Viêm Họng Cấp Tính: Dấu Hiệu Và Cách Điều Trị Triệt Để

Viêm họng cấp tính là bệnh lý có thể xảy ra quanh năm, đặc biệt vào thời điểm giao mùa. Hầu hết các trường hợp bệnh đều do nhiễm trùng ( virus, vi khuẩn) gây nên. Triệu chứng điển hình của bệnh là họng khô, đau rát kèm theo hắt hơi sổ mũi, nhức mỏi toàn thân thậm chí là nổi hạch. Viêm họng cấp nếu không chữa trị kịp thời có thể dẫn tới nguy cơ viêm họng mãn tính, nặng hơn sẽ biến chứng bệnh thấp tim.

Viêm họng cấp tính là bệnh gì?
Viêm họng cấp tính là bệnh gì?

Viêm họng cấp tính là gì? Dấu hiệu nhận biết

Viêm họng cấp tính ( viêm họng cấp ) là trạng thái niêm mạc họng bị viêm cấp tính và thường khởi phát đột ngột và nhanh chóng. Bệnh xuất hiện ở mọi lứa tuổi, đặc biệt nguy hiểm đối với trẻ em. 

Sốt cao, họng đau rát, ho khan, amidan sưng to là những tổn thương điển hình mà người bệnh phải trải qua khi bị viêm họng cấp. Trong đó triệu chứng họng đau rát, ho sẽ kéo dài xuyên suốt từ giai đoạn bán cấp tính tới giai đoạn mãn tính.

Có 6 triệu chứng điển hình cảnh báo bạn đã bị viêm họng cấp tính. Khi thấy bất kỳ dấu hiệu nào bạn cần đi tới thăm khám để được điều trị kịp thời.

  • Đau rát họng: Là triệu chứng đầu tiên cảnh báo bệnh. Ban đầu người bệnh sẽ cảm thấy cổ họng bị khô, sau đó thấy nóng, đặc biệt khi ho và nuốt bị đau rát. Lúc này niêm mạc họng bị sưng viêm, khi há miệng sẽ thấy vòm họng bị đỏ, sưng nề. 
  • Sốt cao: Khi niêm mạc họng bị viêm nhiễm người bệnh ngay lập tức rơi vào trạng thái sốt cao, đau nhức mình mẩy. Trường hợp bị viêm họng cấp do vi khuẩn bạch cầu thì tình trạng sốt nhẹ hơn, tuy nhiên lúc này cơ thể vô cùng mệt mỏi, phờ phạc. 
  • Ho khan: Sau vài ngày bị đau rát họng, người bệnh sẽ có hiện tượng ho khan kèm theo cảm giác ngứa họng, vướng họng. Hiện tượng ho khan diễn ra từng cơn, sau đó chuyển sang ho có đờm. Đờm có màu đục, thậm chí  có thể thấy dính máu trong đờm nếu viêm họng nặng. 
Ho khan, sốt, đau rát cổ họng là triệu chứng điển hình của viêm họng cấp
Ho khan, sốt, đau rát cổ họng là triệu chứng điển hình của viêm họng cấp
  • Amidan sưng tấy: Người bệnh bị viêm họng cấp tính khi khám thực thể sẽ thấy những giả mạc trắng trong họng, nổi hạch ở góc hàm khiến sưng đau, amidan sưng to, đỏ đôi khi còn xuất hiện bựa trắng phủ bên ngoài bề mặt.
  • Biểu hiện viêm họng cấp ở trẻ em: Theo các chuyên gia sức khỏe trẻ em bị viêm họng cấp sẽ có những biểu hiện sau: Quấy khóc cả đêm, bỏ bú hoặc bú kém, chảy nước mắt nước mũi, ho, sốt liên tục từ 39 – 40°C, nôn trớ.

Một số dấu hiệu viêm họng cấp kèm theo như: Nghẹt mũi, khó thử, lưỡi bẩn, môi khô, khàn tiếng, màn hầu và lưỡi gà dày, tiểu ít.

Nguyên nhân gây bệnh viêm họng hạt cấp tính

Theo các chuyên gia sức khỏe, viêm họng cấp tính khởi phát do hai yếu tố: nhiễm trùng hoặc không nhiễm trùng.

Viêm họng cấp do virus, vi khuẩn xâm nhập

Theo khảo sát thì 80% thủ phạm gây bệnh là do sự xâm nhập của virus, vi khuẩn, cụ thể:

  • Virus: Theo nghiên cứu có nhiều virus xâm nhập dẫn tới viêm họng cấp như: Adenovirus, Epstein-Barr, Herpes simplex, virus cúm,… Mỗi loại virus lại gây ra những triệu chứng khác nhau tuy nhiên điển hình nhất vẫn là hiện tượng đau họng, sốt cao, sưng hạch ở cổ… 
  • Vi khuẩn: Liên cầu khuẩn nhóm A khi xâm nhập vào cơ thể cũng là nguyên nhân gây viêm họng cấp tính. Ngoài các triệu chứng thường gặp như hạch sưng to, viêm amidan mủ thì chúng còn để lại nhiều biến chứng nguy hiểm như hở van tim, thấp tim. 
Viêm họng cấp tính chủ yếu do virus và vi khuẩn
Viêm họng cấp tính chủ yếu do virus và vi khuẩn

Viêm họng cấp không do nhiễm trùng

Bệnh dễ khởi phát khi môi trường sinh hoạt bị thay đổi, thời tiết tăng giảm đột ngột do thói quen hàng ngày như:

  • Thường xuyên tắm khuya
  • Mở điều hòa quá lạnh
  • Uống rượu, bia; hóa chất nồng độ cồn cao
  • Bị cảm lạnh
  • Tiếp xúc với giọt bắn của người bệnh
  • Sức đề kháng kém bị lây từ người khác
  • Hút thuốc lá nhiều 
  • Làm việc trong môi trường bụi bẩn

Viêm họng cấp tính có nguy hiểm không? Có lây không?

Viêm họng cấp tính là bệnh lý của đường hô hấp, nếu bệnh không được chữa trị kịp thời và đúng cách có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm tới sức khỏe. 

Biến chứng gần

Là những biến chứng xảy đến tức thì, ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe người bệnh ở thời điểm hiện tại. 

  • Họng đỏ, viêm tấy: Virus, vi khuẩn xâm nhập vào niêm mạc họng sau đó lưu hành trong máu dẫn tới hiện tượng viêm tấy quanh họng, amidan sưng to hình thành ápxe sau họng.
  • Viêm tai giữa: Viêm họng cấp tính nếu không chữa kịp thời sẽ biến chứng sang tai, cụ thể người bệnh sẽ bị viêm tai giữa. Trong đó, trẻ em là đối tượng dễ bị viêm tai giữa nhất vì hệ miễn dịch yếu, sụn vòi nhĩ mềm,… Khi thấy trẻ có những hiện tượng như bỏ bú, sốt, nghiêng đầu, quấy khóc bạn cần lập tức đưa bé đi thăm khám bác sĩ. 
Viêm họng cấp tính nếu không chữa khỏi để lại nhiều biến chứng nguy hiểm
Viêm họng cấp tính nếu không chữa khỏi để lại nhiều biến chứng nguy hiểm
  • Biến chứng viêm phổi: Viêm phổi là biến chứng nguy hiểm do viêm họng cấp tính để lại. Người bệnh bị viêm họng cấp nếu không kiêng khem, không giữ gìn cẩn thận các vi khuẩn sẽ xâm nhập vào phế quản, phổi. Khi bị viêm phổi người bệnh sẽ cảm thấy khó thở do các túi bị mủ, chất nhầy lấp đầy…

Biến chứng xa

Khi viêm họng cấp diễn biến quá nặng, người bệnh sẽ phải đối mặt với biến chứng vô cùng nặng nề như:

  • Biến chứng ở tim: Liên cầu khuẩn tan huyết bêta nhóm A (Streptococcus A) khi xâm nhập vào họng sẽ gây thấp tim, nhịp tim lúc này bị rối loạn đe dọa tới tính mạng của người bệnh. 
  • Biến chứng thấp khớp: Sau 1 tháng nếu bệnh nhân viêm họng cấp không được điều trị sẽ có thể bị viêm các khớp ở khuỷu tay, đầu gối, cổ chân…

Ngoài ra, các triệu chứng của viêm họng cấp còn ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống, sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. Đặc biệt viêm họng cấp tính CÓ THỂ LÂY nếu tiếp xúc với nước bọt, nước mũi của người bị bệnh. 

Xét nghiệm, chẩn đoán viêm họng cấp tính

Bình thường không cần đến xét nghiệm cũng có thể chẩn đoán được chính xác bệnh viêm họng cấp tính. Tuy nhiên trường hợp bệnh đã trở nặng thì việc xét nghiệm đóng vai trò quan trọng trong việc tìm ra liệu trình điều trị phù hợp. 

Dựa theo triệu chứng có thể chẩn đoán viêm họng cấp
Dựa theo triệu chứng có thể chẩn đoán viêm họng cấp
  • Xét nghiệm công thức máu: Bạch cầu trong máu không tăng trong giai đoạn đầu nhưng tới giai đoạn bội nhiễm thì bạch cầu đa nhân trung tính sẽ tăng cao.
  • Phết dịch họng nuôi cấy vi khuẩn: Xét nghiệm này giúp xác định vi khuẩn gây bệnh, từ đó đưa ra phác đồ điều trị hiệu quả. 

Chẩn đoán bệnh dựa trên các biểu hiện lâm sàng:

  • Ho, sốt đột ngột
  • Đau rát họng, ho khan, ho có đờm
  • Niêm mạc họng đỏ, amidan sưng tấy, có mủ trắng
  • Hàm góc nổi hạch, ấn đau

Bằng cách kiểm tra thể chất, bác sĩ sẽ đưa ra tình trạng bệnh viêm họng cấp tính:

  • Quan sát kỹ cổ họng, tai và đường mũi
  • Kiểm tra các tuyến bị sưng
  • Sử dụng ống nghe để kiểm tra nhịp thở 

Cách chữa viêm họng cấp tính thường được áp dụng

Dựa theo nguyên nhân gây bệnh các bác sĩ sẽ đưa ra những cách chữa viêm họng cấp tính khác nhau. Việc sử dụng thuốc cần tuân thủ theo sự hướng dẫn, toa đơn bác sĩ kê. 

Cách chữa viêm họng cấp tại nhà

Một số bài thuốc Nam có tác dụng hỗ trợ trong việc điều trị viêm họng cấp tính tại nhà, làm giảm các triệu chứng khó chịu gây cho người bệnh. 

  • Súc miệng nước muối ấm: Nước muối ấm pha loãng có tác dụng ức chế vi khuẩn, virus, cải thiện tình trạng sưng tấy cổ họng. Bạn chỉ cần hòa nửa thìa muối hạt cùng 500ml nước ấm, súc miệng khoảng 1 – 3 phút, ngày 2 – 3 lần sẽ làm giảm các triệu chứng khó chịu do viêm họng gây ra.
  • Bài thuốc từ chanh – gừng: Trộn hỗn hợp bột gừng với nước cốt chanh theo tỉ lệ 1:1, cho thêm 1 cốc nước ấm. Sử dụng hỗn hợp súc miệng hàng ngày, bệnh viêm họng cấp tính của bạn sẽ thuyên giảm đáng kể.
Bài thuốc đơn giản chữa viêm họng cấp từ chanh gừng
Bài thuốc đơn giản chữa viêm họng cấp từ chanh gừng
  • Bài thuốc trị viêm họng từ tỏi: Trong tỏi chứa hoạt chất Allicin có đặc tính chống viêm, kháng khuẩn mạnh. Bạn đem nướng 1 củ tỏi tươi trong khoảng 15 – 20 phút, bóc vỏ rồi ăn trực tiếp. Hoặc bóc 1 củ tỏi, đập dập rồi trộn với 2 thìa mật ong. Thêm nước sau đó đun cho tới khi dung dịch cạn thành hỗn hợp sánh mịn. Mỗi ngày bệnh nhân uống 3 thìa cà phê sẽ thấy giảm triệu chứng ho rát họng. 
  • Bài thuốc giảm viêm đau họng từ rau diếp cá: Rau diếp cá rửa sạch, giã nhuyễn. Sau đó, bạn thêm nước vo gạo và đun sôi khoảng 20 phút rồi tắt bếp. Chắt nước diếp cá ra uống trước bữa ăn 1 tiếng.

Sử dụng thuốc Tây trị viêm họng cấp tính

Trường hợp bị viêm họng cấp do virus, người bệnh có thể sử dụng các loại thuốc sau:

  • Paracetamol, ibuprofen dùng để giảm đau, hạ sốt
  • Tyrothricin (viên ngậm) có công dụng sát khuẩn tại chỗ.
Sử dụng thuốc Tây chữa viêm họng cấp cần tuân theo chỉ dẫn của bác sĩ
Sử dụng thuốc Tây chữa viêm họng cấp cần tuân theo chỉ dẫn của bác sĩ

Trường hợp điều trị viêm họng cấp do vi khuẩn, ngoài sử dụng những thuốc đặc trị triệu chứng cần sử dụng thêm nhóm thuốc kháng sinh như: nhóm penicillin, nhóm beta lactam (ampicillin, amoxicillin), cephalosporin thế hệ 1,2 (cephalexin, cefuroxim…)

Đặc biệt khi bệnh nhân bị sốt cao cần lập tức bù nước, bù điện giải nhờ vào việc uống dung dịch oresol (ORS) và pha đúng theo chỉ dẫn trên bao bì.

Sử dụng thuốc Đông y điều trị viêm họng

Theo Đông y, viêm họng là do phong hàn, hàn tà, dịch độc, thói quen ăn uống không khoa học mà sinh bệnh. Căn cứ vào từng thể bệnh mà Đông y có các phép trị : thanh nhiệt, giải độc, sơ giải biểu tà, tiêu đàm hòa ứ, bổ tỳ sơ can… Một sô bài thuốc Đông y trị viêm đau họng như :

  • Bài thuốc 1 : Cam thảo, Nhân sâm mỗi vị 10g ; Hoàng liên 8g ; Hoàng cầm, Bạch linh, Phòng phong, Ngưu bàng, Bạch thược, Thăng ma, Cát cánh mỗi vị 12g.
  • Bài thuốc 2 : Nhân sâm, Trần bì, Sài hồ, Thăng ma, Đương quy, Bạc truật, Hoàng kỳ, Thiên hoa phấn mỗi vị 12g ; Cam thảo 10g.

Ngoài phương pháp Tây Y thì hiện nay bài thuốc Đông Y cũng được nhiều người lựa chọn trong điều trị bệnh. Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại thuốc Đông y với tác dụng chữa viêm họng cấp tính. Tuy nhiên bệnh nhân nên tìm hiểu kỹ về nguồn gốc trước khi sử dụng thuốc. Có như vậy điều trị bệnh bằng Đông y mới hiệu quả. 

Viêm họng cấp tính nên ăn gì, không nên ăn gì để nhanh khỏi bệnh?

Cung cấp chế độ dinh dưỡng hợp lý cũng là cách giúp quá trình điều trị viêm họng cấp tính nhanh chóng, hiệu quả. 

Thực phẩm nên bổ sung vào cơ thể:

  • Nên ăn những loại thức ăn mềm, nhuyễn, có tính thanh mát. Mồng tơi, rau lang, mướp,… là những loại rau củ có tính thanh mát có khả năng giảm bớt sự cọ xát xảy ra ở cổ họng khi ăn.
  • Bổ sung thực phẩm giàu kẽm: Kẽm giúp cơ thể tăng sức đề kháng, giúp người bệnh phòng tránh virus. Bạn có thể ăn thêm hải sản, hoặc nếu bị dị ứng có thể thay thế bằng các loại hạt, đậu, nấm, củ cải trắng,…
  • Bổ sung 1,5 – 2 lít nước mỗi ngày để cổ họng bớt khô rát
  • Bổ sung các loại rau củ quả có nhiều vitamin C như: chanh, cam, bưởi,… Vitamin C giúp tăng cường đề kháng, cải thiện hệ miễn dịch. Đồng thời còn có công dụng làm mát họng, giảm đau hiệu quả. 
  • Mỗi ngày có thể uống thêm 1 tách trà nóng gồm 1 thìa cà phê mật ong, thêm nửa quả chanh vắt.
  • Luôn giữ ấm cơ thể, đặc biệt súc miệng thường xuyên với nước muối
Viêm họng cấp nên ăn thực phẩm nhiều vitamin C
Viêm họng cấp nên ăn thực phẩm nhiều vitamin C

Người bị viêm họng cấp không nên:

  • Sử dụng rượu bia, đồ uống có cồn
  • TUYỆT ĐỐI không hút thuốc lá, tránh xa nơi có khói thuốc, bụi bẩn
  • Không ăn đồ chiên xào, nhiều dầu mỡ: Thức ăn có nhiều dầu mỡ sẽ không tốt cho bệnh nhân bị viêm họng bởi nó khiến vòm họng viêm bị sưng nhanh hơn, điều này dẫn tới bệnh tình ngày càng trầm trọng. 
  • Không ăn đồ nóng: Khi mắc viêm họng cấp tính, họng bị tổn thương, sưng tấy. Nếu ăn đồ cay nóng sẽ làm bệnh trở nên trầm trọng hơn. 
  • Không ăn cứng giòn: Bệnh nhân không nên ăn các loại bánh mì, bánh quy, hay ớt bởi chúng thường khó nuốt khiến cổ họng đau rát.

Ngoài ra, mọi người cũng cần nâng cao sức khỏe để phòng ngừa viêm họng cấp:

  • Không dùng chung đồ đạc, quần áo, thức ăn với người bị bệnh
  • Tránh tiếp xúc trực tiếp với người bệnh
  • Cần rửa tay thường xuyên, đặc biệt sau khi ho hay hắt hơi

Viêm họng cấp tính là bệnh lý liên quan tới đường hô hấp nếu không chữa trị kịp thời sẽ để lại nhiều biến chứng nguy hiểm. Chính vì vậy ngay sau khi thấy bất kỳ triệu chứng nào của bệnh bạn nên đi thăm khám và tích cực điều trị dứt điểm. 

Có thể bạn quan tâm:

  • Viêm họng mãn tính: Biếu hiện và cách điều trị dứt điểm
  • Viêm họng uống thuốc gì? Thuốc điều trị viêm họng nào tốt?