Vùng kín bị ngứa và nổi mẩn đỏ do đâu và cách trị?

Vùng kín bị ngứa và nổi mẩn đỏ là một triệu chứng ngoài da có thể ảnh hưởng đến cả nam và nữ. Mẩn đỏ có thể gây ngứa, đau, hình thành các vết loét da và liên quan đến nhiều vấn đề sức khỏe tiềm ẩn khác.

Bị ngứa bên ngoài vùng kín bôi thuốc gì
Bị ngứa và nổi mẩn đỏ ở vùng kín có thể liên quan đến nhiều bệnh lý tiềm ẩn

Vùng kín bị ngứa và nổi mẩn đỏ do đâu?

Có nhiều nguyên nhân có thể gây nổi mẩn đỏ và ngứa ở vùng kín bao gồm nhiễm trùng, nhiễm nấm, dị ứng, rối loạn tự miễn hoặc các bệnh lây lan qua đường tình dục. Các nguyên nhân phổ biến có thể bao gồm:

1. Nhiễm trùng nấm men

Nhiễm trùng nấm men là tình trạng phát triển quá mức của một loại nấm sống trên da, tên gọi là Candida albicans.

Nhiễm trùng nấm men ở phụ nữ thường dẫn đến việc tiết chất dịch màu trắng, đặc, có mùi khó chịu kèm theo việc nổi mẩn đỏ và rất ngứa. Nhiễm nấm ở âm đạo thường phổ biến ở phụ nữ sử dụng kháng sinh, đang mang thai, mắc bệnh tiểu đường hoặc thừa cân, béo phì.

VTV2 đưa tin địa chỉ điều trị mề đay bằng thảo dược Đông y uy tín nhất hiện nay

Phóng sự VTV2 đưa tin Trung tâm Thuốc dân tộc là đơn vị khám chữa bệnh mề đay bằng Đông y uy tín nhất hiện nay. [Tìm hiểu ngay để khỏi bệnh]

Ở nam giới, nhiễm nấm Candida đặc trưng bởi việc gây nổi mẩn đỏ, ngứa ở háng, mông và đùi. Nấm Candida thường phát triển mạnh ở khu vực ẩm ướt, ấm áp và đặc biệt phổ biến ở nam giới mặc quần (đặc biệt là quần lót) chật và dễ đổ nhiều mồ hôi.

Nhiễm trùng nấm men ở nam giới thường không nghiêm trọng và có thể không cần điều trị nếu nhiễm trùng không lây lan. Tuy nhiên, ở phụ nữ các triệu chứng có thể được cải thiện trong vài ngày hoặc 2 tuần ở các trường hợp nghiêm trọng.

2. Nhiễm virus

Nhiều tình trạng vùng kín bị ngứa và nổi mẩn đỏ có liên quan đến một số loại virus lây truyền qua đường tình dục. Các loại phổ biến bao gồm:

Vùng kín nổi mụn ngứa rát
Một số bệnh nhiễm virus có thể dẫn đến tình trạng vùng kín nổi mẩn đỏ ngứa rát
  • Mụn cóc sinh dục: Được gây ra bởi virus Papilloma ở người (HPV). Virus này có thể lây lan trực tiếp thông qua đường tiếp xúc da trực tiếp khi quan hệ tình dục.
  • Mụn rộp sinh dục: Do virus Herpes Simplex 2 (HSV-2) gây ra. Các tổn thương da thường bao gồm nổi mề đay mẩn ngứa, sau đó là các vết loét đau đớn, ngứa rát, rò rỉ dịch và đóng vảy.
  • U mềm lây: Là bệnh nhiễm virus gây ảnh hưởng đến da dưới dạng xuất hiện nhiều nốt mẩn đỏ, cứng, ngứa, độc lập. Đôi khi các nốt mẩn đỏ này có thể bị viêm và gây đau đớn. U mềm lây có thể lây lan qua đường tình dục hoặc cách tiếp xúc với khăn hoặc các vật phẩm có chứa virus gây bệnh.

