MỀ ĐAY Lý do trẻ bị nổi mẩn đỏ như muỗi đốt và cách trị
5:06 - 14 December, 2020
Lý do trẻ bị nổi mẩn đỏ như muỗi đốt và cách trị
174 Thích | 246 Share
Trẻ bị nổi mẩn đỏ như muỗi đốt là dấu hiệu thường gặp của các vấn đề da liễu như mề đay mẩn ngứa, rôm sảy, mụn hạt kê,… Tuy nhiên ở một số trường hợp, triệu chứng này có thể là hệ quả do các bệnh truyền nhiễm như sốt phát ban và tay chân miệng.
Vì sao trẻ bị nổi mẩn đỏ như muỗi đốt?
Trẻ nhỏ có làn da mỏng và nhạy cảm nên rất dễ bị kích ứng và viêm đỏ khi có các yếu tố kích thích. Thông thường, da nổi mẩn đỏ như muỗi đốt ở trẻ thường khởi phát do tiếp xúc với dị nguyên, vệ sinh da kém hoặc bài tiết mồ hôi quá mức.
Ngoài ra, tổn thương da cũng có thể ảnh hưởng của các bệnh truyền nhiễm như sốt phát ban, tay chân miệng, nhiễm giun sán,… Để kịp thời điều trị và khắc phục, phụ huynh nên xem xét các triệu chứng đi kèm và xác định nguyên nhân gây ra tổn thương da ở con trẻ.
Một số bệnh lý và nguyên nhân có thể khiến trẻ bị nổi mẩn đỏ như muỗi đốt, bao gồm:
VTV2 đưa tin địa chỉ điều trị mề đay bằng thảo dược Đông y uy tín nhất hiện nay
Phóng sự VTV2 đưa tin Trung tâm Thuốc dân tộc là đơn vị khám chữa bệnh mề đay bằng Đông y uy tín nhất hiện nay. [Tìm hiểu ngay để khỏi bệnh]
1. Mụn hạt kê
Mụn hạt kê (Milia) là tình trạng da xuất hiện các nang nhỏ chứa keratin có nguồn gốc từ ống tuyến bã, ống dẫn mồ hôi và nang lông. Bệnh lý này tương đối lành tính, chủ yếu ảnh hưởng đến yếu tố thẩm mỹ và hầu như không tác động đến sức khỏe tổng thể.
Biểu hiện lâm sàng của bệnh là sự xuất hiện của các sẩn nhỏ có màu trắng hoặc đỏ như vết muỗi đốt. Sẩn có kích thước không quá 3mm, mọc tập trung hoặc rải rác trên vùng da mặt – tập trung chủ yếu ở vùng má và mí mắt.
Mụn hạt kê chỉ gây tổn thương ngoài da và hầu như không làm phát sinh các dấu hiệu cơ năng như ngứa ngáy, châm chích hay nóng rát. Nếu xảy ra ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, bệnh có thể tự thuyên giảm sau vài tuần mà không cần điều trị.
2. Mề đay mẩn ngứa
Trẻ nhỏ là nhóm đối tượng dễ xuất hiện mề đay mẩn ngứa. Đây là tình trạng hệ miễn dịch phóng thích histamine vào mao mạch trung bì khiến da nổi các sẩn đỏ cứng chắc như muỗi đốt. Tổn thương do mề đay thường gây ngứa ngáy, một số trường hợp có thể đi kèm với triệu chứng sưng nóng, châm chích và đau rát nhẹ.
Mề đay ở trẻ em có thể khởi phát do các sản phẩm vệ sinh da, ăn thực phẩm gây dị ứng, tiếp xúc với côn trùng, mủ thực vật, hóa chất, lông thú nuôi, nấm mốc,… Ngoài ra, trẻ cũng có thể bị nổi mẩn ngứa do dị ứng thuốc hoặc mắc bệnh các viêm nhiễm như viêm tai giữa, viêm amidan, áp xe răng,…
3. Sốt phát ban
Sốt phát ban là bệnh truyền nhiễm phổ biến ở trẻ nhỏ, chủ yếu do virus Rubella và virus sởi. Sau thời gian ủ bệnh, trẻ xuất hiện các trạng thái tinh thần bất thường như quấy khóc, dễ cáu bẳn,… Sau đó, xuất hiện triệu chứng sốt cao đến 38 – 39 độ C kèm đỏ mắt, chảy nước mũi, mệt mỏi và ho.
