Nổi mề đay vào ban đêm có nguy hiểm? Cách xử lý, điều trị

Nổi mề đay vào ban đêm có thể gây ngứa ngáy, rối loạn giấc ngủ và suy nhược cơ thể. Do đó, người bệnh cần tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến tình trạng này để có biện pháp điều trị, phòng ngừa phù hợp.

nguyên nhân nổi mề đay về đêm
Nổi mề đay về đêm có thể gây rối loạn giấc ngủ và suy nhược cơ thể

Nổi mề đay vào ban đêm là gì? Có nguy hiểm không?

Nổi mề đay là tình trạng nổi mẩn đỏ hoặc hồng trên bề mặt da gây ngứa ngáy, khó chịu. Trong hầu hết các trường hợp mề đay có liên quan đến các phản ứng dị ứng thuốc, thực phẩm hoặc khi tiếp xúc với các tác nhân kích ứng có trong môi trường.

Các triệu chứng mề đay thường phổ biến vào ban đêm, khi nhiệt độ môi trường và cơ thể hạ thấp xuống. Tình trạng này gây sưng phù các mao mạch dưới da gây nổi mề đay hoặc các mảng da xung huyết, thường rất ngứa.

Trong nhiều trường hợp, nổi mề đay vào ban đêm là mề đay cấp tính (tạm thời) và có thể tự biến mất hoặc được cải thiện bằng các loại thuốc dị ứng không kê đơn. Tuy nhiên, trong trường hợp mề đay mãn tính, mẩn ngứa có thể đi kèm các triệu chứng nghiêm trọng hoặc là dấu hiệu của các bệnh lý tiềm ẩn khác.

VTV2 đưa tin địa chỉ điều trị mề đay bằng thảo dược Đông y uy tín nhất hiện nay

Phóng sự VTV2 đưa tin Trung tâm Thuốc dân tộc là đơn vị khám chữa bệnh mề đay bằng Đông y uy tín nhất hiện nay. [Tìm hiểu ngay để khỏi bệnh]

Nổi mề đay vào ban đêm thường không nguy hiểm và không đe dọa đến tính mạng của người bệnh. Tuy nhiên, tình trạng này có thể gây ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ, dẫn đến tình trạng mệt mỏi kéo dài, suy nhược cơ thể và một số bệnh lý mãn tính khác.

bị ngứa da vào ban đêm
Nổi mề đay về đêm thường không nguy hiểm và có thể tự cải thiện sau vài giờ

Ngoài ra, trong các trường hợp đặc biệt nghiêm trọng, nổi mề đay có thể đi kèm sốc phản vệ (mặc dù rất hiếm khi xảy ra). Sốc phản vệ là một phản ứng dị ứng nghiêm trọng cần được điều trị ngay lập tức để tránh tử vong.

Các triệu chứng sốc phản vệ bao gồm:

  • Ho, đau tức ngực, khó thở hoặc thở khò khè
  • Chóng mặt, nhầm lẫn hoặc ngất xỉu
  • Nổi mề đay kèm tình trạng sưng phù, ngứa và đỏ da nghiêm trọng
  • Chảy nước mũi, nghẹt mũi hoặc hắt hơi liên tục
  • Sưng môi, lưỡi, cổ họng
  • Khó nuốt, khàn giọng hoặc có cảm giác nghẹn cổ họng
  • Nôn, tiêu chảy
  • Mạch đập yếu, co giật

Nguyên nhân gây nổi mề đay vào ban đêm

Hiện tại các bác sĩ không rõ nguyên nhân gây nổi mề đay vào ban đêm.

Tuy nhiên, một số nghiên cứu cho biết vào ban đêm cơ thể giải phóng nhiều Cytokine. Đây là hoạt chất gây viêm dưới da dẫn đến tình trạng nổi mề đay và ngứa ngáy. Bên cạnh đó, da được cho là mất nhiều nước hơn vào ban đêm. Tình trạng này đặc biệt phổ biến vào những tháng hanh khô hoặc mùa đông. Điều này gây suy giảm hàng rào bảo vệ da, da dễ bị kích ứng và gây nổi mề đay hoặc ngứa dữ dội.

nguyên nhân nổi mề đay về đêm
Môi trường sống và không gian ngủ thiếu vệ sinh có thể gây kích ứng da và nổi mề đay về đêm

Bên cạnh đó, một số yếu tố được cho là có thể làm tăng nguy cơ nổi mề đay vào ban đêm bao gồm:

  • Vệ sinh kém: Môi trường ngủ vệ sinh kém có thể làm tăng nguy cơ tích tụ vi khuẩn, nấm mốc và làm tăng nguy cơ nổi mề đay mẩn ngứa về đêm.
  • Môi trường sống ẩm: Độ ẩm cao, ô nhiễm môi trường có thể tích tụ trong không khí và gây kích ứng, nổi mề đay về ban đêm. Ngoài ra, môi trường ô nhiễm có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý về đường hô hấp cũng như gây ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể.
  • Dị ứng thời tiết: Thay đổi thời tiết, đặc biệt là khi chuyển từ nóng sang lạnh một cách đột ngột có thể gây kích ứng da và nổi mề đay mẩn ngứa.
  • Dị ứng thực phẩm: Nếu sử dụng các loại thực phẩm dễ gây dị ứng vào buổi tối có thể khiến hệ thống miễn dịch phản ứng và gây nổi mề đay mẩn ngứa. Các loại thực phẩm dễ gây dị ứng bao gồm hải sản, động vật có vỏ nói chung, đậu phộng, trứng, sữa, một số loại quả mọng như dâu tây.
  • Tác dụng phụ của một số loại thuốc: Việc thường xuyên sử dụng một số loại thuốc như Penicilline, Sulfamides, thuốc tránh thai hàng ngày,… có thể dẫn đến tình trạng nổi mề đay mẩn ngứa.
  • Bệnh ghẻ: Đây là bệnh lý nhiễm nấm hoặc ký sinh trùng dẫn đến các triệu chứng ngứa ngáy và nổi mề đay về đêm. Thông thường, về ban đêm con ghẻ sẽ tấn công bề mặt da để đẻ trứng. Điều này gây ngứa ngáy, khó chịu đặc biệt là ở các nếp gấp cơ thể như nách, kẽ tay chân.
  • Các bệnh lý tiềm ẩn: Đôi khi tình trạng nổi mề đay vào ban đêm có thể liên quan đến suy giảm chức năng gan, thận. Điều này khiến độc tố tích tụ trong cơ thể và được bài tiết qua da gây nổi mề đay mẩn ngứa.
  • Hệ thống miễn dịch suy yếu: Ở những rối suy giảm hệ thống miễn dịch như bệnh nhân HIV, tiểu đường, bệnh Lupus ban đỏ,… thường có xu hướng nổi mề đay và ngứa da. Tình trạng này có thể trở nên nghiêm trọng vào ban đêm.

Ngoài ra, các nguyên nhân khác có thể gây nổi mề đay vào ban đêm bao gồm di truyền, quần áo không phù hợp, có các bệnh nhiễm trùng (như viêm xoang, viêm tai giữa, viêm họng,…), có các bệnh lý ngoài da khác như (chàm, viêm da cơ địa hoặc vẩy nến), cơ địa nhạy cảm,…

Dấu hiệu và triệu chứng nổi mề đay về ban đêm

Các triệu chứng mề đay về đêm có thể nhẹ hoặc nghiêm trọng. Tuy nhiên hầu hết các trường hợp, tình trạng này có thể tự cải thiện trong vài giờ mà không cần điều trị.

ngứa và nổi mề đay về đêm
Nổi mề đay về đêm có thể gây nổi mẩn đỏ và ngứa ngáy dữ dội

Các dấu hiệu phổ biến bao gồm:

  • Ngứa da dữ dội: Ngứa là dấu hiệu đặc trưng của bệnh mề đay, đặc biệt là mề đay về đêm. Cơn ngứa thường có xu hướng xuất hiện đột ngột, nhanh chóng, đặc biệt là khi người bệnh gãi hoặc tác động lên da.
  • Nổi mẩn đỏ, phù mạch: Mề đay có thể dẫn đến việc hình thành nhiều vùng da sần đỏ, phù nề, đôi khi có thể gây đau đớn. Tình trạng này có thể lan rộng ra toàn thân nếu bị kích thích hoặc gặp điều kiện thuận lợi.
  • Các triệu chứng khác bao gồm đau bụng, hạ huyết áp, rối loạn nhịp tim, vã mồ hôi,…

Nổi mề đay vào ban đêm điều trị như thế nào?

Hầu hết các trường hợp nổi mề đay vào ban đêm không nghiêm trọng và có thể tự cải thiện sau vài giờ. Tuy nhiên, nếu tình trạng này kéo dài có thể gây ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ và khiến người bệnh cảm thấy khó chịu. Các biện pháp điều trị nhằm mục đích cải thiện các triệu chứng và hạn chế nguy cơ tái phát.