3. Nhiễm ký sinh trùng

Một số loại ký sinh trùng có thể khiến vùng kín bị ngứa và nổi mẩn đỏ bao gồm:

  • Rận mu: Là một loại côn trùng bé, có thể đẻ trứng ở khu vực sinh dục và có thể lây lan thông qua đường quan hệ tình dục. Chấy rận thường phổ biến ở thanh thiếu niên, gây ngứa, nổi mẩn đỏ và đôi khi có thể gây lở loét da ở bộ phận sinh dục.
  • Bệnh ghẻ: Là tình trạng vùng kín bị ngứa và nổi mẩn đỏ do một loại ký sinh trùng rất nhỏ gây ra. Loại ký sinh trùng này đào hang và đẻ trứng sâu bệnh dưới da, dẫn đến tình trạng nổi mẩn đỏ và ngứa dữ dội, đặc biệt là vào ban đêm.
  • Chấy rận cơ thể: Khác với rận mu, chấy rận cơ thể lớn hơn, sống trên quần áo, da người và hút máu để phát triển. Trong một số trường hợp rận cơ thể có thể xuất hiện ở vùng kín, gây nổi mẩn đỏ và ngứa ngáy dữ dội.

4. Dị ứng và rối loạn tự miễn

Vùng kín bị ngứa và nổi mẩn đỏ có thể liên quan đến một số bệnh dị ứng và rối loạn tự miễn như:

  • Viêm da tiếp xúc: Là tình trạng nổi mề đay xuất hiện khi da tiếp xúc với các chất gây dị ứng hoặc kích ứng da. Nhựa cao su và một số chất dị ứng khác có trong bao cao su có thể gây ra nổi mẩn đỏ ở khu vực sinh dục.
  • Bệnh vảy nến: Là một tình trạng da phổ biến và liên quan đến rối loạn hệ thống miễn dịch. Bệnh vảy nến có thể dẫn đến phát ban đỏ, có vảy, ngứa ở các khu vực cơ thể, bao gồm cả vùng kín và bộ phận sinh dục. Ở nam giới, vảy nến có thể gây ra vết loét ở dương vật và bìu.
  • Bệnh Lichen phẳng: Mặc ít khi phổ biến ở vùng kín nhưng bệnh Lichen phẳng cũng có thể gây nổi mẩn đỏ và ngứa ngáy. Hiện tại không rõ nguyên nhân gây bệnh Lichen phẳng, tuy nhiên các bác sĩ cho rằng bệnh có liên quan đến tình trạng rối loạn dị ứng hoặc tự miễn dịch. Khi xuất hiện ở vùng kín, bệnh Lichen phẳng có thể dẫn đến các vết loét đau đớn.
Bị ngứa và nổi mẩn đỏ ở vùng kín nữ
Một số rối loạn tự miễn như bệnh vảy nến có thể gây ngứa, nổi mẩn đỏ ở vùng kín

5. Nhiễm trùng do vi khuẩn

Bệnh giang mai là bệnh lây lan qua đường tình dục phổ biến nhất khiến vùng kín bị ngứa và nổi mẩn đỏ. Giang mai có thể gây nổi mẩn đỏ ở khu vực sinh dục và các bộ phận khác trong cơ thể. Mẩn đỏ có thể ngứa hoặc không ngứa.

Bệnh giang mai có thể lây truyền trực tiếp qua các vết loét khi tiếp xúc. Điều này thường xảy ra khi quan hệ tình dục, bao gồm quan hệ bằng miệng hoặc đường hậu môn.

Biện pháp điều trị khi vùng kín bị ngứa và nổi mẩn đỏ

Việc điều trị nổi mẩn đỏ ngứa ở vùng kín phụ thuộc vào nguyên nhân cơ bản. Một số nguyên nhân có thể tự khỏi mà không cần điều trị. Tuy nhiên, một số bệnh lý cần được điều trị để tránh các biến chứng và rủi ro có thể xảy ra.

Một số phương pháp điều trị tình trạng vùng kín bị ngứa và nổi mẩn đỏ bao gồm:

