Ho đau lưng do đâu? Có nguy hiểm? Cách điều trị

Đau lưng khi bị ho là một tình trạng thường gặp ở những người bị ho kéo dài. Thông thường nhiều người chủ quan cho rằng bệnh không có gì nguy hiểm. Tình trạng đau lưng sẽ tự hết khi bệnh ho được chữa khỏi. Tuy nhiên suy nghĩ này không hoàn toàn đúng. Bài viết sẽ giải thích cho bạn nguyên nhân gây ho đau lưng là gì và cách chữa trị đúng.

Ho đau lưng là bệnh gì?

Ho là phản ứng của cơ thể khi muốn loại bỏ các chất nhầy ra khỏi phổi và hệ hô hấp. Khi ho nhiều người bệnh sẽ có cảm giác khó chịu như: mệt mỏi, đau đầu, đau họng, đau lưng,… Trong đó ho nhiều bị đau lưng là một hiện tượng mà nhiều người gặp phải.

Ho nhiều sẽ gây tổn thương lên vùng xương ở ngực gây đau lưng 
Ho nhiều sẽ gây tổn thương lên vùng xương ở ngực gây đau lưng

Ho đau lưng là một triệu chứng kép của 2 bệnh về đường hô hấp và xương khớp. Ở một số trường hợp người bệnh ho nhiều gây tác động lên vùng xương rồi gây đau lưng. Nhưng cũng có một số người có sẵn các bệnh lý về xương khớp, khi mắc thêm bệnh ho thì triệu chứng đau ở vùng lưng càng tăng thêm. Dưới đây là một số nguyên nhân gây bệnh mà bạn nên biết.

Ho đau lưng do các bệnh về đường hô hấp

Phổi và các cơ quan đường hô hấp được giữ cố định và bảo vệ bởi hệ thống xương khớp. Khi người bệnh mắc các bệnh về đường hô hấp như viêm phế quản, ho có đờm, hen suyễn,… họ thường bị ho nhiều.

Các cơn ho sẽ làm cho các cơ hô hấp (như xương sườn, cơ bụng) và cơ hỗ trợ hô hấp (cơ ở lưng và sườn) bị co lại. Người bệnh ho càng nhiều, cơ sẽ bị căng liên tục gây ra tình trạng mỏi cơ, đau cơ. Do đó, khi bị ho nhiều và liên tục, người bệnh thường cảm thấy đau lưng.

Áp lực không khí tác động lên cơ xương dẫn tới tình trạng căng cứng gây đau nhức
Áp lực không khí tác động lên cơ xương dẫn tới tình trạng căng cứng gây đau nhức

Ho đau lưng do các bệnh về xương khớp

Khi bị ho, áp suất bên trong lồng ngực và bụng tăng lên  sẽ gây tác động đến các cơ xương dẫn tới triệu chứng đau lưng. Đối với người bị các bệnh về xương khớp thì tình trạng này lại càng trầm trọng hơn. Ví dụ:

  • Đối với người bị thoát vị địa đệm: Với những bệnh nhân mắc bệnh này thì phần đĩa đệm của họ đã bị trật ra vị trí của nó và chèn ép lên các dây thần kinh gây đau. Khi ho, áp suất không khí mạnh trong phổi sẽ tác động lên phần xương khớp bị tổn thương này. Các đĩa đệm sẽ bị đẩy ra chèn lên dây thần kinh nhiều lần và gây đau nhức hơn khi bị ho.
  • Đối với người bị hẹp ống sống: Ho nhiều bị đau lưng do nguyên nhân hẹp ống sống thường xảy ra ở người già. Bởi vì chức năng xương của họ bị lão hóa, khiến cho xương cột sống bị hẹp lại. Khi xương cột sống hẹp lại thì diện tích dành cho các dây thần kinh cũng bị hẹp lại. Phần xương cứng sẽ chèn lên các dây thần kinh gây đau nhức.

