Viêm họng thanh quản cấp là gì? Cách chăm sóc và điều trị hiệu quả

Viêm họng thanh quản cấp là tình trạng niêm mạc thanh quản bị viêm nhiễm trong thời gian dưới 20 ngày. Nguyên nhân chủ yếu là do cơ thể bị vi khuẩn, virus xâm nhập. Nếu chủ quan không điều trị, bệnh sẽ chuyển sang thể mãn tính và người bệnh phải đối mặt với biến chứng nguy hiểm như: Phù nề, viêm tấy, hoại tử thanh quản, thậm chí tử vong do trụy tim mạch

Viêm họng thanh quản cấp là gì? Có nguy hiểm không?

Viêm họng thanh quản cấp tính là tình trạng niêm mạc của thanh quản bị tác động dẫn tới viêm nhiễm, thường trong thời gian dưới 3 tuần. Triệu chứng lâm sàng điển hình là đau rát cổ họng và khàn tiếng. Bệnh viêm thanh quản xảy ra với mọi đối tượng, tuy nhiên trẻ em có nguy cơ mắc bệnh cao hơn. 

Viêm họng thanh quản cấp là gì
Viêm họng thanh quản cấp là gì

Thông thường, viêm thanh quản cấp nếu tuân thủ theo đúng phương pháp điều trị kết hợp chăm sóc hợp lý bệnh có thể chữa khỏi. Tuy nhiên trường hợp người bệnh chủ quan, hoặc điều trị sai phương pháp bệnh sẽ kéo dài dai dẳng sang thể mãn tính. 

Cả trẻ nhỏ và người lớn khi không chữa trị kịp thời viêm họng thanh quản cấp có thể phải đối mặt với biến chứng nguy hiểm. Dưới đây là 1 số biểu hiện và biến chứng kèm theo đối với trẻ em và người lớn khi bị viêm họng thanh quản:

Viêm thanh quản cấp ở trẻ em 

Trẻ nhỏ bị viêm thanh quản cấp nếu không điều trị đúng phác đồ có thể gây biến chứng nguy hiểm. Mức độ nguy hiểm phù hợp vào triệu chứng nặng, nhẹ và thể bệnh mà trẻ gặp phải.

Biến chứng viêm thanh quản cấp ở trẻ em rất nguy hiểm
Biến chứng viêm thanh quản cấp ở trẻ em rất nguy hiểm
  • Viêm thanh quản hạ thanh môn: Trẻ từ 1 – 3 tuổi dễ mắc bệnh lý này nhất. Cha mẹ thường phát hiện bệnh vào ban đêm với những triệu chứng như: khó thở, tiếng ho cứng, ông ổng. Tuy nhiên sáng dậy trẻ vẫn chơi, bú bình thường. 
  • Viêm thanh quản co thắt: Dây thanh quản sẽ bị co thắt đột ngột gây chứng khó thở, thở rít, khò khè, giọng bị khàn. 
  • Viêm thanh nhiệt: Sưng nề nắp thanh nhiệt, nhai nuốt có cảm giác đau, nhiều nước bọt, cổ liên tục ngả về trước, khi nằm ngửa thì khó thở. 
  • Viêm thanh quản bạch hầu: Diễn ra do vi khuẩn Loeffler xâm nhập vào thanh quản dẫn tới phù nề, viêm loét. Trẻ sẽ khó thở, giọng nói khàn kèm theo chứng sốt cao. Sẽ rất nguy hiểm nếu trẻ không được điều trị kịp thời trong trường hợp này.

Viêm thanh quản cấp người lớn 

Người lớn bị viêm họng thanh quản cấp cần lưu ý theo dõi triệu chứng để tránh trường hợp bệnh chuyển sang thể mãn, khó chữa hơn. Các thể bệnh, biểu hiện viêm họng và biến chứng kèm theo như:

Viêm họng cấp
Người cao tuổi cần chú ý với những triệu chứng viêm họng cấp
  • Thể xuất tiết: Bệnh nhân bị sốt cao, đau đầu, chóng mặt. 
  • Thể phù nề: Là giai đoạn phát triển của thể xuất tiết với những chứng như khó khăn trong nhai nuốt, thỉnh thoảng bị khó thở, tiếng nói không bị thay đổi nhiều. 
  • Thể loét: Lúc này bệnh đã nặng hơn khi soi thanh quản xuất hiện những vết loét, bờ đỏ, sụn thanh nhiệt bị phù nề.
  • Thể viêm tấy: Người bệnh sẽ bị đau nhức toàn thân, uể oải, mạch đập nhanh kèm theo sốt cao, tai nhức, vùng trước thanh quản viêm tấy. 
  • Thể hoại tử: Đến giai đoạn này màng sụn đã viêm nhiễm nặng và bắt đầu hoại tử, thanh quản bị sưng to và có màng che phủ. 

