Thoái hóa khớp gối: Nguyên nhân, Triệu chứng và Cách điều trị

Thoái hóa khớp gối là một trong những nguyên nhân gây tàn tật phổ biến hiện nay. Bệnh không chỉ là gánh nặng kinh tế của người bệnh mà còn gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Vì vậy, bệnh nhân nên điều trị thoái hóa khớp gối ngay từ đầu nhằm giảm biến chứng bại liệt.

Thoái hóa khớp gối
Thoái hóa khớp gối là bệnh lý phổ biến thường gặp ở người cao tuổi

Thoái hóa khớp gối là bệnh gì?

Theo các chuyên gia khoa xương khớp, thoái hóa khớp gối được hiểu là hiện tượng bề mặt khớp sụn bị bào mòn theo thời gian do lão hóa hoặc nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên. Bệnh thường gây ảnh hưởng đến 3 khoang của khớp gối, bao gồm khớp giữa, khớp bên và xương bánh chè.

Cũng giống như bệnh thoái hóa khớp, thoái hóa khớp gối thường phát triển chậm trong khoảng thời gian 10 đến 15 năm. Bệnh nếu không phát hiện và điều trị sớm có thể gây ảnh hưởng đến chất lượng sống, cản trở sinh hoạt hàng ngày của bệnh nhân.

Nguyên nhân gây bệnh thoái hóa khớp gối

Bệnh thoái hóa khớp có thể gây ảnh hưởng tại một số thời điểm trong cuộc đời của mỗi người. Không ai biết rõ nguyên nhân gây bệnh, nhưng theo các chuyên gia chăm sóc sức khỏe, căn bệnh này hình thành chủ yếu là do các yếu tố sau đây:

  • Tuổi tác: Khả năng phát triển thoái hóa khớp gối tăng tỷ lệ thuận theo tuổi tác. Theo thời gian, tuổi càng cao thì lớp sụn và xương khớp ở đầu gối trở nên yếu và kém linh hoạt hơn. Điều này khiến khớp gối dễ bị tổn thương và làm tăng nguy cơ mắc bệnh thoái hóa. Vì vậy, một số nghiên cứu hình ảnh trên film chụp X-quang cho thấy, có khoảng 19% người trên 45 tuổi và 37% người trên 60 tuổi mắc phải căn bệnh này.
  • Chấn thương khớp gối: Gãy hoặc chấn thương ở khớp gối nếu không được kiểm soát tốt có thể dẫn đến hiện tượng thoái hóa khớp. Thông thường, các triệu chứng bệnh có thể không xuất hiện cho đến nhiều năm sau chấn thương. Vì vậy, thoái hóa khớp thường được gọi là thoái hóa khớp sau chấn thương.
  • Khuyết tật bẩm sinh hoặc mắc bệnh xương khớp: Theo các chuyên gia, sự xuất hiện của bệnh Gout, viêm khớp nhiễm trùng hay các bệnh rối loạn chuyển hóa, liên kết xương hoặc mắc các khuyết tật bẩm sinh thường có khả năng mắc bệnh thoái hóa khớp gối cao hơn những đối tượng khác.
  • Di truyền: Cũng giống như màu tóc, da hoặc chiều cao, bệnh thoái hóa khớp gối cũng bị ảnh hưởng bởi yếu tố di truyền. Theo ước tính của các chuyên gia, có đến 40 đến 65% các trường hợp mắc phải căn bệnh này đều liên quan đến tiền sử gia đình. Vì vậy, những gia đình có bố mẹ bị bệnh thoái hóa khớp gối thì khả năng con họ mắc phải căn bệnh này cao hơn những đứa trẻ gia đình không bị bệnh.
  • Hoạt động quá mức: Tham gia hoạt động thể thao hoặc thực hiện công việc lặp đi lặp lại với tần suất và cường độ cao có thể gây căng thẳng ở khớp gối. Lâu dần, khớp có thể bị tổn thương và làm tăng nguy cơ bùng phát bệnh. Một số hoạt động gây ảnh hưởng đến khớp gối như đứng, ngồi xổm hoặc khiêng, mang vác vật nặng,..
  • Lười vận động: Các vận động viên thể thao thường xuyên vận động như người chơi tennis hoặc bóng đá thường có khả năng mắc bệnh thoái hóa khớp cao. Tuy nhiên, ngoài những đối tượng tích cực vận động, những người lười hoặc vận động cũng có thể gặp phải căn bệnh này. Theo các chuyên gia, chuyển động sẽ tạo điều kiện cho sự lưu thông chất lỏng, máu và chất dinh dưỡng đến khớp thuận lợi. Từ đó giúp tăng cường chức năng xương khớp và hỗ trợ tự chữa lành sụn khớp. Thế nhưng, nếu việc không hoạt động trong thời gian dài có thể khiến vấn đề lưu thông gặp khó khăn khiến khớp và các bộ phận xung quanh trở nên kém linh hoạt, rất dễ bị tổn thương và hình thành thoái hóa.
Thoái hóa khớp gối
Vận động viên thể thao, đặc biệt là người chơi tennis thường có nguy cơ mắc bệnh thoái hóa khớp gối cao.

