Viêm thanh quản mãn tính có chữa được không? Nguy hiểm không?

Viêm thanh quản mãn tính (hay viêm dây thanh quản mãn tính) là bệnh lý về đường hô hấp phổ biến ở những nước nhiệt đới ẩm gió mùa. Khi bị viêm thanh quản, người bệnh sẽ hạn chế giao tiếp do khàn giọng, mất tiếng… Thông thường, bệnh sẽ tự biến mất trong vòng 2 – 3 tuần. Tuy nhiên, nếu kéo dài hơn 3 tuần, dai dẳng không khỏi được gọi là viêm thanh quản mãn tính.

Viêm thanh quản mãn tính thường do tiếp xúc với các chất kích thích theo thời gian. Bệnh tốn nhiều thời gian để bình phục, phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh và sức khỏe người bệnh, nhất là người tuổi đã cao.

Khản tiếng tố cáo bệnh viêm thanh quản mạn tính.
Khản tiếng tố cáo bệnh viêm thanh quản mạn tính.

Viêm thanh quản mãn tính là gì?

Thanh quản là một bộ phận của hệ hô hấp nối khí quản với yết hầu nằm trong phần trước cổ. Đây chính là cơ quan cho phép con người có thể nói, thì thầm, la hét và thở. Cùng với bộ máy sinh dục, thanh quản phát triển từ lúc chào đời đến khi trưởng thành. Ở độ tuổi trưởng thành, giọng nói cũng thay đổi tạo nên hiện tượng vỡ giọng.

Điều đáng chú ý là bộ phận này được cấu tạo bởi xương sụn chứa các dây âm thanh, có một lớp màng nhầy bao phủ bên ngoài. Hình dạng và sức căng của dây âm thanh hay sự thay đổi của các luồng không khí đi qua dây âm thanh đều ảnh hưởng đến chất lượng âm thanh và giọng nói.

Viêm thanh quản sẽ dẫn tới triệu chứng khản giọng, đau cổ họng, nói nhỏ hoặc thậm chí mất tiếng. Tìnhh trạng này có thể xảy ra trong thời gian ngắn rồi tự khỏi. Tuy nhiên nếu bệnh kéo dài lâu dai dẳng (thường là hơn 3 tuần) thì sẽ được chẩn đoán là viêm thanh quản mãn tính.

So với tình trạng viêm thanh quản cấp tính thì viêm thanh quản mãn tính thường phát triển chậm hơn. Đồng thời, các triệu chứng mãn tính sẽ kéo dài dai dẳng hơn và khó chịu hơn. Một số thống kê chỉ ra rằng, tỷ lệ người mắc bệnh viêm thanh quản mãn tính lên tới khoảng 25% và có thể mắc ở bất kỳ ở thời điểm nào trong suốt cuộc đời.

Chính vì thế, khi dây thanh bị viêm, tái phát nhiều lần, kéo dài trên 3 tuần kèm theo các biểu hiện là đau rát, ho nhiều, khản tiếng, mất tiếng… Khả năng cao là các bạn đã bị viêm thanh quản mãn tính. Lúc đó hãy chủ động tới các cơ sở y tế để tham khám và có những biện pháp can thiệp kịp thời.

Nguyên nhân viêm thanh quản mãn tính

Viêm thanh quản mãn tính xảy ra do hộp thanh quản phơi nhiễm với các tác nhân gây kích ứng trong thời gian dài. Một số yếu tố được đề cập dưới đây được cho là nguyên nhân chính dẫn tới tình trạng viêm thanh quản mãn tính:

  • Hội chứng trào ngược dạ dày – thực quản (GERD): acid trào ngược dạ dày gây tổn thương thanh quản
  • Người bệnh mắc các bệnh về đường hô hấp như viêm họng, viêm xoang, viêm amidan, viêm phế quản…
  • Thường xuyên hút thuốc lá, lạm dụng bia rượu, các chất kích thích có hại cho sức khỏe (bao gồm cả việc hít khói thuốc lá tự động từ người xung quanh) …
  • Làm việc trong môi trường khói bụi, hóa chất hoặc ô nhiễm…
  • Nhiễm trùng do vi khuẩn, nhiễm nấm hoặc ký sinh trùng. Virus chảy xuống cổ họng làm thanh quản bị tổn thương.
  • Sử dụng giọng nói to, tần suất và cường độ nói lớn như hò hét cổ động… Những người sử dụng giọng nói là công cụ làm việc như giáo viên, nhân viên bán hàng, ca sĩ, MC…
  • Tình trạng rối loạn dây thanh âm  vì người bệnh bị các bệnh ung thư, chấn thương do tai nạn hoặc đột quỵ…
  • Một số nguyên nhân khác như mắc các bệnh toàn thân (gan, béo phì, gút…) hay sự thay đổi đột ngột của thời tiết, khí nhậu, giao mùa… cũng có thể sẽ liên quan tới viêm thanh quản mãn tính.
Trong viêm thanh quản, dây thành bị viêm hay bị kích ứng
Trong viêm thanh quản, dây thành bị viêm hay bị kích ứng

Triệu chứng viêm thanh quản mãn tính

Cũng giống như các triệu chứng của bệnh viêm thanh quản cấp tính, viêm thanh quản mãn tính thường khởi phát một cách đột ngột. Bệnh sẽ có xu hướng biểu hiện rõ ràng và trở nên tồi tệ hơn sau khoảng 5 – 7 ngày. Dưới đây là một số triệu chứng đặc trưng của bệnh:

Viêm thanh quản mãn tính ở người lớn:

  • Viêm họng
  • Sốt cao, mệt mỏi
  • Ho khan
  • Đau rát khi nuốt đồ ăn, thậm chí là ngay cả khi nuốt nước bọt
  • Chảy nước mũi
  • Khàn giọng
  • Luôn có cảm giác vướng víu ở cổ họng

Viêm thanh quản mãn tính ở trẻ em: Các triệu chứng viêm thanh quản ở trẻ có thể khác các triệu chứng ở người lớn. Đặc biệt, cha mẹ cần chú ý viêm thanh quản ở trẻ thường nặng hơn vào ban đêm với những biểu hiện sau:

  • Khó thở hoặc khó nuốt
  • Sốt cao trên 39 độ C
  • Chảy nước dãi
  • Thở khò khè, khó thở, hít vào có tiếng rít to

Ngoài ra, cũng sẽ xuất hiện một số dấu hiệu khác:

  • Sưng hạch bạch huyết
  • Khó nuốt
  • Đau đầu, mệt mỏi
  • Ho nhiều, ho có lẫn dịch nhầy hoặc tia máu…

Các triệu chứng trên đây thường kéo dài nhiều ngày, thậm chí là nhiều tháng. Điều này ảnh hưởng rất nhiều tới hoạt động sinh hoạt thường nhật của người bệnh. Nhất là những người thường xuyên phải sử dụng giọng nói để làm việc.

Hơn nữa, các triệu chứng của viêm thanh quản mãn tính được cho là có nhiều điểm tương đồng với dấu hiệu của các bệnh về đường hô hấp trên như viêm họng, ho… Vì vậy, các bạn nên chú ý thăm khám sớm để có thể chẩn đoán chính xác và có phương án điều trị kịp thời. Tránh xảy ra những hậu quả đáng tiếc.

Viêm thanh quản mãn tính có nguy hiểm không?

Thông thường, bệnh viêm thanh quản mãn tính sẽ không gây nguy hiểm nếu được điều trị kịp thời. Tuy nhiên, các triệu chứng của bệnh sẽ kéo dài dai dẳng, khó điều trị dứt điểm, gây ra nhiều khó chịu cho người bệnh. Đặc biệt, viêm thanh quản sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới giọng nói – công cụ giao tiếp của con người.

Bệnh gây ra tình trạng tắc nghẽn thanh quản và thường ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng giọng nói.
Bệnh gây ra tình trạng tắc nghẽn thanh quản và thường ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng giọng nói.

Đối với những trường hợp bệnh do nhiễm trùng gây ra thì các phản ứng viêm có khả năng bội nhiễm, lan rộng ra các bộ phận khác. Trong nhiều trường hợp, triệu chứng khản tiếng, hụt hơi… kéo dài sẽ làm tổn thương dây thanh âm. Đây chính là một trong những nguyên nhân kích hoạt sự hình thành các hạt xơ dây thanh, polyp thanh quản và u nang dây thanh…

Không dừng lại ở đó, bệnh viêm thanh quản mãn tính nếu không sớm khắc phục đúng cách sẽ gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng. Nguy hiểm nhất là khả năng mắc bệnh ung thư thanh quản, lấy đi giọng nói của người bệnh vĩnh viễn và đe dọa tới tính mạng.

Một số biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra nếu bệnh viêm thanh quản mãn tính không được điều trị kịp thời:

  • Nhiễm trùng các bộ phận khác của đường hô hấp trên: viêm amidan, viêm phổi…
  • Ung thư thanh quản, ung thư vòm họng
  • Viêm phế quản, tăng sản hoặc tăng sừng hóa thanh quản
  • Mất giọng vĩnh viễn, tử vong.

Như vậy, có thể khẳng định rằng viêm thanh quản là bệnh nguy hiểm. Khi ở giai đoạn cấp tính thì việc chữa trị dễ dàng không nguy hiểm. Nhưng nếu bệnh tiến triển thành mãn tính thì gây ra nhiều biến chứng khôn lường, thậm chí đe dọa tới tính mạng của người bệnh.

Viẹc điều trị sớm và đúng cách bệnh viêm thanh quản sẽ giúp người bệnh phòng được các hậu quả đáng tiếc về sau.

Chẩn đoán, điều trị viêm thanh quản mãn tính đúng

Để chẩn đoán viêm thanh quản mãn tính, các bác sĩ sẽ thăm khám lâm sàng, kiểm tra tình trạng tai, mũi, họng và giọng nói.

  • Kiểm tra giọng nói: Vì khản giọng, mất tiếng là triệu chứng điển hình của viêm thanh quản mãn tính. Do đó, các bác sĩ sẽ lắng nghe cẩ thận giọng nói của bệnh nhân viêm thanh quản để có thể đưa ra kết luận chính xác. Đồng thời, bác sĩ cũng có thể khai thác thêm thông tin về sinh hoạt, lối sống để không bỏ sót các tác nhân kích ứng từ môi trường sống, không khí…
  • Kỹ thuật nội soi: Được sử dụng để quan sát sự chuyển động của dây âm thanh và xác định thanh quản có nốt sần không.
  • Kỹ thuật sinh thiết: Nếu các bác sĩ nghi ngờ một khu vực hoặc phần mô nào đó có dấu hiệu viêm nhiễm, kỹ thuật sinh thiết sẽ được sử dụng.
  • Có thể chỉ định một số xét nghiệm khác: nếu bệnh nhân có triệu chứng khản giọng mãn tính. Bởi khàn giọng dai dẳng có thể là dấu hiệu quả ung thư vòm họng…

Lời khuyên tốt nhất các chuyên gia tai mũi họng đưa ra là, những người có các triệu chứng viêm thanh quản kéo dài từ 2 tuần trở lên. Hãy đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Muốn điều trị viêm thanh quản mãn tính dứt điểm, yêu cầu bắt buộc người bệnh phải làm đó là tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ. Tùy vào từng tình trạng bệnh và sức khỏe của bệnh nhân, các bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân điều trị theo một số phương pháp dưới đây:

Điều trị tại chỗ

  • Các bạn có thể điều trị bằng cách xông hơi hoặc sử dụng một số loại thuốc kháng sinh phổ biến như alpha chymotripsine, hydrocortisone…
  • Bên cạnh đó, bạn có thể được bác sĩ chỉ định uống các thuốc giảm viêm, sưng phù… trong trường hợp cần thiết.

Điều trị toàn thân

Để điều trị toàn thân chứng viêm thanh quản, người bệnh sẽ được chỉ định một số loại thuốc chuyên biệt. Vậy viêm thanh quản uống thuốc gì?

