Nổi mẩn đỏ không ngứa là bệnh gì và cách trị nhanh

Nổi mẩn đỏ không ngứa có thể liên quan đến tình trạng dị ứng, nhiễm trùng hoặc một số bệnh lý tiềm ẩn khác trong cơ thể. Do đó, người bệnh cần tìm hiểu rõ các nguyên nhân để có cách khắc phục phù hợp.

Xuất hiện vết đỏ không ngứa trên da
Nổi chấm đỏ trên da không ngứa có thể liên quan đến nhiều bệnh lý trong cơ thể

Nổi mẩn đỏ không ngứa là bệnh gì?

Nổi mẩn đỏ thường là phản ứng dị ứng với một số loại thực phẩm và hóa chất. Mặc dù tình trạng này thường không gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh nhưng nắm rõ các nguyên nhân có thể giúp người bệnh cải thiện các triệu chứng và ngăn ngừa các ảnh hưởng khác.

Một số nguyên nhân và bệnh lý có thể gây nổi mẩn đỏ không ngứa bao gồm:

1. Viêm da tiếp xúc kích ứng

Viêm da tiếp xúc kích ứng là tình trạng gây nổi mẩn đỏ khi da tiếp xúc với trực tiếp hoặc phản ứng với các chất gây dị ứng. Viêm da tiếp xúc kích ứng có thể dẫn đến tình trạng khô da, có vảy và nổi các nốt mẩn đỏ không ngứa trên bề mặt da.

Nhiều sản phẩm làm sạch hoặc hóa chất công nghiệp có thể dẫn đến tình trạng viêm da tiếp xúc kích ứng. Hầu hết mọi người đều có các phản ứng dị ứng với các chất kích ứng, tuy nhiên một số người có thể dễ bị ảnh hưởng và kích ứng hơn.

VTV2 đưa tin địa chỉ điều trị mề đay bằng thảo dược Đông y uy tín nhất hiện nay

Phóng sự VTV2 đưa tin Trung tâm Thuốc dân tộc là đơn vị khám chữa bệnh mề đay bằng Đông y uy tín nhất hiện nay. [Tìm hiểu ngay để khỏi bệnh]

Các khu vực da mỏng như mí mắt, cổ thường rất dễ bị ảnh hưởng. Mức độ  nghiêm trọng của tình trạng tùy thuộc vào thời gian và số lượng chất kích ứng.

Vệ sinh vùng da bị ảnh hưởng và tránh khỏi các chất kích ứng và sử dụng thuốc là cách tốt nhất để cải thiện tình trạng này.

Nổi chấm đỏ trên da và không ngứa
Nổi chấm đỏ trên da không ngứa có thể là dấu hiệu viêm da tiếp xúc kích ứng

2. Nổi mề đay do dị ứng thuốc

Sử dụng một số loại thuốc như thuốc lợi tiểu, thuốc kháng sinh hoặc thuốc chống động kinh có thể dẫn đến nổi mề đay mẩn đỏ. Đây có thể là phản ứng dị ứng thuốc hoặc do tác dụng phụ khi sử dụng thuốc.

Nổi mẩn đỏ do dị ứng thuốc thường không ngứa, xảy ra trong vài ngày sau khi sử dụng một số loại thuốc nhất định. Sau đó da có thể nổi mẩn ngứa thành mảng kéo dài lên các khu vực lớn trên có thể.

Nếu người bệnh bị nổi mẩn đỏ không ngứa sau khi sử dụng một loại thuốc, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ. Tình trạng nổi mẩn đỏ có thể tự cải thiện sau vài ngày. Tuy nhiên, đôi khi bác sĩ có thể cân nhắc thay đổi loại thuốc hoặc điều chỉnh liều lượng để cải thiện các triệu chứng. Trong các trường hợp nghiêm trọng hoặc gây ảnh hưởng đến đường hô hấp, người bệnh có thể cần chăm sóc y tế.

3. Hăm da

Bệnh hăm da được gây ra bởi một tình trạng ma sát da. Tình trạng da này thường phổ biến ở các khu vực ẩm ướt và ấm áp của cơ thể như háng, nếp gấp da bụng, bên dưới ngực, nách hoặc ở giữa các ngón chân.