"Hẹp

Khi ho, người bệnh có xu hướng co người và đổ về phía trước. Áp lực từ không khí cũng như từ ống sống sẽ khiến dây thần kinh càng bị căng cứng. Do vậy mà người bệnh cảm thấy đau lưng khi ho nhiều.

Ngoài ra người bệnh cũng có thể bị tình trạng này do các nguyên nhân như ung thư phổi, thoái hóa khớp ở các điểm sườn, gai cột sống,…

Ho bị đau lưng có nguy hiểm không?

Bệnh không gây nguy hiểm tới tính mạng ngay. Tuy nhiên nếu bạn để tình trạng này kéo dài mà không chữa trị thì bạn có thể mắc các biến chứng của bệnh xương khớp hoặc bệnh đường hô hấp. Thông thường thì sẽ mắc cả hai.

Các biến chứng thường gặp là:

  • Hen suyễn, đau tức ngực, viêm phổi hoặc thậm chí là ung thư phổi.
  • Xương khớp bị biến dạng do bị tác động gây tổn thương trong thời gian dài.
  • Bị các bệnh về tim mạch, thận,…

Như đã nói ở trên, ho xuất hiện cùng đau lưng là triệu chứng kép của bệnh hô hấp và bệnh xương khớp. Do vậy, khi bạn bị ho  kèm các triệu chứng đau lưng, bạn nên đi khám bác sĩ để tìm ra nguyên nhân gây bệnh và có cách chữa trị phù hợp.

Ho đau lưng là một bệnh kép cần được khám và chữa trị sớm
Ho đau lưng là một bệnh kép cần được khám và chữa trị sớm

Hướng điều trị ho đau lưng hiệu quả

Khi bị ho gây đau lưng thì bạn nên đến gặp bác sĩ để được điều trị kịp thời. Đồng thời bạn cũng nên có các biện pháp tự chăm sóc sức khỏe tại nhà. Dưới đây là một số gợi ý về hướng điều trị hiệu quả, bạn có thể tham khảo.

Chăm sóc tại nhà

Nếu tình trạng ho kèm đau lưng không phải do bệnh lý nghiêm trọng gây ra thì người bệnh có thể tiến hành tự điều trị tại nhà.

  • Xây dựng chế độ ăn tốt cho xương và hệ hô hấp

Các loại thực phẩm tốt cho xương khớp thường chứa nhiều canxi, vitamin D, magie, kali. Ví dụ như: các loại rau xanh đậm (rau cải xoăn, rau chân vịt, cải chíp,…), các loại củ (khoai lang, khoai mỡ, khoai tây,…), các loại quả có múi (cam, bưởi, quýt,…), các loại hạt (hạnh nhân, óc chó, hạt điều,…).

Các loại thực phẩm tốt cho hệ hô hấp thường chứa nhiều carotene, omega 3, vitamin B9, vitamin C. Ví dụ như: cá hồi, tỏi, măng tây, củ cải, cà rốt, đậu lăng,…

Khi bị ho bạn nên tránh các loại thực phẩm như các thực phẩm dễ gây dị ứng (tôm, cua, sò, sữa,…), thức ăn nhanh, các món ăn cay nóng. Bạn cũng nên tránh uống các loại nước có chứa cồn như bia rượu, caffeine như café,…

  • Tập thể dục thể thao thường xuyên

Tập thể dục thể thao giúp cho khí huyết lưu thông, xương khớp dẻo dai, linh hoạt hơn. Bạn nên tập các bài tập nhẹ nhàng như đi bộ, chạy bộ, yoga, thiền,…vừa tốt cho hệ hô hấp vừa tốt cho xương.

