Nám da và tàn nhang giống hay khác nhau? Cách trị hiệu quả

Nám tàn nhang đều là tình trạng xuất hiện những đốm da hoặc vùng da bị sậm màu, ảnh hưởng đến thẩm mỹ và tâm lý của phụ nữ. Nám da và tàn nhang về cơ bản có những đặc điểm giống nhau nhưng đây lại là hai tình trạng da khác nhau hoàn toàn.

Nám tàn nhang giống và khác nhau như thế nào?

Nám da và tàn nhang đều là những tình trạng da bất thường khi xuất hiện những đốm da, vệt da hoặc vùng da sậm màu hơn so với những vùng da khác. Đây cũng là điểm giống nhau giữa hai tình trạng da này khiến nhiều người rất khó phân biệt được nám và tàn nhang.

Nám tàn nhang giống và khác nhau như thế nào?
Nám tàn nhang giống và khác nhau như thế nào?

Tuy nhiên, khi nắm rõ các thông tin dưới đây, bạn hoàn toàn có thể phân biệt được tình trạng nám da và tàn nhang:

Về nguyên nhân

Nám da thường xuất hiện do sự thay đổi nội tiết tố trong cơ thể phụ nữ, nhất là phụ nữ mang thai hoặc sau khi sinh

Tàn nhang thường xuất hiện do các yếu tố di truyền hoặc do chế độ ăn uống cũng như sinh hoạt không khoa học. Một số trường hợp tàn nhang xuất hiện do sự thay đổi nội tiết tố khi bé gái đến tuổi dậy thì.

Khác nhau về hình dáng

Nám da có hai loại là nám đốm và nám mảng. Thông thường các nám đốm xuất hiện nhiều ở hai bên gò má, có tính đối xứng và có màu đậm, chân nám sâu. Nám mảng có thể xuất hiện ở một vùng da rộng ở gò má hoặc trán, có màu nhạt hơn và chân nám nông hơn nám đốm.

Tàn nhang là các nốt sậm màu nhỏ trên da có dạng hình tròn nằm rải rác riêng lẻ hoặc xuất hiện liền nhau tạo thành các mảng đốm. Các nốt tàn nhang có thể xuất hiện không đều và không có tính đối xứng như nám da.

Khác nhau về màu sắc

Các vệt hoặc mảng nám da thường có màu vàng sáng hoặc màu nâu, đen, chân nám sâu hơn.

Các đốm tàn nhang thường có màu nâu sẫm hoặc nâu nhạt, cũng có thể có màu xám hoặc đỏ, đen  tùy vào cơ địa và sắc tố da của mỗi người.

Diện tích và vùng da xuất hiện

Đối với nám da thường xuất hiện nhiều ở gò má, sau đó đến mũi, trán và cằm. Các chân nám thường nằm sâu trong da.

Đối với tàn nhang thường chỉ nằm trên bề mặt da, không có chân tàn nhang nằm sâu trong da và thường xuất hiện ở mũi, má, một số trường hợp có thể mọc tàn nhang khắp người.

Độ tuổi xuất hiện

Nám da thường xuất hiện ở phụ nữ mang thai, phụ nữ sau sinh hoặc bước vào thời kỳ tiền mãn kinh.

Tàn nhang có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi, thậm chí có thể xuất hiện ngay ở giai đoạn dậy thì.

Các loại nám tàn nhang

Do nám và tàn nhang là hai tình trạng da khác nhau nên mỗi tình trạng da cũng có các biểu hiện khác nhau. Dưới đây là các loại nám da và tàn nhang.

Các loại nám da:

  • Nám đốm là các đốm nám to bằng đầu đũa, có màu sẫm và xuất hiện từng đốm riêng lẻ hoặc theo chùm đốm. Loại nám này có chân nám nằm dưới lớp hạ bì.
  • Nám mảng là những mảng nám không đều nhau, có màu đậm nhạt khác nhau. Loại nám này có chân nằm ở lớp da ngoài cùng hoặc ở lớp thượng bì của da.
  • Nám hỗn hợp là tình trạng nám đốm và nám mảng xuất hiện cùng một lúc với nhau, chân nám có thể ăn sâu đến lớp hạ bì.

