Nổi ban đỏ ngứa nhưng không sốt là bệnh gì?

Da nổi ban đỏ ngứa nhưng không sốt là biểu hiện thường gặp của các bệnh da liễu cấp và mãn tính. Tình trạng này thường có mức độ nhẹ và thuyên giảm nhanh nếu được chăm sóc đúng cách. Tuy nhiên ở một số trường hợp, triệu chứng có thể tiến triển dai dẳng và bắt buộc phải can thiệp điều trị y tế.

Nổi ban đỏ ngứa nhưng không sốt
Nổi ban đỏ ngứa nhưng không sốt là biểu hiện của bệnh gì?

Nổi ban đỏ ngứa nhưng không sốt là dấu hiệu của bệnh gì?

Nổi ban đỏ ngứa là tình trạng da bị kích thích và phản ứng bằng cách nổi ban có màu hồng/ đỏ, nổi cộm hoặc bằng phẳng và có ranh giới tương đối rõ ràng so với những vùng da xung quanh. Trong trường hợp không đi kèm với sốt, tình trạng chủ yếu khởi phát do các bệnh lý da liễu thường gặp như:

1. Mề đay mẩn ngứa

Mề đay mẩn ngứa là phản ứng của da khi có các yếu tố kích thích. Bệnh lý này điển hình bởi tổn thương da dạng ban sẩn hoặc mảng, bề mặt bằng phẳng, hiếm khi nổi mụn nước, bờ tròn, nổi cộm và có ranh giới rõ so với các vùng da lân cận. Tổn thương do mề đay chủ yếu gây ngứa ngáy, sưng nóng, đau rát nhẹ và hầu như không làm tăng thân nhiệt.

Tuy nhiên ở một số trường hợp đặc biệt, mề đay mẩn ngứa có thể đi kèm với các triệu chứng toàn thân như đau bụng, sổ mũi, hắt hơi, tiêu chảy, ngứa cổ họng,…

VTV2 đưa tin địa chỉ điều trị mề đay bằng thảo dược Đông y uy tín nhất hiện nay

Phóng sự VTV2 đưa tin Trung tâm Thuốc dân tộc là đơn vị khám chữa bệnh mề đay bằng Đông y uy tín nhất hiện nay. [Tìm hiểu ngay để khỏi bệnh]

Mề đay thường xảy ra khi dung nạp thực phẩm gây dị ứng, dị ứng với nhiệt độ lạnh, hóa chất, phấn hoa, mạt bụi, tắm nước nóng,… Hoặc cũng có thể bùng phát do các yếu tố nội giới như nhiễm trùng, căng thẳng thần kinh, suy nhược cơ thể, rối loạn nội tiết tố.

2. Viêm da tiếp xúc

Tương tự mề đay mẩn ngứa, viêm da tiếp xúc cũng có thể là nguyên nhân khiến da nổi ban đỏ, ngứa nhưng không gây sốt. Bệnh thường khởi phát sau khi tiếp xúc trực tiếp với dịch của côn trùng, mủ thực vật, mỹ phẩm, ánh sáng, kim loại hoặc ma sát mạnh với quần áo, giày dép.

Sau khi tiếp xúc với các yếu tố kích ứng, da có xu hướng nổi tổn thương dạng ban đỏ, bề mặt có thể nhẵn mịn hoặc nổi mụn nước/ bọng nước. Ban đỏ do viêm da tiếp xúc thường có hình dáng và kích thước đa dạng, có thể nổi cộm hoặc bằng phẳng với vùng da xung quanh.

phát ban đỏ ngứa nhưng không sốt
Viêm da tiếp xúc là một trong những nguyên nhân khiến da nổi ban đỏ, ngứa ngáy nhưng không sốt

Nếu xảy ra do côn trùng, hóa chất và mủ thực vật, da có thể xuất hiện các mụn nước lớn, phồng rộp và rỉ dịch. Sau khoảng 5 – 7 ngày, tổn thương da khô lại và phục hồi. Tương tự mề đay, viêm da tiếp xúc chỉ gây nổi ban đỏ kèm ngứa ngáy, châm chích, nóng rát và hầu như không gây sốt hay phát sinh các triệu chứng toàn thân.

