ dùng

Một số thuốc Tây được sử dụng phổ biến trong trị bệnh á sừng:

  • Thuốc kháng sinh, thuốc giảm đau thường được dùng trong các trường hợp bệnh nặng.
  • Thuốc giảm viêm, như acid salycilic, kem chứa steroid, corticosteroid, dẫn xuất imidazol, griseofulvin, mỡ nizoral…
  • Các loại thuốc bôi, kem có tác dụng làm mềm da, cấp ẩm cho da.

Thuốc Tây có thành phần là các hóa chất nên tiềm ẩn nhiều tác dụng phụ không tốt cho cơ thể. Việc sử dụng thuốc Tây quá nhiều, trong thời gian dài có thể khiến bạn đối mặt với nguy cơ bị bào mòn da, kích ứng da, ảnh hưởng đến dạ dày, viêm hoặc suy yếu thận…

Do đó, người bệnh chỉ nên dùng thuốc khi có chỉ định từ phía bác sĩ chuyên khoa.

Chữa bệnh á sừng bằng mẹo dân gian

Sử dụng các bài thuốc dân gian giúp người bệnh tránh khỏi các tác dụng phụ không mong muốn. Phương pháp này còn có ưu điểm là đơn giản, tiết kiệm chi phí.

Chính bởi vậy, kể cả khi y học phát triển thì phương pháp này vẫn được nhiều người lựa chọn.

Một số cách chữa bệnh bằng bài thuốc dân gian như:

  • Sử dụng lá lốt: Người bệnh chuẩn bị từ 10 đến 15 lá lốt tươi, rửa sạch và để ráo nước. Tiếp theo, người bệnh giã nát lá lốt cùng với một chút muối hạt rồi lấy thuốc chà xát lên vùng da mắc bệnh. Để lá lốt lưu lại trên da khoảng 30 phút rồi lại bằng nước sạch. Thực hiện đều đặn 2 lần/ ngày để đạt hiệu quả cao.
  • Sử dụng cây vòi voi: Người bệnh chuẩn bị một nắm cây vòi voi còn tươi, rửa sạch. Tiếp theo, người bệnh cho cây vòi voi vào nồi nước lớn đun và sử dụng làm nước tắm. Người bệnh cần thực hiện đều đặn mỗi ngày 1 lần.
  • Sử dụng lá trầu không: Người bệnh chuẩn bị một nắm lá trầu không còn tươi xanh, rửa sạch. Tiếp theo, cho lá trầu vào đun sôi cùng một chút muối hạt. Nước lá trầu sau khi để nguội được dùng để ngâm, rửa vùng da mắc bệnh.

Biện pháp dân gian chỉ giúp làm giảm bớt các triệu chứng chứ không có tác dụng điều trị bệnh. Vì vậy, các chuyên gia khuyên rằng tốt nhất người bệnh nên thăm khám với bác sĩ chuyên khoa và sử dụng phương pháp dân gian như một biện pháp hỗ trợ.

Thuốc Đông y chữa bệnh á sừng

Thuốc Đông y có thành phần chính là thảo dược thiên nhiên nên sở hữu tính an toàn cao. Khi các vị thuốc đi vào phủ tạng, giúp chữa bệnh từ bên trong và loại bỏ căn nguyên gây bệnh.

Đồng thời, thuốc còn có tác dụng nâng cao sức khỏe và hệ miễn dịch của cơ thể.

Thuốc Đông y điều trị căn nguyên gây bệnh á sừng đồng thời nâng cao sức đề kháng
Thuốc Đông y điều trị căn nguyên gây bệnh á sừng đồng thời nâng cao sức đề kháng

Một số bài thuốc Đôngy chữa bệnh á sừng thường được dùng như:

  • Bài thuốc ngâm rửa: Được chế xuất từ các thành phần sài đất, ô liên rô, ích nhĩ tử, khổ sâm, xuyên tâm liên, đơn đỏ, trầu không, mò trắng. Người bệnh đem đun sôi các vị thuốc trên với tỷ lệ như nhau và sử dụng nước ngâm, rửa vùng da bị tổn thương. Thuốc có tác dụng làm mềm da, giảm tình trạng bong tróc, ngăn vết thương lan rộng.
  • Bài thuốc bôi ngoài da: Được chế xuất từ tang bạch bì, hồng hoa, sa đằng tủ, bí đao, mật ong, thiên mã hồ… Người bệnh tiến hành xay, giã nhuyễn các vị thuốc sau đó đắp lên vùng da bị á sừng. Bài thuốc này giúp tái tạo tế bào da và tăng cường hệ miễn dịch cho da.
  • Bài thuốc uống: Bao gồm các vị thuốc bồ công anh, kim ngân hoa, đam sâm, ké đầu ngựa, sa sâm, hồng hoa, dạ dao đằng, thổ phục linh, đơn đỏ… Người bệnh sắc thuốc và uống đều đặn hằng ngày. Bài thuốc này giúp thải độc từ bên trong, tiêu viêm, ngăn tình trạng bệnh tái phát.

Thuốc Đông y phát huy công dụng từ từ nên cần thời gian chữa trị lâu. Cách kết hợp và tỷ lệ thuốc dựa trên nguyên nhân, triệu chứng, tình tặng bệnh á sừng. Do đó, người bệnh không được tự ý bốc thuốc mà không được sự tham vấn của chuyên gia.

Chấm dứt nỗi lo á sừng dai dẳng với bài thuốc An Bì Thang

Bài thuốc An Bì Thang hiện đang được đánh giá là một giải pháp hữu hiệu, an toàn và tiện lợi dành cho người bệnh á sừng. Bài thuốc được nghiên cứu và bào chế bởi bác sĩ Nguyễn Thị Nhuần, bác sĩ Nguyễn Thị Nhặn cùng các chuyên gia Đông y giàu kinh nghiệm của Trung tâm Da liễu Đông y Việt Nam.

Kế thừa và phát huy thành tựu của Y học cổ truyền và nghiên cứu hiện đại

Bài thuốc An Bì Thang không chỉ tác động vào căn nguyên gây bệnh, giải quyết tận gốc mà còn chăm sóc làn da, khắc phục triệu chứng với sự kết hợp của 3 chế phẩm gồm thuốc uống, bôi và ngâm rửa với liệu trình sử dụng linh hoạt phù hợp với từng người bệnh.

Đặc biệt, bác sĩ Nhuần cũng sẽ kê đơn thuốc phù hợp với những trường hợp cần phải dùng thêm thuốc sắc uống để nâng cao hiệu quả điều trị á sừng.

Điều trị bệnh từ gốc, ngừa tái phát với 3 chế phẩm

Bác sĩ Nhuần cùng các cộng sự đã nghiên cứu và bào chế bài thuốc với 3 chế phẩm. Không chỉ giúp điều trị nguyên nhân gây bệnh, khắc phục triệu chứng mà còn tăng cường sức đề kháng, bồi bổ sức khỏe giúp kiểm soát bệnh trong thời gian dài, ngăn không cho bệnh tái phát.

Bài thuốc với công dụng 3 trong 1 giúp điều trị toàn diện bệnh á sừng
Bài thuốc với công dụng 3 trong 1 giúp điều trị toàn diện bệnh á sừng

An toàn, lành tính với cơ thể người bệnh

An Bì Thang được bào chế từ 100% thảo dược thiên nhiên, thu hái từ các vùng trồng dược liệu đạt chuẩn GACP-WHO. Điều này đem đến sự an toàn, lành tính cho người bệnh, hạn chế tối đa các tác dụng phụ khi sử dụng.

Nhờ sự an toàn, lành tính mà An Bì Thang có thể sử dụng cho nhiều đối tượng bao gồm cả trẻ nhỏ, phụ nữ sau sinh và những người có bệnh lý nền khác.

VIDEO: Nghệ sĩ Thu Huyền kiểm chứng độ AN TOÀN và HIỆU QUẢ của bài thuốc An Bì Thang đối với phụ nữ sau sinh, đang cho con bú bằng sữa mẹ

Dạng bào chế tiện lợi

Bác sĩ Nhuần hiểu được những khó khăn của người bệnh khi dùng thuốc Đông y truyền thống luôn phải sắc thuốc uống, tốn không ít thời gian. Vì vậy, bà cùng cộng sự đã nghiên cứu và bào chế bài thuốc dưới dạng cao uống, cao bôi ngoài, thuốc rửa tiện lợi.

