Giãn dây chằng lưng là gì? Cách chữa trị, phục hồi nhanh

Giãn dây chằng lưng là tình trạng thường gặp ở những người thường xuyên hoạt động mạnh, làm việc nặng. Dây chằng lưng có thể tự phục hồi, tự khỏi nếu biết cách xử lý và chăm sóc. Tuy nhiên bệnh cũng có thể trở thành mãn tính khó chữa nếu không chữa trị kịp thời. Để tránh bị giãn dây chằng lưng, bạn cần hiểu rõ về bệnh và phương pháp chữa trị đúng cách.

Giãn dây chằng thắt lưng là như thế nào? Nguy hiểm không?

Dây chằng là một dải gồm các bó mô liên kết với nhau bao quanh các khớp xương với chức năng là kết nối và cố định hệ thống xương – khớp với nhau. Đặc trưng của dây chằng đó là tính đàn hồi để phù hợp với hoạt động của các khớp xương.

Tính đàn hồi của dây chằng cho phép nó được co giãn linh hoạt với một giới hạn căng nhất định. Khi các dây chằng bị căng quá mức, nó bị giãn ra mà không thể đàn hồi trở lại như cũ được. Lúc này, dây chằng đã bị tổn thương và gây ra các cảm giác đau nhức. Người ta gọi hiện tượng này là giãn dây chằng.

Giãn dây chằng thắt lưng xảy ra khi bạn thực hiện các vận động liên quan tới thắt lưng, như cúi người, bê vật nặng, xoay người mạnh, bị chấn thương ở vùng thắt lưng… làm cho vùng dây chằng ở thắt lưng bị kéo căng bất thường. Vùng dây chằng bị tổn thương gây đau đớn, đau lưng và làm bạn gặp khó khăn khi vận động.

Hình ảnh giải phẫu về các bó mô tạo thành các dây chằng trong cơ thể
Hình ảnh giải phẫu về các bó mô tạo thành các dây chằng trong cơ thể

Vậy giãn dây chằng lưng có nguy hiểm không? Giãn dây chằng lưng bao lâu thì khỏi? – Câu trả lời là phụ thuộc vào mức độ giãn của dây chằng.

Ở mức độ nhẹ, giãn dây chằng nhẹ thì không nguy hiểm. Dấu hiệu nhận biết mức độ nhẹ đó là:

  • Bị đau nhức âm ỉ trong vài ngày rồi hết
  • Dây chằng có khả năng tự phục hồi và trở lại trạng thái bình thường

Ở mức độ nặng, cộng với việc không kịp thời chữa trị, giãn dây chằng có nguy cơ trở thành mãn tính, khó phục hồi. Biểu hiện của mức độ này là:

  • Cảm thấy những cơn đau dữ dội
  • Vận động đi lại rất khó khăn

Tuy giãn dây chằng không gây nguy hiểm tới tính mạng, nhưng nó để lại những biến chứng khiến hoạt động cố định các khớp xương của dây chằng kém đi. Đồng thời những tổn thương dây chằng sẽ khiến bạn bị đau nhức khi gặp thời tiết thay đổi, hoặc khi vận động mạnh.

Nguyên nhân dẫn tới hiện tượng giãn dây chằng lưng

Giãn dây chằng thắt lưng xảy ra do các nguyên nhân phổ biến dưới đây:

  • Làm việc nặng hoặc vận động với cường độ quá mạnh kéo dài

Dây chằng bị căng quá mức theo chuyển động của các khớp xương trong thời gian dài thì sẽ bị mất tính đàn hồi và giãn ra. Tình trạng này thường gặp ở những người lao động nặng, mang vác vật nặng quá sức liên tục, các vật động viên tập luyện cường độ cao…

Mang vác đồ nặng khiến các dây chằng bị căng và giãn ra mất đi tính đàn hồi 
Mang vác đồ nặng khiến các dây chằng bị căng và giãn ra mất đi tính đàn hồi
  • Bị chấn thương

Chấn thương tác động trực tiếp vào phần xương và dây chằng làm cho dây chằng bị giãn hoặc bị đứt.

  • Tuổi tác

Khi bước vào tuổi trung niên và tuổi già, các bộ phận của cơ thể bị lão hóa trong đó có dây chằng. Đây là nguyên nhân về sinh lý mà ai cũng đều gặp phải.

  • Phụ nữ mang thai

Khi mang thai, trọng lực cơ thể phụ nữ bị thay đổi hướng về phía bụng. Việc mang vác bụng có khối lượng nặng cộng với sự tăng cân của cơ thể, khiến cho dây chằng của phụ nữ có nguy cơ bị mất tính đàn hồi.