Hăm da có thể dẫn đến việc hình thành các mảng da nổi mề đay hoặc mẩn đỏ không ngứa hoặc ngứa nhẹ. Trong trường hợp nghiêm trọng, bệnh hăm da có thể dẫn đến việc hình thành các vết loét, nứt nẻ gây chảy máu, đau đớn và tăng nguy cơ nhiễm trùng da.

Để hạn chế tình trạng hăm da, người bệnh cần giữ da luôn khô ráo, sạch sẽ để hạn chế tình trạng viêm. Bên cạnh đó, mặc quần áo rộng rãi, thoải mái để hạn chế ma sát. Đôi khi, giảm cân cũng là một cách có thể hỗ trợ cải thiện tình trạng hăm da.

nổi mẩn đỏ trên da không ngứa
Hăm da là tình trạng ma sát có thể gây nổi mẩn đỏ không ngứa

4. Vảy phấn hồng

Vảy phấn hồng là bệnh ngoài da cấp tính dẫn đến tình trạng nổi mẩn đỏ thành mảng tròn lớn trên bụng, ngực hoặc lưng. Sau 1 – 2 tuần, tổn thương da có xu hướng lan rộng ra các khu vực cơ thể lân cận và có xu hướng được cải thiện sau 6 tuần.

Bệnh có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi nhưng vảy phấn hồng thường phổ biến ở trẻ em và những người trong độ tuổi từ 20 – 35 tuổi. Mặc dù các triệu chứng vảy phấn hồng thường không ngứa nhưng một số người có thể cảm thấy ngứa nhẹ.

Hiện tại không xác định được nguyên nhân cũng như biện pháp điều trị dứt điểm bệnh vảy phấn hồng. Do đó, các biện pháp điều trị đều nhằm mục đích cải thiện các triệu chứng. Tránh tắm nước nóng, sử dụng xà phòng chứa chất kích ứng, mặc quần áo phù hợp và sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ có thể hỗ trợ điều trị vảy phấn hồng.

5. Nổi mề đay do thời tiết nóng

Nổi mề đay do thời tiết nóng thường đặc trưng bởi các vùng da nổi mẩn đỏ, hồng hoặc trắng, bên trong có chứa chất dịch và không gây ngứa. Tình trạng này thường phổ biến ở trẻ sơ sinh nhưng cũng có thể xuất hiện ở người lớn và trong hầu hết các trường hợp, bệnh không gây ngứa.

Bên cạnh đó, một số người cũng có xu hướng nổi mề đay sau khi thực hiện các hoạt động thể dục thể thao quá mức. Tình trạng này có thể dẫn đến việc nổi mẩn đỏ thành mảng, đôi khi người bệnh có thể cảm thấy buồn nôn, chóng mặt hoặc cảm thấy thiếu nước.

Để cải thiện tình trạng này, người bệnh nên mặc quần áo rộng rãi, thoáng mát và hạn chế làm việc dưới trời nắng. Ngoài ra, không sử dụng các loại kem dưỡng da dày để tránh làm tắc nghẽn các lỗ chân lông. Ngoài ra, nếu nhận thấy tình trạng ớn lạnh, buồn nôn kèm theo tình trạng nổi mẩn đỏ không ngứa nghiêm trọng, hãy đến bệnh viện ngay lập tức.

6. Bệnh Liken phẳng

Liken phẳng là bệnh viêm da cấp tính hoặc mãn tính có thể dẫn đến các vết sưng tròn, nhỏ, phẳng, thường có màu đỏ tía và không gây ngứa. Liken phẳng có thể xuất hiện ở bất cứ vị trí nào những thường phổ biến ở mặt trong cơ tay, mắt cá chân, lưng và cổ. Tuy nhiên, trong một số trường hợp bệnh có thể ảnh hưởng đến miệng, khu vực sinh dục, da đầu và móng tay.