Các loại tàn nhang:

  • Ephelides là loại tàn nhang thường xuất hiện vào mùa hè, có tính di truyền và các vết tàn nhang thường có màu nhạt.
  • Lentigines là loại tàn nhang có màu đậm hơn và không bị mờ đi khi vào mùa đông. Loại tàn nhang này có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi, có tính di truyền.

Nguyên nhân gây nám tàn nhang

Nám da và tàn nhang là hai tình trạng da hoàn toàn khác nhau qua việc đối chiếu nhiều yếu tố. Tuy nhiên, nguyên nhân gây ra tình trạng này khá tương đồng khi các hắc tố melanin dưới da hoạt động và tích tụ dẫn tới da bị sậm màu.

Tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời là nguyên nhân khiến da bị nám và tàn nhang
Tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời là nguyên nhân khiến da bị nám và tàn nhang

Ngoài ra, nám tàn nhang còn xuất hiện do các nguyên nhân sau:

  • Do tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời: Ánh nắng mặt trời có chứa tia UV có thể phá hủy cấu trúc da, tạo điều kiện cho các hắc tố da hình thành và phát triển dẫn tới tình trạng nám tàn nhang.
  • Tiếp xúc với môi trường khói bụi và độc hại cũng có thể gây ra các tổn thương da và là nguyên nhân gián tiếp dẫn tới tình trạng nám, tàn nhang.
  • Do thay đổi nội tiết tố: Phụ nữ mang thai, sau khi sinh hoặc bé gái đến tuổi dậy thì đều có sự thay đổi nội tiết tố, thường sẽ dẫn tới tình trạng nám và tàn nhang.
  • Việc lạm dụng các loại mỹ phẩm cũng có thể khiến da trở nên nhạy cảm hơn, tăng nguy cơ nám da và tàn nhang.
  • Quá trình lão hóa tự nhiên của cơ thể cũng khiến tế bào da lão hóa, tạo điều kiện cho nám và tàn nhang hình thành.
  • Phụ nữ có chế độ dinh dưỡng không khoa học, không uống đủ nước mỗi ngày và hay gặp phải căng thẳng, mệt mỏi trong cuộc sống thường có nguy cơ bị nám tàn nhang cao hơn.

Cách điều trị nám tàn nhang

Nám và tàn nhang có thể không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe phụ nữ cũng như sức khỏe da. Tuy nhiên nếu không điều trị kịp thời có thể khiến vùng nám tàn nhang lan rộng, ảnh hưởng đến thẩm mỹ và tâm lý của phụ nữ và khó điều trị dứt điểm.

Điều trị nám da

Nám da có thể xuất hiện các đốm nám có chân ăn sâu vào lớp hạ bì. Vì thế việc điều trị nám da cần kiên trì. Dưới đây là các phương pháp điều trị nám da phổ biến và hiệu quả nhất hiện nay:

Dùng thuốc bôi trị nám da

Đây là phương pháp phổ biến nhất trong điều trị nám, có thể làm mờ nám và ngăn ngừa lão hóa da. Các loại thuốc bôi sẽ tác động trực tiếp lên vùng da bị nám qua lớp ngoài của da.

Các loại thuốc bôi thường dùng để điều trị nám da là: Nhóm thuốc chứa hydroquinone, nhóm thuốc Tretinoin, nhóm thuốc chứa Acid azelaic, các loại serum nhiều vitamin C…

Các nhóm thuốc này đều có tác dụng ức chế sự phát triển của hắc tố melanin và chống lão hóa da, làm sáng da và giúp sức đề kháng của da được cải thiện.

Dùng thuốc bôi trị nám da
Dùng thuốc bôi trị nám da

Các phương pháp xâm lấn trị nám da

Sử dụng các loại thuốc bôi trị nám da được sử dụng trong trường hợp nám nhẹ, chân nám chưa ăn sâu vào lớp hạ bì. Đối với các trường hợp nám lan rộng và nám chân sâu cần thực hiện các biện pháp xâm lấn để điều trị dứt điểm.

