Thận – Tiết niệu Viêm đường tiết niệu ở nam giới và cách chữa trị
7:47 - 15 December, 2020
Viêm đường tiết niệu ở nam giới và cách chữa trị
65 Thích | 130 Share
Viêm đường tiết niệu ở nam giới là căn bệnh thường gặp ở mọi lứa tuổi do vi khuẩn E.coli, khuẩn lậu và tạp trùng gây ra. Khi mắc viêm đường tiết niệu, người bệnh cảm thấy khó chịu, thường xuyên đau nhức. Chất lượng tình dục cũng như cuộc sống hàng ngày bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Viêm đường tiết niệu ở nam giới là gì? Nguyên nhân gây bệnh?
Sự xuất hiện của các loại vi khuẩn, tạp trùng trong đường tiết niệu (niệu quản, niệu đạo, thận và bàng quang) là nguyên nhân khiến các bệnh nhân mắc viêm đường tiết niệu ở nam giới.
Thông thường, người ta phân chia các bệnh theo 3 tiêu chuẩn khác nhau:
Cách 1: Dựa trên vị trí nhiễm bệnh: Nhiễm trùng dưới bao gồm viêm niệu đạo, viêm bàng quang. Nhiễm trùng đường tiết niệu trên bao gồm áp xe thận, thận hư, viêm thận cấp, mãn tính,…
Cách 2: Phân chia dựa trên tình trạng bệnh: Biến chứng và không biến chứng.
Cách 3: Dựa trên mức độ tái phát: Tái phát, tái diễn và riêng lẻ.
Có hai nguyên nhân chính dẫn tới viêm đường tiết niệu ở nam giới. Trong đó phần lớn xuất phát từ xuất hiện của các vi khuẩn có hại.
Do vi khuẩn xâm nhập
Hơn 80% người bị viêm đường tiết niệu ở nam giới là do vi khuẩn E.coli. 20% còn lại do các tác nhân gây bệnh khác như khuẩn lậu, tạp trùng và nấm Chlamydia.
Các tác nhân gây viêm một phần hoặc toàn bộ đường tiết niệu. Trước đây, viêm đường tiết niệu xuất hiện ở nữ giới nhiều hơn. Thời gian gần đây, số lượng bệnh nhân nam ngày càng gia tăng.
Do thói quen không lành mạnh
Vệ sinh bộ phận sinh dục không cẩn thận sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn tấn công. Quan hệ tình dục không an toàn, nhịn tiểu, uống ít nước,… cũng sẽ khiến bạn dễ bị mắc bệnh hơn.
Triệu chứng viêm đường tiết niệu ở nam giới
Trong giai đoạn đầu tiên, dấu hiệu viêm đường tiết niệu ở nam giới thường không rõ ràng. Người bệnh khó phát hiện và chủ quan. Nếu không được chữa trị kịp thời, người bệnh có thể gặp nhiều biến chứng nguy hiểm.
Vì vậy, ngay khi xuất hiện những biểu hiện dưới đây, bạn cần đến ngay các cơ sở y tế uy tín để tìm phương pháp điều trị phù hợp.
Rối loạn tiểu tiện
Đây là một trong những dấu hiệu dễ nhận biết nhất của bệnh. Trung bình cứ 15 phút, người bệnh sẽ đi tiểu một lần. Khoảng 20 lần/ngày, lượng nước tiểu mỗi lần ít. Ngoài ra, bạn còn cảm thấy đau rát, buốt,… khi đi tiểu.
Màu nước tiểu bất thường
Đây là biểu hiện viêm đường tiết niệu ở nam giới điển hình nhất. Các bệnh nhân bị viêm đường tiết niệu khi đi tiểu thường thấy nước tiểu có màu vàng, đục, mùi khó chịu.
Nếu quan sát kỹ, bạn có thể nhìn thấy các tia máu hoặc mủ. Nước tiểu màu bất thường là một trong những dấu hiệu của viêm đường tiết niệu ở nam giới.
Cảm thấy đau rát và ngứa vùng tiết niệu
Đau rát và ngứa vùng tiết niệu không chỉ khiến người bệnh gặp khó khăn khi xuất tinh mà còn ảnh hưởng đến chất lượng tình dục và các hoạt động sống hàng ngày.
Niệu đạo ngứa
Khi xuất hiện các triệu chứng trên, nếu không thăm khám kịp thời, bệnh sẽ tiến triển xấu đi. Bệnh chuyển sang giai đoạn nặng và xuất hiện những cơn ngứa ở vùng niệu đạo.
Niệu đạo bị sưng đỏ
Bạn có thể dễ dàng theo dõi tình trạng niệu đạo bằng cách quan sát vùng miệng sáo. Nếu thấy niệu đạo sưng đỏ tức là vi khuẩn đã xâm nhập, khiến lỗ niệu đạo bị hẹp và cản trở quá trình đi tiểu.
Miệng sáo chảy mủ
Viêm đường tiết niệu ở nam giới triệu chứng là miệng sáo chảy mủ nhầy màu vàng, xanh vào sáng sớm tức là bạn đã bị viêm đường tiết niệu.
Ngoài những triệu chứng trên, một số bệnh nhân còn sốt, khó đi tiểu, đau xương chậu,… đi kèm.
Viêm đường tiết niệu ở nam có nguy hiểm không? Có lây không?
Khi phát hiện bệnh, rất nhiều bệnh nhân quan tâm về mức độ nguy hiểm của bệnh cũng như khả năng lây truyền bệnh. Chúng tôi xin lý giải thắc mắc trên như sau:
Ở mức độ bệnh nhẹ
Phác đồ điều trị khá đơn giản, có thể chữa trị dứt điểm nếu bạn tuân thủ theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ.
Khi bệnh nặng
Bệnh nhân dễ gặp phải các biến chứng nguy hiểm, gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe và cuộc sống của bạn.
Ảnh hưởng tới niệu quản và thận: Để tình trạng bệnh kéo dài, vi khuẩn gây bệnh có thể tấn công ngược lên niệu quản và đài bể thận.
Ảnh hưởng tới đời sống tình dục: Khi bị viêm niệu đạo, nam giới thường cảm thấy đau nhức khi cương cứng hoặc xuất tinh. Điều này gây ra cảm giác tự ti, xấu hổ trước bạn tình.
Ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản: Nếu không trị dứt điểm, ống dẫn tinh, tinh hoàn, túi tinh sẽ bị lây nhiễm và làm giảm khả năng có con.
Có không ít người lầm tưởng rằng bệnh viêm đường tiết niệu có thể lây truyền. Người bệnh cần kiêng quan hệ tình dục. Tuy nhiên, khoa học đã chứng minh rằng đây không phải là bệnh truyền nhiễm.
Quan hệ tình dục với người bệnh không trực tiếp gây ra viêm đường tiết niệu. Tuy nhiên, vi khuẩn có thể lây qua đường tình dục cũng là một trong số những tác nhân gây bệnh. Bởi vậy, trong khi điều trị người bệnh nên hạn chế hoặc kiêng quan hệ tình dục.
Cách điều trị bệnh viêm đường tiết niệu nam hiệu quả
Việc điều trị bệnh viêm đường tiết niệu nam hiện nay vô cùng đơn giản và nhanh chóng. Người bệnh có thể tham khảo một số cách điều trị dưới đây nhằm chữa trị sớm và bảo vệ sức khỏe bản thân.
Viêm đường tiết niệu ở nam giới nên uống thuốc gì?
Sử dụng các loại thuốc Doxycycline, Cefalexin và Midasol,… là cách điều trị viêm đường tiết niệu ở nam giới được nhiều người lựa chọn.
Các loại thuốc kháng sinh giúp loại bỏ nhanh chóng các loại vi khuẩn, giảm sưng đau, giảm viêm và phục hồi các tổn thương đang gặp phải.
Đối với các bệnh nhân viêm đường tiết niệu có triệu chứng kèm theo hoặc do quan hệ tình dục gây ra, bạn cần sử dụng thêm các loại thuốc kháng sinh sau khi quan hệ.
Bạn chỉ nên sử dụng thuốc khi có chỉ định của bác sĩ và tuân thủ theo đúng hướng dẫn.
Thuốc Midasol
Dùng để điều trị nhiễm trùng đường tiểu dưới không biến chứng, giảm đau, giảm viêm. Tuy nhiên, thuốc không sử dụng cho các bệnh nhân bị suy thận, dưới 15 tuổi và mẫn cảm với bất cứ thành phần nào của thuốc.
Thuốc Doxycycline
Doxycycline được sử dụng để điều trị viêm đường tiết niệu do vi khuẩn Mycoplasma hominis và Chlamydia trachomatis gây ra.
Thuốc có tác dụng ức chế sự phát triển của vi khuẩn và nấm, không có tác dụng với các loại virus. Đây là loại thuốc thường được sử dụng cho các bệnh nhân bị viêm niệu đạo, viêm bàng quang, viêm thận.
Khi sử dụng, thuốc có thể gây ra một số tác dụng phụ như buồn nôn, dị ứng, rối loạn tiêu hóa,… Trong quá trình sử dụng thuốc bạn nên chú ý và báo ngay cho bác sĩ khi thấy những dấu hiệu bất thường.
Thuốc Cefalexin
Bằng cách ức chế các vi khuẩn tổng hợp vỏ tế bào, thuốc có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn gram âm và gram dương hiệu quả.
Thuốc thường được sử dụng cho các bệnh nhân bị nhiễm khuẩn do vi khuẩn nhạy cảm (viêm đường tiết niệu, viêm họng, nhiễm khuẩn da,…).
Để quá trình điều trị đạt hiệu quả cao nhất, bạn cần tuân thủ theo chỉ dẫn của bác sĩ. Không nên dừng sử dụng thuốc, uống thiếu hoặc quá liều.
Những đối tượng bị suy thận cần đặc biệt chú ý và cần tham khảo ý kiến của bác sĩ.
Phẫu thuật viêm đường tiết niệu
Tùy theo tình trạng bệnh mà các bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp cho các bệnh nhân. Bên cạnh việc sử dụng thuốc, một số bệnh nhân được khuyên sử dụng các biện pháp ngoại khoa.
Phẫu thuật, tán sỏi nội soi: Thường được sử dụng cho các bệnh nhân bị kết sỏi lớn ở đường tiết niệu, bao gồm sỏi thận, sỏi niệu quản, sỏi niệu đạo,…
Phẫu thuật điều trị chứng tiểu không tự chủ: Các bệnh nhân có bàng quang hoạt động quá mức, cơ bàng quang yếu hơn bình thường, nhiễm trùng đường tiết niệu,… thường bị mất kiểm soát bàng quang, rò rỉ nước tiểu không mong muốn. Lúc này, bệnh nhân cần phẫu thuật.
Điều trị phì đại tuyến tiền liệt: Phì đại tuyến tiền liệt, không nguy hiểm nhưng khiến người bệnh cảm thấy khó chịu bởi thường xuyên tiểu lắt nhắt, tiểu đêm nhiều lần, tiểu không tự chủ, tiểu lúc mạnh lúc yếu,….
Đông y trị viêm đường tiết niệu ở nam
Hiện nay có rất nhiều bài thuốc đông y điều trị viêm đường tiết niệu hiệu quả. Nếu bạn cũng đang gặp các vấn đề về đường tiết niệu thì bạn có thể tham khảo một số bài thuốc dưới đây:
Bài thuốc số 1: Điều trị tiểu tiện khó, nhỏ giọt, tiểu buốt, đái dắt
Cách thực hiện: Sắc 16g biển súc, 6g cam thảo, 10g bông đề kết hợp với bòng bong (hải kim sa) uống mỗi ngày.
Bài thuốc số 2: Được sử dụng để điều trị viêm bàng quang:
Cách làm: Sắc uống long đờm thảo, sinh địa, cam thảo, hoàng cầm, đương quy, trạch tả, mộc thông, sài hồ bắc và chi tử.
Bài thuốc số 3: Thường được sử dụng để chữa viêm bàng quang, viêm niệu đạo, tiểu nóng, đái buốt.
Cách thực hiện: 12g chi tử, 4g cam thảo và 12g bạch mao căn. Sắc uống 1 thang/ trên. Bạn cũng có thể kết hợp 6g mộc thông, 10g mã đề, 8g hoạt thạch và 15g tiểu súc.
Bài thuốc số 4: Tác dụng: Điều trị nhiễm khuẩn đường niệu, viêm bàng quang và bí đái.
Sử dụng 30g kim tiền thảo, 15g hạt mã đề và 20g diếp cá khô. Nếu không có diếp cá khô, bạn có thể thay bằng 60g diếp cá tươi.
Cách điều trị viêm đường tiết niệu tại nhà
Để quá trình điều trị bệnh đạt hiệu quả cao nhất, bạn cần xây dựng thói quen sinh hoạt lành mạnh, khoa học. Thường xuyên bổ sung các loại thực phẩm cần thiết để tăng cường sức đề kháng của cơ thể.
Đối với các trường hợp bị viêm nhẹ, bạn có thể sử dụng các loại thảo dược từ thiên nhiên để thúc đẩy quá trình điều trị bệnh:
Rau mùi tây
Hàng ngày bạn chỉ cần đun sôi lá mùi tây với một chút nước, chắt lấy nước để uống mỗi ngày. Trong thành phần của nước rau mùi tây có rất nhiều chất có lợi cho người bị viêm đường tiết niệu ở nam giới.
Apiozit có tác dụng lợi tiểu; Omega3 và Omega 6 giúp chống viêm. Ngoài ra, với các chất dinh dưỡng như vitamin A, C, B, Kali, Natri, Thiamin, Riboflavin, nước rau mùi tây còn có tác dụng làm sạch thận, thải độc.
Dùng lá chè xanh
Từ lâu, lá trà xanh đã là một trong những nguyên liệu quan trọng được sử dụng để chăm sóc sức khỏe. Bạn có thể uống nước lá chè xanh mỗi ngày và kết hợp để rửa niệu đạo.
Lá chè xanh không chỉ hạn chế, tiêu diệt các vi khuẩn gây hại mà còn giúp lợi tiểu.
Chữa viêm đường tiết niệu tại nhà bằng ngải cứu
Cách thực hiện: Cho ngải cứu, rễ cỏ tranh và cỏ seo gà với một chút nước vào đun sôi. Sau đó chắt lấy nước và hòa với mật ong.
Lưu ý: Bạn nên uống nóng, 2 lần/ngày trước bữa ăn để thu được hiệu quả cao nhất.
Sử dụng tỏi
Allicin và Sulphur trong tỏi có tác dụng kháng khuẩn rất tốt. Mỗi ngày bạn nên ăn 3 đến 4 nhánh tỏi sống để thúc đẩy quá trình đào thải của cơ thể.
Cách phòng ngừa viêm đường tiết niệu ở nam giới hiệu quả
Duy trì một chế độ sống khoa học sẽ giúp bạn tránh xa viêm niệu đạo ở nam giới và có một cuộc sống khỏe mạnh hơn.
Vệ sinh cá nhân sạch sẽ: Bạn nên tắm rửa, vệ sinh thường xuyên. Hạn chế sử dụng bồn tắm để tránh trường hợp vi khuẩn xâm nhập thẳng vào niệu đạo.
Tập thể dục thể thao thường xuyên: Mỗi ngày bạn nên dành ít nhất 30 phút để tập thể dục, nâng cao sức đề kháng cơ thể.
Bổ sung vitamin C: Vitamin C có tác dụng tăng axit trong nước tiểu. Sự bùng phát của các loại vi khuẩn gây bệnh được hạn chế đáng kể.
Tránh mặc quần áo, đồ lót quá chật: Thói quen này không chỉ khiến các bó cơ khó chịu, khó thoát mồ hôi mà còn tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển.
Hy vọng rằng bạn sẽ có thêm những thông tin hữu ích liên quan đến bệnh viêm đường tiết niệu ở nam giới. Nếu bạn thấy những biểu hiện bất thường như trên, hãy đến ngay các cơ sở y tế để điều trị ngay.