Thoái hóa đốt sống cổ c3 c4 c5 c6 c7 là gì?

Thoái hóa đốt sống cổ C3 C4 C5 C6 C7 là một thuật ngữ chỉ các dạng tổn thương, thoái hóa ở khu vực này. Tình trạng này có thể gây đau cổ, tê ở bàn tay, ngón tay hoặc mất sức lực ở cẳng tay, khuỷu tay, cổ tay và ảnh hưởng đến chuyển động chung của khu vực này.

Thoái hóa đốt sống cổ c3 c4 c5 c6 c7 là gì
Tìm hiểu bệnh lý thoái hóa đốt sống cổ C3 C4 C5 C6 C7

Cấu tạo cột sống cổ

Cột sống cổ bao gồm 7 đốt sống có nhiệm vụ bảo vệ tủy sống và đảm bảo hoạt động bình thường của đầu, cổ, vai. Cụ thể, cột sống cổ được phân thành 3 phần chính là C3 – C5, C5 – C6 và C6 – C7.

Cụ thể, cấu tạo của cột sống cổ thường bao gồm:

  • Các đốt sống và khớp từ C3 – C5, là các đốt sống giữ vai trò chuyển động kết nối với dây chằng để đảm bảo hoạt động cổ, vai và phần dưới của cột sống. Các khớp này thường chức các bao hoạt dịch, bên trong có sụn khớp để tạo điều kiện giúp khớp di chuyển linh hoạt.
  • Các đốt sống C5 – C6 được cấu tạo bởi thân đốt sống, vòm đốt sống tạo thành các mặt trên của khớp và các sụn. Sụn khớp có nhiệm vụ hạn chế ma sát và giúp các khớp hoạt động linh hoạt hơn. Ngoài ra, đốt sống C5 – C6 cũng có thể kết nối với dây chằng, gân và các đốt sống khác.
  • Đốt sống C6 – C7 có cấu trúc tương tự như hầu hết các đốt sống cổ khác nhưng có một số nhiệm vụ đặc biệt. Cụ thể, các đốt sống C6 – C7 có thể kết nối cổ và phần đầu tiên của ngực để đảm bảo sự liên kết trong cơ thể. Ngoài ra, các dây thần kinh cột sống ở C6 – C7 thoát ra ngoài thông qua các đốt sống, lan tỏa đến vai, cánh tay, điều khiển quá trình duỗi thẳng khuỷu tay, nâng cổ tay và kéo dài các ngón tay.

Thoái hóa đốt sống cổ C3 C4 C5 C6 C7 là gì?

Thoái hóa đốt sống cổ là tình trạng thoái hóa, viêm xương khớp cột sống cổ hoặc các bệnh lý ảnh hưởng đến khu vực này.

Cột sống cổ bao gồm 7 đốt sống, được đánh số từ C1 đến C7, bắt nguồn từ góc sọ xuống đỉnh của vai. Ở mỗi khu vực, đốt sống bảo vệ tủy sống và liên kết với các gân, cơ, dây chằng và khớp để hỗ trợ các cấu trúc cổ và đảm bảo tính linh hoạt cho cổ.

Thoái hóa đốt sống cổ c3 c4 c5 c6 c7
Cột sống cổ cấu tạo từ 7 đốt sống cổ được đánh số từ C1 đến C7

Các phân đoạn của cột sống cổ được phân thành C3 – C4, C4 – C5, C5 – C6 và C6 – C7. Trong đó, phân đoạn từ C3 – C5 góp phần nhiều nhất vào chuyển động của cổ khi tiến và lùi. C5 – C6 chịu nhiều lực tác động và dễ bị ảnh hưởng bởi các tư thế xấu, gây thoái hóa, thoát vị đĩa đệm. Phân đoạn C6 – C7 chịu tải trọng chính của đầu, cung cấp chức năng hỗ trợ phần dưới cổ và liên kết đầu với đốt sống đầu tiên của cột sống ngực (T1).

Thoái hóa đốt sống cổ C3 C4 C5 C6 C7 là tình trạng các đốt sống bị bào mòn do quá trình lão hóa tự nhiên hoặc một số bệnh lý và thói quen xấu. Nếu không được điều trị phù hợp, tình trạng này có thể gây đau nhức vai gáy, cổ, gây yếu cánh tay và dẫn đến một số rủi ro liên quan khác.