Thiền là một bài tập về điều chỉnh hơi thở tốt cho hệ hô hấp
Thiền là một bài tập về điều chỉnh hơi thở tốt cho hệ hô hấp

Điều trị theo Đông y

Để giảm các cơn đau lưng do tác động từ bệnh ho, bạn có thể áp dụng một số bài thuốc Đông y chữa bệnh ho. Trong y học cổ truyền, ho là biểu hiện của tình trạng tạng phế suy yếu, cơ thể bị nhiễm lạnh,…

Các bài thuốc Đông y có tác dụng đả thông phong hàn, cải thiện tạng phế, tăng sức đề kháng, giúp máu huyết lưu thông. Ưu điểm của thuốc Đông y là an toàn, lành tính. Tuy nhiên, tác dụng của thuốc thường chậm, người bệnh cần kiên trì sử dụng, tuyệt đối không tự ý kết hợp thuốc hoặc ngưng liều khi chưa có sự chỉ định từ thầy thuốc.

Mẹo dân gian chữa đau lưng

Ngoài ra bạn có thể áp dụng một số mẹo dân gian tốt cho hệ hô hấp và xương khớp, hỗ điều trị bệnh ho đau lưng như:

  • Bài thuốc sử dụng gừng và mật ong

Gừng có vị cay, tính ấm, có khả năng làm ấm phế, tán phong hàn, chống viêm. Mật ong có tính kháng khuẩn, giảm viêm. Vị ngọt của mật ong giúp người bệnh dễ uống hơn.

Cách thực hiện: Đun sôi gừng với nước trong 10 phút, để nguội rồi cho một 1 – 2 thìa café mật ong vào và uống.

  • Bài thuốc sử dụng lá cây đinh lăng

Đinh lăng là một loại cây có tác dụng tốt trong chữa trị các bệnh về xương khớp.

Cách thực hiện: Bạn lấy 1 nắm lá đinh lăng đem rửa sạch rồi đem đun sôi với nước. Bạn nên uống 3 lần/ngày cho đến khi bệnh thuyên giảm. Để tăng hiệu quả điều trị, bạn có thể sử dụng thêm cây trinh nữ, cây cam thảo vào nấu cùng lá đinh lăng.

Điều trị theo Tây y

Để giảm đau lưng, bác sĩ thường chỉ định các loại thuốc giảm đau như paracetamol, thuốc chống viêm NSAIDs.

  • Thuốc có hoạt chất paracetamol có tác dụng giảm tức thì các cơn đau. Thuốc chỉ có hiệu quả đối với trường hợp bị đau lưng nhẹ và không thể điều trị bệnh dứt điểm. Những người có tiền sử bị các bệnh về gan, thận, người hay uống bia rượu thường xuyên, không nên sử dụng thuốc có thành phần paracetamol trong điều trị.
  • Thuốc chống viêm NSAIDs có tác dụng giảm các cơn đau nhức, giảm viêm. Người bị các bệnh liên quan tới dạ dày thì không nên sử dụng nhóm thuốc này bởi vì thuốc có các tác dụng phụ như xuất huyết dạ dày, đau thượng vị,…

Để giảm ho, một số loại thuốc có công dụng ức chế phản xạ ho, long đờm và tiêu đờm sẽ được chỉ định. Cụ thể đó là:

  • Thuốc trị ho: Dextromethorphan, Pholcodin, Codein…
  • Thuốc long đờm: Terpin, Ipecacuanha, Natribenzoat…
  • Thuốc tiêu đờm: Ambroxol, Acetylcystein, Brohexin…

Lưu ý: Đối với thuốc Tây y bạn nên tới gặp bác sĩ để được chẩn đoán bệnh chính xác. Bác sĩ sẽ kê các loại thuốc phù hợp. Bạn không nên tự ý mua thuốc khi chưa biết nguyên nhân gây bệnh là do bệnh hô hấp, bệnh xương khớp hay cả hai.

Ho đau lưng thường gây ra cảm giác khó chịu cho người bệnh cũng như gây ra các bất tiện trong sinh hoạt. Khi bạn ho đau tức sau lưng, bạn có thể đang mắc cả hai  bệnh. Bệnh có thể gây nguy hiểm nếu như không sớm điều trị. Do vậy, bạn không nên chủ quan mà hãy đi khám bác sĩ sớm để tìm ra nguyên nhân và cách chữa trị thích hợp.