Yếu tố khiến thoái hóa khớp gối thêm trầm trọng

Các yếu tố nguy cơ khiến bệnh thoái hóa khớp gối trở nên trầm trọng hơn như:

  • Thường xuyên đi giày cao gót: Giày cao gót giúp phái đẹp tự tin hơn với chiều cao của bản thân. Tuy nhiên, việc thường xuyên tiếp xúc với giày cao gót có thể gây ảnh hưởng ở đầu gối mỗi khi đi bộ. Điều này có thể làm tăng nguy cơ viêm khớp và khiến bệnh thoái hóa khớp gối thêm trầm trọng.
  • Tập thể dục ở cường độ cao: Tích cực tập thể dục giúp giảm đáng kể triệu chứng bệnh thoái hóa. Thế nhưng, trên thực tế, tập thể dục ở cường độ cao chính là nguyên nhân khiến bệnh ngày càng tồi tệ hơn. Vì vậy, bệnh nhân nên duy trì thói quen tập thể dục ở mức độ thấp để hỗ trợ điều trị bệnh.
  • Lối sống không lành mạnh: Một lối sống lành mạnh với chế độ ăn uống và nghỉ ngơi khoa học góp phần làm giảm triệu chứng bệnh thoái hóa. Ngược lại, nếu bệnh nhân không biết cách chăm sóc bản thân, thường xuyên thức khuya hoặc uống rượu, hút thuốc lá,… có thể khiến thoái hóa khớp gối trở nên phức tạp.
  • Tăng cân: Thừa cân là một trong những nguyên nhân gây thoái hóa khớp gối. Vì vậy, để kiểm soát bệnh và ngăn chặn biến chứng, bệnh nhân nên chú ý trọng lượng cơ thể. Tốt nhất nên duy trì cân nặng ở mức độ phù hợp theo khuyến cáo của bác sĩ.

Triệu chứng nhận biết thoái hóa khớp gối

Thông thường, triệu chứng nhận biết bệnh có thể thay đổi theo từng nguyên nhân và quá trình phát triển của bệnh qua từng giai đoạn. Cụ thể:

  • Giai đoạn đầu: Khi bệnh mới khởi phát, người bệnh thường cảm thấy đau nhức ở trong khớp. Cơn đau thường thoáng qua hoặc biểu hiện mơ hồ. Ngoài đau, bệnh còn kèm theo triệu chứng lục cục hoặc lạo xạo trong khớp mỗi khi duỗi, gấp hoặc di chuyển.
  • Giai đoạn 2: Ở giai đoạn này, triệu chứng đau tăng. Đau có thể xảy ra khi bệnh nhân vận động đi lại hoặc di chuyển từ tư thế ngồi sang đứng. Cơn đau thường tăng khi người bệnh leo cầu thang và có dấu hiệu giảm dần mỗi khi bệnh nhân nghỉ ngơi. Bên cạnh đau, ở giai đoạn giữa còn xuất hiện triệu chứng co cứng khớp vào mỗi buổi sáng, gây khó khăn trong việc vận động. Biểu hiện này thường kéo dài khoảng 30 phút.
  • Giai đoạn tổn thương: Khi khớp tổn thương ở mức độ nặng, triệu chứng đau dữ dội kèm theo tình trạng đứng lên ngồi xuống hoặc đi cầu thang gặp khó khăn. Không những thế, tiếng kêu phát ra từ khớp ngày càng lớn. Đặc biệt, khớp bị sưng to do tràn dịch hoặc xuất hiện khối u vùng khoeo ở mặt sau khớp.

Chẩn đoán bệnh thoái hóa khớp gối

Triệu chứng lâm sàng của bệnh thoái hóa khớp gối rất dễ nhầm lẫn với các bệnh lý xương khớp khác. Do đó, bên cạnh đặt một số câu hỏi về tình trạng bệnh ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày, nhân viên y tế còn yêu cầu bệnh nhân thực hiện một số chỉ định xét nghiệm sau đây để có kết quả chẩn đoán bệnh chính xác.

  • Chụp X-quang: Theo các chuyên gia, chụp X-quang là tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh thoái hóa khớp của Lawrence và Kellgren. Hình ảnh X-quang sẽ giúp bác sĩ phát hiện dấu hiệu bệnh qua từng giai đoạn. Cụ thể, ở giai đoạn đầu, nhân viên y tế sẽ quan sát thấy một số biểu hiện nghi ngờ gai xương hoặc mọc gai xương nhỏ ở thân xương hay xương bánh chè. Giai đoạn 2, mọc gai xương rõ và giai đoạn 3 là hẹp khe khớp vừa. Khi bệnh chuyển sang giai đoạn 4, hẹp khe khớp nhiều và xuất hiện xơ xương dưới sụn.
Chẩn đoán thoái hóa khớp gối
Chẩn đoán thoái hóa khớp gối bằng chụp X-quang
  • Chụp cộng hưởng từ MRI: Phương pháp chẩn đoán này giúp bác sĩ quan sát hình ảnh khớp một cách đầy đủ trong không gian 3 chiều. Từ đó giúp họ phát hiện những mảnh vụn thoái hóa hoặc tổn thương ở khớp gối như dây chằng hoặc màng hoạt dịch.
  • Siêu âm khớp: Kỹ thuật chẩn đoán này giúp đánh giá độ dày sụn khớp và những mảnh vụn thoái hóa, bong trong khớp xương. Bên cạnh đó, siêu âm khớp còn giúp phát hiện tình trạng hẹp khe khớp, tràn dịch khớp hoặc gai xương khớp.
  • Nội soi khớp: Phương pháp này giúp bác sĩ quan sát trực tiếp những tổn thương sụn khớp ở nhiều mức độ khác nhau. Ngoài ra, kèm theo biện pháp nội soi khớp, nhân viên y tế sẽ lấy mẫu sinh thiết ở màng tế bào hoạt dịch và tiến hành phân tích kiểm tra để đánh giá và phân biệt bệnh thoái hóa với các bệnh lý xương khớp khác.
  • Xét nghiệm khác: Ngoài các xét nghiệm nêu trên, bác sĩ có thể đề nghị người bệnh thực hiện thêm một vài kỹ thuật chẩn đoán khác như xét nghiệm máu và sinh hóa để xem tốc độ lắng máu bình thường hoặc xét nghiệm dịch khớp.

Chữa bệnh thoái hóa khớp gối bằng cách nào?

Điều trị được thiết kế cho thoái hóa khớp gối thường nhằm mục đích giảm đau, phục hồi chức năng vận động và hạn chế bệnh tiến triển gây biến chứng. Tùy theo mức độ bệnh, người bệnh có thể áp dụng các cách chữa bệnh sau đây để cải thiện chức năng và chất lượng cuộc sống.

Điều trị thoái hóa khớp gối không dùng thuốc

Trong trường hợp bệnh mới khởi phát ở mức độ nhẹ, người bệnh có thể nâng cao chất lượng cuộc sống và hạn chế ngăn ngừa bệnh phát triển theo chiều hướng xấu bằng các cách không cần dùng thuốc sau đây:

  • Phương pháp chườm nóng và chườm lạnh: Biện pháp điều trị thoái hóa khớp bằng chườm nóng và chườm lạnh giúp giảm đau một cách hiệu quả ngay tại nhà. Chườm nóng giúp tăng cường sự lưu thông máu và chất dinh dưỡng đến khớp. Từ đó giúp giảm đau và làm dịu tình trạng khớp bị cứng, cơ bắp mệt mỏi. Chườm lạnh giúp làm chậm tuần hoàn và giảm sưng. Người bệnh có thể thử nghiệm cả hai biện pháp này để xác định phương pháp nào hiệu quả đối với triệu chứng bệnh của bản thân.
  • Kỹ thuật chỉnh hình bàn chân: Phương pháp này nhằm giúp chỉnh lại hệ sinh cơ học của bàn chân. Từ đó giúp cân bằng khớp đầu gối, giảm áp lực đè nén lên khớp gối gây đau nhức và sưng tấy.
  • Phương pháp trị liệu thần kinh cột sống: Biện pháp giảm đau nhức này dựa theo nguyên lý điều khiển các chức năng trong cơ thể bởi hệ thần kinh. Bác sĩ trị liệu sẽ thực hiện các thao tác nắn chỉnh nhẹ nhàng bằng tay giúp chỉnh cấu trúc sai lệch ở khớp gối. Từ đó giúp khớp gối quay trở lại trạng thái tự nhiên ban đầu, hỗ trợ giảm đau và điều trị bệnh.
  • Điều trị bằng sóng xung kích: Cách chữa trị này giúp làm lành các tổn thương ở khớp. Đồng thời giúp giảm sưng viêm và thúc đẩy quá trình tái tạo và hồi phục ở mô sụn khớp.

Điều trị thoái hóa khớp bằng thuốc

Người bệnh có thể sử dụng thuốc để cải thiện tình trạng đau nhức và khôi phục chức năng vận động. Một số loại thuốc đường uống và tiêm thường được bác sĩ chỉ định dùng ở bệnh nhân bị thoái hóa khớp gối như:

+ Thuốc không kê đơn: Bệnh nhân có thể sử dụng một số loại thuốc không kê đơn dưới đây để kiểm soát triệu chứng bệnh.

  • Thuốc giảm đau: Thuốc có tác dụng hỗ trợ giảm đau thường được sử dụng phổ biến như thuốc Acetaminophen (Tylenol) hoặc Paracetamol. Liều lượng sử dụng thuốc là 1 – 2 g/ ngày. Tùy thuộc vào độ tuổi, triệu chứng bệnh cũng như tình trạng sức khỏe mà liều lượng dùng ở mỗi người không giống nhau.
  • Thuốc chống viêm không chứa steroid (NSAID): Thuốc có tác dụng giảm đau, giảm viêm sưng và cải thiện chức năng. Một số loại thuốc chống viêm không chứa steroid thường dùng như Ibuprofen, Diclofenac, Naproxen hoặc Aspirin. Liều dùng thuốc hữu ích ở mỗi người thường khác nhau.

Lưu ý: Trong quá trình sử dụng thuốc, bệnh nhân nên thận trọng và chú ý cách sử dụng thuốc đúng cách. Tránh sử dụng quá nhiều thuốc giảm đau và kháng viêm vì chúng có chứa tác dụng phụ có thể gây hại đến thận, gan và các cơ quan khác.

Điều trị thoái hóa khớp gối
Chữa bệnh thoái hóa khớp gối bằng thuốc không kê đơn hoặc thuốc theo toa

+ Thuốc kê đơn: Khi cơn đau không đáp ứng với các loại thuốc không kê đơn, bác sĩ có thể kê một số loại thuốc kê đơn khác cho bệnh nhân sử dụng. Cụ thể, thuốc giảm đau, chống viêm có tác dụng mạnh như Naproxen hoặc Ibuprofen. Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể kê toa các loại thuốc khác như thuốc ức chế COX-2 (Celebrex).

+ Thuốc bôi ngoài da: Ngoài các loại thuốc nêu trên, bệnh nhân cũng có thể dùng thuốc bôi có tác dụng giảm đau tại chỗ thoa trực tiếp lên vị trí khớp tổn thương để giảm đau. Các loại thuốc bôi ngoài da như Voltaren Emuge ít mang lại rủi ro đối với cơ thể hơn thuốc uống, nhưng khi sử dụng, người bệnh cũng nên tuân thủ theo đúng yêu cầu in trên nhãn bao bì.

+ Thuốc đường tiêm đầu gối nội khớp: Tiêm thuốc nội khớp được xem là một lựa chọn khả thi đối với bệnh nhân mắc bệnh thoái hóa khớp. Bởi chúng giúp giảm đau nhanh chóng và ngăn chặn bệnh tái phát trong thời gian dài. Đặc biệt, nguy cơ gây tổn thương, tác dụng phụ ở khớp thấp. Thuốc tiêm được tác thành ba nhóm chính như:

  • Tiêm Corticosteroid: Đường tiêm nội khớp này từ lâu đã được sử dụng nhằm mục đích làm giảm nhanh triệu chứng bệnh. Bên cạnh đó, cách điều trị này còn giúp thúc đẩy khả năng hồi phục khớp.
  • Tiêm Acid Hyaluronic (HA): Theo các bác sĩ, HA có cấu trúc tương tự như thành phần chính trong sụn. Do đó, khi tiêm vào khớp gối, chúng có tác dụng giảm đau tạm thời tối đa trong 3 tháng. Tiêm Acid Hyaluronic này thường được khuyến cáo sử dụng ở những bệnh nhân bị thoái hóa khớp gối có triệu chứng bệnh ở giai đoạn cuối.
  • Tiêm huyết tương giàu tiểu cầu (PRP): Nhiều nghiên cứu chứng minh tiêm huyết tương giàu tiểu cầu có tác dụng điều trị bệnh thoái hóa khớp gối. Biện pháp này được các chuyên gia chăm sóc sức khỏe cho biết là khá an toàn, không gây tác dụng phụ đối với người bệnh sử dụng lâu dài. Triệu chứng sưng và đau sẽ biến mất sau hai đến ba ngày tiêm thuốc.

Lưu ý: Tiêm nội khớp giúp hỗ trợ điều trị và phục hồi chức năng cho phần cơ thể bị bất động do thoái hóa khớp gối gây nên. Tuy nhiên, thuốc chỉ được tiêm dưới sự chỉ định và thực hiện của bác sĩ có chuyên môn. Tránh trường hợp tiêm nhiều lần với liều lượng cao vì thuốc có thể gây mỏng sụn khớp hoặc yếu dây chằng.

Chữa thoái hóa khớp bằng phẫu thuật

Phẫu thuật được xem xét và chỉ định khi bệnh nhân không đáp ứng điều trị bằng thuốc hoặc các phương thức chữa trị bảo tồn khác. Bên cạnh đó, biện pháp này cũng được lựa chọn trong trường hợp thoái hóa khớp gối tiến triển nặng và gây biến chứng. Các phương pháp phẫu thuật được lựa chọn bao gồm nội soi khớp, cắt xương, sửa chữa sụn hoặc thay một phần hoặc toàn bộ khớp gối.

Phẫu thuật giúp khắc phục triệu chứng và tăng cường phạm vi chuyển động của các khớp xương. Tuy nhiên, để chỉ định biện pháp điều trị phù hợp với từng đối tượng bệnh, bác sĩ cần xem xét và đánh giá tình trạng bệnh của mỗi người.

Thoái hóa khớp gối thường phát triển chậm và gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống. Để theo dõi và quản lý bệnh hiệu quả, bệnh nhân cần tuân thủ điều trị theo đúng phác đồ bác sĩ đề nghị. Đồng thời nên có biện pháp chăm sóc và phòng ngừa tại nhà hiệu quả.

Chữa thoái hóa khớp gối bằng Đông y

Đông y điều trị thoái hóa khớp gối theo hướng bảo tồn, không phẫu thuật, không xâm lấn. Y học cổ truyền cho rằng, thoái hóa khớp phát sinh do 2 yếu tố: Yếu tố ngoại tà (phong, hàn, tà, thấp) xâm nhập và yếu tố bên trong cơ thể (khí huyết không thông, phủ tạng suy yếu, sức khỏe suy nhược).

Cơ chế điều trị của Đông y là tập trung loại bỏ bệnh từ căn nguyên và tăng cường sức khỏe cho người bệnh. Nhờ đó, hiệu quả chữa bệnh cao và lâu dài.

Đông y sử dụng các bài thuốc từ thảo dược tự nhiên, có tác dụng đi sâu giúp tiêu viêm, giảm triệu chứng, thông kinh lạc, nâng cao chức năng tạng phủ. Thuốc được gia giảm thành phần tùy theo cơ địa, tình trạng bệnh mỗi người, an toàn cho sức khỏe.

Bên cạnh đó, Đông y còn kết hợp vật lý trị liệu như xoa bóp, bấm huyệt, châm cứu để việc chữa bệnh nhanh chóng đạt hiệu quả. Phương pháp này có tác dụng giảm đau nhanh, thông kinh mạch và khí huyết, làm giãn cơ và phục hồi vận động.

Đẩy lùi thoái hóa khớp gối tận gốc nhờ phác đồ điều trị toàn diện của Đỗ Minh Đường

Thấu hiểu những đau đớn của người bệnh, từ 150 năm trước các lương y dòng họ Đỗ Minh đã bào chế thành công bài thuốc chữa xương khớp, thoái hóa khớp hiệu quả.

Bài thuốc hoạt động theo cơ chế: Điều trị tận gốc – Phục hồi sức khỏe – Ngăn ngừa bệnh tái phát. Giúp loại bỏ bệnh từ gốc và bồi bổ sức khỏe cho người bệnh.

Bài thuốc chữa thoái hóa khớp gối của Đỗ Minh Đường hiệu quả và an toàn

Những ưu điểm vượt trội của bài thuốc như sau:

Hiệu quả toàn diện

Nhờ sự kết hợp hoàn hảo “4 trong 1” gồm: Thuốc đặc trị, thuốc bổ gan giải độc, thuốc hoạt huyết bổ thận, thuốc kiện tỳ ích tràng, bài thuốc có công dụng toàn diện:

  • Khu phong, trừ thấp, tiêu viêm, giảm đau
  • Thông kinh hoạt lạc, hỗ trợ tái tạo dịch và sụn khớp
  • Hoạt huyết, thanh nhiệt, bồi bổ gan, thận và tỳ vị
  • Tăng cường sức đề kháng
  • Dự phòng tái phát.

An toàn cho sức khỏe

Bài thuốc được gia giảm thành phần theo Tỷ lệ Vàng, với 20 – 30 loại thảo dược tự nhiên như: Dây đau xương, xích đồng, tơ hồng xanh, phòng phong, cà gai, sài đất, hạnh phúc, đẳng sâm, diệp hạ châu… Không chứa chất bảo quản, không lẫn tân dược.

Tất cả đều có xuất xứ rõ ràng, đảm bảo chất lượng nhờ thu hái trực tiếp từ các vườn dược liệu đạt tiêu chuẩn của Bộ y tế tại Hưng Yên, Hòa Bình và Gia Lâm (Hà Nội).

Thảo dược bào chế bài thuốc được thu hái từ các vườn dược liệu sạch do Đỗ Minh Đường xây dựng

Tiện lợi sử dụng

Nếu bệnh nhân có nhu cầu, nhà thuốc sẽ giúp bào chế sẵn thành dạng cao, chỉ cần hòa thuốc với nước ấm là dùng ngay, không cần đun sắc tốn thời gian như những thang thuốc truyền thống.

Thuốc được bào chế theo quy trình khép kín, hiện đại, đảm bảo không mất đi dược tính của thảo dược. Khi uống, thuốc nhanh chóng thẩm thấu qua thành dạ dày, mang lại công dụng cao.

Ngoài uống bài thuốc gia truyền, Đỗ Minh Đường còn kết hợp châm cứu, bấm huyệt để giúp xương khớp vận động tốt hơn, khí huyết lưu thông và nhanh chóng đạt được hiệu quả điều trị.

[Nghệ sĩ Xuân Hinh và nhiều bệnh nhân khác đã khỏi bệnh xương khớp nhờ bài thuốc của Đỗ Minh Đường]

Trên thực tế, bài thuốc của Đỗ Minh Đường đã giúp hàng ngàn bệnh nhân xương khớp, thoái hóa khớp, thoái hóa cột sống khỏi bệnh. Trong đó có nghệ sĩ nổi tiếng Xuân Hinh.

Nhờ uy tín và chất lượng vượt trội, nhà thuốc Đỗ Minh Đường đã được mời tư vấn trên sóng VTV2 – Khỏe thật đơn giản, Sống khỏe mỗi ngày; VTC2 – Góc nhìn người tiêu dùng; Kênh Hà Nội 1 – Vì sức khỏe của bạn. Năm 2017, nhà thuốc nhận giải Vàng “Sản phẩm tin cậy – Nhãn hiệu ưa dùng – Dịch vụ hoàn hảo”.

Nếu bạn đọc quan tâm đến bài thuốc có thể truy cập website: https://dominhduong.com hoặc gọi đến Hotline nhà thuốc 0963 302 349 – 024 6253 6649 (Hà Nội) hoặc 028 3899 1677 – 0938 449 768 (Hồ Chí Minh) để được tư vấn Miễn Phí.

Dành cho bạn đọc:

  • 7 bài thuốc trị đau khớp gối hiệu quả dân gian thường dùng
  • Giải quyết thoái hóa khớp gối nhờ phương thuốc gia truyền 150 năm tuổi
  • Hàng ngàn người đã chữa khỏi bệnh xương khớp tại nhà thuốc Đỗ Minh Đường