Nguyên nhân gây thoái hóa đốt sống cổ C3 C4 C5 C6 C7

Nguyên nhân phổ biến nhất có thể gây thoái hóa đốt sống cổ C3 C4 C5 C6 C7 là do quá trình lão hóa tự nhiên. Điều này có thể khiến xương, sụn tạo nên đốt sống cổ bị hao mòn theo thời gian và dẫn đến thoái hóa.

Thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ C3, C4
Lão hóa tự nhiên được cho là nguyên nhân phổ biến nhất dẫn đến thóa hóa đốt sống cổ

Các nguyên nhân phổ biến thường bao gồm:

  • Đĩa đệm mất nước: Khi cơ thể lão hóa, thường là sau tuổi 40, hầu hết các đĩa đệm cột sống bắt đầu mất nước và co lại. Điều này khiến các đốt sống tiếp xúc nhiều hơn, dẫn đến thoái hóa.
  • Thoát vị đĩa đệm: Quá trình lão hóa tự nhiên cũng có thể làm tăng nguy cơ thoái hóa đốt sống cổ C3 C4 C5 C6 C7. Các tổn thương ở đĩa đệm có thể chèn ép lên các dây thần kinh, tủy sống và dẫn đến các cơn đau đớn.
  • Thoái hóa xương (bệnh gai xương): Quá trình lão hòa cũng dẫn đến bào mòn các xương, đốt sống và hình thành gai xương. Những gai xương này có thể gây chèn ép lên rễ thần kinh và tủy sống.
  • Dây chằng cứng: Dây chằng là dây nối các xương lại với nhau. Dây chằng thường thoái hóa và cứng theo tuổi tác, điều này dẫn đến cứng cổ và thoái hóa các đốt sống cổ.

Bên cạnh đó, các yếu tố có thể làm tăng nguy cơ thoái hóa đốt sống cổ C3 C4 C5 C6 C7 thường bao gồm:

  • Tuổi tác: Thường ảnh hưởng đến người cao tuổi, từ 40 tuổi trở lên
  • Tính chất nghề nghiệp: Các công việc có tính chất liên quan đến chuyển động cổ lập lại nhiều lần có thể gây áp lực lên cổ và tăng nguy cơ thoái hóa các đốt sống.
  • Chấn thương cổ: Các chấn thương cổ trong quá khứ có thể làm tăng nguy cơ thoái hóa đốt sống cổ.
  • Di truyền: Người bệnh có nguy cơ thoái hóa đốt sống cổ cao hơn những người khác.
  • Hút thuốc: Khói thuốc lá có thể làm tăng nguy cơ đau cổ, thoái hóa đốt sống cổ cũng như dẫn đến các bệnh mãn tính khác.

Dấu hiệu nhận biết thoái hóa đốt sống cổ C3 C4 C5 C6 C7

Các triệu chứng lâm sàng thoái hóa đốt sống cổ C3 C4 C5 C6 C7 phụ thuộc vào phân đoạn của đốt sống cổ. Cụ thể, các dấu hiệu và triệu chứng bao gồm:

1. Dấu hiệu thoái hóa đốt sống cổ C3 – C5

Thoái hóa đốt sống cổ có thể dẫn đến các cơn đau phát triển theo thời gian. Các triệu chứng thường phổ biến ở đầu, cổ, vai hoặc cánh tay.

Thoái hóa đốt sống cổ có nguy hiểm không
Thoái hóa đốt sống cổ C3 – C5 có thể gây tê khuỷu tay, cánh tay và bàn tay

Các triệu chứng thoái hóa đốt sống cổ C3 – C5 cụ thể bao gồm:

  • Đau nhẹ đến trùng bình ở khu vực cổ, vai, cánh tay trên. Cơn đau có thể trở nên nghiêm trọng hơn khi người bệnh cử động cổ hoặc cánh tay.
  • Tê ở một hoặc nhiều phần của cẳng tay, bàn tay, một hoặc nhiều ngón tay.
  • Yếu ở vai, khuỷu tay, cổ tay và có thể ảnh hưởng đến chuyển động ở các khớp này.
  • Khó thở hoặc không thể thở khi các dây thần kinh bị tổn thương hoặc bị chèn ép.

Nếu tủy sống ở phân đoạn C3 – C5 bị chèn ép có thể dẫn đến đau, tê liệt ở cánh tay hoặc chân. Điều này có thể dẫn đến mất kiểm soát ở bàng quang và ruột.

2. Dấu hiệu thoái hóa đốt sống cổ C5 – C6

Thoái hóa đốt sống cổ C5 – C6 có thể dẫn đến các cơn đau âm ỉ hoặc đau nhói ở phía sau cổ. Phạm vi hoạt động của cổ cũng có thể bị ảnh hưởng, dẫn đến các tiếng kêu nhỏ ở cổ khi chuyển động.

