Người viêm đại tràng có nên ăn sữa chua không?

Người bị viêm đại tràng vẫn có thể bổ sung sữa chua vào chế độ ăn hàng ngày. Ngoài vi chất dinh dưỡng, sữa chua còn chứa nhiều probiotic (lợi khuẩn) giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột, thúc đẩy tiêu hóa và nhuận tràng. Ăn sữa chua đúng cách còn giúp phục hồi thể trạng và rút ngắn thời gian điều trị các bệnh lý đường ruột.

viêm đại tràng có nên ăn sữa chua không
Người bị viêm đại tràng có nên ăn sữa chua không?

Lợi ích của sữa chua đối với sức khỏe

Sữa chua là sữa bò đã được lên men nên không chỉ chứa hàm lượng dinh dưỡng dồi dào mà còn có các probiotic (lợi khuẩn) như Streptococcus thermophilus và Lactobacillus bulgaricus. So với sữa tươi đơn thuần, sữa chua chứa giá trị dinh dưỡng cao bao gồm protein, axit lactic, lipid, glucid, vitamin nhóm A, vitamin A, canxi, lysine, axit amin,…

Viêm đại tràng có ăn được sữa chua không
Sữa chua không chỉ chứa hàm lượng dinh dưỡng dồi dào mà còn có nhiều probiotic (lợi khuẩn)

Với thành phần dinh dưỡng đa dạng và dồi dào, sữa chua đem lại vô vàn công dụng đối với sức khỏe:

  • Bổ sung lợi khuẩn: Đường ruột thường chứa một lượng lợi khuẩn và hại khuẩn nhất định. Tuy nhiên nếu ăn uống không điều độ, số lượng hại khuẩn có thể tăng lên đột ngột gây rối loạn tiêu hóa, nhiễm trùng và ngộ độc thức ăn. Sử dụng sữa chua hằng ngày giúp cung cấp một lượng lớn lợi khuẩn (Bifido bacterium, Lactobacillus Acidophilus, Streptococcus thermophilus,…) nhằm cân bằng hệ vi sinh đường ruột, đảm bảo chức năng hô hấp và cải thiện triệu chứng đầy hơi, chướng bụng, khó tiêu,…
  • Cung cấp dinh dưỡng cho cơ thể: Với hàm lượng dinh dưỡng dồi dào và dễ tiêu hóa, sữa chua được khuyến khích sử dụng hằng ngày nhằm cải thiện sức khỏe tổng thể, chức năng tiêu hóa và tăng cường khả năng đề kháng. Một số nghiên cứu cũng cho thấy, người thường xuyên bổ sung sữa chua vào chế độ ăn ít bị tiêu chảy, táo bón, đầy bụng,…
  • Các lợi ích khác: Ngoài ra, sữa chua còn giúp duy trì vóc dáng cân đối, giảm cân, hỗ trợ điều hòa huyết áp, ngăn ngừa nhiễm nấm âm đạo, cải thiện sức khỏe xương, tăng khả năng miễn dịch,…

Bị viêm đại tràng có nên ăn sữa chua không?

Dù đem lại nhiều lợi ích đối với sức khỏe nhưng vẫn có khá nhiều bệnh nhân thắc mắc “Bị viêm đại tràng có nên ăn sữa chua không?”.

Viêm đại tràng là tình trạng niêm mạc ruột già bị viêm do nhiễm trùng, dị ứng, kích ứng,… Ngoài ra, viêm đại tràng cũng có thể xảy ra do cơ quan này bị rối loạn cơ năng ( được gọi là viêm đại tràng co thắt). Bệnh lý này điển hình bởi triệu chứng tiêu chảy kéo dài, đau bụng, mệt mỏi, suy nhược cơ thể, ăn uống kém,…

Theo các chuyên gia, người bị viêm đại tràng hoàn toàn có thể bổ sung sữa chua vào chế độ ăn uống. Bên cạnh việc bổ sung dinh dưỡng cho cơ thể, sữa chua còn giúp cân bằng hệ vi sinh trong ruột già, cải thiện tình trạng khó tiêu, đầy bụng và điều hòa hoạt động co thắt quá mức của cơ quan này.