1. Biện pháp xử lý tại nhà

Nếu các trường hợp mề đay không nghiêm trọng, người bệnh có thể áp dụng các biện pháp điều trị mề đay tại nhà như:

Nổi mề đay vào ban đêm
Tắm nước ấm có thể hỗ trợ lưu thông máu, loại bỏ chất kích ứng và cải thiện tình trạng nổi mề đay
  • Tắm nước ấm có thể cải thiện tình trạng ngứa ngáy và nổi mẩn đỏ. Bên cạnh đó, thêm một lượng nhỏ bột yến mạch và baking soda có thể tăng hiệu quả điều trị.
  • Chườm mát có thể giảm viêm, sưng và cải thiện tình trạng ngứa ngáy.
  • Sử dụng kem dưỡng ẩm không gây kích ứng da như Vanicream, Cetaphil hoặc Eucerin có thể tăng cường độ ẩm da và cải thiện các triệu chứng mề đay. Sử dụng kem dưỡng ẩm sau khi tắm hoặc trước khi đi ngủ để đạt hiệu quả điều trị tốt nhất.
  • Uống trà thảo dược như trà gừng mật ong có thể cải thiện tình trạng nổi mề đay mẩn ngứa và giúp người bệnh thư giãn.
  • Bổ sung vitamin C, D vào buổi tối để hạn chế và ngăn ngừa tình trạng nổi mề đay về ban đêm.

Các biện pháp điều trị mề đay tại nhà chỉ hiệu quả đối với trường hợp nhẹ. Do đó, nếu mề đay gây ngứa dữ dội hoặc có dấu hiệu trở nên nghiêm trọng, người bệnh cần đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị phù hợp.

2. Thuốc điều trị nổi mề đay về đêm

Nếu tình trạng mề đay về đêm không được cải thiện sau vài giờ hoặc có dấu hiệu trở nên nghiêm trọng, người bệnh nên đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị phù hợp. Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh, bác sĩ có thể kê các loại thuốc điều trị mề đay và hỗ trợ cải thiện chất lượng giấc ngủ.

Các loại thuốc thường được chỉ định điều trị mề đay về đêm thường bao gồm:

  • Thuốc kháng Histamine có thể ngăn ngừa tình trạng giải phóng Histamine gây viêm, ngứa, nổi mẩn đỏ. Ngoài ra, một số loại thuốc có tác dụng an thần, gây buồn ngủ, do đó có thể hỗ trợ giấc ngủ vào ban đêm. Các loại thuốc phổ biến bao gồm Promethazine, Hydroxyzine, Chlorpheniramine hoặc Diphenhydramine.
  • Thuốc mỡ hoặc kem Steroid theo toa có tác dụng chống viêm và cải thiện các triệu chứng nổi mề đay vào ban đêm. Thuốc Steroid có thể dẫn đến một số tác dụng phụ không mong muốn như làm mỏng da hoặc thay đổi màu da. Do đó sử dụng thuốc theo liều lượng chỉ định của bác sĩ.

3. Điều trị mề đay về ban đêm bằng Đông y

Rất nhiều trường hợp bị nổi mề đay vào đêm liên tục mặc dù đã áp dụng mẹo dân gian, thuốc Tây. Trường hợp chị Đỗ Thị Ngọc (38 tuổi – Phú Thọ) là 1 ví dụ. Chị Ngọc bị mề đay mẩn ngứa mỗi khi thời tiết thay đổi. Tình trạng mẩn ngứa xuất hiện từ khoảng chiều tối và ngứa cả đêm cho đến 2-3 giờ sáng mới dịu bớt. Mặc dù áp dụng nhiều cách, thậm chí tiêm truyền tại bệnh viện lớn nhưng vẫn không khỏi bệnh.

Theo bác sĩ Nguyễn Lệ Quyên – Trưởng khoa Da liễu Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc, nguyên nhân của tình trạng trên là do chưa loại bỏ được hết căn nguyên. Đông y cho rằng mề đay có căn nguyên bởi tình trạng suy yếu của tạng phủ, rối loạn miễn dịch, mất cân bằng cơ địa. Tình trạng này khiến phong hàn, phong nhiệt dễ xâm nhập gây huyết hư, huyết nhiệt, huyết ứ mà phát ban, mẩn ngứa trên da.

Đông y điều trị mề đay mẩn ngứa với nguyên tắc trị bệnh từ gốc. Khi căn nguyên gây bệnh được loại bỏ thì triệu chứng bệnh tự tiêu biến. Đồng thời với cơ chế vừa đặc trị vừa bổi bổ và phục hồi, thuốc Đông y ngăn tái phát bệnh hiệu quả.