Đến nay, An Bì Thang đã giúp cho nhiều người đẩy lùi được các triệu chứng khó chịu mà á sừng gây ra. Phần lớn người bệnh đã giảm triệu chứng chỉ sau 1 – 2 tuần dùng thuốc, khoảng 85% bệnh nhân chấm dứt các triệu chứng bệnh sau liệu trình 1 – 3 tháng. Chỉ có 2% bệnh nhân thuyên giảm chậm do không đáp ứng đúng chế độ ăn uống, kiêng khem và sử dụng thuốc theo đúng pháp đồ điều trị.

Hiệu quả điều trị của bài thuốc An Bì Thang được khảo sát trên 500 người bệnh
Hiệu quả điều trị của bài thuốc An Bì Thang được khảo sát trên 500 người bệnh

Bệnh á sừng kiêng ăn gì? Nên ăn gì?

Chế độ dinh dưỡng rất quan trọng với bệnh nhân mắc bệnh á sừng nói riêng và bệnh da liễu nói chung. Việc sử dụng đúng thực phẩm sẽ giúp các triệu chứng giảm nhẹ, hỗ trợ điều trị bệnh nhanh chóng và ngăn tình trạng tái phát.

Trái lại, dùng sai thực phẩm lại khiến bệnh trở nặng. Do đó người mắc bệnh cần thực hiện chế độ kiêng khem, biết nên ăn gì và kiêng gì.

Chế độ dinh dưỡng hợp gì giúp hỗ trợ điều trị bệnh và ngăn ngừa bệnh tái phát
Chế độ dinh dưỡng hợp gì giúp hỗ trợ điều trị bệnh và ngăn ngừa bệnh tái phát

Thực phẩm không nên ăn khi bị á sừng:

  • Những thực phẩm dễ gây dị ứng, làm tăng cảm giác ngứa ngáy khó chịu như: Đậu phộng, tôm, cua, nhộng tằm, hải sản…
  • Dưa muối chua chứa nhiều axit làm chậm quá trình tái tạo da, ảnh hưởng xấu đến việc điều trị.
  • Gia vị cay làm bùng phát các triệu chứng của bệnh á sừng.
  • Đồ uống có chất kích thích làm tăng phản ứng viêm dưới da, làm ảnh hưởng đến việc sử dụng thuốc điều trị.

Bị bệnh á sừng nên ăn gì:

  • Rau, củ giúp bổ sung chất xơ, vitamin, khoáng chất làm tăng sức đề kháng da.
  • Ngũ cốc, cá béo cung cấp omega-3 vừa đẩy lùi bệnh á sừng, vừa nâng cao sức khỏe.
  • Mật ong chứa nhiều vitamin B, C, K, E… có lợi cho việc tái tạo da, làm ẩm da.
  • Chanh chứa nhiều vitamin A, B, C giúp tăng cường cấu trúc da, ngăn cản bệnh á sừng.

Người bệnh cũng cần chú xây dựng lối sống lành mạnh như hạn chế thức khuya, vệ sinh cơ thể sạch sẽ, thường xuyên tập thể dục… Điều này giúp tăng cường hệ miễn dịch từ đó thúc đẩy quá trình điều trị bệnh thuận lợi hơn.

Lưu ý: Người bệnh nên hạn chế tuyệt đối việc tiếp xúc với các chất tẩy rửa mạnh gây hại cho da. Trường hợp cần tiếp xúc cần có đồ bảo hộ.

Bệnh á sừng tuy không nguy hiểm nhưng lại gây nhiều đau đớn, ảnh hưởng chất lượng cuộc sống. Việc để lâu còn có thể khiến cơ thể đối mặt với nhiều biến chứng, bệnh tái đi tái lại nhiều lần và gây ảnh hưởng đến các thế hệ sau. Vì vậy, việc thực hiện các biện pháp điều trị theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa là vô cùng cần thiết.

Mọi thắc mắc cần được giải đáp bạn có thể liên hệ với bác sĩ chuyên khoa tại địa chỉ:

Xem thêm: