Viêm phế quản co thắt là gì? Cách nhận biết, điều trị

Viêm phế quản co thắt là bệnh lý hô hấp thường gặp ở mọi đối tượng, đặc biệt là trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Cần phát hiện bệnh kịp thời và điều trị ngay để không gây biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe, với trẻ nhỏ bệnh sẽ gây ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển sau này của bé.

Viêm phế quản co thắt là gì? Bệnh có nguy hiểm không?

Viêm phế quản co thắt là tình trạng viêm nhiễm đường ống dẫn khí từ khí quản vào phổi. Bệnh khiến lòng phế quản bị thu hẹp tạm thời, gây co thắt các cơ phế quản gây viêm. Tình trạng viêm nhiễm lâu ngày khiến phế quản bị phù nề, sưng to, bó hẹp đường thở gây khó thở, thở khò khè,…Đồng thời, lượng chất nhầy tăng lên do các tuyến phế quản bị viêm, khiến bệnh nhân thường ho, khạc ra đờm. 

Viêm phế quản có nguy hiểm không? Các bác sĩ chuyên khoa khuyến cáo, bệnh không quá nguy hiểm và có thể điều trị khỏi nếu được can thiệp sớm và đúng cách. Tuy nhiên, nếu không được chữa trị kịp thời, bệnh viêm phế quản có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí là tử vong.

"<yoastmark

Những biến chứng tiềm ẩn của bệnh cụ thể như:

  • Viêm phổi: Phổi và phế quản là hai bộ phận nằm gần nhau, có liên quan mật thiết với nhau. Vì thế, không trị dứt điểm bệnh có thể dẫn đến viêm phổi
  • Viêm tai giữa: Nếu bệnh nhân bị bệnh trong thời gian dài gây viêm tai giữa. Lâu ngày có thể dẫn tới suy giảm thính lực và điếc hoàn toàn
  • Suy hô hấp: Biến chứng này rất nguy hiểm, cần được lưu tâm. Nếu bệnh nhân rơi vào tình trạng suy hô hấp mà không được cấp cứu kịp thời có thể tử vong

Đối tượng thường mắc viêm phế quản

Viêm phế quản có thể xảy ra ở bất kỳ ai, thuộc mọi lứa tuổi, giới tính. Tuy nhiên, nhóm đối tượng dễ mắc bệnh nhất bao gồm:

Viêm phế quản co thắt ở trẻ em

Bệnh viêm phế quản co thắt có thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng trẻ nhỏ là đối tượng dễ mắc nhất. Nguyên nhân do cơ thể trẻ nhỏ chưa phát triển hoàn thiện, hệ miễn dịch còn yếu nên tạo cơ hội cho tác nhân gây bệnh dễ dàng xâm nhập. 

Nhóm tuổi dễ mắc viêm phế quản nhất là trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ trong độ tuổi từ 2 – 6 tuổi.

"Trẻ

Viêm phế quản co thắt ở người lớn

Viêm phế quản ở người lớn ít xảy ra nhưng vẫn có, bệnh dễ bị nhầm lẫn với các tình trạng hen suyễn, dẫn đến sai lầm trong điều trị, gây ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe. Do đó, khi phát hiện những triệu chứng bất thường của bệnh, người bệnh nên đến các bệnh viện hoặc phòng khám uy tín để được điều trị ngay.

Nguyên nhân gây viêm phế quản co thắt

Viêm phế quản co thắt xảy ra khi tác nhân gây bệnh xâm nhập vào đường ống dẫn khí từ khí quản vào phổi. Cụ thể hơn, các tác nhân đó là:

  • Virus hợp bào đường hô hấp (RSV), bội nhiễm vi khuẩn: Nguyên nhân phổ biến gây các bệnh đường hô hấp, đặc biệt ở trẻ nhỏ từ 2 – 6 tuổi. Một số vi khuẩn hoạt động ở vùng mũi họng gây bệnh là H.Influenzae; liên cầu, tụ cầu, phế cầu,…. 
  • Hệ miễn dịch suy giảm: Ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ từ 2 – 6 tuổi, hệ miễn dịch chưa hoàn thiện, tạo điều kiện cho các nhóm virus trên xâm nhập và gây bệnh. 
  • Cơ địa dị ứng: Người có tiền sử bệnh dị ứng cũng là nguyên nhân gây bệnh. Các tác nhân gây dị ứng có thể là lông vật nuôi, phấn hoa, thức ăn, thuốc,…
Cơ địa dị ứng là nguyên nhân gây bệnh
Cơ địa dị ứng là nguyên nhân gây viêm phế quản co thắt
  • Môi trường sống ô nhiễm: Thường xuyên tiếp xúc với nhiều khói bụi, sinh sống và làm việc tại nơi có nhiều hóa chất độc hại

Triệu chứng của viêm phế quản co thắt

Nhiều bệnh nhân thường nhầm lẫn triệu chứng của viêm phế quản co thắt với bệnh hen phế quản. Thực chất, hen phế quản là một dạng biến chứng nguy hiểm của bệnh lý viêm phế quản. Việc nhận biết sai dẫn đến phương pháp điều trị không đúng, bệnh lâu ngày không khỏi. Một số triệu chứng của bệnh đặc trưng như sau:

  • Sốt nhẹ kèm theo đau nhức xương khớp, mệt mỏi, uể oải, hắt hơi, sổ mũi, rất giống với triệu chứng bệnh cảm cúm thông thường (3-4 ngày đầu khởi phát bệnh)
  • Sốt cao, cảm thấy nóng rát phần xương ức, khó thở, thở khò khè, thở nông, nghe thấy tiếng rên rít
  • Buồn nôn sau khi ăn
  • Ngứa rát họng, ho nhiều, ho có đờm trắng trong hoặc có màu (xanh vàng), có mùi hôi đặc trưng
Ho nhiều đờm
Ho nhiều đờm là biểu hiện của viêm phế quản co thắt
  • Với trẻ em: Quấy khóc, bỏ ăn, nôn trớ, khó thở vào ban đêm. Nghe rõ tiếng thở khò khè, mặt tím tái, sùi bọt mép, lúc này bố mẹ cần đưa trẻ đến ngay các cơ sở y tế để được cấp cứu kịp thời

Khi thấy bất kỳ biểu hiện nào như trên, bệnh nhân không được tự ý sử dụng thuốc mà cần đến cơ sở y tế để được thăm khám và tiếp nhận điều trị đúng cách.

Cách điều trị viêm phế quản co thắt

Viêm phế quản co thắt kéo dài có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm, đặc biệt với trẻ nhỏ, có thể gây ảnh hưởng tới việc phát triển sau này. Do đó, cần chủ động điều trị bệnh dứt điểm ngay khi phát hiện những triệu chứng đầu tiên. Tùy vào từng tình trạng bệnh, bác sĩ có thể đưa phác đồ điều trị bằng một số phương pháp như:

Uống thuốc gì chữa viêm phế quản co thắt?

Dựa trên kết quả kiểm tra lâm sàng về tình trạng viêm nhiễm ban đầu, bác sĩ chuyên khoa sẽ hướng dẫn người bệnh sử dụng một số loại thuốc phù hợp, nhằm mang lại hiệu quả tốt nhất. Các loại thuốc đó là:

  • Thuốc kháng sinh: Được dùng trong trường hợp nguyên nhân gây bệnh do virus, ngăn ngừa quá trình bội nhiễm vi khuẩn. Người bệnh dùng theo chỉ định về liều lượng của bác sĩ.
  • Thuốc hạ sốt, giảm đau: Dùng khi người bệnh có triệu chứng sốt trên 38,5 độ C, đau họng do ho nhiều. Một số thuốc thường kê như Ibuprofen; Paracetamol;…

"Điều

  • Thuốc giảm ho, long đờm: Kê trong trường hợp bệnh nhân ho nhiều, ho có đờm, cần làm lỏng và đưa dịch nhầy ra khỏi cổ họng
  • Thuốc chống nôn: Kê trong trường hợp bệnh nhân thường xuyên nôn mửa sau ăn, buồn nôn do ho nhiều
  • Thuốc giãn phế quản: Kê khi bệnh nhân có tình trạng khó thở, thở khò khè,…
  • Thuốc bổ, vitamin: Tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, hỗ trợ quá trình điều trị hiệu quả hơn

Với trường hợp bệnh nhân nặng, có biểu hiện suy hô hấp (khó thở, môi, chân tay tím tái, lồng ngực co rút), cần nhập viện cấp cứu, thở máy, thở oxy để không nguy hiểm đến tính mạng.

Chữa bằng mẹo dân gian tại nhà

Với những trường hợp viêm nhiễm nhẹ, bệnh ở giai đoạn đầu, người bệnh có thể sử dụng một số mẹo chữa dân gian bằng nguyên liệu thiên nhiên tại nhà để giảm triệu chứng bệnh như:

  • Chữa viêm phế quản bằng rau diếp cá: Diếp cá chứa nhiều vitamin và hoạt chất kháng viêm. Người bệnh rửa sạch rau, nghiền nhỏ, giã hoặc xay lấy nước uống. Để giảm vị tanh của diếp cá, có thể sử dụng kết hợp với 1-2 thìa mật ong nguyên chất
  • Chữa bệnh bằng lá trầu không: Lá trầu không tính ấm, vị cay, có tác dụng sát trùng, sát khuẩn, tiêu viêm. Người bệnh rửa sạch lá, đem giã lấy nước uống hàng ngày. Ngoài ra có thể nghiền nhỏ lá trầu không, ngâm trong nước sôi 20 phút, chắt lấy nước pha thêm mật ong uống hàng ngày.

"Lá

  • Sử dụng gừng tươi: Gừng có tính ấm, rất bổ cho phổi và phế quản. Người bệnh làm sạch gừng, bỏ vỏ, xay nhuyễn, lọc lấy nước, hòa với mật ong, đun cô đặc thành dạng cao. Mỗi lần sử dụng 1 thìa cao hòa với nước ấm và uống hàng ngày
  • Chữa viêm phế quản bằng trái lê: Trong lê có tính hàn, lại mọng nước, giúp cơ thể phục hồi sức đề kháng và giảm ho tốt. Người bệnh sử dụng bài thuốc này như sau: cắt hạt lựu trái lê, thêm gừng giã nhỏ, vài nhánh tỏi rồi trộn đều cùng mật ong

Hiệu quả điều trị bằng mẹo dân gian tương đối chậm và tùy thuộc theo cơ địa từng người, do đó cần kiên trì sử dụng đều đặn. Không nên lạm dụng nếu bệnh ngày càng nặng và phải đi khám để có cách xử trí kịp thời.

Bài thuốc điều trị bằng Đông y

Theo Đông y, viêm phế quản thực chất là do yếu tố phong hàn, phong nhiệt. Khi cơ thể bị tác động bởi những tác nhân này sẽ ảnh hưởng đến tạng phế khiến khí phế ngưng trệ… Tình trạng kéo dài lâu ngày dẫn đến ho nhiều, ho có đờm,…

Để điều trị bệnh triệt để, Đông y tập trung vào các bài thuốc bổ tỳ, bổ can thận, bổ phế. Điều này giúp cơ thể nâng cao sức đề kháng, đẩy lùi mọi nguy cơ bệnh tật.

"Điều

Các bài thuốc Đông y chỉ định cho bệnh này như sau:

  • Bài thuốc số 1: Phục linh 16g; Hạnh nhân 12g; Tiền hồ 12g; Tô diệp 10g; Trần bì 8g; Chỉ xác 8g; Bán hạ chế 8g; Cam thảo 4g; Sinh khương 3 lát. Mỗi ngày uống 1 thang, chia hai lần sáng – tối
  • Bài thuốc số 2: Cúc hoa, hạnh nhân, tang diệp, tiền hồ, ngưu bàng tử 12g; Liên kiều 16g; Lô căn 8g; Bạc hà, cam thảo 6g. Sắc lấy nước mỗi ngày một thang, chia hai lần sáng – tối
  • Bài thuốc số 3: Bạch thược 12g; Bán hạ chế 12g; Ma hoàng, quế chi, ngũ vị tử 8g; Tế tân, can thương 6g. Mỗi ngày sắc lấy nước uống một thang, chia đều đặn hai lần sáng – tối

Hiệu quả điều trị bằng đông y tùy thuộc vào cơ địa từng người, do đó người bệnh phải cần sử dụng thuốc đều đặn trong một thời gian, không bỏ dở, kết hợp với chế độ dinh dưỡng hợp lý để điều trị hiệu quả.