Thoái hóa đốt sống cổ có chữa khỏi được không
Thoái hóa đốt sống cổ C6 – C7 có thể gây đau và khó chịu ở vai

Một số dấu hiệu phổ biến có thể bao gồm:

  • Đau ở vai, cánh tay trên, cẳng tay, bàn tay, các ngón cái và ngón trỏ. Cơn đau có thể trở nên nghiêm trọng hơn khi cử động cánh tay hoặc cổ, đôi khi cơn đau có thể lan tỏa từ cổ đến cánh tay.
  • Tê ở mặt ngoài của cẳng tay, ngón cái và ngón trỏ.
  • Yếu vai, khuỷu tay, cổ tay và có thể ảnh hưởng đến chuyển động ở các khớp này.
  • Các triệu chứng có thể xảy ra ở một bên hoặc hai bên cơ thể.

3. Dấu hiệu thoái hóa đốt sống cổ C6 – C7

Thoái hóa đốt sống cổ C6 – C7 có thể dẫn đến các cơn đau và cứng cổ. Khi ảnh hưởng đến các dây thần kinh có thể dẫn đến các triệu chứng như:

  • Đau lan tỏa từ cổ đến vai và ngón giữa.
  • Tê ở lòng bàn tay, ngón trỏ và ngón giữa.
  • Yêu ở cánh tay trên, cẳng tay, khuỷu tay và cổ tay và ảnh hưởng đến các chuyển động ở khu vực này.
  • Nếu ảnh hưởng đến tủy sống, tình trạng này có thể gây tê liệt một hoặc nhiều bộ phận trong cơ thể.

Chẩn đoán thoái hóa đốt sống cổ C3 C4 C5 C6 C7

Để chẩn đoán thoái hóa đốt sống cổ, bác sĩ có thể kiểm tra triệu chứng, tiền sử bệnh án và tình trạng sức khỏe của người bệnh. Bên cạnh đó, bác sĩ có thể chỉ định một số xét nghiệm hỗ trợ chẩn đoán bao gồm:

Thoái hóa đốt sống cổ C4 C5 c6
Bác sĩ có thể kiểm tra các triệu chứng và tiền sử bệnh án của người bệnh
  • Chụp X – quang cổ: Hình ảnh X – quang có thể kiểm soát các dấu hiệu bất thường chẳng hạn như gai xương, thoái hóa đĩa đệm cột sống cổ và tình trạng thoái hóa đốt sống cổ. Bên cạnh đó, X – quang cổ cũng có thể loại trừ các nguyên nhân hiếm gặp có thể gây đau cổ và cứng khớp như khối u, gãy xương hoặc bệnh viêm khớp.
  • Quét CT: Hình ảnh Ct có thể cung cấp chi tiết về các đốt sống cổ và tăng tính chính xác khi chẩn đoán.
  • Chụp MRI: Có thể hỗ trợ xác định các khu vực thần kinh bị chèn ép.

Ngoài ra, bác sĩ có thể đề nghị thực hiện các xét nghiệm kiểm tra tín hiệu dẫn truyền thần kinh đến các cơ bắp có ổn định hay không.

Điều trị thoái hóa đốt sống cổ C3 C4 C5 C6 C7

Các biện pháp điều trị thoái hóa đốt sống cổ C3 C4 C5 C6 C7 phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của các dấu hiệu và triệu chứng. Mục tiêu điều trị là giảm đau, cải thiện các cơn đau, duy trì các hoạt động thông thường và ngăn ngừa các tổn thương vĩnh viễn đến tủy xương và dây thần kinh.

1. Biện pháp cải thiện tại nhà

Trong trường hợp thoái hóa đốt sống cổ nhẹ, người bệnh có thể cải thiện các triệu chứng tại nhà. Các biện pháp cụ thể bao gồm:

  • Tập thể dục thường xuyên: Thường xuyên vận động, luyện tập thể dục thể thao có thể cải thiện các cơn đau và tăng tốc độ phục hồi các đốt sống cổ. Người bệnh có thể đi bộ hàng ngày để tăng cường chức năng cổ và thắt lưng.
  • Chườm lạnh hoặc chườm nóng: Có thể hỗ trợ giảm đau và căng cơ ở cổ.
  • Sử dụng nẹp cổ: Các dụng cụ này có thể giúp cổ nghỉ ngơi, hạn chế các hoạt động có thể gây tổn thương ở cổ. Người bệnh chỉ cần sử dụng nẹp cổ trong một thời gian ngắn để tránh khiến chức năng cổ suy yếu.

