Nổi cục u ở khớp ngón tay có phải bị Gout?

Nổi cục u ở khớp ngón tay có thể liên quan đến nhiều nguyên nhân và bệnh lý khác nhau. Trong một số ít trường hợp tình trạng này có thể cần được chăm sóc y tế kịp thời để tránh các rủi ro không mong muốn. Do đó, người bệnh cần tìm hiểu các nguyên nhân để có biện pháp xử lý phù hợp.

Nổi cục u ở khớp ngón tay
Nổi cục u ở khớp ngón tay có thể là dấu hiệu bệnh gout hoặc một số bệnh lý liên quan khác

Nổi cục u ở khớp ngón tay có phải bị Gout không?

Bệnh gout là một loại viêm khớp được gây ra bởi sự tích tụ axit uric bên trong các khớp. Sự tích tục này thường ảnh hưởng đến bàn chân dẫn đến tình trạng sưng và đau ở các khớp bàn chân, đặc biệt là gốc ngón chân cái. Cơn đau do bệnh gout thương đột ngột, nghiêm trọng, dữ dội và có thể khiến người bệnh cảm thấy nóng rát ở khớp bị ảnh hưởng.

Trong một số trường hợp, bệnh gout có thể gây ảnh hưởng đến các khớp ngón tay, dẫn đến tình trạng nổi cục u ở khớp ngón tay. Điều này có thể dẫn đến các cơn đau và sưng nghiêm trọng ở khớp ngón tay. Cơn đau này có thể trở thành mãn tính, gây ảnh hưởng đến tính linh hoạt ở tay và cản trở một số hoạt động thường ngày của người bệnh.

Nếu không được điều trị phù hợp, các triệu chứng gout cấp tính có thể gây hình thành các hạt cứng, gọi là hạt tophi ở các khớp và mô mềm xung quanh khớp. Tình trạng này có thể gây hỏng khớp vĩnh viễn.

Do đó nếu nhận thấy các dấu hiệu bệnh gout, như nổi cục u ở khớp ngón tay, người bệnh nên đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị phù hợp.

Nguyên nhân khác gây nổi cục u ở khớp ngón tay

Trong hầu hết các trường hợp, nổi cục u ở khớp ngón tay không nghiêm trọng. Tuy nhiên, trong một số ít trường hợp người bệnh có thể cần điều trị y tế để tránh các rủi ro không mong muốn.

Xác định nguyên nhân và bệnh lý liên quan là cách tốt nhất để cải thiện tình trạng này. Cụ thể, các nguyên nhân phổ biến thường bao gồm:

1. U nang hạch

U nang hạch là một khối u nang lành tính, không ung thư thường xuất hiện xung quanh các khớp. Tình trạng này thường phổ biến ở mặt trong cổ tay hoặc các khớp ở ngón tay và thường có hình tròn, hình bầu dục nhỏ.

Các khối u nang hạch có thể phát triển đến các mô xung quanh khớp hoặc gân và thường không đau. Tuy nhiên, nếu các khối u nang hạch gây chèn ép dây thần kinh, người bệnh có thể bị đau, tê, yếu cơ.

Nổi cục ở đốt ngón tay
U nang hạch có thể gây nổi cục ở các đốt ngón tay

Ngoài ra, khi có áp lực, căng thẳng lên các dây thần kinh cổ tay hoặc khi sử dụng quá mức có thể khiến các khối u nang phát triển lớn và gây đau đớn nghiêm trọng.

Thông thường các khối u nang hạch có thể biến mất mà không cần điều trị. Nếu u nang không đau hoặc khó chịu, việc điều trị y tế thường không cần thiết. Ngoài ra, người bệnh có thể tham khảo một số biện pháp cải thiện như:

  • Hạn chế các cử động khớp ngón tay lặp lại nhiều lần
  • Đeo nẹp hoặc đai cố định ngón tay bị ảnh hưởng, điều này có thể khiến các khối u nang co lại tự nhiên
  • Sử dụng bao tay rộng rãi hoặc không sử dụng bao tay để tránh tác động vào u nang

Nếu khối u nang hạch gây đau hoặc gây hạn chế khả năng vận động, người bệnh nên trao đổi với bác sĩ về các thủ thuật điều trị y tế phù hợp. Đôi khi bác sĩ có thể đề nghị thủ thuật dẫn lưu u nang hoặc phẫu thuật cắt bỏ năng để ngăn ngừa các rủi ro không mong muốn.

