Viêm thanh quản uống thuốc gì tốt? [Giải đáp]

Viêm thanh quản uống thuốc gì tốt là câu hỏi được rất nhiều bệnh nhân quan tâm. Bởi lẽ thuốc tây có tác dụng giảm nhanh triệu chứng nhưng vẫn tồn tại nhiều tác dụng phụ. Nếu điều trị sai cách, người bệnh có thể phải đối mặt với nhiều biến chứng nguy hiểm.

Viêm thanh quản uống thuốc gì tốt?

Viêm thanh quản là hiện tượng dây thanh hoặc hộp giọng nói bị viêm nhiễm. Bệnh được chia làm hai dạng: cấp và mãn tính. Nếu viêm thanh quản kéo dài quá 2 tuần sẽ chuyển sang giai đoạn mãn tính.

Nguyên nhân gây bệnh chủ yếu là do sự xâm nhập và tấn công của vi khuẩn, virus. Tuy nhiên viêm thanh quản cũng có thể xảy ra do rất nhiều yếu tố khác.

Bệnh sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không có biện pháp can thiệp kịp thời. Vì vậy, người bệnh nên đi thăm khám tại bệnh viện để được hướng dẫn loại thuốc điều trị phù hợp.

Thông thường bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra lâm sàng và cận lâm sàng để xác định nguyên nhân và mức độ viêm thanh quản. Đây là bước quan trọng để y, bác sĩ chỉ định các loại thuốc chữa bệnh phù hợp.

Chữa viêm thanh quản bằng thuốc Tây

Mặc dù có nhiều biện pháp điều trị nhưng thuốc tây vẫn là cách chữa được áp dụng phổ biến hiện nay. Bởi lẽ tây y đem đến hiệu quả nhanh, tác dụng chữa bệnh tốt và thuận tiện khi sử dụng. Tuy nhiên người bị viêm thanh quản nên uống thuốc gì?

  • Kháng sinh

Nếu nguyên nhân gây viêm thanh quản do vi khuẩn, kháng sinh là phương pháp điều trị cần thiết. Tác dụng của thuốc là loại bỏ hại khuẩn, đẩy lùi triệu chứng và ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm.

Kháng sinh là nhóm thuốc được dùng phổ biến cho bệnh viêm thanh quản
Kháng sinh là nhóm thuốc được dùng phổ biến cho bệnh viêm thanh quản

Các nhóm thuốc được chỉ định phổ biến bao gồm:

Beta lactam: Thuốc cephalosporin thế hệ 1, 2 (Cefaclor, cefadroxyl, cefuroxim), thuốc kháng men Sulbactam và acid clavulanic, thuốc Amoxicillin, Cephalexin,…

Nhóm Macrolide: Thuốc Azithromycin, Roxithromycin, Clarithromycin…

  • Thuốc giảm đau, hạ sốt

Các triệu chứng thường gặp ở bệnh viêm thanh quản là ho khan, đau họng, sốt cao. Vì vậy nhóm thuốc giảm đau, hạ sốt có thể giúp người bệnh cảm thấy thoải mái, dễ chịu. Người bệnh có thể sử dụng thuốc Paracetamol, Ibuprofen, Aspirin, Piroxicam hoặc truyền dịch cho cơ thể.

  • Thuốc kháng viêm

Thuốc kháng viêm Steroid cũng có thể được chỉ định để đẩy lùi nhanh chóng các triệu chứng của viêm thanh quản. Tuy nhiên nó chỉ được sử dụng trong trường hợp cần thiết vì có thể gây ra tác dụng phụ.

Một số loại thuốc được chỉ định gồm: Methylprednisolon, Prednisolon, Dexamethasone,… Bên cạnh đó các loại thuốc dạng men như lysozym, alpha chymotrypsin,… cũng sẽ được sử dụng trong một vài trường hợp.

  • Thuốc có tác dụng tại chỗ

Song song với các loại thuốc dạng viên uống, bác sĩ có thể áp dụng nhóm thuốc điều trị tại chỗ. Thực hiện bằng cách dùng khí dung để bơm các hỗn dịch kháng viêm corticoid (dexamethason, hydrococtison,…), thuốc kháng viêm dạng men hoặc thuốc kháng sinh vào bên trong thanh quản. Ngoài ra người bệnh có thể dùng thêm dung dịch giảm viêm hoặc sát khuẩn tại chỗ như BBM.

