Viêm họng đau đầu nên làm gì để khắc phục?

Viêm họng đau đầu là tình trạng bệnh có thể gây ra bởi nhiều nguyên nhân khác nhau. Bệnh không quá nguy hiểm nếu được điều trị theo phác đồ phù hợp. Vậy viêm họng đau đầu nên làm gì để khắc phục? Bạn đọc cùng theo dõi thông tin sau đây.

1. Nguyên nhân gây viêm họng đau đầu

Viêm họng đau đầu không phải tình trạng bệnh quá nguy hiểm với sức khỏe nhưng ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt hàng ngày. Bệnh nếu không được điều trị dứt điểm, có thể tiến triển thành dạng mãn tính, khó chữa và nguy hiểm hơn. Để điều trị triệt để tình trạng này, trước hết phải xác định được nguyên nhân gây bệnh. 

Viêm họng đau đầu gây nên bởi một số nguyên nhân chủ yếu như sau:

  • Cảm lạnh: Là tình trạng bệnh lý gây ra bởi Rhinovirus khiến niêm mạc hầu họng và đường thở bị viêm nhiễm cấp tính. Bệnh nhân có triệu chứng đau họng, đau đầu nhẹ, chảy nước mũi. Bệnh này thường ủ bệnh khoảng 1 – 3 ngày và có thể khỏi hoàn toàn sau 7 – 10 ngày. 
  • Cảm cúm: Nguyên nhân gây bệnh là do các virus cúm (nhóm A hoặc nhóm C). Người bệnh có thể bị đau đầu, đau họng, sốt cao, so với cảm lạnh thì có diễn tiến nặng hơn nhưng nếu điều trị tốt, có thể khỏi hoàn toàn sau 7 ngày. Tình trạng này có tính chất truyền nhiễm, có thể lây lan
Viêm họng đau đầu do cảm cúm
Viêm họng đau đầu do cảm cúm
  • Viêm họng: Bệnh lý đường hô hấp phổ biến do niêm mạc hầu họng bị viêm nhiễm và gây ra các tình trạng đau đầu, đau họng, ho, mệt mỏi,…
  • Viêm amidan: Là tình trạng bệnh lý gây viêm nhiễm ở vùng xung quanh amidan, gây ra bởi virus, vi khuẩn. Bệnh nhân có các biểu hiện đau họng, ngứa rát cổ họng đi kèm đau đầu, khó nuốt.
  • Sốt siêu vi: Nguyên nhân do cơ thể bị virus xâm nhập dẫn đến các tình trạng sốt cao đột ngột, mệt mỏi, đau nhức đầu, đau họng.
  • Viêm xoang: Bệnh lý này là tình trạng nhiễm trùng khiến cho xoang bị tắc nghẽn, khiến dịch ngưng tụ gây đau họng, ngứa mũi và đau lan lên đầu
  • Viêm tai, viêm mũi: Tai, mũi họng là những cơ quan có mối quan hệ mật thiết đến nhau. Nếu bị viêm tai, viêm mũi mà không điều trị dứt điểm có thể lây lan xuống họng gây viêm họng. Triệu chứng đau đầu sẽ xuất hiện nếu như bệnh không được điều trị đúng cách

2. Các giai đoạn tiến triển của viêm họng đau đầu

Viêm họng và đau đầu không phải bệnh quá nguy hiểm nhưng các triệu chứng của bệnh có thể gây nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe. Bệnh viêm họng có thể tiến triển theo ba giai đoạn mỗi giai đoạn sẽ có các biểu hiện riêng như:

Giai đoạn 1 – Viêm họng thông thường

Đây là giai đoạn khởi phát, người bệnh sẽ một số triệu chứng như:

  • Đau họng, ngứa họng, đặc biệt khi nói chuyện và nuốt
  • Sốt cao trên 38 độ C
Viêm họng đau đầu đi kèm biểu hiện sốt cao
Viêm họng đau đầu đi kèm biểu hiện sốt cao
  • Ho khan, ho có đờm
  • Buồn nôn, chán ăn
  • Đau nhức cơ thể, mệt mỏi
  • Khi soi, cổ họng có biểu hiện tấy đỏ, phù nề

Giai đoạn 2 – Viêm họng xuất hiện đau nhức đầu

Sang đến giai đoạn 2, chủ yếu bệnh vẫn tồn tại các triệu chứng ở giai đoạn 1 nhưng ở mức độ nặng hơn. Cụ thể như sau

  • Đau buốt cổ họng, cảm thấy vướng ở cổ, cơn đau tăng sau khi ngủ dậy
  • Ho dai dẳng, liên tục, mỗi lần ho cảm giác đau buốt cổ họng
  • Khàn giọng, thậm chí biến đổi giọng nói
  • Sốt nhẹ cho đến sốt cao
  • Đau đầu, cơn đau tăng khi ho kèm theo ù tai, choáng váng
  • Chán ăn, buồn nôn, mệt mỏi
  • Có thể xuất hiện hạch dưới cằm, ấn vào thấy nổi rõ và đau
  • Cảm giác tê bì vùng mặt
  • Khi soi, phần niêm mạc hầu họng sưng to, phù nề. Nếu nặng hơn có thể nhìn thấy hạt trắng lấm tấm hoặc dịch mủ (viêm họng hạt, viêm họng mủ)

Giai đoạn này là giai đoạn quyết định trong việc điều trị viêm họng đau đầu thành công, do đó người bệnh cần đến cơ sở y tế để khám và dùng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.

