Phế quản là gì, nằm ở đâu? Chức năng và bệnh hay gặp

Phế quản được coi là nguồn sống của các tế bào trong cơ thể. Nếu cơ quan này bị viêm nhiễm, sức khỏe sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Vậy nó có cấu tạo ra sao và nằm ở vị trí nào? Cùng tìm hiểu các thông tin liên quan trong bài viết dưới đây.

Phế quản là gì? Nằm ở đâu?

Phế quản là ống dẫn khí trực thuộc hệ thống đường hô hấp dưới và được coi là con đường dẫn không khí đi vào phổi. Bộ phận này nằm ngang với đốt sống ngực 4 – 5 và nối tiếp phía dưới khí quản.

Ngoài ra, nó còn được phân chia thành các nhánh nhỏ để có thể đi sâu vào phổi và hình thành cây phế quản – cơ sở để phân chia các thùy phổi.

Phế quản là một bộ phận quan trọng đối với cơ thể
Hình ảnh xác định vị trí của cơ quan này trong cơ thể

Ống dẫn khí được xác định bắt đầu từ nơi phân chia của khí quản đến rốn phổi. Bộ phận này cũng được chia thành khu vực chính phải và chính trái, có nhiệm vụ dẫn không khí đi vào phổi.

Hai cơ quan kết hợp với nhau thành một góc 70 độ. Thông thường bộ phận bên phải sẽ ngắm dốc và to hơn bên trái. Vì vậy, dị vật rất dễ xâm nhập vào lá phổi bên phải.

Cấu tạo của phế quản

Phế quản giữ vai trò quan trọng đối với hệ hô hấp dưới. Tuy nhiên ít ai biết cơ quan này có cấu tạo đặc biệt như thế nào?

Cấu trúc hệ thống

Như đã giới thiệu ở trên, bộ phận này được chia thành 2 nhánh chính ở bên trái và bên phải. Tiếp tục đi vào hai bên phổi, chúng sẽ có sự phân chia thành các phân thùy nhỏ hơn:

  • Phế quản chính trái: Kích thước nhỏ hơn bên phải nhưng lại dài hơn gần 5cm. Cơ quan này đi vào gốc phổi trái ở vị trí đối diện đốt sống ngực. Đồng thời đi qua bên dưới vòm động mạch chủ và phía trước thực quản, động mạch chủ và ống lồng ngực giảm dần. Nó tiếp tục được chia thành 2 nhánh chính là phế quản thùy trên và phế quản thùy dưới.
  • Phế quản chính phải: Đứng thẳng và ngắn hơn so với bên trái. Chiều dài trung bình là 10,9 cm. Bộ phận này sẽ xâm nhập vào gốc phổi tại đốt sống ngực thứ 5. Nhiệm vụ chính là cung cấp không khí cho 3 thùy của phổi phải.
Cơ quan này được chia làm hai khu vực chính trái và chính phải
Cơ quan này được chia làm hai khu vực chính trái và chính phải

Từng phân đoạn được chia thành nhiều tiểu phế quản nhỏ và các tiểu phế quản cuối. Sau khi hình thành phế quản đường hô hấp thì sẽ phân chia thành 2 – 11 ống phế nang (đơn vị giải phẫu cơ bản của trao đổi khí). Mỗi ống phế nang có 5 – 6 túi.

Cấu tạo mô học

Đa phần hệ thống cây phế quản đều bao gồm cấu tạo 4 lớp như sau:

  • Niêm mạc: Gồm lớp biểu mô trụ giả tầng trên. Cơ quan này có nhiều lông chuyển làm nhiệm vụ giữ lại vi khuẩn, virus, bụi bẩn khi không khí đi qua và đẩy chúng ra ngoài bằng phản xạ ho
  • Lớp đệm: Được xác định là lớp mô liên kết thưa
  • Lớp cơ trơn (cơ Reissesen): Làm nhiệm vụ giãn nở và giúp không khí lưu thông dễ dàng hơn.
  • Tuyến và lớp sụn: Cấu tạo bởi các mảnh sụn cùng tuyến tiết chất nhầy để cải thiện chức năng lọc, đồng thời lưu thông không khí ra và vào phổi.

Giải phẫu tường phế quản

Phế quản được bao quanh bởi các vòng sụn có hình chữ C. Nhưng những ống nhỏ sẽ có các tấm sụn không đều thay thế các vòng. Cấu trúc sụn cùng một lớp dải cơ trơn giúp kiểm soát đường kính lòng phế quản khi cơ thể hít vào hoặc thở ra.

Những bức tường phía bên trong có một lớp màng nhầy và các hình chiếu giống như sợi tóc. Chúng được gọi là lông mao bao phủ. Biểu mô chứa tế bào gốc làm nhiệm vụ tiết ra lớp chất nhầy để bảo vệ niêm mạc.