Nguyên nhân bị viêm họng thanh quản cấp

Có nhiều nguyên nhân gây bệnh viêm họng thanh quản cấp tính. Tuy nhiên theo các bác sĩ tai mũi họng, nguyên nhân chủ yếu là do người bệnh bị cảm lạnh, cảm cúm, bị nhiễm virus, vi khuẩn hoặc đặc thù công việc phải nói quá nhiều.  Cụ thể:

  • Sự thay đổi nhiệt độ đột ngột vùng thanh quản: Vào mùa nóng vùng niêm mạc đường hô hấp thường khô, khi ta uống nước ( đặc biệt là nước lạnh ) sẽ dẫn đến sự chênh lệch nhiệt độ kích thích niêm mạc thanh quản, gây viêm. 
  • Do nhiễm virus: Theo thống kê có tới 60 – 70% người bệnh bị viêm họng thanh quản cấp do sự xâm nhập của virus, đặc biệt là virus cúm A và B. 
Viêm thanh quản cấp
Có rất nhiều nguyên nhân gây viêm thanh quản
  • Do vi khuẩn: Thường gặp nhiều nhất là phế cầu, Hemophilus Influenzae, Friedlander, Pfeiffer…
  • Do nấm: Vào mùa hè, chúng ta sử dụng điều hòa thường xuyên. Trường hợp điều hòa không được thường xuyên vệ sinh sẽ kích thích sự phát triển của nấm và phát tán ra không khí trong nhà. Nấm sẽ xâm nhập và lây lan trong niêm mạc họng khiến viêm nhiễm. 
  • Do hội chứng trào ngược: Các chất HCL, pepsin, dịch mật…có trong dạ dày khi trào ngược lên sẽ gây niêm mạc thanh quản, làm cho nó bị viêm.

Viêm thanh quản cấp còn đến từ một số nguyên nhân khác như: Thường xuyên làm việc trong môi trường bụi bẩn, ô nhiễm không khí; bị dị ứng mãn tính với lông thú, phấn hoa,… Hoặc là diễn viên, giáo viên, MC thường xuyên nói nhiều, nói to dẫn tới thanh quản bị tổn thương, gây viêm. 

Điều trị viêm họng thanh quản cấp như thế nào?

Thực tế, điều trị viêm họng thanh quản cấp không khó nhưng người bệnh cần phải tuân thủ theo đúng phác đồ điều trị để có kết quả khả thi nhất.

Nguyên tắc điều trị chung

Đối với bệnh nhân viêm thanh quản không khó thở:  Điều quan trọng nhất là bệnh nhân phải kiêng nói, kiêng hét, tránh lạnh. Sau đó kết hợp thêm một số phương pháp điều trị như điều trị nội khoa, điều trị tại chỗ, tăng cường sức đề kháng.

Tuân thủ nguyên tắc điều trị viêm thanh quản
Tuân thủ nguyên tắc điều trị viêm thanh quản

Đối với bệnh nhân viêm thanh quản có khó thở: Bệnh nhân khó thở thanh quản cấp độ ( I ) cần điều trị nội khoa; khó thở thanh quản cấp độ ( II ) sẽ điều trị bằng phương pháp mở khí quản cấp cứu; trường hợp bệnh nhân khó thở thanh quản độ ( III ) cần mở khí quản cấp cứu kết hợp hồi sức tích cực. 

Thuốc Tây điều trị viêm họng thanh quản 

Tùy theo thể trạng bệnh khi thăm khám các bác sĩ sẽ kê đơn thuốc phù hợp. Một số loại thuốc thường được chỉ định trong điều trị viêm thanh quản như sau:

Thuốc chữa viêm họng cấp
Sử dụng thuốc Tây cần tuân thủ toa đơn của bác sĩ
  • Thuốc kháng sinh: Khi xác định viêm thanh quản cấp do vi khuẩn các bác sĩ sẽ kê toa thuốc gồm một số loại kháng sinh: Amoxicillin, cephalexin, cefaclor, roxithromycin, clarithromycin…
  • Thuốc kháng viêm: Thông thường bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh sử dụng Corticosteroids trong trường hợp người bệnh cần lấy lại giọng nói sớm nhất. 
  • Thuốc giảm đau, hạ sốt: Một số thuốc như: paracetamol, aspirin… có tác dụng giảm bớt cơn đau họng, hạ thân nhiệt.

Điều trị bằng thuốc Tây giúp người bệnh nhanh chóng loại bỏ được những triệu chứng khó chịu do viêm thanh quản cấp gây ra. Tuy nhiên một số thành phần trong thuốc có thể gây tác dụng phụ, vì thế người bệnh không được tự ý mua và sử dụng thuốc mà cần thăm khám và tuân thủ theo toa đơn bác sĩ đã kê.

Cách chữa viêm họng thanh quản cấp tại nhà

Sử dụng một số nguyên liệu tại nhà để tạo ra bài thuốc chữa viêm họng thanh quản tại nhà cũng được nhiều người áp dụng. 

Chữa viêm thanh quản bằng mật ong 

  • Mật ong kết hợp với chanh: Sử dụng chanh tươi ( nên dùng chanh đào ), rửa sạch với nước muối rồi khía thành nhiều múi nhỏ. Cho chanh vào chén sau đó rưới lượng mật ong vừa đủ lên trên. Hãm khoảng 2 tiếng để mật ong ngấm đều vào chanh sau đó cắt thành từng miếng nhỏ ra ngậm, nhai từ từ và nuốt. Thực hiện mỗi ngày từ 3 – 5 lần, sau 1 tháng sẽ giảm đau họng, khản tiếng. 
Chữa viêm họng bằng mật ong
Bài thuốc đơn giản chữa viêm họng từ mật ong
  • Mật ong kết hợp lá hẹ: Lấy lá hẹ tươi rửa sạch, để ráo nước sau đó thái nhỏ. Thêm 200ml mật ong ngập lá rồi đem hấp cách thủy. Đợi lá hẹ chín nhừ thì bắc ra sau đó chắt lấy nước uống. Có thể thêm vài hạt muối tinh để tăng hiệu quả. 

Sử dụng củ nghệ: Bạn cần chuẩn bị bột nghệ sạch sau đó hòa cùng nước ấm và muối hạt theo tỷ lệ: 1 cốc nước + nghệ, muối mỗi thứ  nửa thìa. Mỗi ngày sẽ pha 1 cốc và uống 3 lần liên tiếp, bạn sẽ thấy hiệu quả bất ngờ sau 1 tuần.

Dùng lá tía tô: Lá tía tô là nguyên liệu dễ kiếm và cách thực hiện bài thuốc từ lá tía tô chữa viêm thanh quản cấp khá đơn giản. Bạn rửa sạch 1 lá tía tô, ngâm nước muối 15 phút cho sạch vi khuẩn. Bạn xay nhuyễn rồi chắt nước cốt uống, thêm chút đường trắng để dễ uống hơn. Mỗi ngày uống 3 – 4 lần, kiên trì trong 1 tháng sẽ thấy hiệu quả. 

Chữa viêm họng bằng tía tô
Chữa viêm họng cấp bằng tía tô

Dùng tỏi: 3 – 4 nhánh tỏi bóc vỏ rồi đem xay nhuyễn, sau đó hòa thêm 1 ly sữa nóng. Đợi khoảng 10 phút rồi chắt lấy nước uống. Bạn có thể uống phần nước lọc mỗi ngày để giảm cảm giác đau rát cổ họng. 

Sử dụng muối trắng: Nước muối ấm có tác dụng giảm sưng viêm hiệu quả, giúp bạn quên đi những cơn đau. Hàng ngày bạn chỉ cần pha nước muối ấm súc miệng vào buổi sáng và tối. Kiên trì súc họng 1 – 2 tháng sẽ thấy hiệu quả.
Cách chữa viêm thanh quản cấp tại nhà bằng phương pháp dân gian đơn giản, dễ thực hiện tuy nhiên đòi hỏi người bệnh phải kiên trì. Bài thuốc chỉ là phương pháp hỗ trợ vì không có khả năng điều trị dứt điểm. 