Viêm thanh quản uống thuốc gì? Người bệnh có thể sử dụng thêm thuốc sát khuẩn BBM
Ngoài các loại kháng sinh, tiêu viêm, người bệnh có thể sử dụng thêm thuốc sát khuẩn BBM

Ưu điểm của thuốc tây là đem đến tác dụng nhanh và đẩy lùi triệu chứng hiệu quả. Thông thường chỉ sau vài ngày sử dụng, các biểu hiện khó chịu đã biến mất. Thêm vào đó, thiết kế dạng viên nhỏ gọn giúp người bệnh dễ dàng uống thuốc mọi lúc, mọi nơi.

Tuy nhiên tây y chỉ tập trung loại bỏ triệu chứng, nghĩa là điều trị ở phần ngọn nhưng bỏ qua phần gốc. Vì vậy bệnh có thể tái phát nhiều lần và chuyển sang mãn tính. Nếu người bệnh lạm dụng sẽ gặp phải tình trạng nhờn thuốc khiến viêm thanh quản khó chữa hơn. Ngoài ra, tân dược còn đi kèm các tác dụng phụ ảnh hưởng đến sức khỏe.

Thuốc Đông y chữa viêm thanh quản

Y học cổ truyền (YHCT) quan niệm, viêm thanh quản do phong hàn, phong nhiệt gây ra. Cụ thể, chính khí suy yếu và cơ thể mất cân bằng âm dương đã tạo điều kiện để ngoại tà gây viêm nhiễm. Những tổn thương tại vùng họng cũng có liên quan chặt chẽ đến tình trạng tích tụ nhiệt độc trong phế quản.

Theo căn nguyên này, YHCT sẽ chú trọng thanh nhiệt giải độc, loại trừ hại khuẩn và nâng cao sức đề kháng. Từ đó  giúp phục hồi tổn thương tại vùng thanh quản và tăng cường chức năng của các tạng.  Để làm được điều này, ông cha đã áp dụng nhiều bài thuốc nam có nguồn gốc thảo dược. Cụ thể:

  • Trị viêm thanh quản do phong hàn: Tía tô, hoàng kỳ, cát căn, tục đoạn, cam thảo, quế lâm, kinh giới, lá xương sông, thiên niên kiện, cây ngũ sắc, bạch chỉ, xuyên khung, cây ngũ sắc.
  • Chữa viêm thanhq quản do phong nhiệt: Rau tần dày lá, cát cánh, xa tiền thảo, hoàng kỳ, sinh khương, ngân hoa, huyền sâm, thiên môn, bán hạ, mạch môn, đại táo, cúc hoa, cam thảo, xạ can.

Cách thực hiện: Cho các dược liệu vào ấm và sắc với nước. Đợi đến khi nước cạn còn 1/3 thì tắt bếp. Chia thuốc thành 3 phần để uống trong ngày. Mỗi ngày dùng một thang, nên thực hiện thường xuyên để đạt hiệu quả tốt.

Đông y trị viêm thanh quản theo nguyên tắc loại bỏ tận gốc căn nguyên gây bệnh
Đông y trị viêm thanh quản theo nguyên tắc loại bỏ tận gốc căn nguyên gây bệnh

Đông y có thành phần hoàn toàn là dược liệu tự nhiên, thân thuộc với người Việt và ít gây ra tác dụng phụ. Vì vậy phương pháp này có thể áp dụng cho nhiều đối tượng. Bên cạnh đó, cơ chế điều trị từ gốc của thuốc nam sẽ ngăn chặn sự phát triển của bệnh. Nhờ vậy, viêm thanh quản khó tái phát về sau, hệ miễn dịch của người bệnh cũng được tăng cường.

Tuy nhiên, Đông y khó phát huy tác dụng trong thời gian ngắn. Ngoài ra nhiều bài thuốc truyền thống được bào chế dưới dạng thang và phải đun sắc kỳ công. Do đó bệnh nhân nên kiên trì áp dụng và không bỏ cuộc giữa chừng.

Ngoài ra, trên thị trường hiện nay còn bày bán nhiều bài thuốc không rõ nguồn gốc thảo dược. Nếu người bệnh sử dụng sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Vì vậy bạn hãy tìm hiểu kỹ các thông tin để chọn được nhà thuốc uy tín và đảm bảo an toàn khi điều trị.