Phụ nữ mang thai dễ gặp các vấn đề dây chằng do vùng thắt lưng chịu một khối lượng nặng ở phía trước
Phụ nữ mang thai dễ gặp các vấn đề dây chằng do vùng thắt lưng chịu một khối lượng nặng ở phía trước

Triệu chứng giãn dây chằng lưng thường gặp

Dây chằng lưng bị tổn thương thì sẽ gây ra cảm giác đau vùng lưng và khiến bạn cảm thấy khó khăn khi vận động, di chuyển. Các triệu chứng bị giãn dây chằng lưng điển hình là:

  • Cảm giác đau nhức

Mức độ đau nhức phụ thuộc vào mức độ giãn dây chằng lưng nặng hay nhẹ. Ở mức độ nhẹ, bạn chỉ cảm thấy đau âm ỉ, châm chích vùng lưng. Ở mức độ nặng sẽ xuất hiện những cơn đau nhức dữ dội. Chỉ với các hoạt động như hắt hơi, ho hoặc vặn mình cũng khiến bạn cảm thấy đau đớn.

  • Viêm khớp

Các khớp bị căng cứng khiến bạn không thể vận động như bình thường được. Sáng sớm là thời điểm bạn hay gặp phải tình trạng này. Hoặc bạn cảm thấy các khớp ở vùng dây chằng bị tổn thương sẽ có cảm giác nóng ran, sưng tấy.

  • Toàn thân mệt mỏi

Khi bị giãn dây chằng lưng bạn sẽ cảm thấy mệt mỏi và đau nhức toàn cơ thể.

Chữa giãn dây chằng lưng như thế nào?

Giãn dây chằng lưng khiến cho việc sinh hoạt trở nên khó khăn. Nếu không có biện pháp xử lý và chữa trị kịp thời sẽ khiến cho vùng dây chằng không thể co giãn đàn hồi ban đầu. Bạn sẽ thường xuyên cảm thấy đau nhức và khó có thể vận động hay làm các công việc một cách bình thường.

Sơ cứu khi bị giãn dây chằng ở lưng

Khi nhận thấy các dấu hiệu của giãn dây chằng lưng, bạn nên ngồi yên, tránh vận động mạnh. Điều này giúp hạn chế gây thêm tổn thương cho dây chằng. Trong tình huống xấu có thể làm đứt dây chằng, không thể tự phục hồi được.

Bạn nên nằm yên, hạn chế cử động để hạn chế gây tổn thương thêm cho dây chằng
Bạn nên nằm yên, hạn chế cử động để hạn chế gây tổn thương thêm cho dây chằng

Sau đó, bạn nên dùng đá lạnh để chườm. Nhiệt lạnh sẽ làm cho các mạch máu và dây chằng dần co lại. Bạn không nên sử dụng các loại dầu/cao, bởi vì tính nóng của nó sẽ làm cho dây chằng bị giãn ra thêm.

Bạn đến gặp bác sĩ để được kiểm tra và chẩn đoán mức độ giãn dây chằng để có hướng điều trị thích hợp.

Giãn dây chằng lưng uống thuốc gì?

Các loại thuốc được dùng để điều trị giãn dây chằng là:

  • Thuốc có chứa hoạt chất giảm đau paracetamol. Tuy thuốc paracetamol có tác dụng giảm đau tức thì nhưng nó không có khả năng chữa giãn dây chằng dứt điểm. Do đó bạn không nên chỉ sử dụng một loại thuốc trong điều trị.
  • Thuốc NSAIDs có tác dụng kháng viêm và giảm sưng, giảm đau nhức.

Lưu ý: Bạn nên sử dụng theo chỉ định của bác sĩ để tránh các tác dụng phụ không mong muốn. Ví dụ, thuốc paracetamol gây ra tác dụng phụ với những người bị bệnh về gan, thận.

Bạn không nên tự ý mua thuốc về dùng. Trước khi sử dụng thuốc hãy chắc chắn rằng bạn đã đọc kỹ phần chống chỉ định sử dụng thuốc.