Nổi bật nhất trong các bài thuốc đặc trị mề đay là Tiêu ban Giải độc thang của Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc. Bài thuốc đã giúp hàng ngàn người thoát khỏi mề đay mẩn ngứa, dị ứng. Tiêu ban Giải độc thang nổi bật bởi những giá trị về hiệu quả và mức độ an toàn. Cụ thể:

Ưu điểm của bài thuốc Tiêu ban Giải độc thang
Ưu điểm của bài thuốc Tiêu ban Giải độc thang
  • Bài thuốc là thành quả của công trình nghiên cứu ứng dụng thảo dược Đông y vào điều trị bệnh mề đay. Công trình được thực hiện bởi đội ngũ bác sĩ tại Trung tâm Thuốc dân tộc với sự giám sát của Hội đồng khoa học gồm nhiều chuyên gia đầu ngành.
  • Tiêu ban Giải độc thang hòa quyện tinh hoa y học cổ truyền từ hàng chục bài thuốc cổ phương cùng quá trình nghiên cứu dài lâu. Bài thuốc hiệu quả với mọi thể mề đay, mọi thể trạng của người hiện đại.
  • Công thức thuốc “2 trong 1” kết hợp 2 phương thuốc nhỏ GIẢI ĐỘC HOÀN và BÌNH CAN HOÀN với phép trị giải độc, tiêu ban, tiêu ngứa, thanh nhiệt, hoạt huyết, lương huyết. Đồng thời, bài thuốc kết hợp song song đặc trị và phục hồi, tăng cường chức năng gan, ổn định cơ địa, chống dị ứng ngăn tái phát mề đay hiệu quả.
Thành phần, công dụng bài thuốc Tiêu ban Giải độc thang
Thành phần, công dụng trị mề đay bài thuốc Tiêu ban Giải độc thang
  • Giá trị và hiệu quả của bài thuốc tích hợp từ hàng chục vị thuốc quý như bồ công anh, kim ngân cành, phòng phong, đơn đỏ, hồng hoa, diệp hạ châu, xuyên khung… Các vị thuốc được phối chế theo quy luật Đông y bổ trợ, nâng đỡ và hóa giải lẫn nhau phát huy dược lực cao nhất.
  • 100% dược liệu chuẩn sạch quy chuẩn GACP-WHO, bài thuốc an toàn, không tác dụng phụ. Mề đay ở phụ nữ sau sinh, phụ nữ mang thai, trẻ em, chức năng gan suy giảm đều có thể sử dụng. Đặc biệt bài thuốc bào chế dưới dạng cao tinh chất, viên hoàn tiện sử dụng.

VTV2 Chất lượng cuộc sống đưa tin bài thuốc Tiêu ban Giải độc thang là giải pháp hoàn chỉnh trong phóng sự về công tác điều trị mề đay bằng YHCT. [Bạn đọc có thể xem chi tiết phóng sự TẠI ĐÂY]

Hoặc xem chi tiết qua video sau:

Trên 95% người bệnh khỏi hẳn mề đay sau 1-3 tháng điều trị, các triệu chứng bệnh thuyên giảm ngay sau 7-10 ngày dùng thuốc. Tỷ lệ tái phát thấp và 100% không gặp tác dụng phụ. Trường hợp của chị Ngọc đề cập ở trên sử dụng bài thuốc Tiêu ban Giải độc sau 2 tháng thì khỏi dứt điểm mề đay, đến nay đã 4 năm chưa tái phát.

Mời bạn đọc xem thêm chia sẻ về sự hiệu nghiệm của bài thuốc Tiêu ban Giải đọc thang từ chị Ngọc

Diễn viên Khánh Linh trong bộ phim Về nhà đi con bị nổi mề đay, mẩn ngứa bất kể ngày đêm. An tâm, tin tưởng lựa chọn Trung tâm Thuốc dân tộc, chị đã khỏi bệnh chỉ sau 2 tháng sử dụng thuốc và gần nửa năm chưa có dấu hiệu tái phát.

Bạn Nghiêm Huyền Linh (25 tuổi – Hà Nội) bị nổi mề đay mãn tính ngay từ khi còn nhỏ và chữa bằng nhiều phương pháp không khỏi. Sau khi biết đến bài thuốc Tiêu ban Giải độc thang, Linh đã khỏi bệnh chỉ sau 1 tháng dùng thuốc.