Mẹo chữa viêm thanh quản tại nhà bằng bài thuốc dân gian

Từ lâu đời, trong dân gian đã áp dụng nhiều mẹo chữa bệnh có tác dụng hỗ trợ đẩy lùi triệu chứng. Người bệnh có thể áp dụng các mẹo chữa bệnh sau:

  • Chữa viêm thanh quản bằng khế

Từ lâu đời khế đã được coi là một dược liệu giúp đẩy lùi các triệu chứng của bệnh viêm thanh quản. Cụ thể, trong khế chứa nhiều axit oxalat, vitamin A,B,C,K và nhiều khoáng chất khác. Khế có tác dụng sát khuẩn và mau lành các tổn thương do vi khuẩn gây ra.

Theo kinh nghiệm của ông cha thì sử dụng khế chua sẽ cho hiệu quả tốt hơn khế ngọt. Đầu tiên người bệnh nên rửa sạch khế rồi gọt bỏ phần rìa bên ngoài. Tiếp đến thái chúng thành lát mỏng, rải thêm đường lên phía trên rồi đem hấp cách thủy. Đến khi khế chín, đường tan và tiết ra nhiều nước thì tắt bếp. Mỗi ngày uống 3 lần, mỗi lần 10ml.

  • Điều trị viêm thanh quản bằng mật ong

Mật ong rất giàu vitamin và các khoáng chất chống khô rát cổ họng. Do đó nó có tác dụng tích cực trong quá trình kích thích tái tạo tế bào bị tổn thương. Ngoài ra nguyên liệu này còn góp phần giảm ho, đau họng và đẩy lùi sưng viêm ở thanh quản. Đồng thời người bệnh sẽ được nâng cao sức đề kháng để chống lại tác nhân có hại.

Mật ong chứa nhiều dưỡng chất có lợi, giúp sát khuẩn và tiêu viêm hiệu quả
Mật ong chứa nhiều dưỡng chất có lợi, giúp sát khuẩn và tiêu viêm hiệu quả

Cách sử dụng: Khứa 6-8 đường nhỏ bên ngoài quả chanh thành hình múi cau. Để chanh vào chén sành và tưới mật ong lên phía trên sao cho thấm đều cả quả chanh. Đợi khoảng 2 tiếng rồi cắt chanh thành từng lát nhỏ để ngậm trong miệng. Đến khi miệng hết vị ngọt thì nuốt xuống.

  • Áp dụng cây rẻ quạt để chữa bệnh

Cây rẻ quạt được trồng làm cảnh hoặc mọc hoang ở các địa điểm tại phía Bắc. Theo ghi chép của y học cổ truyền (YHCT), rẻ quạt có tính ấm, vị đắng, giúp giảm ho, tiêu viêm, long đờm. Vì vậy thân, rễ và lá thường được dân gian thu hái để làm thuốc chữa bệnh, đặc biệt là đẩy lùi viêm thanh quản. Người bệnh có thể áp dụng 2 cách điều trị bằng rẻ quạt như sau:

Cách 1: Chuẩn bị 10 – 20g thân và rễ của rẻ quạt rồi rửa sạch. Sau khi chần qua với nước sôi thì đem giã nát nguyên liệu với vài hạt muối. Tiếp đến bạn ngậm rẻ quạt trong miệng, nuốt phần nước cốt và nhả bỏ bã.

Cách 2: Giã một nắm lá rẻ quạt, sau đó tưới nước sôi nguội lên phía trên và trộn đều. Chắt phần nước này để uống mỗi ngày. Nếu áp dụng liên tục bạn sẽ cảm thấy tình trạnh nóng rát và vướng víu cổ họng được cải thiện rõ rệt.

  • Trị viêm thanh quản bằng giá đỗ

Trong giá đỗ xanh chứa nhiều protid, calo, canxi cùng các vitamin nhóm B,C,E. Ngoài ra dược liệu còn chứa enzym – một chất có khả năng làm dịu các tế bào bị viêm tại khu vực thanh quản.