Khi các triệu chứng này thuyên giảm, da bắt đầu nổi các đốm phát ban. Phát ban do bệnh lý này gây ra thường có dạng đốm, màu hồng hoặc đỏ như muỗi đốt. Tổn thương xuất hiện chủ yếu ở tay, chân, mặt, cổ vùng bụng và lưng. Ở một số trường hợp, mẩn đỏ có dấu hiệu tụ mủ xung quanh.
Khác với các bệnh da liễu, phát ban do sốt thường không gây ngứa ngáy hay đau rát. Tình trạng này có thể tự thuyên giảm sau khoảng 3 – 7 ngày.
4. Rôm sảy
Trẻ bị nổi mẩn đỏ như muỗi đốt còn có thể là biểu hiện của rôm sảy. Rôm sảy là tình trạng da liễu thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Bệnh xảy ra khi tuyến mồ hôi bài tiết nhiều khiến lỗ chân lông bị ứ đọng, bít tắc và nổi các sẩn đỏ có kích thước nhỏ.
Rôm sảy đặc trưng bởi sự xuất hiện các mẩn đỏ mọc tập trung thành từng đám hoặc mảng lớn tại các vị trí có hoạt động bài tiết mồ hôi nhiều như trán, lưng, ngực và vùng bẹn. Sau một thời gian, bề mặt các sẩn da có nổi các mụn nước và mụn mủ trắng xen kẽ. Tổn thương do rôm sảy có thể gây ngứa ngáy, nóng rát, bứt rứt và khó chịu.
5. Bệnh tay chân miệng
Tay chân miệng là bệnh truyền nhiễm do virus và chủ yếu xảy ra ở trẻ dưới 10 tuổi. Bệnh đặc trưng bởi tình trạng sốt cao và xuất hiện sẩn đỏ, mụn nước khu trú ở bên trong miệng, lòng bàn tay và bàn chân.
Bệnh bùng phát vào mùa xuân và mùa thu (từ tháng 3 – 5 và tháng 9 – 12). Tay chân miệng rất dễ bùng phát thành dịch nếu không cách ly trẻ với các trẻ khỏe mạnh. Tổn thương da do tay chân miệng rất ít gây ngứa ngáy và có thể tự khỏi sau khoảng 1 đến vài tuần.
6. Dị ứng thời tiết
Dị ứng thời tiết là tình trạng cơ thể phản ứng quá mức với các yếu tố khí hậu như nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng, không khí,… Trẻ nhỏ có sức khỏe kém và hệ miễn dịch chưa phát triển hoàn chỉnh nên rất dễ bị dị ứng khi thời tiết thay đổi đột ngột, nhiệt độ quá nóng hoặc quá lạnh.
Khi bị dị ứng thời tiết, hệ miễn dịch có xu hướng giải phóng histamine vào niêm mạc và da gây nổi sẩn đỏ như muỗi đốt kèm ngứa ngáy âm ỉ đến dữ dội. Ở trẻ nhỏ, tình trạng này có thể đi kèm với một số triệu chứng toàn thân như hắt hơi, sổ mũi, ho khan, ngứa cổ họng,…
7. Một số nguyên nhân khác
Bên cạnh đó, trẻ bị nổi mẩn đỏ như muỗi đốt còn có thể xảy ra do các nguyên nhân sau:
Ma sát với quần áo: Cho trẻ mặc quần áo ôm sát và có chất liệu dày cứng có thể làm tăng ma sát lên da khiến da nổi mẩn đỏ và ngứa ngáy.