Các dấu hiệu Liken phẳng có thể phát triển dần dần trong một vài tháng. Sau đó hiếm khi trở nên xấu đi và có thể kéo dài trong nhiều tháng hoặc nhiều năm. Bên cạnh đó, người bệnh có thể cải thiện các triệu chứng bằng cách chườm mát hoặc sử dụng các loại gel không kê đơn. Các triệu chứng nghiêm trọng hơn có thể cần điều trị y tế.

nổi chấm đỏ trên da và không ngứa
Liken phẳng có thể gây nổi mẩn đỏ không ngứa phổ biến ở mắt cá chân

7. Khối u máu

U máu có các khối u nhỏ lành tính xuất hiện bên dưới da hoặc trong một số cơ quan khác trong cơ thể. Khi ảnh hưởng đến da, u máu thường đặc trưng bởi các nổi mẩn đỏ không ngứa, phổ biến ở mặt, lưng và cổ.

Trong hầu hết các trường hợp u máu thường không nghiêm trọng và có thể cải thiện bằng các biện pháp điều trị nội khoa. Tuy nhiên, nếu khối u máu trở nên nghiêm trọng, gây rò rỉ máu hoặc chèn ép lên các cơ quan khác, người bệnh nên đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị phù hợp.

8. Sốt phát ban

Sốt phát ban là bệnh lý phổ biến ở trẻ nhỏ thường có liên quan đến một số loại virus. Đặc trưng của bệnh bao gồm gây nổi mẩn đỏ không ngứa khắp cơ thể. Đôi khi bệnh có thể dẫn đến tình trạng đau dạ dày, sưng các hạch bạch huyết, đau họng hoặc tiêu chảy nhẹ.

nổi mẩn đỏ không ngứa ở trẻ em
Sốt phát ban là tình trạng gầy nổi mẩn đỏ không ngứa phổ biến ở trẻ em

Thông thường sốt phát ban thường không nghiêm trọng và có thể được cải thiện trong vòng 1 tuần. Tuy nhiên, trong các trường hợp nghiêm trọng hoặc sốt cao, người bệnh cần đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị phù hợp.

9. Bệnh Lupus ban đỏ

Lupus ban đỏ là bệnh lý tự miễn xảy ra khi hệ thống miễn dịch tấn công vào các cơ quan khỏe mạnh của cơ thể. Đặc trưng của Lupus ban đỏ bao gồm gây nổi mẩn đỏ không ngứa trên da, thường có hình dạng cánh bướm trải dài qua hai bên má và cánh mũi. Ngoài ra, người bệnh cũng gặp tình trạng suy nhược cơ thể, viêm khớp, sốt nhẹ hoặc giảm cân mà không rõ lý do.

Hiện tại không có thuốc hoặc biện pháp điều trị dứt điểm bệnh Lupus ban đỏ. Tuy nhiên, người bệnh nên đến bệnh viện trao đổi với bác sĩ về phương pháp cải thiện các triệu chứng và ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm đến tính mạng.

10. Các nguyên nhân khác gây nổi mẩn đỏ không ngứa

Ngoại trừ các nguyên nhân trên, có nhiều nguyên nhân khác có thể khiến người bệnh nổi mề đay không ngứa. Các nguyên nhân phổ biến bao gồm:

  • Nhiễm virus như thủy đậu, bệnh sởi (thường phổ biến ở trẻ em)
  • Mụn trứng các đôi khi có thể xuất hiện như mề đay
  • Nhiễm giun đũa hoặc các loại ký sinh trùng khác
  • Bệnh chốc lở hoắc ghẻ

Cách xử lý nhanh tình trạng nổi mẩn đỏ không ngứa

Nổi mẩn đỏ không ngứa là tình trạng tương đối phổ biến. Tuy nhiên, trong hầu hết các trường hợp tình trạng này có thể tự cải thiện mà không cần điều trị. Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của tình trạng mà người bệnh có thể tham khảo các cách xử lý nhanh như:

1. Sử dụng thuốc

Nếu tình trạng nổi mẩn đỏ không ngứa không tự cải thiện, người bệnh có thể sử dụng một số loại thuốc kháng Histamine không kê đơn để cải thiện các triệu chứng.