  • Thuốc kháng sinh được dùng phổ biến khi chữa bệnh do nhiễm khuẩn. Trong trường hợp nguyên nhân gây viêm thanh quản là do virus thì kháng sinh không đem lại hiệu quả.
  • Thuốc chống viêm steroid hoặc thuốc chống viêm dạng men, tùy từng trường hợp bệnh. Ví dụ như: Dexamethasone, Methylprednisolon, Prednisolon, Lysozym, Alpha chymotrypsine…
  • Thuốc Đông y chiết xuất từ diệp hạ châu, kiêm ngân hoa, bồ công anh, hạ khô thảo, sài đất… nhằm bổ phế, tiêu đàm mát gan, giải độc, từ đó hỗ trợ tăng cường sức đề kháng và hệ miên dịch của cơ thể.
Bác sĩ có thể chỉ định một số loại thuốc kháng sinh để ức chế nhiễm trùng
Bác sĩ có thể chỉ định một số loại thuốc kháng sinh để ức chế nhiễm trùng

Lưu ý: Dù được chỉ định loại thuốc nào thì bạn cũng cần tuân thủ đúng theo hướng dẫn của bác sĩ. Tuyệt đối không tự ý điều chỉnh liều lượng hay ngưng thuốc khi chưa được cho phép. Nếu có bất cứ vấn đề gì phát sinh trong quá trình sử dụng thuốc, hãy chủ động tìm đến bác sĩ để được hỗ trợ kịp thời.

Thực hiện các liệu pháp luyện giọng

Tùy vào mức độ tổn thương của giọng nói, các chuyên viên sẽ phối hợp cùng bệnh nhân tìm ra phương thức luyện giọng thích hợp. Phương pháp này vừa giúp cải thiện giọng nói vừa bảo vệ thanh quản cho người bệnh.

Điều trị bằng các mẹo dân gian:

Một số bài thuốc trị bệnh tại nhà theo kinh nghiêm dân gian như:

  • Chanh đào mật ong: Đây là phương pháp được nhiều người tin tưởng áp dụng vì chanh đào và mật ong đều có tác dụng vượt trội trong điều trị viêm thanh quản. Bạn cần chuẩn bị 2 – 3 quả chanh đào và 4 muỗng mật ong tươi. Chanh rửa sạch, thái thành từng lát mỏng (như hình). Cho lát chanh vào cốc và rót mật ong lên trên, ngâm trong vòng 2 – 3 tiếng. Ngậm trực tiếp miếng chanh để tinh chất trong chanh cùng với mật ong từ từ thấm dần vào cổ họng. Kiên trì áp dụng mỗi ngày 2 lần sáng và tối sẽ thấy hiệu quả tức thì.
Chanh, gừng, mật ong chữa thanh quản bị viêm mãn tính
Chanh, gừng, mật ong chữa thanh quản bị viêm mãn tính
  • Gừng tươi: Chuẩn bị một củ gừng tươi, rửa sạch rồi thái thành từng lát mỏng. Đun một cốc nước nóng sau đó cho 3 – 4 lát gừng vào, hãm khoảng 5 phút như trà rồi uống. Có thể cho thêm 2 thìa cà phê mật ong để tăng hương vị và hiệu quả điều trị.
  • Bài thuốc từ giá đỗ: Dùng 200g giá đỗ xanh chần qua nước sôi cho đến khi nước nguội. Gừng tươi cạo vỏ, cắt lát nhỏ cho vào máy xay nhuyễn cùng giá đỗ và 1 thìa muối. Sau đó, lọc lấy nước, bỏ bã để một bên, uống từ từ từng ngụm. Cuối cùng mới đem bã ngậm trong vài phút sẽ giúp cổ họng dễ chịu hơn.