Dị ứng thức ăn: Trẻ bị nổi mẩn đỏ như muỗi đốt cũng có thể là biểu hiện của dị ứng thức ăn. Trong trường hợp này, tổn thương da thường đi kèm với một số triệu chứng khác như đau bụng, tiêu chảy, ngứa cổ họng,…
Côn trùng cắn: Hiện tượng nổi sẩn, viêm đỏ và ngứa có thể là phản ứng của da khi bị côn trùng cắn. Tình trạng này thường thuyên giảm sau khoảng vài ngày mà không cần điều trị. Tuy nhiên nếu do các loại côn trùng có độc tố mạnh, da có thể bị viêm loét và nổi các bọng nước lớn.
Nhiễm giun sán: Ngoài các vấn đề da liễu, tình trạng trẻ bị nổi mẩn đỏ như muỗi đốt cũng có thể là biểu hiện của nhiễm giun sán. Khi giun sán xâm nhập vào cơ thể, hệ miễn dịch có xu hướng phóng thích histamine vào niêm mạc và da gây ngứa ngáy, viêm và nổi sẩn đỏ. Nếu xảy ra do giun sán, trẻ thường chậm lớn, đầy bụng, khó tiêu và hay táo bón.
Trẻ bị nổi mẩn đỏ như muỗi đốt có nguy hiểm không?
Trẻ bị nổi mẩn đỏ như muỗi đốt khởi phát do nhiều nguyên nhân khác nhau. Nếu xảy ra do các bệnh da liễu, tổn thương da có thể tự biến mất hoặc thuyên giảm sau khi chăm sóc tại nhà.
Tuy nhiên trong trường hợp da nổi mẩn đỏ như muỗi đốt do các bệnh truyền nhiễm, bạn cần đưa đến bác sĩ để được thăm khám và hướng đẫn điều trị. Nếu chăm sóc và điều trị đúng cách, bệnh có xu hướng giảm nhanh sau 5 – 7 ngày.
Ngược lại tình trạng chủ quan và lơ là có thể khiến virus bùng phát mạnh, gây sốt cao, co giật và làm phát sinh các biến chứng nặng nề. Vì vậy khi nhận thấy con trẻ bị nổi mẩn đỏ, bạn nên xem xét các triệu chứng đi kèm để có biện pháp xử lý kịp thời.
Cách điều trị nổi mẩn đỏ như muỗi đốt ở trẻ em
Điều trị nổi mẩn đỏ như muỗi đốt phụ thuộc vào nguyên nhân cụ thể. Nếu tổn thương da đi kèm với các triệu chứng toàn thân, bạn nên đưa trẻ đến bệnh viện để được thăm khám, chẩn đoán và can thiệp điều trị kịp thời.
1. Điều trị bằng biện pháp y tế
Sau khi có kết quả chẩn đoán, bác sĩ sẽ chỉ định một số loại thuốc điều trị sau:
Thuốc xổ giun trong trường hợp trẻ bị nổi mẩn đỏ do nhiễm giun sán
Thuốc Paracetamol hoặc Ibuprofen để hạ sốt, giảm đau đầu và nhức mỏi do các bệnh truyền nhiễm như sốt phát ban, tay chân miệng,…
Thuốc kháng histamine được sử dụng nếu trẻ bị nổi mẩn đỏ như muỗi đốt do dị ứng thời tiết, mề đay mẩn ngứa, dị ứng thức ăn,…
Trong trường hợp mắc các bệnh truyền nhiễm, bác sĩ có thể cho trẻ dùng các dung dịch bù nước và điện giải như Oresol.
Mặc dù các loại thuốc này tương đối an toàn nhưng nếu tùy tiện sử dụng, trẻ có thể bị ngộ độc, tăng natri máu, hôn mê và co giật. Vì vậy, bạn chỉ nên dùng thuốc cho trẻ khi có chỉ định từ bác sĩ chuyên khoa.
2. Cải thiện với các mẹo chữa tại nhà
Bên cạnh việc sử dụng thuốc, bạn cũng có thể áp dụng các mẹo chữa tại nhà để cải thiện tổn thương da và giảm nhẹ các triệu chứng đi kèm. Trong trường hợp trẻ bị nổi mẩn đỏ như muỗi đốt do các bệnh da liễu có mức độ nhẹ, bác sĩ thường không đề nghị điều trị y tế mà chủ yếu cải thiện với các biện pháp tại nhà.