Giai đoạn 3 – Biến chứng nguy hiểm của đau họng đau đầu

Viêm họng đau đầu nếu để tiếp tục phát triển sang giai đoạn mãn tính có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm. Cụ thể như sau:

  • Biến chứng tại họng: Viêm họng kéo dài làm cho vùng hầu họng bị sưng tấy, amidan bị tổn thương gây viêm amidan mãn tính, áp xe quanh amidan,…
  • Biến chứng tại các cơ quan lân cận: Viêm mũi, viêm tai giữa, viêm phổi
  • Gây viêm cầu thận, thấp khớp, ảnh hưởng tới van tim và gây ra một số bệnh lý về tim mạch
  • Đau đầu dai dẳng khiến trí não bị ảnh hưởng, hay quên, suy giảm trí nhớ, hoa mắt chóng mặt, người mệt mỏi, làm việc không hiệu quả
Viêm họng đau đầu dai dẳng khiến suy giảm trí nhớ
Viêm họng đau đầu dai dẳng khiến suy giảm trí nhớ
  • Biến chứng nguy hiểm nhất nếu để  bệnh kéo dài không điều trị là ung thư vòm họng

Bệnh nhân cần phát hiện triệu chứng và điều trị ngay ở giai đoạn đầu để ngăn ngừa bệnh diễn tiến nghiêm trọng cũng như các nguy cơ dẫn đến biến chứng nguy hiểm.

3. Viêm họng đau đầu nên làm gì? – Các cách chữa hiệu quả

Bệnh viêm họng đau đầu có thể được điều trị theo nhiều phương pháp khác nhau: điều trị bằng thuốc Tây y, điều trị theo phương pháp đông y hoặc sử dụng mẹo dân gian trong điều trị tại nhà. Mỗi phương pháp sẽ có những ưu điểm và hiệu quả riêng, cụ thể như sau:

Điều trị tại nhà bằng mẹo dân gian

Các bài thuốc mẹo dân gian đều là những bài thuốc được lưu truyền từ đời trước và thật sự có tác dụng với một số trường hợp viêm họng đau đầu thể nhẹ, khởi phát, có dấu hiệu của bệnh ở giai đoạn 1. 

Một số mẹo bệnh nhân có thể áp dụng tại nhà như sau:

  • Nước chanh mật ong: Người bệnh chuẩn bị 1 quả chanh tươi, vắt lấy nước, pha vào nước ấm, cho thêm 2-3 thìa mật ong nguyên chất, khuấy đều và uống khi còn nóng
Sử dụng nước chanh mật ong giảm tình trạng viêm họng đau đầu
Sử dụng nước chanh mật ong giảm tình trạng viêm họng đau đầu
  • Gừng: Thái lát mỏng, ngâm trong nước, đun sôi một lúc rồi dùng ấm. Ngoài ra, có thể sử dụng gừng kết hợp với hành củ, đun lấy nước xông mũi họng hàng ngày hỗ trợ điều trị đau họng
  • Lá hẹ: Lá hẹ rửa sạch, thái nhỏ, đem hấp cách thủy cùng với đường phèn. Chắt lấy nước uống ngày 2 lần
  • Xoa bóp với tinh dầu bạc hà: Bệnh nhân có thể sử dụng tinh dầu bạc hà xoa bóp hai vùng thái dương lên vùng trán để giảm các triệu chứng đau nhức đầu. Ngoài ra, việc xoa bóp như vậy cũng hỗ trợ giảm các triệu chứng khác như chóng mặt, buồn nôn,…

Dùng thuốc Tây y điều trị họng

Các loại thuốc Tây điều trị viêm họng đau đầu có thể mang lại hiệu quả giảm triệu chứng nhanh chóng. Ở những trường hợp nhẹ bệnh nhân có thể khỏi ngay sau khi dùng thuốc. Tuy nhiên, khi sử dụng người bệnh cần tuân theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa và cẩn thận với một số tác dụng phụ không mong muốn có thể gặp phải của thuốc. 

Trong đơn thuốc của bệnh nhân viêm họng đau đầu có thể có:

  • Thuốc kháng sinh: Kê khi viêm họng do virus, vi khuẩn gây ra. Một số kháng sinh được kê như Penicillin; Amoxicillin; Cephalexin;…
  • Thuốc giảm đau, hạ sốt: Làm giảm triệu chứng đau đầu, mệt mỏi, nhức mỏi cơ thể của bệnh nhân. Một số thuốc thường kê như: Paracetamol, Ibuprofen,…
Tuân thủ theo phác đồ của bác sĩ điều trị viêm họng đau đầu
Tuân thủ theo phác đồ của bác sĩ điều trị viêm họng đau đầu
  • Thuốc chống viêm: Kê với tác dụng làm lành các vết viêm loét, tiêu diệt tác nhân gây viêm, giảm triệu chứng sưng tấy, phù nề cổ họng
  • Nước rửa mũi họng: Nước muối NaCl 0,9 % dùng để súc miệng, rửa mũi mỗi ngày
  • Thuốc bổ, vitamin: tăng cường sức đề kháng

Điều trị viêm họng đau đầu bằng Đông y

Đau đầu trong viêm họng là một biểu hiện đặc trưng, vì thế, điều trị bệnh này thực chất là điều trị viêm họng. Các bài thuốc trong đông y sẽ tập trung vào điều hòa âm dương trong cơ thể, bổ khí, bổ huyết, cơ thể phục hồi dẫn đến viêm họng đau đầu tự sẽ được giải quyết.

Điều trị viêm họng đau đầu bằng đông y
Điều trị viêm họng đau đầu bằng đông y

 Một số bài thuốc đông y chữa viêm họng có thể tham khảo như sau:

  • Bài thuốc số 1: Kinh giới 12g; Liên kiều 12g; Bàng tử 12g; Sinh địa 12g; Cương tàm 12g; Huyền sâm 12g; Bạc hà 6g; Cát cánh 4g; Kim ngân 20g. Sắc 1 thang thuốc mỗi ngày, chắt lấy nước uống chia 2 lần sau ăn
  • Bài thuốc số 2: Kinh giới 16g; Kim ngân 12g; Huyền sâm 12g; Sinh địa 12g; Bạc hà 8g; Cỏ nhọ nồi 8g; Tang bạch bì 8g; Mỗi ngày đun 1 thang thuốc lấy nước uống, chia hai lần sáng tối sau ăn

Ngoài việc sử dụng thuốc có thể kết hợp với châm cứu, bấm huyệt, xoa bóp để giảm triệu chứng đau đầu đi kèm.

4. Điều chỉnh chế độ sinh hoạt và phòng ngừa viêm họng đau đầu

Bên cạnh các phương pháp điều trị trên, bệnh nhân cần chủ động trong việc điều chỉnh chế độ sinh hoạt và phòng ngừa viêm họng. Một số biện pháp bệnh nhân có thể thực hiện như sau:

  • Tắm nước ấm: Giúp thư giãn, giảm áp lực lên hệ thần kinh trung ương và giảm đau đầu hiệu quả
  • Nghỉ ngơi đầy đủ 2 – 3 ngày sau khi bệnh khởi phát
  • Uống nhiều nước, đặc biệt là nước ấm, không được để cổ bị khô
  • Uống nước ép hoa quả như nước cam, nước chanh để tăng sức đề kháng cho cơ thể 
Bổ sung nước cho cơ thể hỗ trợ điều trị viêm họng đau đầu
Bổ sung nước cho cơ thể hỗ trợ điều trị viêm họng đau đầu
  • Bổ sung vào thực đơn thực phẩm như rau xanh, hoa quả,protein,…hạn chế đồ ăn cay nóng, dầu mỡ
  • Cơ thể cần đảm bảo được giữ ấm, nhất là vùng cổ
  • Tránh làm việc quá sức, thức khuya, cố gắng ngủ đủ 7 – 8 tiếng/ngày
  • Mang khẩu trang khi ra đường, tránh tiếp xúc với khói bụi ô nhiễm
  • Tránh dùng đồ cá nhân chung với người có biểu hiện viêm họng
  • Tránh sử dụng các chất kích thích như thuốc lá, rượu bia

Viêm họng đau đầu không phải một bệnh quá nghiêm trọng nhưng nếu không điều trị dứt điểm nó có thể để lại nhiều hệ lụy nguy hiểm. Để hỗ trợ việc điều trị hiệu quả, bệnh nhân cần chủ động đến thăm khám tại các cơ sở y tế và kết hợp với điều chỉnh chế độ sinh hoạt hàng ngày.

Tin bài nên đọc:

  • Viêm họng đau tai: Nguyên nhân và cách khắc phục
  • Viêm họng có đờm và các biện pháp điều trị hiệu quả
  • Viêm họng uống thuốc gì? Thuốc điều trị viêm họng nào tốt?