Mẹo chữa giãn dây chằng lưng

Ngoài việc sử dụng thuốc, bạn cũng nên thực hiện một số phương pháp hỗ trợ điều trị giãn dây chằng lưng, để giảm các cơn đau nhanh chóng. Một số mẹo chữa giãn dây chằng lưng hiệu quả bạn có thể áp dụng là:

  • Nghỉ ngơi

Bạn nên nghỉ ngơi, hạn chế làm việc và vận động mạnh để các dây chằng có thời gian tự phục hồi lại. Khi ít chịu các tác động ngoại lực, quá trình phục hồi diễn ra nhanh chóng hơn.

  • Sử dụng nẹp

Nẹp sẽ giúp bạn cố định lại vùng dây chằng bị giãn, hạn chế các tác động của quá trình di chuyển vận động lên vùng dây chằng bị tổn thương. Sử dụng nẹp là cách để bạn giảm ảnh hưởng của ngoại lực lên dây chằng. Nẹp không có khả năng bảo vệ dây chằng tuyệt đối. Do vậy, ngay cả khi dùng nẹp, bạn cũng không nên làm việc nặng hoặc vận động mạnh.

Nẹp có tác dụng cố định vùng dây chằng, hạn chế tác động trong quá trình di chuyển của bệnh nhân
Nẹp có tác dụng cố định vùng dây chằng, hạn chế tác động trong quá trình di chuyển của bệnh nhân
  • Chườm đá

Chườm đá nên thực hiện khi mới bị giãn dây chằng lưng. Hơi lạnh của đá sẽ làm dịu cảm giác đau nhức, đồng thời làm cho các dây chằng và máu co lại.

  • Chườm nóng

Chườm nóng chỉ nên thực hiện sau khi bị giãn dây chằng 2 – 3 ngày. Bởi vì lúc này dây chằng bắt đầu được phục hồi. Nhiệt từ chườm nóng có tác dụng tốt trong việc thúc đẩy tuần hoàn máu, giảm đau và giúp cho các cơ được thư giãn. Bạn tuyệt đối không được chườm nóng khi mới bị giãn dây chằng.

  • Xoa bóp

Tác động của bàn tay khi xoa bóp sẽ làm cho khí huyết được điều hòa trong cơ thể, máu lưu thông tốt hơn. Nhờ vậy mà quá trình phục hồi của dây chằng diễn ra nhanh hơn.

Bài tập cho người bị giãn dây chằng lưng

Bài tập đơn giản dưới đây có thể giúp đỡ những người bị giãn dây chằng lưng hiệu quả:

Động tác 1: Tư thế chào mặt trời

  • Nằm úp xuống giường, kê mặt trên một cái gối
  • Sau đó, chống 2 tay và nâng phần phía trên cơ thể lên, phần dưới chân giữ nguyên
  • Thực hiện tư thế này một cách nhẹ nhàng 10 – 20 lần
Tư thế chào mặt trời
Tư thế chào mặt trời

Động tác 2: Tự kéo giãn cột sống thắt lưng

  • Nhấc phần mông lên rồi bò từ từ ra phía sau, chân quỳ xuống để đỡ phần thân
  • Tiếp theo, rướn người về phía trước, phần chân vẫn ở tư thế quỳ xuống, thả lỏng phần tay
  • Sau đó, chống tay lên và đẩy người về phía trước, rồi lại đẩy người trở lại phía sau
  • Thực hiện tư thế này 10 – 20 lần
Tư thế tự kéo giãn cột sống thắt lưng
Tư thế tự kéo giãn cột sống thắt lưng

Động tác 3: Hai gối gập nâng chậu lên cao

  • Bắt đầu bằng tư thế nằm ngửa, 2 chân co lên
  • Nâng phần mông lên khỏi mặt giường, gót chân vẫn giữ nguyên
  • Giữ tư thế này trong 5 giây
  • Hít sâu, thả lỏng cơ thể và thở đều trong 3 giây rồi lại thực hiện động tác nhấc mông lên
  • Lặp lại động tác này từ 10 – 20 lần
Tư thế hai gối gập nâng chậu lên cao
Tư thế hai gối gập nâng chậu lên cao

Động tác 4: Gập gối từng bên nâng chân lên cao

  • Nằm ngửa, một chân gập, chống xuống giường, chân còn lại giơ lên khoảng 45 độ
  • Thực hiện động tác tương tự với chân còn lại
  • Động tác này cũng được thực hiện từ 10 – 20 lần
Tư thế gập gối từng bên nâng chậu lên cao
Tư thế gập gối từng bên nâng chậu lên cao

Động tác 5: Gập gối, nghiêng chân sang hai bên

  • Nằm ngửa và gập gối, chống chân trên giường
  • Nghiêng người sang 2 bên từ 10 – 20 lần, phần người phía trên vẫn giữ nguyên
Tư thế gối gập nghiêng chậu sang hai bên
Tư thế gối gập nghiêng chậu sang hai bên

Bạn nên kiên trì thực hiện bài tập này cho đến khi hết cảm giác đau nhức do giãn dây chằng ở lưng. Bài tập này có thể thực hiện một mình. Tuy nhiên, bạn nên nhờ đến sự hỗ trợ của người thân trong những ngày đầu để thực hiện một cách dễ dàng và hạn chế được các cơn đau nhức hơn.