Một số mẹo giúp cải thiện tình trạng trẻ bị nổi mẩn đỏ như muỗi đốt tại nhà:
Cho trẻ tắm nước mát để làm sạch da, giảm ngứa ngáy và viêm đỏ. Ngoài ra, biện pháp này còn hạn chế tình trạng da đổ nhiều mồ hôi, giúp hạ sốt và hạn chế viêm nhiễm.
Có thể chườm khăn mát lên các vùng da nổi mẩn đỏ để cải thiện hiện tượng sưng nóng và kích ứng da.
Trong trường hợp trẻ ngứa ngáy nhiều, mẹ nên cho vài giọt tinh dầu khuynh diệp vào nước tắm. Ngoài tác dụng giảm ngứa, tinh dầu khuynh diệp còn giúp sát trùng và giảm viêm.
Thoa kem dưỡng ẩm lên vùng da nổi mẩn giúp làm dịu, giảm ngứa ngứa và sưng nóng rõ rệt. Tuy nhiên khi chọn kem dưỡng cho trẻ, bạn nên lựa chọn sản phẩm có thành phần dịu nhẹ, an toàn, kết cấu mềm mượt và dễ thẩm thấu.
Chú ý thay tã và quần áo cho trẻ thường xuyên. Nên ưu tiên cho trẻ mặc các bộ trang phục có kích cỡ rộng rãi, chất liệu cotton và thấm hút tốt để hạn chế da tiết nhiều mồ hôi và giảm ma sát lên các mẩn đỏ.
Dặn dò trẻ không được gãi cào lên vùng da tổn thương. Với trẻ nhỏ, nên cắt móng tay và đeo bao tay để hạn chế tình trạng trẻ chà xát mạnh vào da.
Không cho trẻ sử dụng các loại thực phẩm có nguy cơ gây dị ứng như đậu phộng, mè đen, hải sản, thịt bò, trứng sữa,…
Cho trẻ uống nhiều nước, có thể bổ sung thêm nước trái cây và rau củ tươi để cân bằng điện giải, làm dịu da và giảm mức độ ngứa ngáy.
Cách phòng ngừa trẻ bị nổi mẩn đỏ như muỗi đốt
Nổi mẩn đỏ như muỗi đốt ở trẻ hiếm khi gây ra các biến chứng nặng nề. Tuy nhiên tình trạng này ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động ăn uống, sinh hoạt và chất lượng giấc ngủ của trẻ.
Vì vậy sau khi điều trị, mẹ nên hướng dẫn trẻ thực hiện các biện pháp phòng ngừa sau:
Rửa sạch tay sau khi vui chơi, đi vệ sinh hoặc tiếp xúc với các vật dụng công cộng.
Tiêm vaccine ngừa virus Rubella, sởi, thủy đậu,… cho trẻ.
Tẩy giun định kỳ 1 năm/ lần để hạn chế nguy cơ nhiễm giun sán.
Tránh cho trẻ tiếp xúc với các yếu tố gây dị ứng và kích ứng như xà phòng, hóa chất, côn trùng, bụi bẩn, nấm mốc, mủ thực vật, kim loại,…
Không cho trẻ tiếp xúc với người mắc bệnh truyền nhiễm và hạn chế đưa trẻ đến những nơi đông người.
Tắm cho trẻ từ 1 – 2 lần/ ngày, thay quần áo và tã thường xuyên.
Khuyến khích trẻ vui chơi trong nhà vào những ngày nắng nóng và có độ ẩm cao.
Xây dựng cho trẻ chế độ ăn khoa học nhằm tăng cường sức khỏe, cải thiện hệ miễn dịch và giảm nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm.
Trẻ bị nổi mẩn đỏ như muỗi đốt là biểu hiện của các vấn đề da liễu và một số bệnh truyền nhiễm. Thông thường, các bệnh lý này có thể tự biến mất hoặc thuyên giảm sau khi được chăm sóc tại nhà. Tuy nhiên ở một số trẻ, triệu chứng có thể tiến triển nặng và gây ra các biến chứng nghiêm trọng. Vì vậy trong trường hợp cần thiết, mẹ nên đưa trẻ đến bệnh viện để được bác sĩ thăm khám và điều trị kịp thời.