Các loại thuốc kháng Histamine phổ biến bao gồm:

  • Diphenhydramine
  • Fexofenadine
  • Cetirizine
  • Loratadine

Bên cạnh đó, nếu các triệu chứng kéo dài hơn 6 tuần, người bệnh nên tham khảo ý kiến của bác sĩ. Tình trạng nổi mẩn đỏ kéo dài hơn 6 tuần được cho là mãn tính và có thể tự biến mất trong vòng 1 năm.

nổi mẩn đỏ không ngứa
Sử dụng thuốc kháng Histamine không kê đơn có thể cải thiện tình trạng nổi mẩn đỏ không ngứa

Bên cạnh đó, bác sĩ có thể kê một số loại thuốc điều trị tình trạng nổi mề đay nghiêm trọng và mãn tính như:

  • Thuốc kháng Histamine tác dụng mạnh theo toa
  • Corticosteroid
  • Thuốc kháng sinh
  • Omalizumab
  • Một số loại thuốc bổ sung cải thiện tình trạng sưng và đỏ da

Nếu người bệnh bị khó thở, sưng mặt hoặc thở khò khè, nên đến bệnh viện ngay lập tức. Đây có thể là dấu hiệu sốc phản vệ và có thể ảnh hưởng đến tính mạng của người bệnh.

Bên cạnh đó, nếu mẩn đỏ có liên quan đến các bệnh lý tiềm ẩn khác như bệnh vẩy nến hoặc bệnh chàm, người bệnh cần thông báo với bác sĩ điều trị để đánh giá tình trạng và có biện pháp điều trị phù hợp.

2. Các biện pháp cải thiện tại nhà

Trong hầu hết các trường hợp tình trạng nổi mẩn đỏ không ngứa có thể được khắc phục bằng các biện pháp tại nhà. Các biện pháp cụ thể bao gồm:

  • Chườm lạnh: Người bệnh có thể chườm khăn ướt hoặc đá lạnh vào khu vực bị ảnh hưởng. Điều này có thể hỗ trợ giảm viêm, hạn chế mẩn đỏ và ngăn ngừa các biến chứng liên quan. Chườm lạnh có thể áp dụng nhiều lần mỗi ngày hoặc bất cứ khi nào cần thiết.
  • Sử dụng gel lô hội: Lô hội hay nha đam có đặc tính làm dịu và cải thiện tình trạng nổi mẩn đỏ không ngứa. Tuy nhiên, nha đam có thể gây dị ứng và ngứa da ở một số người. Do đó, thử nghiệm độ dị ứng trên một vùng da nhỏ trước khi áp dụng lên toàn bộ khu vực bị ảnh hưởng.
  • Tắm với bột yến mạch hoặc baking soda: Điều này có thể hỗ trợ chống ngứa, làm dịu da và hạn chế tình trạng kích ứng hiệu quả.
  • Tránh các chất gây kích ứng da: Không sử dụng các chất gây kích ứng da như xà phòng, kem dưỡng ẩm hoặc kem chống nắng chứa hóa chất mạnh. Ngoài ra, người bệnh nên giữ mát cơ thể và mặc quần áo rộng rãi đến tránh gây kích ứng da.

Nổi mẩn đỏ không ngứa khi nào cần đến gặp bác sĩ?

Thông thường tình trạng nổi mẩn đỏ không ngứa có thể tự khỏi hoặc được điều trị tại nhà. Tuy nhiên, đôi khi tình trạng này có thể liên quan đến nhiều bệnh lý tiềm ẩn khác trong cơ thể.

Do đó, người bệnh nên đến bệnh viện ngay khi nổi mẩn đỏ kèm các dấu hiệu sau:

  • Nổi mẩn đỏ trên toàn bộ cơ thể
  • Sốt
  • Vùng da bệnh gây đau đớn
  • Mẩn đỏ chứa mủ hoặc bị rò rỉ các chất dịch lỏng

Nổi chấm đỏ trên da và không ngứa có thể là dấu hiệu của sự thay đổi bất thường về mặt kết cấu da. Để cải thiện tình trạng này, người bệnh nên đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị phù hợp.


Tin bài nên đọc

[Kinh nghiệm] khỏi hẳn mề đay nhờ bài thuốc thảo dược quý

Khám phá bài thuốc ĐẶC TRỊ mề đay từ gốc, KHÔNG tái phát

Đọc ngay

VTV2 đưa tin công tác điều trị mề đay, mẩn ngứa tại Trung tâm Thuốc dân tộc

Diễn viên Khánh Linh bật mí cách khỏi hẳn mề đay từ bài thuốc thảo dược