  • Nhiễm nấm âm đạo: Điều trị bằng thuốc kháng nấm không kê đơn hoắc kê đơn như Clotrimazole, Terconazole, Fluconazole hoặc Miconazole.
  • Mụn cóc sinh dục: Mụn cóc được điều trị bằng các loại thuốc theo toa. Ngoài ra, các nốt mụn cóc lớn có thể được loại bỏ bằng phương pháp đốt nitơ lỏng hoặc phẫu thuật cắt bỏ.
  • Mụn rộp sinh dục: Hiện tại không có biện pháp điều trị dứt điểm mụn rộp sinh dục. Tuy nhiên, người bệnh có thể cải thiện các triệu chứng bằng thuốc kháng virus và các chất tẩy rửa tại nhà. Bên cạnh đó, giữ cho khu vực vùng kín luôn khô thoáng, sạch sẽ để ngăn ngừa tình trạng tái phát.
  • Bệnh giang mai: Trong giai đoạn đầu, bệnh được điều trị bằng cách tiêm Penicillin. Người bệnh dị ứng với Penicillin, có thể điều trị bằng các loại kháng sinh khác như Azithromycin, Doxycycline hoặc Ceftriaxone.
  • Rận mu và rận cơ thể: Được điều trị bằng các loại thuốc rửa, vệ sinh và bôi trực tiếp vào khu vực nhiễm trùng. Để ngăn ngừa tái nhiễm, người bệnh nên giặt quần áo và khăn trải giường bằng nước nóng thường xuyên.
  • Bệnh ghẻ: Được điều trị bằng thuốc và kem theo chỉ định của bác sĩ. Các loại thuốc phổ biến thường bao gồm kem Permethrin 5%, kem dưỡng da Benzen Benzoat 25%, thuốc mỡ có chứa lưu huỳnh 10%, Lindane Lotion 1%. Trong các trường hợp ngứa ngáy gây ảnh hưởng đến giấc ngủ, bác sĩ có thể kê thuốc kháng Histamine để cải thiện.
  • Phản ứng dị ứng: Loại bỏ các chất gây dị ứng da là cách tốt nhất để điều trị và ngăn ngừa tình trạng vùng kín bị ngứa và nổi mẩn đỏ trong tương lai.
  • Rối loạn tự miễn dịch: Hiện tại không có biện pháp điều trị tình trạng rối loạn miễn dịch, tuy nhiên một số loại thuốc như thuốc ức chế hệ thống miễn dịch có thể kiểm soát và ngăn ngừa các triệu chứng. Sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ để tránh gây ra các tác dụng phụ và rủi ro không mong muốn.
Vùng kín bị ngứa và nổi mẩn đỏ
Điều trị tình trạng vùng kín bị ngứa và nổi mẩn đỏ phụ thuộc vào nguyên nhân cơ bản

Bên cạnh việc sử dụng thuốc điều trị, người bệnh có thể cải thiện khó chịu và tăng tốc độ chữa lành bằng cách thay đổi lối sống như:

  • Mặc quần áo rộng rãi, thoải mái, đặc biệt là đồ lót để tránh tình trạng kích ứng da và nổi mẩn ngứa toàn thân
  • Không sử dụng các chất tẩy rửa, vệ sinh gây kích ứng da hoặc chứa thành phần hóa chất mạnh
  • Quan hệ tình dục an toàn, một vợ một chồng hoặc sử dụng bao cao su khi quan hệ
  • Không gãi ngứa hoặc ma sát, làm trầy xước da, điều này có thể gây bội nhiễm

Phòng ngừa tình trạng nổi mẩn đỏ ngứa ở vùng kín

Để ngăn ngừa tình trạng vùng kín bị ngứa và nổi mẩn đỏ, người bệnh có thể tham khảo một số lưu ý như:

  • Luôn sử dụng biện pháp an toàn khi quan hệ tình dục, như bao cao su hoặc màng chắn miệng.
  • Điều trị và kiểm soát các bệnh lý liên quan.
  • Sử dụng thuốc kháng Histamine không kê đơn nếu thuộc nhóm đối tượng có nguy cơ dị ứng cao.
  • Xác định và tránh các chất có thể gây dị ứng.
  • Duy trì chế độ ăn uống, lối sống lành mạnh để cải thiện vóc dáng, cân nặng và tăng cường hệ thống miễn dịch. Điều này có thể hỗ trợ cơ thể chống lại nhiễm trùng, bao gồm ở bộ phận sinh dục.

Trong hầu hết các trường hợp nguyên nhân khiến vùng kín bị ngứa và nổi mẩn đỏ có thể được điều trị và không gây ra bất cứ biến chứng nghiêm trọng nào. Tuy nhiên, điều quan trọng là người bệnh cần đến bệnh viện và trao đổi với bác sĩ về các triệu chứng cũng như được chẩn đoán và điều trị phù hợp.


Tin bài nên đọc

[Kinh nghiệm] khỏi hẳn mề đay nhờ bài thuốc thảo dược quý

Khám phá bài thuốc ĐẶC TRỊ mề đay từ gốc, KHÔNG tái phát

Đọc ngay

VTV2 đưa tin công tác điều trị mề đay, mẩn ngứa tại Trung tâm Thuốc dân tộc

Diễn viên Khánh Linh bật mí cách khỏi hẳn mề đay từ bài thuốc thảo dược