Viêm đại tràng có ăn được sữa chua không
Bổ sung sữa chua giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột và hỗ trợ quá trình điều trị viêm đại tràng

Hơn nữa, các lợi khuẩn trong sữa chua còn ức chế một số loại hại khuẩn và ký sinh trùng thường gây viêm nhiễm đại tràng như Campylobacter spp, Entameba histolytica, C. difficile, virus Herpes simplex, nấm Candida albicans,… Do đó bổ sung sữa chua không chỉ giúp cải thiện sức khỏe, điều hòa hoạt động tiêu hóa mà còn thúc đẩy tốc độ hồi phục và rút ngắn thời gian điều trị viêm đại tràng.

Một số lưu ý khi bổ sung sữa chua vào chế độ ăn

Khác với người khỏe mạnh, người bị viêm đại tràng thường có hoạt động tiêu hóa kém và dễ bị đau bụng, tiêu chảy, đầy hơi, chướng bụng,…

viêm đại tràng có nên ăn sữa chua không
Nên bổ sung trái cây, hạt,… cùng với sữa chua để cung cấp nguồn dinh dưỡng dồi dào cho cơ thể

Do đó khi bổ sung sữa chua vào chế độ ăn, bạn cần lưu ý những thông quan trọng sau:

  • Nên sử dụng sữa chua sau khi ăn khoảng 30 – 60 phút. Đây là thời điểm dạ dày có độ pH tương đối cao (4 – 5) có khả năng hấp thu hoàn toàn lợi khuẩn và thành phần dinh dưỡng trong sữa chua.
  • Dùng sữa chua khi bụng đói có thể làm tăng nồng độ axit trong dịch vị gây đau bụng, khó chịu, buồn nôn,… Hơn nữa độ pH dạ dày khi đói khá thấp nên phần lớn lợi khuẩn đều bị tiêu diệt trước khi di chuyển xuống đại tràng.
  • Có thể tự làm sữa chua tại nhà hoặc mua các sản phẩm chế biến sẵn trong siêu thị. Tuy nhiên chỉ nên sử dụng sữa chua trong khoảng 1 tuần (đối với sữa chua tự làm). Đối với các sản phẩm đóng hộp, nên xem hạn sử dụng và tình trạng của sản phẩm trước khi dùng.
  • Người bị viêm đại tràng chỉ nên dùng 1 hộp sữa chua/ ngày (tương đương 100g). Ăn quá nhiều sữa chua có thể gây lạnh bụng, đầy hơi, khó tiêu, buồn nôn,…
  • Bảo quản sữa chua trong ngăn mát tủ lạnh để đảm bảo vi chất dinh dưỡng và hàm lượng lợi khuẩn. Bảo quản trong ngăn đá hoặc ngoài nhiệt độ thường có thể làm giảm số lượng lợi khuẩn và giá trị dinh dưỡng của sản phẩm.
  • Nếu đang sử dụng kháng sinh, nên dùng sữa chua cách thời gian dùng thuốc ít nhất 2 giờ đồng hồ. Sử dụng đồng thời có thể khiến các lợi khuẩn bị tiêu diệt.
  • Ngoài sữa chua dạng ăn, bạn cũng có thể bổ sung sản phẩm sữa chua uống để nâng cao sức khỏe, cải thiện chức năng tiêu hóa và ổn định hoạt động của đường ruột.
  • Có thể dùng sữa chua cùng với yến mạch, ngũ cốc, các loại hạt và trái cây nhằm cung cấp hàm lượng dinh dưỡng dồi dào cho cơ thể, đồng thời điều hòa chức năng tiêu hóa và hỗ trợ giảm viêm ở niêm mạc đại tràng.
  • Bên cạnh sữa chua, người bị viêm đại tràng nên bổ sung một số nhóm thực phẩm lành mạnh khác như rau xanh, cá hồi, các loại đậu, nấm, trái cây, gạo, các loại củ,… nhằm phục hồi thể trạng và hỗ trợ quá trình điều trị.

Bài viết trên đã giải đáp thắc mắc “Người bị viêm đại tràng có nên ăn sữa chua không?” và một số điều cần lưu ý khi sử dụng. Ngoài sữa chua, nên tăng cường dung nạp các nhóm thực phẩm lành mạnh nhằm cải thiện sức khỏe, phục hồi thể trạng và hỗ trợ quá trình điều trị.