Chức năng của phế quản

Cấu tạo 4 lớp và cấu trúc hình lăng trụ giúp cơ quan này giữ vai trò đặc biệt quan trọng trong hệ thống đường hô hấp. Cụ thể là hai chức năng chính như sau:

  • Dẫn khí: Hệ thống ống phế quản với một lớp sụn và cơ trơn sẽ dẫn không khí sạch chuyển đến nang phổi. Từ đó cơ quan này đảm bảo tốt hoạt động hô hấp của cơ thể. Trong hướng ngược lại, phế quản còn dẫn khí từ phế nang ngược ra bên ngoài.
  • Lọc khí: Không khí đi từ bên ngoài vào cơ thể được làm sạch bởi lông chuyển trên bề mặt biểu trụ. Phản xạ ho khiến tác nhân gây hại, virus, vi khuẩn bị loại ra phía bên ngoài. Khi không khí được lọc sạch, chúng sẽ theo đường ống phế nang, đi qua các tùy và tới nang phổi.

Ngoài chức năng lọc và dẫn khí, tuyến trong phế quản còn tiết ra chất nhầy. Hoạt động này đóng vai trò quan trọng trong hệ thống miễn dịch và làm chết các vi sinh vật bệnh lý.

Các bệnh thường gặp ở phế quản

Khi sức đề kháng suy yếu, hại khuẩn dễ dàng xâm nhập và gây viêm. Trong một vài trường hợp, người bệnh còn gặp phải một số vấn đề liên quan tới phổi. Các bệnh lý thường gặp ở cơ quan này bao gồm:

Viêm phế quản

Viêm phế quản là tình trạng viêm nhiễm xảy ra tại lớp niêm mạc của ống phế quản. Hậu quả là ống dẫn khí bị thu hẹp, chất nhầy và dịch mủ làm cản trở sự lưu thông của không khí tiến vào phổi. Nguyên nhân chính gây viêm là do virus.

Tuy nhiên các yếu tố như sức đề kháng yếu, ô nhiễm không khí, hút nhiều thuốc lá,… cũng gia tăng nguy cơ mắc bệnh.

Đây là bệnh lý phổ biến và có thể xuất hiện ở mọi đối tượng
Đây là bệnh lý phổ biến và có thể xuất hiện ở mọi đối tượng

Đây là một dạng bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính với các triệu chứng ho, khó thở, đau tức ngực,… Cách chữa chủ yếu là sử dụng thuốc tây. Các chuyên gia sẽ chỉ định một số loại thuốc kháng sinh hoặc thuốc cắt cơn ho,… để cải thiện tình hình.

Giãn phế quản

Triệu chứng phổ biến là ho, khó thở, xuất hiện đờm trong cổ họng. Bệnh lý này làm phế quản và tiểu phế quản có sự giãn nở mãn tính. Từ đó dẫn tới việc tiết chất nhầy quá mức làm tăng nguy cơ nhiễm trùng phổi.

Các cách điều trị bao gồm bài tập thở, thuốc tây, thiết bị giúp loại bỏ chất nhầy dư thừa và kiểm soát sự giãn nở của các cơ quan. Nếu người bệnh bị nhiễm trùng sẽ chỉ định thêm thuốc kháng sinh.

Hen suyễn

Đây là bệnh lý đặc trưng của tình trạng co thắt phế quản, với sự tham gia của nhiều tế bào cùng các thành phần tế bào. Dấu hiệu đặc trưng là phản ứng tắc nghẽn gây hẹp đường hô hấp, đồng thời suy giảm lưu lượng không khí khi ra vào phổi.

Nếu bị phù nề nghiêm trọng, đường dẫn khí sẽ ngày càng bị thu hẹp. Khi đó bệnh nhân có thể phải đối mặt với hiện tượng khó thở.

Bệnh lao

Nguyên nhân chính gây bệnh là do vi khuẩn tấn công vào phổi. Khi mắc bệnh cơ thể sẽ gặp phải một số triệu chứng như sốt, ho, mệt mỏi, chảy máu từ phế quản và khí quản.

Đây là bệnh truyền nhiễm, có thể lây từ người sang người thông qua đường hô hấp. Phương pháp điều trị phổ biến là nội khoa. Bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ chữa bệnh theo hai giai đoạn là tấn công (trong 2 tháng) và duy trì (trong 6 tháng).

Bệnh ung thư

Ung thư là bệnh lý có thể ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe. Dựa vào nguồn gốc và sự phát triển của các khối u, bệnh được chia làm hai loại:

  • Ung thư biểu mô tuyến adeno: Phát sinh từ tuyến nước bọt ở miệng và cổ họng
  • Ung thư biểu mô phế quản: Hình thành từ phế quản hoặc các mô

Để chẩn đoán tình hình khối u, bác sĩ có thể tiến hành các xét nghiệm cận lâm sàng. Cụ thể như: sinh thiết, nội soi, chụp CT, chụp cộng hưởng từ. Trong nhiều trường hợp, bệnh nhân có thể phẫu thuật để sửa chữa khu vực bị ảnh hưởng.

Để chấn đoán ung thư, người bệnh có thể phải thực hiện một số xét nghiệm cận lâm sàng
Để chấn đoán ung thư, người bệnh có thể phải thực hiện một số xét nghiệm cận lâm sàng

Phế quản có tác dụng rất lớn đối với sức khỏe mỗi người. Vì giữ nhiệm vụ quan trọng tại đường hô hấp nên cơ quan này rất dễ bị hại khuẩn tấn công. Do đó bạn nên bảo vệ sức khỏe bằng các thói quen sinh hoạt hằng ngày. Nếu cơ thể xuất hiện triệu chứng nghi ngờ, hãy đến gặp y, bác sĩ để sớm chữa khỏi bệnh.