Tuy nhiên trong trường hợp có bội nhiễm, da có xu hướng sưng đỏ, ứ mủ, phù nề, nóng và đau nhức. Nếu nhiễm trùng không được kiểm soát kịp thời, bạn có thể gặp phải một số triệu chứng toàn thân như sốt, ớn lạnh, sưng hạch bạch huyết, mệt mỏi,…

3. Viêm da cơ địa

Da nổi ban đỏ ngứa ngáy và không sốt còn có thể là biểu hiện của viêm da cơ địa. Viêm da cơ địa là thể lâm sàng thường gặp của bệnh chàm, khởi phát chủ yếu ở trẻ từ 0 – 5 tuổi và có xu hướng phát triển dai dẳng trong nhiều năm.

Khi mới khởi phát, bệnh lý này gây nổi các đám tổn thương có màu hồng/ đỏ, kích thước và hình dáng không đồng nhất. Đám tổn thương thường đi kèm với triệu chứng nóng rát và ngứa ngáy nhẹ.

Sau một thời gian, bề mặt ban da xuất hiện các mụn nước, mọc tập trung hoặc rải rác. Mụn nước dễ vỡ khiến bề mặt da rỉ dịch, ẩm ướt và đóng vảy tiết. Sau đó da chuyển sang giai đoạn mãn tính với thương tổn điển hình là tình trạng dày sừng, nứt nẻ và thâm nhiễm.

Viêm da cơ địa chỉ gây tổn thương da và không gây sốt hay mệt mỏi. Tuy nhiên ở một số trường hợp, bệnh có thể đi kèm với các vấn đề cơ địa như viêm mũi dị ứng, sốt cỏ khô, viêm kết mạc dị ứng và hen suyễn.

4. Hăm tã

Hăm tã là một dạng viêm da cấp tính thường gặp ở trẻ dưới 3 tuổi. Tình trạng này xảy ra do ma sát giữa tã quần và da, dẫn đến tình trạng da bị kích thích, viêm đỏ, trợt loét, ngứa ngáy và đau rát.

Hăm tã điển hình bởi tình trạng nổi các ban đỏ ở vùng mông và bẹn, bề mặt ban có thể nổi nhiều mụn nước li ti, phù nề và sưng đỏ. Tổn thương da đi kèm với triệu chứng nóng rát, đau nhẹ, ngứa ngáy, khó chịu nhưng hầu như không làm tăng thân nhiệt.

phát ban đỏ ngứa nhưng không sốt
Hăm tã thường gây nổi nốt đỏ ngứa ở vùng bẹn và mông

Hăm tã là thường có mức độ nhẹ và thuyên giảm nhanh sau khi chăm sóc đúng cách. Tuy nhiên nếu vệ sinh cơ thể kém, da của trẻ có thể bị trợt loét, chảy máu và viêm nhiễm.

5. Rôm sảy

Tương tự hăm tã, rôm sảy cũng là tình trạng da liễu thường gặp ở trẻ nhỏ. Bệnh lý này điển hình bởi sự xuất các chấm đỏ nhỏ trên da, bề mặt chấm đỏ có thể xuất hiện mụn nước chứa dịch trong hoặc mủ trắng. Nguyên nhân gây bệnh là do tuyến mồ hôi bị rối loạn, dẫn đến hiện tượng ứ đọng bã nhờn trong lỗ chân lông và khiến da bị viêm đỏ, nóng rát, ngứa ngáy.

Thông thường, rôm sảy có thể tự thuyên giảm sau vài ngày nếu vệ sinh cơ thể đúng cách. Tuy nhiên ở những trường hợp gây ngứa ngáy nhiều, trẻ có xu hướng gãi cào thường xuyên khiến da chảy máu, xây xước và tăng nguy cơ hình thành nhọt, mụn mủ.

6. Dị ứng thời tiết

Dị ứng thời tiết là tình trạng hệ miễn dịch phản ứng quá mức với các yếu tố như nhiệt độ, ánh sáng, độ ẩm, không khí,… Tình trạng thường xảy ra trong giai đoạn chuyển mùa, nhiệt độ quá nóng hoặc khô lạnh. Triệu chứng của dị ứng thời tiết phụ thuộc vào cơ địa và các yếu tố tác động. Vì vậy ở mỗi trường hợp, biểu hiện lâm sàng sẽ có sự khác biệt rõ rệt.

Một trong những triệu chứng thường gặp nhất của dị ứng thời tiết là da nổi ban đỏ và ngứa ngáy. Ban đỏ do dị ứng thời tiết có thể nổi cộm hoặc bằng phẳng với vùng da vùng quanh, bề mặt ban không nổi mụn nước, kích thước và hình dáng đa dạng.