2. U nang biểu bì mô

U nang biểu bì mô là các khối u lành tính phát triển bên dưới da. Thông thường khối u chứa chất sáp với thành phần chủ yếu là keratin.

U nang biểu bì mô có thể xuất hiện ở bất cứ vị trí nào trong cơ thể bao gồm đầu, cổ, lưng, chân, tay, các khớp ngón tay hoặc bộ phận sinh dục. Thông thường khối u nang có kích thước từ vài milimet đến 1 – 2 cm và thường có hình dạng tương tự như một cục u bên dưới da, lớp da tại khối u nang biểu bì có thể chuyển sang màu trắng hoặc vàng.

Thông thường các khối u nang biểu bì không nghiêm trọng và có thể tự biến mất hoàn toàn. Tuy nhiên đôi khi khối u không co lại hoặc co lại với kích thước không đáng kể, bác sĩ có thể đề nghị phẫu thuật điều trị.

Trong một số trường hợp không phổ biến, u nang biểu bì có thể bị sưng, đau hoặc thay đổi kích thước. Nếu xuất hiện các dấu hiệu này, người bệnh nên đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị theo phác đồ của bác sĩ chuyên môn.

3. Các khối u ác tính

Hầu hết các trường hợp nổi cục u ở khớp ngón tay thường lành tính và không nghiêm trọng. Tuy nhiên, trong một số ít trường hợp tình trạng này có thể là dấu hiệu ung thư.

Một khối u ác tính ở các khớp ngón tay thường có xu hướng phát triển một cách nhanh chóng và có nhiều hình dạng bất thường. Các khối u này có thể gây đau, đặc biệt là vào ban đêm, gây ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ của người bệnh.

Có nhiều loại ung thư khác nhau có thể ảnh hưởng đến cổ tay, bàn tay và các ngón tay như ung thư da, ung thư hắc tố hoặc ung thư biểu mô tế bào. Do đó, cách tốt nhất là người bệnh nên đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị theo phác đồ của bác sĩ.

4. Thoái hóa khớp

Thoái hóa khớp là tình trạng hao mòn sụn khớp tự nhiên theo thời gian. Tình trạng này có thể gây viêm, hao mòn, phá vỡ sụn khớp và khiến các khớp cọ xát vào nhau. Điều này gây đau đớn, cứng khớp và một số dấu hiệu phổ biến khác.

Cách chữa cứng khớp ngón tay
Thoái hóa khớp là tình trạng viêm khớp có thể gây ảnh hưởng đến các khớp ngón tay

Thoái hóa khớp có thể xảy ra ở bất cứ khớp nào trong cơ thể, bao gồm các khớp ở cổ tay và các ngón tay. Khi gây ảnh hưởng đến các ngón tay, người bệnh có thể nhận thấy tình trạng nổi cục u ở khớp ngón tay với kích thước nhỏ. Các triệu chứng phổ biến thường bao gồm cứng khớp, sưng và đau âm ỉ.

Hiện tại không có biện pháp điều trị dứt điểm thoái hóa khớp. Tuy nhiên người bệnh có thể trao đổi với bác sĩ về các phương pháp quản lý, kiểm soát các triệu chứng để ngăn ngừa các rủi ro không mong muốn. Thông thường, các biện pháp điều trị thường bao gồm luyện tập tăng tính linh hoạt ở tay, chườm lạnh hoặc chườm nóng, ngủ đủ giấc và sử dụng thuốc giảm đau, thuốc chống viêm khớp theo hướng dẫn của bác sĩ.

