Vi khuẩn hp có chữa khỏi được không, bao lâu thì hết?

Nhiễm vi khuẩn Hp có chữa khỏi được không là thắc mắc của hầu hết người bệnh. Tìm hiệu một số thông tin cơ bản trong bài viết để có biện pháp điều trị và phòng ngừa hợp lý.

vi khuẩn hp có chữa khỏi không
Nhiễm trùng vi khuẩn Hp làm tăng nguy cơ viêm loét dạ dày

Thông tin cần biết về vi khuẩn Hp

1. Vi khuẩn Hp là gì?

Vi khuẩn Hp (hay Helicobacter pylori, H. pylori) là vi khuẩn tồn tại, sinh sống và phát triển ở dạ dày. Trong hầu hết các trường hợp, người bệnh không có dấu hiệu nhận biết nhiễm vi khuẩn Hp. Điều này gây khó khăn cho việc điều trị và tăng nguy cơ lây nhiễm cho người thân, bạn bè.

Nhiễm khuẩn Hp nguyên nhân phổ biến có thể gây viêm loét dạ dày tá tràng và tăng nguy cơ ung thư nếu không được điều trị phù hợp.

Thông thường vi khuẩn Hp được điều trị bằng kháng sinh kết hợp với thuốc làm giảm axit dạ dày. Bên cạnh đó, bác sĩ có thể đề nghị người bệnh thay đổi chế độ ăn uống và phong cách sống để hỗ trợ cải thiện các triệu chứng.

2. Dấu hiệu nhận biết nhiễm vi khuẩn Hp

Hầu hết các trường hợp nhiễm khuẩn Hp không dẫn đến bất cứ dấu hiệu hoặc triệu chứng nhận biết nào. Các bác sĩ không rõ nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, tuy nhiên một số người có thể có khả năng chống lại ảnh hưởng của vi khuẩn Hp.

vi khuẩn hp có chữa được không
Đau dạ dày là dấu hiệu nhận biết nhiễm trùng vi khuẩn Hp phổ biến

Ngoài ra, trong một số trường hợp, nhiễm khuẩn Hp có thể dẫn đến một số triệu chứng và dấu hiệu nhận biết như:

  • Đau dạ dày hoặc nóng rát ở bụng, cơn đau có xu hướng trở nên nghiêm trọng hơn khi người bệnh đói
  • Buồn nôn
  • Ăn mất ngon
  • Ợ nóng thường xuyên hoặc trào ngược dạ dày thực quản
  • Đầy hơi
  • Giảm cân mà không rõ lý do

3. Nguyên nhân gây nhiễm khuẩn Hp

Không rõ nguyên nhân chính xác gây nhiễm vi khuẩn Hp. Tuy nhiên, vi khuẩn này có thể lây lan thông qua nước bọt, chất nôn hoặc phân. Bên cạnh đó, vi khuẩn Hp cũng có thể lây lan thông qua thức ăn và nguồn nước ô nhiễm.

Các yếu tố rủi ro có thể tăng nguy cơ nhiễm khuẩn Hp bao gồm:

  • Sống trong điều kiện đông đúc
  • Không có nguồn nước và nguồn thực phẩm sạch
  • Sống ở khu vực thiếu vệ sinh
  • Sống với người nhiễm vi khuẩn Hp

Nhiễm vi khuẩn Hp có thể dẫn đến viêm niêm mạc dạ dày và loét dạ dày. Ngoài ra, vi khuẩn Hp có thể gây ung thư dạ dày nếu không được điều trị phù hợp.

Vi khuẩn hp có chữa khỏi được không? Mất thời gian bao lâu?

Vi khuẩn Hp là một loại vi khuẩn phổ biến trong đường tiêu hóa và có xu hướng tấn công niêm mạc dạ dày. Trong các trường hợp vi khuẩn Hp không gây ra triệu chứng và người bệnh không thuộc nhóm đối tượng có nguy cơ ung thư dạ dày, việc điều trị có thể không cần thiết.

Việc điều trị vi khuẩn Hp có thể mất 2 - 4 tuần
Việc điều trị vi khuẩn Hp có thể mất 2 – 4 tuần

Trong trường hợp viêm loét dạ dày tá tràng hoặc có nguy cơ ung thư dạ dày, bác sĩ có thể đề nghị các loại thuốc và phương pháp điều trị để giảm nguy cơ phát triển ung thư dạ dày.

Thông thường, nhiễm khuẩn Hp được điều trị bằng thuốc kháng sinh và thuốc làm giảm axit dạ dày. Trong một số trường hợp người bệnh có thể được chỉ định sử dụng 14 viên thuốc trở lên trong mỗi ngày. Tùy thuộc vào loại thuốc và liều lượng kháng sinh, việc điều trị có thể kéo dài trong 2 – 4 tuần.

Với liệu trình điều trị phù hợp, có khoảng 75 – 95% vi khuẩn Hp trong dạ dày có thể được loại bỏ. Sau khi thời gian điều trị kết thúc, bác sĩ có thể tiến hành kiểm tra hơi thở hoặc phân của người bệnh để chắc chắn rằng vi khuẩn đã biến mất hoặc không đủ khả năng gây hại đến sức khỏe tiêu hóa.

Về cơ bản, nhiễm vi khuẩn Hp có thể chữa khỏi nếu áp dụng phác đồ điều trị phù hợp. Hầu hết các trường hợp vết loét dạ dày do nhiễm khuẩn Hp có thể lành lại sau vài tuần điều trị. Tuy nhiên, người bệnh không nên sử dụng NSAID và các loại thuốc giảm đau khác để tránh gây ảnh hưởng đến niêm mạc dạ dày.

Trao đổi với bác sĩ về lợi ích và rủi ro trong quá trình điều trị để được hướng dẫn và tư vấn phù hợp.

Biện pháp hỗ trợ điều trị vi khuẩn Hp

Nếu người bệnh nghi ngờ nhiễm vi khuẩn Hp, người bệnh cần đến bệnh viện thực hiện xét nghiệm và điều trị phù hợp để tránh viêm loét hoặc đau dạ dày. Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng, bác sĩ có thể chỉ định các phương pháp điều trị như:

Vi khuẩn HP dương tính có nguy hiểm không
Sử dụng thuốc điều trị nhiễm khuẩn Hp theo hướng dẫn của bác sĩ
  • Thuốc kháng sinh có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn Hp trong cơ thể. Các loại phổ biến bao gồm clarithromycin, amoxicillin, metronidazole, tetracycline, tinidazole. Thông thường bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng kết hợp hai loại kháng sinh để tránh trường hợp vi khuẩn kháng kháng sinh.
  • Thuốc làm giảm lượng axit trong dạ dày có thể hạn chế tình trạng đau dạ dày và ngăn ngừa các vết loét. Các loại phổ biến bao gồm dexlansoprazole, lansoprazole, esomeprazole, omeprazole, rabeprazole hoặc pantoprazole.
  • Bismuth subsalicylate cũng có thể kết hợp với kháng sinh để hỗ trợ tiêu diệt H. pylori.
  • Thuốc kháng Histamine có thể được chỉ định kết hợp để ngăn ngừa dạ dày tiết ra nhiều axit dạ dày. Các loại thuốc phổ biến bao gồm ranitidine, cimetidine và famotidine.

Sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ để tránh các tác dụng phụ không mong muốn. Lạm dụng kháng sinh có thể khiến vi khuẩn trở nên kháng kháng sinh và khiến việc điều trị trở nên khó khăn hơn. Bên cạnh đó, nếu xuất hiện tác dụng phụ khi sử dụng thuốc, người bệnh nên liên hệ với bác sĩ để được hướng dẫn xử lý.

Sau khi kết thúc quá trình điều trị 1 – 2 tuần, bác sĩ có thể đề nghị người bệnh xét nghiệm Hp để kiểm tra hiệu quả điều trị và ngăn ngừa tình trạng tái phát.

Phòng ngừa nhiễm vi khuẩn Hp

Người bệnh có thể phòng ngừa lây nhiễm vi khuẩn Hp với một số lưu ý như:

  • Rửa tay sau khi sử dụng nhà vệ sinh, trước khi ăn hoặc chuẩn bị thức ăn.
  • Sử dụng thực phẩm và nguồn nước đảm bảo vệ sinh.
  • Không sử dụng thức ăn và các loại thực phẩm không được nấu chín kỹ.
  • Không sử dụng thực phẩm được chế biến từ người không vệ sinh tay sạch sẽ.
  • Hạn chế căng thẳng, stress và các thói quen không lành mạnh như thức khuya hoặc hút thuốc lá.
  • Thay đổi chế độ ăn uống, không sử dụng thức ăn cay, rượu và các chất kích thích khác.

Trên đây là những thông tin giúp trả lời cho thắc mắc “Vi khuẩn hp có chữa khỏi không?”. Thực chất, nhiễm vi khuẩn Hp có thể được khỏi sau vài tuần điều trị phù hợp. Nếu các triệu chứng không được cải thiện, người bệnh nên đến bệnh viện để được hướng dẫn cụ thể.