Ngoài triệu chứng ngứa ngáy, tổn thương da do dị ứng thời tiết còn có thể gây nóng rát, châm chích và khó chịu. Bên cạnh đó, tình trạng này còn có thể đi kèm với một số triệu chứng toàn thân như đau đầu, đau cổ họng, nghẹt mũi, ho khan, hắt hơi,…

7. Các nguyên nhân khác

Ngoài ra, tình trạng da nổi ban đỏ ngứa nhưng không sốt cũng có thể xảy ra do các nguyên nhân sau:

Nổi ban đỏ ngứa nhưng không sốt
Da nổi ban đỏ ngứa nhưng không sốt còn có thể là biểu hiện của dị ứng mỹ phẩm, vệ sinh kém,…
  • Dị ứng mỹ phẩm
  • Phát ban nhiệt
  • Da nổi mụn do vệ sinh kém
  • Nấm da

Có rất nhiều nguyên nhân gây nổi ban đỏ trên da kèm ngứa ngáy nhưng không sốt. Thông tin trong bài viết chỉ đề cập đến các nguyên nhân phổ biến nhất. Trong trường hợp triệu chứng đi kèm với các biểu hiện bất thường, bạn nên tìm gặp bác sĩ để được chẩn đoán và đề xuất hướng điều trị phù hợp.

Cách khắc phục nổi ban đỏ ngứa nhưng không sốt

Hầu hết các trường hợp nổi ban đỏ ngứa nhưng không sốt đều là biểu hiện của các bệnh da liễu cấp như nổi mề đay mẩn ngứa, rôm sảy, hăm tã,… Mặc dù không gây nguy hiểm đến sức khỏe nhưng tình trạng này có thể khiến da sưng nóng, ngứa ngáy, khó chịu và bứt rứt.

Trong trường hợp tổn thương da có mức độ nhẹ, bạn có thể khắc phục với một số biện pháp sau:

1. Cách ly với các yếu tố rủi ro

Cách ly với yếu tố rủi ro là biện pháp quan trọng giúp kiểm soát tình trạng da nổi ban đỏ và ngứa ngáy. Nếu tiếp xúc với các yếu tố kích thích trong thời gian dài, da có thể bị viêm đỏ nặng nề, trợt loét và tăng nguy cơ nhiễm trùng.

Nổi ban đỏ ngứa nhưng không sốt
Khi da nổi mụn đỏ và ngứa ngáy, nên hạn chế tiếp xúc với các yếu tố gây dị ứng

Vì vậy hạn chế tình trạng chuyển biến nặng, bạn nên cách ly với các yếu tố sau:

  • Tránh tiếp xúc với các yếu tố có khả năng dị ứng như bụi bẩn, lông chó mèo, côn trùng, mủ thực vật, hóa chất, kim loại, khói thuốc,…
  • Xem xét thành phần của các sản phẩm làm sạch và dưỡng ẩm da. Nếu nghi ngờ sản phẩm chứa thành phần kích ứng, nên ngưng sử dụng và thay thế bằng các sản phẩm dịu nhẹ.
  • Lựa chọn các loại tã có chất liệu mềm và thấm hút tốt cho trẻ. Ngoài ra, cần thay tã cho trẻ thường xuyên để hạn chế ma sát với vùng da mông và bẹn.
  • Nếu thời tiết quá nóng, nên sử dụng quạt/ máy lạnh để làm mát không khí. Bên cạnh đó, nên mặc quần áo rộng rãi, có chất liệu thấm hút tốt và mềm mại để giảm ma sát và tránh kích thích da.
  • Trong trường hợp nổi ban đỏ ngứa nhưng không sốt do dị ứng thời tiết, nên nghỉ ngơi tại nhà và hạn chế hoạt động, di chuyển ngoài trời.
  • Tránh sử dụng các loại đồ uống và thực phẩm có khả năng dị ứng như rượu bia, cà phê, hải sản, đậu tương, đậu phộng, nấm,…
  • Không nên tắm quá lâu hoặc tắm với nước nóng.

