Nổi mề đay có tự hết không, bao lâu thì khỏi?

Nổi mề đay có tự hết không là thắc mắc của nhiều bạn đọc. Thực tế cho thấy, hầu hết các trường hợp nổi mẩn ngứa đều tự thuyên giảm sau vài phút đến vài giờ mà không cần điều trị. Tuy nhiên ở một số ít trường hợp, mề đay có thể tiến triển dai dẳng, gây phù nề, ngứa ngáy dữ dội và có nguy cơ phát triển mãn tính.

Nổi mề đay có tự hết không
Nổi mề đay có tự hết không?

Bị nổi mề đay có tự hết không? Bao lâu khỏi?

Mề đay là vấn đề da liễu phổ biến, ảnh hưởng đến 20% dân số và có thể khởi phát ở mọi độ tuổi. Thực tế, mề đay là phản ứng của da khi hệ miễn dịch bị kích thích bởi các yếu tố ngoại giới và nội giới như thời tiết, nhiệt độ, ánh nắng, lông chó mèo, hóa chất, kim loại, ma sát, chấn thương, côn trùng,…

Ngay khi xuất hiện các yếu tố kích thích, hệ miễn dịch có xu hướng đối kháng bằng cách tăng nồng độ kháng nguyên trong huyết tương và giải phóng histamine khỏi phức hợp với protein. Sau khi được phóng thích, histamine xâm nhập vào niêm mạc, da và gây ra biểu hiện lâm sàng của mề đay mẩn ngứa.

Khá nhiều bệnh nhân thắc mắc “Nổi mề đay có tự hết không? Bao lâu khỏi”. Theo nghiên cứu, mề đay có cơ chế tương đối phức tạp nhưng hầu hết đều lành tính và có khả năng tự thuyên giảm chỉ sau vài phút đến vài giờ đồng hồ. Tuy nhiên ở một số trường hợp, tổn thương da có thể kéo dài trong vài ngày đến vài tuần và bắt buộc phải can thiệp điều trị.

VTV2 đưa tin địa chỉ điều trị mề đay bằng thảo dược Đông y uy tín nhất hiện nay

Phóng sự VTV2 đưa tin Trung tâm Thuốc dân tộc là đơn vị khám chữa bệnh mề đay bằng Đông y uy tín nhất hiện nay. [Tìm hiểu ngay để khỏi bệnh]

Thống kê cho thấy, phần lớn các trường hợp mề đay đều thuyên giảm đáng kể sau khi chăm sóc và điều trị đúng cách. Tuy nhiên có khoảng 5 – 6% trường hợp mề đay phát triển qua 6 tuần và chuyển sang giai đoạn mãn tính.

nổi mề đay có tự khỏi không
Thời gian mề đay thuyên giảm phụ thuộc vào yếu tố cơ địa, nguyên nhân và chế độ chăm sóc – điều trị

Vì vậy không thể khẳng định “Nổi mề đay bao lâu khỏi?” vì vấn đề này còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như:

  • Nguyên nhân gây bệnh: Mề đay do tiếp xúc với dị nguyên (hóa chất, mủ thực vật, côn trùng,…) thường thuyên giảm nhanh hơn so với mề đay do các yếu tố nội giới như rối loạn nội tiết, căng thẳng, dị ứng thức ăn và dị ứng thuốc.
  • Cơ địa: Cơ địa là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến mức độ thương tổn da và tiến triển của mề đay mẩn ngứa. Người có thể địa dị ứng thường bị mề đay dai dẳng, viêm đỏ nhiều và ngứa ngáy dữ dội hơn so với bình thường.
  • Chế độ chăm sóc – điều trị: Mặc dù mề đay có thể thuyên giảm mà không cần điều trị. Tuy nhiên chủ động chăm sóc và chữa trị sớm có thể kiểm soát bệnh trong thời gian ngắn, đồng thời hạn chế tình trạng lan tỏa rộng và tiến triển dai dẳng.

Các biện pháp kiểm soát mề đay trong thời gian ngắn

Mặc dù có mức độ nhẹ, lành tính và hầu như không đe dọa đến sức khỏe tổng thể nhưng mề đay mẩn ngứa kéo dài ảnh hưởng không nhỏ đến ngoại hình, sinh hoạt, hiệu suất học tập – lao động và chất lượng cuộc sống.

Vì vậy khi da nổi mẩn ngứa, bạn nên chủ động thực hiện các biện pháp kiểm soát sau:

1. Cách ly với các yếu tố khởi phát bệnh

Mề đay chỉ xuất hiện khi có các yếu tố kích thích. Ngoài khả năng khởi phát bệnh, các yếu tố này còn khiến tổn thương da lan rộng, viêm đỏ, phù nề nặng và ngứa ngáy dữ dội.

bệnh mề đay có tự khỏi không
Tuyệt đối không dung nạp các loại thực phẩm và đồ uống có tiền sử dị ứng

Vì vậy, việc đầu tiên cần thực hiện để kiểm soát mề đay là cách ly với các yếu tố khởi phát bệnh như:

  • Nếu xác định được nguyên nhân gây bệnh, cần cách ly với yếu tố này trong thời gian sớm nhất. Trong trường hợp tiếp xúc với căn nguyên thường xuyên, mề đay có thể bùng phát mạnh, lan tỏa toàn thân hoặc thậm chí có thể gây sốc phản vệ.
  • Tuyệt đối không dung nạp thực phẩm có tiền sử dị ứng và một số đồ uống, thức ăn có khả năng kích ứng cao như hải sản (đặc biệt là hải sản có vỏ), đậu phộng, mè, đậu nành, lúa mì,…
  • Kiểm tra mỹ phẩm, dung dịch rửa tay, bột giặt, dầu gội,… nếu nghi ngờ các sản phẩm này chính là nguyên nhân gây nổi mề đay.
  • Mề đay có thể khởi phát và lây lan rộng khi có các tác động cơ học. Vì vậy trong thời gian điều trị, nên hạn chế ma sát, gãi cào, đè nén,… lên vùng da thương tổn.
  • Hạn chế tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng như phấn hoa, mùn cưa, mạt bụi, côn trùng, mủ thực vật, kim loại, dung môi công nghiệp, xà phòng, hóa chất,…
  • Trong trường hợp không thể xác định được nguyên nhân, nên sử dụng máy lọc không khí để làm sạch không gian sống, giặt giũ mền chiếu và phun xịt côn trùng định kỳ.
  • Mề đay mẩn ngứa có thể là hệ quả do thời tiết quá nóng/ quá lạnh hoặc do thời tiết thay đổi đột ngột. Vì vậy, cần tránh tiếp xúc với ánh nắng có cường độ mạnh, gió và nhiệt độ cao.

2. Chăm sóc da đúng cách

Làn da là cơ quan chịu ảnh hưởng trực tiếp từ phản ứng quá mẫn của hệ miễn dịch. Vì vậy trong thời gian điều trị mề đay, nên chú ý chăm sóc da đúng cách.

nổi mề đay có tự khỏi không
Chăm sóc đúng cách giúp giảm ngứa ngáy, viêm đỏ và phục hồi màng lipid bảo vệ da

Các biện pháp chăm sóc da khi bị nổi mề đay mẩn ngứa, bao gồm:

  • Vệ sinh da 1 – 2 lần/ ngày với sữa rửa mặt và sữa tắm có độ pH 5 – 6, thành phần an toàn, dịu nhẹ và ít kích ứng.
  • Sử dụng kem dưỡng 2 – 3 lần/ ngày tùy vào nhu cầu của da và điều kiện thời tiết. Dưỡng ẩm thường xuyên có thể làm dịu kích ứng, giảm viêm đỏ và cải thiện mức độ ngứa ngáy.
  • Ngoài ra, có thể chăm sóc và nuôi dưỡng da từ bên trong bằng cách uống nhiều nước, ăn sữa chua, tăng cường bổ sung rau xanh và trái cây.
  • Nếu thời tiết lạnh và khô hanh, nên giữ ấm cơ thể và sử dụng máy tạo độ ẩm để giảm tình trạng thoát hơi nước khiến da khô và bong tróc.
  • Có thể sử dụng các viên uống bổ sung collagen, vitamin và chất chống oxy hóa nếu da có dấu hiệu lão hóa hoặc quá nhạy cảm với các sản phẩm dùng ngoài.
  • Hạn chế các thói quen tác động xấu đến da như thức khuya, hút thuốc lá, gãi cào và ma sát mạnh.

3. Điều trị mề đay khi cần thiết

Hầu hết các trường hợp bị mề đay mẩn ngứa đều thuyên giảm chỉ sau vài ngày chăm sóc tại nhà. Tuy nhiên nếu tổn thương da kéo dài, gây ngứa ngáy dữ dội và phù nề nặng, bạn nên áp dụng các biện pháp điều trị như:

Nổi mề đay có tự hết không
Trong trường hợp cần thiết, có thể điều trị mề đay bằng thuốc Tây, thuốc Nam và thuốc Đông y
  • Thuốc Tây: Thuốc Tây là biện pháp điều trị mề đay mẩn ngứa phổ biến vì có tính tiện lợi và hiệu quả nhanh. Hiện nay, điều trị mề đay theo Tây y chủ yếu là dùng thuốc kháng histamine, thuốc bôi chứa Kẽm, Menthol, Panthenol,…
  • Thuốc Nam: Nếu mề đay chỉ gây ngứa ngáy và viêm đỏ nhẹ, có thể sử dụng lá chè xanh, cây sài đất, lá trầu không,… nấu nước tắm với tần suất 1 lần/ ngày. Các loại thảo dược này có tác dụng tiêu viêm, giảm ngứa, chống dị ứng và sát trùng da.
  • Thuốc Đông y: Thuốc Đông y được cân nhắc trong trường hợp mề đay kéo dài nhưng không rõ nguyên nhân (mề đay mãn tính vô căn). Tuy nhiên, bạn cần tìm gặp thầy thuốc để được bắt mạch và hướng dẫn bài thuốc phù hợp với thể bệnh.

Nội dung bài viết đã giải đáp thắc mắc “Nổi mề đay có tự hết không? Bao lâu khỏi?”, đồng thời hướng dẫn một số biện pháp giúp kiểm soát tổn thương da trong thời gian ngắn nhất. Hy vọng qua những thông tin trên, bạn đọc có thể chủ động hơn trong quá trình chăm sóc và điều trị mề đay mẩn ngứa.


Tin bài nên đọc

[Kinh nghiệm] khỏi hẳn mề đay nhờ bài thuốc thảo dược quý

Khám phá bài thuốc ĐẶC TRỊ mề đay từ gốc, KHÔNG tái phát

Đọc ngay

VTV2 đưa tin công tác điều trị mề đay, mẩn ngứa tại Trung tâm Thuốc dân tộc

Diễn viên Khánh Linh bật mí cách khỏi hẳn mề đay từ bài thuốc thảo dược