Thực hư “cách chữa tổ đỉa bằng lá bàng” tại nhà

Chữa bệnh tổ đỉa bằng lá bàng là mẹo lưu truyền rộng rãi trong dân gian, được rất nhiều người áp dụng tại nhà để cải thiện tổn thương trên da do bệnh gây ra. Vậy sử dụng lá bàng chữa bệnh tổ đỉa có thực sự mang lại hiệu quả hay không? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp được thắc mắc ở trên.

Chữa bệnh tổ đỉa bằng lá bàng là mẹo được áp dụng phổ biến trong dân gian
Chữa bệnh tổ đỉa bằng lá bàng là mẹo được áp dụng phổ biến trong dân gian

Tổ đỉa là một dạng viêm da mãn tính với đặc trưng là tổn thương chỉ khu trú tại vùng da tay và da chân. Lúc này vùng da bị bệnh sẽ xuất hiện các mụn nước sâu bên trong da rất khó vỡ, chúng có thể mọc rải rác hoặc khu trú một nơi, đồng thời gây ra các cơn ngứa ngáy dữ dội rất khó chịu. Đây là căn bệnh rất lành tính không gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, tuy nhiên các triệu chứng của bệnh sẽ khiến bạn cảm thấy rất khó chịu, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng đời sống và năng suất làm việc hàng ngày. Ở một số trường hợp, nếu người bệnh không tiến hành chăm sóc da hợp lý, thường xuyên dùng tay cào gãi hình thành nên các vết thương hở sẽ khiến da có nguy cơ nhiễm trùng và bội nhiễm là rất cao.

Chữa bệnh tổ đỉa bằng lá bàng có hiệu quả không?

Bàng là loại cây thân gỗ rất quen thuộc trong đời sống của chúng ta, chúng được trồng khá phổ biến với mục đích là lấy bóng mát. Ngoài ra, lá bàng còn được sử dụng trong rất nhiều mẹo dân gian để điều trị bệnh và mang lại hiệu quả tích cực, trong đó có bệnh tổ đỉa. Theo ghi chép của Tài liệu y học cổ truyền, lá bàng là dược liệu tính mát có khả năng chống viêm và sát khuẩn rất tốt. Khi sử dụng để điều trị bệnh tổ đỉa sẽ có tác dụng làm sạch da, hỗ trợ làm lành tổn thương trên da và ngăn ngừa nguy cơ bị nhiễm trùng. Y học hiện đại cũng đã nghiên cứu và chỉ ra, thành phần hóa học bên trong lá bàng có dược tính rất cao như phytosterol, flavonoid, tanin,…

  • Đây đều là những chất có khả năng chống oxy hóa mạnh, giúp bảo vệ vùng da bị tổn thương khỏi các gốc tự do và vi khuẩn gây hại, ngăn ngừa tác nhân gây hại xâm nhập vào sâu bên trong lớp biểu bì gây nhiễm trùng rất nguy hiểm.
  • Thành phần hoạt chất tanin bên trong dược liệu còn có khả năng làm se khít lớp niêm mạc rất tốt. Khi sử dụng để điều trị bệnh tổ đỉa sẽ có tác dụng dịu kích ứng, hỗ trợ làm lành tổn thương trên bề mặt da, thúc đẩy hình thành tế bào da mới giúp tăng khả năng bảo vệ tự nhiên cho làn da.

Lá bàng là nguyên liệu rất lành tính và dễ kiếm, khi sử dụng để điều trị bệnh trong thời gian dài sẽ giúp tiết kiệm được chi phí và không gây ra một số tác dụng phụ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe như Tây y. Tuy nhiên, đây là mẹo chữa bệnh được lưu truyền trong dân gian nên chỉ thích hợp áp dụng để cải thiện triệu chứng của bệnh, không thể sử dụng thay thế cho thuốc điều trị chuyên khoa. Thành phần dược tính trong lá bàng khá thấp nên hiệu quả mang lại rất chậm hơn so rất nhiều so với Tây y, vì vậy phương pháp điều trị tổ đỉa này chỉ thích hợp áp dụng cho những trường hợp bệnh mới phát triển và chưa gây ra các tổn thương nặng nề trên da.

Ngoài ra, hiệu quả mà phương pháp chữa bệnh này mang lại còn tùy thuộc vào cơ địa và mức độ hấp thu của mỗi người. Ở một số người bệnh khi thực hiện điều trị tổ đỉa bằng lá bàng trong thời gian và đúng phương pháp nhưng vẫn có thể không mang lại hiệu quả chữa bệnh.

Hướng dẫn chữa bệnh tổ đỉa bằng lá bàng

Lá bàng non có chứa thành phần dược tính cao hơn rất nhiều so với các bộ phận khác của cây. Vì vậy, khi sử dụng để điều trị bệnh bạn hãy ưu tiên lựa chọn lá bàng non để có thể mang lại hiệu quả cao nhất. Cách chữa bệnh tổ đỉa bằng lá bàng rất đơn giản, bạn có thể thực hiện bằng nhiều cách như nấu nước ngâm rửa, điều chế thành bài thuốc đắp, xông hơi,… Dưới đây là cách thực hiện bạn có thể tham khảo:

Nên sử dụng lá bằng non để chữa bệnh giúp nâng cao hiệu quả mang lại
Nên sử dụng lá bằng non để chữa bệnh giúp nâng cao hiệu quả mang lại

Cách 1: Chữa bệnh tổ đỉa bằng cách ngâm rửa nước lá bàng

Vệ sinh da có vai trò rất quan trọng trong quá trình điều trị tổ đỉa, giúp ngăn ngừa vi khuẩn xâm nhập vào bên trong gây nhiễm khuẩn, khiến triệu chứng của bệnh trở nên nghiêm trọng hơn. Để quá trình vệ sinh da có thể kết hợp với việc chữa bệnh thì bạn hãy sử dụng ngọn lá bàng non nấu nước để ngâm rửa vùng da bị tổn thương. Cách này sẽ có tác dụng đẩy lùi cơn ngứa ngáy và làm sạch vùng da bị tổn thương, dưới đây là cách thực hiện bạn có thể tham khảo:

– Nguyên liệu:

  • 1 nắm lá bàng non
  • 1 ít muối hạt

– Cách thực hiện:

  • Nên chú ý lựa những lá bàng non không bị sâu đục khoét, đem đi rửa sạch với nước rồi ngâm trong chậu nước muối loãng để sát khuẩn.
  • Sau 15 phút vớt lá bàng non ra để cho ráo nước, dùng tay vò nhẹ để quá trình đun lá bàng dễ tiết dưỡng ra bên ngoài hơn.
  • Cho lá bàng non vào ấm cùng với 2 lít nước, bắc lên bếp đun sôi trong khoảng 10 phút thì tắt bếp. Sau đó, cho một ít muối hạt vào khuấy đều cho tan hết.
  • Đổ nước ra chậu đợi cho nước bớt nóng thì sử dụng để ngâm rửa vùng da đang bị tổn thương, nếu không có thời gian bạn có thể pha nước lạnh vào cũng được.
  • Thực hiện cách này nhiều lần trong ngày để nhanh chóng mang lại hiệu quả chữa bệnh.

Cách 2: Điều chế lá bàng thành thuốc bôi chữa tổ đỉa

Sử dụng lá bàng non ép lấy nước cốt để bôi lên vùng da bị tổ đỉa cũng là một trong những phương pháp chữa bệnh mang lại hiệu quả rất tích cực. Thành phần hoạt chất bên trong nước cốt lá bàng sẽ thẩm thấu trực tiếp qua da và phát huy công dụng chữa bệnh một cách nhanh chóng. Bạn có thể sử dụng lá bàng điều chế thành thuốc bôi ngoài da để chữa bệnh tổ đỉa theo hướng dẫn sau đây:

– Nguyên liệu:

  • 7 lá bàng non
  • 1 ít muối hạt

– Cách thực hiện:

  • Lá bàng non sau khi hái về đem đi rửa sạch với nước, ngâm với nước muối loãng để diệt khuẩn rồi vớt ra để ráo.
  • Cho lá bàng non vào cối giã nát cùng với một ít muối hạt, dùng tay vắt lấy phần nước cốt và bỏ phần bã.
  • Vệ sinh sạch sẽ vùng da bị tổ đỉa bằng dung dịch sát khuẩn dịu nhẹ, dùng khăn bông lau khô trước khi bôi thuốc.
  • Dùng bông y tế thấm vào nước lá bàng non rồi bôi lên vùng da bị tổ đỉa, để yên như vậy cho nước khô lại và không cần rửa lại với nước.
  • Áp dụng cách này 2 lần/ngày, kiên trì thực hiện trong thời gian dài sẽ thấy tình trạng bệnh dần được cải thiện.
Thoa nước cốt lá bàng bên ngoài da để cải thiện triệu chứng của bệnh
Thoa nước cốt lá bàng bên ngoài da để cải thiện triệu chứng của bệnh

Cách 3: Đắp lá bàng non chữa bệnh tổ đỉa

Đắp lá bàng non là mẹo chữa tổ đỉa rất đơn giản và dễ dàng thực hiện, người bệnh hoàn toàn có thể tự áp dụng tại nhà. Thành phần hoạt chất bên trong lá bàng sẽ có tác dụng làm lành tổn thương trên da một cách nhanh chóng, đẩy lùi các cơn ngứa ngáy để người bệnh cảm thấy dễ chịu hơn.

– Nguyên liệu:

  • 1 nắm lá bàng non
  • Một ít muối biển

– Cách thực hiện:

  • Lá bàng non đem đi làm sạch bằng cách rửa qua nhiều lần nước và ngâm với nước muối loãng.
  • Sau 10 phút ngâm để diệt khuẩn thì vớt dược liệu ra, rửa sạch với một lần nước nữa rồi để cho ráo.
  • Cho toàn bộ lá bàng non vào máy sinh tố, cho một ít muối hạt vào rồi xay nhuyễn.
  • Sử dụng hơn hợp này để đắp lên vùng da bị tổ đỉa sau khi đã được vệ sinh sạch sẽ.
  • Dùng gạc y tế cố định hỗn hợp lá bàng và muối trên da khoảng 20 phút thì gỡ ra, rửa sạch lại với nước ấm.
  • Kiên trì áp dụng cách này đều đặn mỗi ngày cho đến khi các triệu chứng của bệnh chuyển biến tốt thì ngừng lại.

Cách 4: Chữa bệnh tổ đỉa bằng cách xông hơi lá bàng

Xông hơi sẽ có tác dụng làm sạch sâu bên trong lỗ chân lông, từ đó da dễ dàng hấp thu các dưỡng chất có trong lá bàng và phát huy công dụng chữa bệnh. Tuy nhiên, khi thực hiện xông hơi bạn cần duy trì khoảng cách giữa da với mặt nước ở mức hợp lý, tránh gây nóng rát và bỏng da.

– Nguyên liệu:

  • 1 nắm lá bàng bánh tẻ

– Cách thực hiện:

  • Lá bàng sau khi rửa sạch và ngâm với nước muối thì vớt ra để cho ráo nước.
  • Cho khoảng 2 lít nước vào nồi, bắc lên bếp đun đến khi sôi lên thì cho lá bàng vào.
  • Vặn nhỏ lửa lại, tiếp tục đun thêm khoảng 20 phút nữa để thành phần hoạt chất trong lá bàng có thể hòa tan vào trong nước.
  • Lưu ý khí đun người bệnh cần phải đậy kín nắp, tránh để thành phần hoạt chất trong dược liệu bốc hơi mất.
  • Đổ nước ra chậu và sử dụng để xông hơi phần da bị tổn thương do tổ đỉa gây ra trong khoảng 15 phút cho đến khi nước nguội bớt.
  • Áp dụng cách này đều đặn mỗi ngày một lần, kiên trì thực hiện trong thời gian dài sẽ thấy triệu chứng của bệnh dần cải thiện.

Một số lưu ý khi chữa bệnh tổ đỉa bằng lá bàng

Sử dụng lá bàng để điều trị bệnh tổ đỉa là phương pháp rất an toàn và lành tính nên bạn hoàn toàn có thể yên tâm khi áp dụng tại nhà. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện bạn cần phải hết sức cẩn thận để tránh phát sinh thêm một số rủi ro không mong muốn. Dưới đây là một số điều người bệnh cần lưu ý khi sử dụng lá bàng để chữa bệnh tổ đỉa:

Vệ sinh lá bàng thật kỹ trước khi sử dụng chữa bệnh để tránh nguy cơ nhiễm trùng
Vệ sinh lá bàng thật kỹ trước khi sử dụng chữa bệnh để tránh nguy cơ nhiễm trùng
  • Trước khi thực hiện điều trị tổ đỉa bằng lá bàng người bệnh cần chú ý vệ sinh thật kỹ nguyên liệu và vùng da bị bệnh. Tốt nhất hãy ngâm dược liệu qua với nước muối loãng để có thể tiêu diệt được hết những vi khuẩn tồn tại trên lá mà mắt thường không thể nhìn thấy.
  • Nên sử dụng lá bàng non không bị sâu bệnh để điều trị tổ đỉa. Điều này giúp nâng cao hiệu quả mang lại, ngăn ngừa các tác nhân gây hại có trong lá xâm nhập vào sâu bên trong da gây viêm nhiễm.
  • Chỉ áp dụng các cách điều trị bệnh tổ đỉa bằng lá bàng ở trên cho những trường hợp bệnh chỉ gây tổn thương trên da ở mức cơ bản như bong tróc, ngứa ngáy,… Không áp dụng cho những trường hợp tổ đỉa đã gây ra những tổn thương nặng nề trên da, nhiễm trùng lan rộng và có nguy cơ bội nhiễm.
  • Sử dụng lá bàng để điều trị tổ đỉa chỉ nên áp dụng thông qua cách đắp ngoài, tuyệt đối không dùng qua đường uống. Không sử dụng lá bàng điều trị tổ đỉa cho những người có cơ địa mẩn cảm, dị ứng với bất kỳ thành phần nào có bên trong dược liệu.
  • Trong quá trình điều trị bệnh, nên chú ý giữ gìn vệ sinh vùng da bị tổn thương thật sạch sẽ. Không dược dùng tay cào gãi lên vùng da bị bệnh dẫn đến trầu xước, chảy máu và viêm nhiễm lan rộng.
  • Hạn chế sử dụng các loại thực phẩm dễ gây dị ứng, đồ ăn đóng hộp, thức ăn nhiều dầu mỡ, các loại đồ uống và chất kích thích. Nên tăng cường bổ sung rau xanh và trái cây tươi vào chế độ ăn uống hàng ngày.
  • Sau một thời gian dài áp dụng nếu thấy triệu chứng của bệnh không có dấu hiệu chuyển biến tốt hoặc ngày càng nghiêm trọng hơn, người bệnh nên nhanh chóng đến gặp bác sĩ chuyên khoa tiến hành thăm khám để được hướng dẫn điều trị tích cực.

Trên đây là các cách điều trị bệnh tổ đỉa bằng lá bàng bạn có thể tham khảo và áp dụng tại nhà. Tuy nhiên, đây là phương pháp chữa bệnh chưa được khoa học kiểm chứng, vì vậy bạn cần phải cân nhắc trước khi thực hiện. Tốt nhất, khi bị tổ đỉa bạn hãy đến gặp bác sĩ chuyên khoa tiến hành thăm khám để được tư vấn điều trị thích hợp.