Bệnh viêm phế quản co thắt nên ăn gì? Kiêng gì?

Chế độ ăn uống, các loại thực phẩm được cung cấp hàng ngày có ảnh hưởng rất lớn đến tình trạng bệnh viêm phế quản co thắt. Người bệnh nên điều chỉnh chế độ ăn uống cho phù hợp với các thực phẩm nên ăn và nên kiêng cữ để cho hiệu quả chữa bệnh tốt nhất.

Viêm phế quản co thắt nên ăn gì? – Một số thực phẩm tốt cho sức khỏe có thể kể đến như:

  • Hoa quả tươi: Như cam, táo, dâu tây, bưởi,…giàu vitamin và khoáng chất, giúp cơ thể tăng cường sức đề kháng
  • Rau xanh: Như bông cải xanh, cà chua, cà rốt, bắp cải tương tự như hoa quả, rau xanh là nguồn cung cấp vitamin và chất khoáng cần thiết cho cơ thể
  • Thực phẩm giàu năng lượng: Gạo, ngũ cốc, bánh mì,…cung cấp năng lượng cần thiết cho cơ thể, hồi phục sức khỏe
  • Thực phẩm mềm, dễ nuốt: Cháo, súp ấm, canh,…
Thay đổi chế độ ăn hỗ trợ điều trị hiệu quả
Thay đổi chế độ ăn hỗ trợ điều trị viêm phế quản co thắt hiệu quả

Bên cạnh đó, trong chế độ ăn bệnh nhân cần hạn chế, kiêng những thực phẩm sau:

  • Đồ ăn quá mặn: Tăng lượng chất nhầy, không tốt cho bệnh nhân viêm phế quản co thắt
  • Đồ ăn chiên xào nhiều dầu mỡ: Gây kích ứng cổ họng, khiến tình trạng bệnh nặng hơn
  • Đồ ăn chua chát, nhiều gia vị nóng như ớt, tiêu: Gây ho, thậm chí có thể gây loét nặng hơn
  • Đồ ăn nhiều đường: Gây co thắt, tăng triệu chứng khó thở cho người bệnh
  • Đồ uống có gas, chất kích thích: như thuốc lá, rượu bia, nước ngọt,…

Phòng ngừa bệnh viêm phế quản co thắt

Viêm phế quản co thắt là bệnh lý hô hấp có thể gây biến chứng nguy hiểm nếu không có phác đồ điều trị dứt điểm. Thực hiện biện pháp phòng ngừa là điều cần thiết để giảm thiểu tối đa nguy cơ mắc bệnh. Cụ thể như sau:

  • Vệ sinh tai mũi họng thường xuyên và đúng cách bằng nước muối sinh lý

"Vệ

  • Thay đổi chế độ ăn uống lành mạnh: Tăng cường lượng rau xanh, thực phẩm giàu năng lượng, hạn chế ăn quá mặn, quá ngọt hoặc thức ăn nhiều dầu mỡ
  • Với trẻ ăn dặm: chế biến bữa ăn đầy đủ dinh dưỡng từ 4 nhóm thực phẩm
  • Giữ gìn vệ sinh nơi ở và làm việc
  • Mang khẩu trang khi ra ngoài, hạn chế tiếp xúc với khói bụi, không khí ô nhiễm
  • Giữ vệ sinh tay chân, rửa sạch sẽ bằng xà phòng hàng ngày
  • Nếu có bệnh, cần ý thức bảo vệ cộng đồng bằng cách lấy tay che miệng khi khạc nhổ, hắt hơi

Bệnh viêm phế quản co thắt có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi nhưng phổ biến nhất là ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ do hệ miễn dịch chưa hoàn chỉnh. Cần có phương pháp điều trị kịp thời kết hợp với điều chỉnh lối sống tích cực để chữa dứt điểm bệnh, không để bệnh diễn tiến nghiêm trọng.

Bài viết liên quan:

  • Viêm phế quản co thắt ở trẻ em – Cách điều trị, chăm sóc
  • Co thắt phế quản – Khó thở: Nguyên nhân và cách khắc phục