Từ đó giá đỗ mang đến tác dụng: giảm ho, khôi phục giọng nói, nâng cao hệ miễn dịch và cải thiện sức khỏe. Theo ghi chép của Đông y, giá đỗ còn giúp giải nhiệt, tiêu độc, sinh tân dịch. Nhờ vậy các tổn thương ở thanh quản sẽ sớm được chữa lành.

Cách thực hiện: Chuẩn bị 1 thìa muối ăn, 2 lạng giá đỗ và 3 lát gừng tươi. Ngâm giá đỗ với nước muối pha loãng trong 15 phút rồi lấy nước sôi trần qua. Xay nhuyễn gừng, giá đỗ và muối. Sau đó lọc bỏ bã và giữ lại phần nước cốt. Chia hỗn hợp thành 3 – 4 lần và uống trong ngày.

Mẹo dân gian sử dụng các nguyên liệu gần gũi với đời sống con người như giá đỗ, đảm bảo an toàn cho sức khỏe
Mẹo dân gian sử dụng các nguyên liệu gần gũi với đời sống con người như giá đỗ, đảm bảo an toàn cho sức khỏe

Các mẹo chữa bệnh bằng dân gian được đúc kết từ bao đời và vẫn được nhiều người tin dùng. Đó là bởi vì phương pháp này đem lại hiệu quả nhất định và ít gây tác dụng phụ. Bên cạnh đó, mẹo dân gian sử dụng nguyên liệu sẵn có, gần gũi với đời sống con người. Vì vậy chúng được đánh giá cao về tính an toàn và phù hợp với sức khỏe mọi bệnh nhân.

Lưu ý: Không vì thế mà bạn tùy tiện điều trị khi chưa có sự hướng dẫn. Nếu áp dụng sai cách hoặc quá lạm dụng, mẹo dân gian có thể gây hại cho sức khỏe. Ngoài ra phương pháp này chỉ hỗ trợ ngăn ngừa các triệu chứng chứ không loại bỏ tận gốc căn nguyên. Do đó nó chỉ phù hợp với tình trạng cấp tính khi bệnh mới khởi phát trong vài ngày.

Đối với trường hợp viêm thanh quản mãn tính, mẹo dân gian gần như không mang lại tác dụng như mong muốn.

Lưu ý khi dùng thuốc chữa viêm thanh quản

Cũng giống nhiều loại bệnh khác, viêm thanh quản được chia thành hai dạng cấp và mãn tính. Khi các triệu chứng kéo dài trên 10 ngày, bệnh đã chuyển sang giai đoạn mãn tính. Vì vậy quá trình điều trị viêm thanh quản cần đảm bảo đúng nguyên tắc để đạt hiệu quả cao.

Bên cạnh đó người bệnh cần chú ý đến tình trạng sức khỏe của bản thân. Nếu cơ thể gặp biến chứng bất thường trong quá trình điều trị, bạn nên ngừng uống thuốc và liên hệ với nhân viên y tế để được hướng dẫn xử lý kịp thời.

Trong đời sống hằng ngày, hãy đảm bảo thực hiện một chế độ dinh dưỡng và lối sống khoa học. Không tiếp xúc với người mắc bệnh về đường hô hấp vì có thể bị lây bệnh. Khi thời tiết chuyển lạnh, chú ý giữ ấm cho cơ thể, đặc biệt là vùng cổ họng.

Người bệnh nên bổ sung vào thực đơn trái cây tươi, rau xanh cùng các dưỡng chất cần thiết. Những nhóm thực phẩm này sẽ gia tăng hệ miễn dịch và chống lại hại khuẩn. Đặc biệt, bạn nên nhớ đeo khẩu trang khi đi ra đường để tránh tiếp xúc với thuốc lá, khói bụi.

Thực tế, thực đơn dinh dưỡng hợp lý góp phần không nhỏ vào quá trình đẩy lùi bệnh viêm thanh quản
Thực tế, thực đơn dinh dưỡng và hợp lý góp phần không nhỏ vào quá trình đẩy lùi bệnh viêm thanh quản

Bài viết đã giúp bạn đọc giải quyết câu hỏi viêm thanh quản uống thuốc gì tốt và giúp đẩy nhanh quá trình điều trị. Tuy nhiên, người bệnh không nên lạm dụng tân dược vì có thể ảnh hưởng đến sức khỏe. Thay vào đó hãy đến gặp  bác sĩ để đạt được hiệu quả trong quá trình điều trị.