5. Viêm khớp dạng thấp

Viêm khớp dạng thấp là bệnh lý tự miễn xuất hiện khi hệ thống miễn dịch tấn công vào các khớp. Tình trạng này có thể dẫn đến viêm, tổn thương mô, biến dạng khớp và ảnh hưởng đến các cơ quan khác trong cơ thể.

Có khoảng 25% các trường hợp viêm khớp dạng thấp hình thành các nốt thấp khớp. Đây là tình trạng nổi cục u dưới da ở các khớp bị ảnh hưởng. Các nốt thấp khớp thường phát triển gần các khớp chịu áp lực hoặc căng thẳng lặp đi lặp lại, phổ biến như cổ tay và ngón tay. Các nốt thấp khớp thường có hình tròn và cứng khi chạm vào.

Hiện tại không có biện pháp điều trị viêm khớp dạng thấp, tuy nhiên người bệnh có thể áp dụng nhiều phương pháp quản lý để ngăn ngừa các biến chứng nghiêm trọng. Phương pháp điều trị thường nhằm mục đích kiểm soát các cơn đau, giảm viêm và ngăn ngừa nguy cơ tổn thương khớp hoặc các cơ quan nội tạng.

Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng, bác sĩ có thể đề nghị kết hợp các phương pháp như sử dụng thuốc, điều trị tại nhà, thay đổi chế độ ăn uống và luyện tập thể dục phù hợp.

Có nhiều nguyên nhân có thể gây nổi cục u ở khớp ngón tay. Thông thường tình trạng này không nghiêm trọng, tuy nhiên trong một số trường hợp, người bệnh có thể cần điều trị y tế hoặc phẫu thuật để cải thiện các triệu chứng.

Phương pháp xử lý khi nổi cục u ở khớp ngón tay

Việc điều trị tình trạng nổi cục u ở khớp ngón tay phụ thuộc vào nguyên nhân cơ bản. Do đó người bệnh cần đến bệnh viện kiểm tra và điều trị theo kế hoạch của bác sĩ.

nổi cục ở khớp ngón tay út
Các phương pháp điều trị phụ thuộc vào nguyên nhân gây nổi cục u ở khớp ngón tay

Trong hầu hết các trường hợp, phương pháp điều trị phổ biến thường bao gồm:

  • Thuốc không kê đơn có tác dụng giảm đau, chống viêm như acetaminophen, ibuprofen và naproxen.
  • Thuốc corticosteroid đường uống theo toa hoặc corticosteroid dạng tiêm cho người viêm khớp, viêm khớp dạng thấp.
  • Nẹp cố định ngón tay có thể được chỉ định để hạn chế các chuyển động gây đau và khiến các khối u nang thu lại tự nhiên.
  • Dẫn lưu chất lỏng cho các trường hợp u nang hoặc chứa mủ bên trong các khối u.
  • Vật lý trị liệu tăng phạm vị chuyển động và tăng sức mạnh ở các ngón tay. Vật lý trị liệu thường phổ biến cho người bệnh thoái hóa khớp, viêm khớp dạng thấp hoặc phục hồi các khớp sau phẫu thuật.
  • Phẫu thuật thường được chỉ định để loại bỏ các khối u có kích thước lớn hoặc khi các biện pháp điều trị bảo tồn không mang lại hiệu quả.
  • Phương pháp điều trị ung thư hoặc các khối u ác tính ở khớp ngón tay, người bệnh có thể được đề nghị phẫu thuật, xạ trị và hóa trị.

Thông thường, hầu hết các trường hợp nổi cục u ở khớp ngón tay không nghiêm trọng. Tuy nhiên, trong các trường hợp hiếm khi xảy ra, tình trạng này có thể là dấu hiệu ung thư hoặc các bệnh lý nghiêm trọng. Điều quan trọng là người bệnh nên đến bệnh viện để thực hiện kiểm tra và điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên môn.