2. Điều trị không phẫu thuật

Thông thường thoái hóa cột sống cổ được điều trị bảo tồn, không phẫu thuật bằng các phương pháp bao gồm:

Thoát vị đĩa đệm cổ
Hầu hết các trường hợp thoái hóa đốt sống cổ được điều trị không phẫu thuật
  • Vật lý trị liệu: Các động tác, bài tập vật lý trị liệu có thể tăng cường cơ cổ, cải thiện tư thế, tăng phạm vị chuyển động và hỗ trợ điều trị các triệu chứng thoái hóa cột sống cổ. Lưu ý thực hiện vật lý trị liệu dưới sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên môn hoặc nhà vật lý trị liệu để tránh gây tổn thương và khiến các triệu chứng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.
  • Thuốc giảm đau: Các loại thuốc giảm đau như thuốc chống viêm không Steroid, Opioids, Corticosteroid có thể kiểm soát các cơn đau và ngăn ngừa nhiều bệnh lý liên quan.
  • Thuốc giãn cơ: Một số loại thuốc có thể được chỉ định để hỗ trợ làm giãn cơ, chống co thắt ở cổ và cải thiện các triệu chứng thoái hóa đốt sống cổ.
  • Thuốc chống trầm cảm: Một số loại thuốc chống trầm cảm có thể hỗ trợ giảm đau do thoái hóa đốt sống cổ mang lại.

3. Điều trị phẫu thuật

Phẫu thuật thoái hóa đốt sống cổ C3 C4 C5 C6 C7 có thể được chỉ định cho các trường hợp cần thiết. Tuy nhiên, hầu hết các trường hợp người bệnh không cần phẫu thuật điều trị thoái hóa đốt sống cổ.

Phẫu thuật thường bao gồm:

  • Loại bỏ đĩa đệm bị thoát vị hoặc các gai xương ảnh hưởng đến các đốt sống
  • Loại bỏ một phần của đốt sống bị tổn thương
  • Hợp nhất một đoạn cổ bằng cách ghép xương và phần cứng lại với nhau

Phẫu thuật có thể dẫn đến nhiều biến chứng và rủi ro không mong muốn. Do đó, người bệnh nên trao đổi cụ thể với bác sĩ chuyên môn trước khi thực hiện phẫu thuật.

Biện pháp phòng ngừa thoái hóa đốt sống cổ C3 C4 C5 C6 C7

Thoái hóa đốt sống cổ C3 C4 C5 C6 C7 do quá trình lão hóa tự nhiên là không thể phòng ngừa được. Tuy nhiên, người bệnh có thể hạn chế các tổn thương cũng như ngăn ngừa các biến chứng bằng một số lưu ý như:

  • Tập thể dục thường xuyên để nâng cao sức khỏe xương khớp, tăng tính linh hoạt giữa các đốt sống và hạn chế quá trình thoái hóa tự nhiên. Trao đổi với bác sĩ chuyên môn về các bài tập aerobic và các động tác yoga để cải thiện các chức năng ở cổ.
  • Giảm cân nếu thừa cân béo phì. Thừa cân có thể tăng thêm căng thẳng, áp lực lên các khớp ở cột sống cổ và làm tăng quá trình lão hóa tự nhiên.
  • Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh, bổ sung nhiều vitamin, khoáng chất, rau, trái cây, ngũ cốc để cải thiện các triệu chứng.
  • Dành thời gian nghỉ ngơi, đặc biệt là khi thực hiện một động tác lặp lại nhiều lần. Đứng dậy và vận động sau mỗi 30 phút có thể tăng cường sức khỏe xương và hạn chế áp lực lên cổ.
  • Thực hành các tư thế tốt khi ngồi, đứng và cả khi nằm ngủ có thể tăng cường sức khỏe cột sống.
  • Không sử dụng rượu, thuốc lá  và các chất kích thích khác.

Thoái hóa đốt sống cổ C3 C4 C5 C6 C7 là bệnh lý phổ biến và có nguy cơ tăng dần theo thời gian. Vì vậy không có biện pháp phòng ngừa hoàn hoàn. Do đó, người bệnh cần phát triển các thói quen tốt cũng như đến bệnh viện kiểm tra ngay khi nhận thấy các dấu hiệu thoái hóa.