Các phương pháp xâm lấn dùng điều trị nám da là:

  • Lột da hóa chất (Chemical peeling), tẩy tế bào sừng và kích thích tái tạo tế bào da mới, cải thiện sắc tố da.
  • Laser trị nám: Ứng dụng tia laser phá hủy sắc tố melanin trị nám chân sâu.
  • Đốt điện trị nám là phương pháp sử dụng với tình trạng nám chân sâu rất sẫm màu bằng cách dùng tia điện phá hủy cấu trúc vùng da bị nám để kích thích tái tạo tế bào da mới.

Điều trị tàn nhang

Các nốt tàn nhang thường có màu nhạt hơn nám và chân tàn nhang không ăn sâu vào lớp hạ bì. Vì thế việc điều trị tàn nhang dễ dàng hơn điều trị nám da nhờ các phương pháp sau:

Sử dụng thuốc bôi trị tàn nhang

Phương pháp sử dụng thuốc bôi là phương pháp điều trị phổ biến, thuận tiện và mang lại nhiều hiệu quả cho người bị tàn nhang. Các loại thuốc bôi có thể tác động trực tiếp đến vùng da bị tàn nhang, ức chế sự hình thành sắc tố melanin và bảo vệ da hiệu quả.

Một số nhóm thuốc bôi trị nám là: Nhóm thuốc chứa AHA, thuốc bôi chứa Hydroquinone hoặc Retinoid, nhóm thuốc chứa Acid azelaic và các loại thuốc bôi cũng như thuốc uống chứa nhiều vitamin C.

Các phương pháp xâm lấn điều trị tàn nhang

  • Ứng dụng laser điều trị tàn nhang bằng cách tác động tia laser vào lớp thượng bì giúp phân hủy và loại bỏ sắc tố melanin.
  • Liệu pháp Mesotherapy được sử dụng bằng cách đưa dưỡng chất ức chế melanin và sản sinh elastin cũng như collagen trực tiếp vào da.
  • Đối điện trị tàn nhang bằng cách sử dụng tia điện phá hủy cấu trúc da bị tàn nhang, giúp da tái tạo tế bào mới xóa bỏ tàn nhang.
  • Dùng nitơ lỏng trị tàn nhang bằng cách sử dụng nitơ lỏng tiếp xúc trực tiếp vào vùng da tàn nhang để bóc tách tế bào thượng bì da.
Ứng dụng laser trong điều trị tàn nhang
Ứng dụng laser trong điều trị tàn nhang

Những lưu ý khi điều trị nám tàn nhang

Nám tàn nhang là tình trạng xuất hiện những vết sẫm màu trên da gây ảnh hưởng lớn đến thẩm mỹ. Việc điều trị hai tình trạng da này đòi hỏi cần kiên trì và lưu ý đến những thông tin sau:

  • Khi xuất hiện các vết nám hoặc tàn nhang, chị em phụ nữ nên đến gặp bác sĩ da liễu để được thăm khám, đánh giá tình trạng tổn thương da, từ đó đưa ra hướng điều trị phù hợp.
  • Tuyệt đối không điều trị ở những cơ sở thẩm mỹ kém chuyên môn và dịch vụ.
  • Việc sử dụng các loại thuốc bôi trị nám và tàn nhang cần có ý kiến của bác sĩ, không được tự ý dùng thuốc.
  • Sử dụng các sản phẩm chăm sóc da hỗ trợ trị nám cần sử dụng các sản phẩm không gây kích ứng da, phù hợp với da và có nguồn gốc và thành phần rõ ràng.
  • Cần kiên trì điều trị để tránh nám tàn nhang tái phát.
  • Cần ăn uống đủ chất, uống đủ nước và tránh căng thẳng trong cuộc sống.
  • Tạo thói quen sử dụng kem chống nắng thường xuyên để ngăn ngừa sự lão hóa da cũng như bảo vệ da khỏi tác hại của tia UV.
  • Chăm sóc da đúng cách và che chắn da cẩn thận khi tiếp xúc với môi trường bụi bẩn.

Trên đây là những thông tin về tình trạng nám tàn nhang. Nám da và tàn nhang là hai tình trạng da hoàn toàn khác nhau, chị em phụ nữ cần nắm vững các dấu hiệu nhận biết của hai tình trạng này để lựa chọn phương pháp điều trị và chăm sóc da phù hợp.