Chữa viêm thanh quản, khản tiếng bằng Đông y

Xưa nay Đông y vẫn được coi là bài thuốc chữa viêm thanh quản lành tính với chiết xuất từ thảo dược thiên nhiên. Sử dụng cơ chế điều trị bệnh từ căn nguyên bên trong, Đông y lưu truyền rất nhiều bài thuốc bốc thang điều trị viêm họng thanh quản cấp: 

Bài thuốc chữa viêm thanh quản do phong hàn:

  • Bài thuốc 1: Hoàng kỳ 12g, quế lâm 6g, cát căn, tía tô, kinh giới, cây ngũ sắc, lá xương sông, tục đoạn mỗi thứ 16g, thiên niên kiện, bạch chỉ mỗi thứ 10g,  cam thảo, xuyên khung mỗi thứ 12g. Đem sắc ngày 1 thang chia ra uống 3 lần sáng – trưa – tối.
  • Bài thuốc 2: Huyền sâm, ba kích, cam thảo mỗi thứ 12g, cát cánh, phòng sâm, đương quy, kinh giới, xương xông mỗi thứ 16g, ngũ vị, mơ muối, ngải diệp mỗi thứ 10g, sinh khương 4g. Đem sắc uống mỗi ngày 1 thang, chia đều sáng – trưa – tối. 
Chữa viêm họng cấp bằng đông y
Chữa viêm thanh quản do phong hàn

Bài thuốc chữa viêm thanh quản do phong nhiệt:

  • Bài thuốc 1: Khởi tử, thạch hộc, liên kiều, cam thảo mỗi thứ 12g, bồ công anh, mạch môn, cát căn, tang diệp mỗi thứ 16g, ngân hoa, ngũ vị, sơn thù mỗi thứ 10g, thổ phục linh, nam tục đoạn mỗi thứ 20g. 
  • Bài thuốc 2: Rau tần dày lá 16g, cát cánh, thiên môn, mạch môn, cam thảo, huyền sâm mỗi thứ 12g, xạ can, hoàng kỳ, bán hạ, ngân hoa, cúc hoa mỗi thứ 10g, đại táo 5 quả. Sắc uống mỗi ngày 1 thang, chia 3 lần sáng – trưa – tối. 

Chế độ chăm sóc bệnh nhân viêm họng thanh quản cấp 

Người bị viêm thanh quản cấp ngoài điều trị theo đúng phác đồ bác sĩ chỉ định cần kết hợp tuân thủ chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt hợp lý bệnh mới nhanh khỏi. 

Người bệnh trong quá trình điều trị

Trong quá trình điều trị để cải thiện triệu chứng, người bị viêm thanh quản nên ăn:

  • Nên ăn nhiều rau củ quả chứa nhiều vitamin A, C, E giúp thanh mát cổ họng, giảm đau ngứa rát như: cam, quýt, cà rốt, súp lơ, khoang loang,…
  • Uống đủ 2,5 lít nước mỗi ngày. 
  • Ưu tiên ăn đồ lỏng, nhuyễn như súp, cháo để không làm tổn thương thanh quản.
  • Sữa và các thực phẩm từ sữa có hàm lượng chất béo thấp giúp lợi khuẩn cho đường ruột, tăng sức đề kháng, giảm khó thở.
  • Thức ăn giàu kẽm như ngao, sò, củ cải trắng 
Chăm sóc người bệnh bị viêm họng thanh quản cấp
Chăm sóc người bệnh bị viêm họng thanh quản cấp

Người bị viêm thanh quản nên kiêng:

  • Kiêng nói to, nói nhiều
  • Kiêng đồ ăn cay nóng
  • Không uống đồ lạnh, ăn kem
  • Không uống rượu, bia, hút thuốc lá hay sử dụng chất kích thích

Phòng chống bệnh tái phát viêm họng thanh quản sau điều trị

  • Khi đã hết triệu chứng viêm họng thanh quản cấp bệnh nhân cần tái khám để đảm bảo mình đã khỏi hẳn. 
  • Thiết lập chế độ làm việc, sinh hoạt khoa học; hạn chế làm việc trong môi trường khói bụi, ô nhiễm. 
  • Đeo khẩu trang khi tham gia giao thông hoặc tới chốn đông người. 
  • Khi đã khỏi bệnh vẫn phải chú ý giữ gìn thanh quản
  • Để giọng nói nghỉ ngơi càng nhiều càng tốt
  • Tăng cường thể chất bằng những hoạt động thể dục thể thao. 

Viêm họng thanh quản cấp là bệnh lý bất kỳ ai cũng có thể mắc phải. Khi có bất kỳ triệu chứng nào của bệnh, thay vì lo lắng hay chủ quan chúng ta nên tới cơ sở y tế uy tín để thăm khám nhằm phát hiện bệnh sớm, từ đó có phương pháp điều trị kịp thời, tránh những biến chứng phức tạp sau này. 

Có thể bạn quan tâm:

  • Viêm họng cấp tính: Dấu hiệu và cách điều trị triệt để
  • Viêm họng uống thuốc gì? Thuốc điều trị viêm họng nào tốt?
  • Viêm họng và viêm amidan: Phân biệt đúng để điều trị hiệu quả