Giãn dây chằng lưng nên ăn gì, kiêng gì để hồi phục nhanh?

Ngoài uống thuốc và thực hiện các phương pháp điều trị, bạn cũng nên quan tâm tới chế độ ăn uống. Bổ sung các loại vitamin, khoáng chất là cách giúp cơ thể sớm được phục hồi từ bên trong.

Thực phẩm nên ăn khi bị giãn dây chằng lưng

  • Thực phẩm chứa vitamin C, như ổi, cam, chanh, bưởi, kiwi, dâu tây… giúp tăng sức đề kháng, giảm viêm, chống lại quá trình oxy hóa gây lão hóa.
  • Thực phẩm giàu canxi có tác dụng tốt cho xương khớp. Ví dụ như: Hạt chia, đậu nành, đậu Hà Lan, khoai lang, phô mai, cá mòi, cá hồi, tôm, cua…
  • Thực phẩm giàu protein, như cá hồi, nấm, khoai tây, các loại đậu, có tác dụng thúc đẩy phục hồi các dây chằng, mô, cơ.
Thực phẩm giàu protein có tác dụng thúc đẩy phục hồi các dây chằng, mô, cơ. Thực phẩm chứa nhiều protein như: cá hồi, nấm, khoai tây, các loại đậu,…
Mỗi người nên có một chế độ ăn chống viêm hiệu quả

Thực phẩm không nên ăn khi bị giãn dây chằng lưng

  • Bạn nên kiêng ăn các loại thịt đỏ như thịt bò, thịt cừu… bởi vì lượng protein động vật dồi dào trong các loại thịt đỏ sẽ làm giảm canxi trong xương, khiến xương dễ bị thoái hóa, loãng xương.
  • Các loại đồ ăn nhanh chứa nhiều chất béo không lành mạnh, không cung cấp nhiều vitamin và khoáng chất có lợi. Do đó, ăn nhiều thực phẩm dạng này sẽ khiến cơ thể bị thiếu hụt dinh dưỡng để phục hồi các tổn thương trong cơ thể.
  • Bạn cũng nên tránh uống rượu bia và nước có gas. Vì các loại nước này chứa nhiều chất kích thích và thành phần hóa học không tốt cho xương khớp. Lượng đường trong các loại nước ngọt làm cho quá trình oxy hóa diễn ra nhanh, khiến cho vùng dây chằng phục hồi chậm và dễ bị lão hóa.

Phòng ngừa giãn dây chằng lưng hiệu quả

Bạn có thể chủ động tránh được bệnh giãn dây chằng lưng nếu như bạn thực hiện các điều sau:

  • Khởi động cơ thể thật kỹ trước khi bắt đầu các bài tập vận động hay trước khi làm các công việc nặng nhọc. Lúc này các bộ phận của cơ thể đã sẵn sàng để thực hiện các hoạt động.
  • Đứng hoặc ngồi làm việc đúng tư thế, giữ thẳng lưng. Thường xuyên đứng dậy vận động để máu lưu thông tốt và các khớp xương không bị mỏi. Bạn nên đứng lên từ từ để các khớp xương và dây chằng không bị tác động mạnh đột ngột.
  • Khi đang vận động như làm việc, chơi thể thao… nếu bạn cảm thấy đau vùng thắt lưng, hãy ngừng lại. Bởi lẽ, nếu bạn tiếp tục, dây chằng có nguy cơ bị giãn ra và khó tự phục hồi lại.
  • Bạn nên thường xuyên tập thể dục thể thao vừa sức, như yoga, chạy bộ, bơi lội… để tăng độ dẻo dai cho xương khớp.

Giãn dây chằng lưng có thể gặp phải ở bất cứ ai nếu như họ vận động sai cách. Hiểu về cơ chế gây ra bệnh giãn dây chằng và nắm cách chữa trị, sẽ giúp bạn tránh được nguy cơ bị bệnh hoặc giảm thiểu mức độ tổn thương dây chằng.