2. Áp dụng mẹo chữa tại nhà

Việc cách ly với các yếu tố rủi ro có thể cải thiện tổn thương da và mức độ ngứa ngáy. Tuy nhiên để giảm hẳn các triệu chứng khó chịu, bạn nên áp dụng đồng thời với một số mẹo chữa tại nhà như:

Nổi ban đỏ ngứa nhưng không sốt
Thoa kem dưỡng giúp làm dịu da, giảm ngứa ngáy, kích ứng và viêm đỏ
  • Tắm nước mát: Tắm nước mát giúp làm sạch da, loại bỏ mồ hôi và bụi bẩn ứ đọng trong lỗ chân lông. Bên cạnh đó, biện pháp này còn có tác dụng làm mát, cải thiện tình trạng nổi ban đỏ, giảm nóng rát và ngứa ngáy. Để tăng tác dụng giảm ngứa, bạn có thể cho vào nước tắm 1 ít tinh dầu khuynh diệp hoặc bạc hà.
  • Chườm lạnh: Nếu da viêm đỏ, phù nề và ngứa nhiều, có thể chườm khăn lạnh lên vùng da tổn thương để giảm viêm, nóng rát và ngứa ngáy. Tuy nhiên cần tránh chườm lạnh lên vùng da lở loét, xây xước và chảy máu.
  • Thoa kem dưỡng: Ngoài tác dụng cấp ẩm, kem dưỡng còn có khả năng làm dịu da, phục hồi các tế bào hư tổn, cải thiện sưng nóng và ngứa ngáy. Bên cạnh đó, da được cung cấp đủ ẩm thường có xu hướng ít bài tiết mồ hôi và giảm mức độ kích ứng.
  • Tắm lá chè xanh: Lá chè xanh chứa nhiều axit amin và hợp chất chống oxy hóa, có tác dụng tiêu viêm, sát trùng và giảm ngứa. Tắm lá chè xanh 1 lần/ ngày trong vài ngày liên tục có thể giảm tổn thương do hăm tã, rôm sảy và mề đay mẩn ngứa.

3. Dùng thuốc không kê toa

Nếu da nổi ban đỏ gây ngứa ngáy nhiều, bạn có thể tìm mua các loại thuốc không kê toa như:

Nổi ban đỏ ngứa nhưng không sốt
Nếu ban đỏ trên da gây ngứa ngáy nhiều, có thể sử dụng các loại thuốc không kê toa
  • Thuốc bôi chứa Menthol: Thuốc bôi chứa Menthol có tác dụng làm mát, gây tê, giảm ngứa, sưng nóng và đau rát. Tuy nhiên, chỉ sử dụng loại thuốc này lên vùng da không bị lở loét, rỉ dịch hoặc chảy máu.
  • Thuốc kháng histamine H1: Thuốc kháng histamine H1 được sử dụng ở đường uống nhằm giảm ngứa ngáy và cải thiện mức độ tổn thương da. Loại thuốc này được dùng trong điều trị mề đay mẩn ngứa, dị ứng thời tiết và một số bệnh da liễu khác.

Ở từng trường hợp cụ thể, dược sĩ có thể tư vấn một số loại thuốc bôi và thuốc uống khác. Hầu hết các loại thuốc không kê toa đều tương đối an toàn và ít gây tác dụng phụ nguy hiểm. Tuy nhiên để dự phòng rủi ro, bạn chỉ nên sử dụng thuốc trong tối đa 3 – 5 ngày.

Nổi ban đỏ ngứa nhưng không sốt – Khi nào tìm gặp bác sĩ?

Nổi ban đỏ ngứa nhưng không sốt thường là biểu hiện của các bệnh da liễu cấp tính. Tuy nhiên ở một số trường hợp, triệu chứng này có thể là dấu hiệu của các vấn đề mãn tính như viêm da cơ địa. Hơn nữa, tình trạng da nổi ban đỏ còn có thể bị bội nhiễm do nấm, virus và vi khuẩn.

Vì vậy, bạn nên tìm gặp bác sĩ nếu nhận thấy các triệu chứng sau:

  • Da xuất hiện các dạng tổn thương thứ phát như thâm nhiễm, dày sừng, ngứa ngáy,…
  • Tình trạng ngứa ngáy kéo dài hơn 3 ngày và có mức độ dữ dội
  • Ban đỏ có hiện tượng phù nề, sưng nóng và ứ mủ
  • Tổn thương da đi kèm với các triệu chứng toàn thân có mức độ nặng

Nổi ban đỏ ngứa nhưng không sốt có thể khởi phát do nhiều nguyên nhân và yếu tố khác nhau. Nếu tình trạng không thuyên giảm khi chăm sóc và xử lý tại nhà, bạn nên đến bệnh viện để được bác sĩ thăm khám, chẩn đoán và chỉ định điều trị.


Tin bài nên đọc

[Kinh nghiệm] khỏi hẳn mề đay nhờ bài thuốc thảo dược quý

Khám phá bài thuốc ĐẶC TRỊ mề đay từ gốc, KHÔNG tái phát