Xem chi tiết:

Để biết thêm thông tin chi tiết về bài thuốc Tiêu ban Giải độc thang, được chuyên gia đầu ngành tư vấn điều trị nổi mề đay vào ban đêm hiệu quả, bạn đọc hãy liên hệ với Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc. Tại Hà Nội: B31 ngõ 70 Nguyễn Thị Định – Thanh Xuân – ĐT (024) 7109 6699 | HCM: 145 Hoa Lan – P.2 – Q. Phú Nhuận – ĐT (028) 7109 6699 | Quảng Ninh: 116 Văn Lang – Hồng Gai – Hạ Long – ĐT (0203) 657 0128. Hoặc truy cập Website: thuocdantoc.org | Fanpage:Trung tâm Thuốc dân tộc để được hỗ trợ nhanh chóng nhất.

Biện pháp phòng ngừa nổi mề đay vào ban đêm

Nổi mề đay về đêm có thể gây ảnh hưởng đến mọi đối tượng bệnh và có thể tái phát khi gặp điều kiện thích hợp. Vì vậy, bên cạnh việc điều trị người bệnh nên có biện pháp phòng ngừa phù hợp. Người bệnh cần lưu ý một số vấn đề như:

Nổi mề đay vào ban đêm có nguy hiểm
Không để thú cưng vào phòng ngủ, đặc biệt là giường ngủ để tránh gây kích ứng da
  • Giữ vệ sinh không gian sống và phòng ngủ phù hợp. Thường xuyên giặt chăn, màn, gối để loại bỏ vi khuẩn, nấm mốc và loại bỏ nguy cơ gây nổi mề đay.
  • Vệ sinh cơ thể bằng nước ấm hoặc nước mát và xà phòng không kích ứng da. Tắm nước quá nóng có thể gây mất độ ẩm tự nhiên của da, khiến da bị kích ứng và nổi mề đay.
  • Mặc quần áo phù hợp, rộng rãi và làm từ chất liệu không kích ứng da như cotton hoặc lụa khi đi ngủ. Điều này có thể hạn chế ma sát gây trầy xước hoặc tổn thương da.
  • Hạn chế tình trạng gãi ngứa hoặc cọ xát da. Điều này có thể gây tổn thương da và khiến cơn ngứa ngáy trở nên nghiêm trọng hơn. Ngoài ra, gãi ngứa có thể tạo ra các vết thương hở, tăng nguy cơ nhiễm trùng và bội nhiễm da.
  • Sử dụng các sản phẩm dưỡng da phù hợp, không chứa hóa chất kích ứng da. Nếu có thể hãy chọn các sản phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên để đảm bảo an toàn và sức khỏe của làn da.
  • Không để thú cưng vào phòng ngủ, đặc biệt là giường ngủ. Điều này có thể khiến lông, vảy da động vật bám vào chăn, màn và gây nổi mề đay.
  • Thay đổi chế độ ăn uống, bổ sung nhiều rau xanh, trái cây để tăng cường vitamin, khoáng chất và cải thiện hệ thống miễn dịch.
  • Hạn chế tiêu thụ các loại hải sản dễ gây dị ứng như tôm, động vật có vỏ, các loại quả mọng,… vào buổi tối. Bên cạnh đó, không sử dụng rượu bia hoặc các chất kích thích khác để tránh gây ảnh hưởng đến giấc ngủ.
  • Xây dựng thói quen sống khoa học, không thức quá khuya để tránh căng thẳng, stress gây nổi mề đay. Ngoài ra, thường xuyên vận động, thể thể dục để tăng cường hoạt động của hệ thống miễn dịch.

Nổi mề đay vào ban đêm có thể gây khó chịu nhưng thường không nghiêm trọng. Tuy nhiên, nếu tình trạng bệnh kéo dài hoặc có dấu hiệu trở nên nghiêm trọng, người bệnh nên đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị phù hợp.

Thông tin hữu ích:

  • Bệnh nhân mề đay chia sẻ kinh nghiệm khỏi dứt nhờ bài thuốc ít ai biết
  • Người bị nổi mề đay có tắm được không? Cần kiêng những gì?
  • Bỏ túi các cách chữa mề đay cực đơn giản tại nhà


Tin bài nên đọc

[Kinh nghiệm] khỏi hẳn mề đay nhờ bài thuốc thảo dược quý

Khám phá bài thuốc ĐẶC TRỊ mề đay từ gốc, KHÔNG tái phát

Đọc ngay

VTV2 đưa tin công tác điều trị mề đay, mẩn ngứa tại Trung tâm Thuốc dân tộc

Diễn viên Khánh Linh bật mí cách khỏi hẳn mề đay từ bài thuốc thảo dược