Phẫu thuật viêm thanh quản

Khi các biện pháp điều trị nội khoa (sử dụng thuốc) không hiệu quả, các bác sĩ sẽ chỉ định và đưa ra lời khuyên sử dụng biện pháp phẫu thuật. Đây thường là lựa chọn điều trị cuối cùng. Ngoài ra, phẫu thuật còn được chỉ định trong một số trường hợp cụ thể như:

  • Viêm thanh quản bị phù reinke
  • Hạt xơ dây thanh
  • Xuất hiện khối u hay polyp thanh quản

Mặc dù đây là lựa chọn cuối cùng khi trường hợp viêm thanh quản diễn tiến nặng. Tuy nhiên phương pháp này vẫn tồn tại nhiều rủi ro. Vì vậy, sau khi phẫu thuật, bệnh nhân cần lưu ý tuân thủ theo đúng hướng dẫn của bác sĩ. Việc phục hồi bệnh nhanh hay chậm phụ thuộc phần lớn vào việc chăm sóc sau khi phẫu thuật.

Tự chăm sóc tại nhà

Thông thường, bác sĩ sẽ khuyên bệnh nhân nên nghỉ ngơi tại nhà để cải thiện các triệu chứng của viêm thanh quản. Ở đây, việc nghỉ ngơi là hạn chế sử dụng thanh quản như hạn chế nói, hát, thậm chí hạn chế thì thầm. Một số biện pháp chăm sóc tại nhà khác như:

  • Sử dụng máy phun hơi nước để có thể hít thở không khí ẩm
  • Sử dụng các thuốc giảm đau như paracetamol, ibuprofen
  • Tránh hút thuốc, hút thuốc thụ động
  • Uống nhiều nước

Cách phòng tránh viêm thanh quản mãn tính

Để phòng ngừa bệnh viêm thanh quản mãn tính nói riêng và bảo vệ sức khỏe nói chung, chúng ta cần chú ý những điều sau:

  • Uống đủ nước mỗi ngày: Vì viêm thanh quản sẽ gây ra các triệu chứng như đau rát và khô họng… Việc uống đủ nước sẽ luôn giữ cho cổ họng ẩm, giúp dây thanh cử động linh hoạt, dễ dàng hơn.
  • Dùng mấy làm ẩm không khí trong phòng, tránh để phòng quá khô…
  • Giữ ấm cơ thể, nhất là vùng cổ họng khi thời tiết chuyển mùa, thay đổi đột ngột… Quàng khăn khi đi ra ngoài trời lạnh. Đeo khẩu trang để bảo vệ mũi miệng khỏi khói bụi và các tác nhân gây hại xâm nhập qua đường hô hấp.
  • Với những người thường xuyên làm công việc sử dụng giòn nói hãy phân bổ thời gian nói hợp lý. Điều tiết thời gian sử dụng giọng nói nếu bị khản tiếng, nghỉ ngơi điều độ…
  • Viêm thanh quản kiêng gì, bệnh nhân cần tránh tiếp xúc với các chất/ yếu tố dễ gây tổn thương cho niêm mạc họng như khói bụi, hoá chất độc hại, rượu bia, thuốc lá…

    Tuyệt đối không hút thuốc lá khi đang mắc bệnh viêm thanh quản mãn tính
    Tuyệt đối không hút thuốc lá khi đang mắc bệnh viêm thanh quản mãn tính

  • Tránh tiếp xúc với những người đang bị bệnh viêm đường hô hấp trên: cảm cúm, ho, viêm họng…
  • Bổ sung đồ ăn nhiều chất xơ, rau xanh, trái cây chứa nhiều vitamin và khoáng chất để tăng cường đề kháng cho cơ thể.
  • Vệ sinh răng miệng mỗi ngày bằng nước muối sinh lý hoặc nước muỗi ấm pha loãng…
  • Không nên hò hét to, nói quá nhiều… Đặc biệt là khi có dấu hiệu đau rát cổ họng thì nên tiết chế giọng nói để tránh làm tổn thương nghiêm trọng hơn.

Trên đây là những thông tin về nguyên nhân cũng như các cách điều trị và phòng tránh bệnh viêm thanh quản mãn tính. Nếu không may mắc bệnh viêm thanh quản mãn tính, các bạn hãy chú ý theo dõi và đi thăm khám kịp thời để được điều trị sớm nhất. Những thông tin trên được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi áp dụng bất cứ phương pháp điều trị nào.