Giảm nhanh đau bụng táo bón, đi cầu dễ dàng hơn

Đau bụng táo bón là một triệu chứng thường gặp, xảy ra khi một người không thể đi đại tiện. Tình trạng này có thể gây khó chịu, đầy hơi và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh.

đau bụng táo bón
Đau bụng táo bón là một tình trạng phổ biến và có thể liên quan đến nhiều nguyên nhân

Thông tin cần biết về đau bụng táo bón

Đau bụng táo bón là một các dấu hiệu thường đi đôi với nhau. Đau bụng có thể là dấu hiệu nhận biết phổ biến của bệnh táo bón. Táo bón là tình trạng xảy ra khi một người không thể đi đại tiện liên tục trong 3 ngày. Các triệu chứng phổ biến của táo bón bao gồm:

  • Đi đại tiện ít hơn 3 lần mỗi lần hoặc không thường xuyên như bình thường
  • Đau bụng hoặc không có nhu động ruột
  • Phân cứng, vón cục và khô
  • Không có khả năng đi đại tiện
  • Không thể làm trống trực tràng hoàn toàn sau khi đi đại tiện
  • Có cảm giác tắc nghẽn trực tràng
  • Các dấu hiệu đau bụng táo bón có thể bao gồm:
  • Đầy hơi
  • Chán ăn hoặc ăn ít hơn bình thường
  • Chuột rút bụng

Đau bụng táo bón là một tình trạng phổ biến. Trong hầu hết các trường hợp, tình trạng này là do tích tụ khí bên trong hệ thống tiêu hóa và nhu động ruột. Đau bụng nhẹ và trung bình thường không liên quan đến các nguyên nhân nghiêm trọng.

Nguyên nhân gây đau bụng táo bón

Có rất nhiều nguyên nhân có thể gây đau bụng táo bón. Các nguyên nhân phổ biến thường liên quan đến lối sống, thuốc đang sử dụng và tình trạng y tế đặc trưng.

1. Lối sống không phù hợp

Hầu hết các nguyên nhân dẫn đến táo bón là do lối sống thiếu vận động và chế độ ăn uống ít chất xơ. Cụ thể các nguyên nhân liên quan đến lối sống và chế độ ăn uống bao gồm:

đau bụng táo bón buồn nôn
Không bổ sung đầy đủ chất xơ là nguyên nhân phổ biến nhất có thể dẫn đến táo bón
  • Không tiêu thụ đủ lượng chất xơ cần thiết, chẳng hạn như chế độ ăn uống thiếu rau, trái cây hoặc ngũ cốc
  • Thay đổi thói quen ăn uống, chẳng hạn như áp dụng một chế độ ăn kiêng
  • Stress, căng thẳng, áp lực công việc
  • Uống ít nước, điều này có thể khiến phân trở nên khô cứng và khó di chuyển bên trong hệ thống tiêu hóa
  • Thiếu hoạt động thể chất, điều này có thể trì hoãn nhu động ruột  và gây táo bón
  • Lão hóa tự nhiên

2. Ảnh hưởng của một số loại thuốc

Những người cần thường xuyên sử dụng một số loại thuốc có thể dễ bị đau bụng táo bón hơn. Cụ thể các loại thuốc bao gồm:

  • Thuốc bổ sung sắt
  • Chất bổ sung canxi
  • Thuốc lợi tiểu
  • Thuốc giảm đau
  • Thuốc chống động kinh
  • Thuốc kiểm soát co thắt cơ bắp
  • Thuốc kháng axit
  • Thuốc chống trầm cảm

3. Tình trạng sức khỏe và bệnh lý

Một số tình trạng sức khỏe và bệnh lý có thể dẫn đến đau bụng táo bón bao gồm:

đau bụng táo bón là bệnh gì
Đau bụng táo bón có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lý trong cơ thể
  • Bệnh viêm ruột, thường bao gồm viêm loét đại tràng và bệnh Crohn
  • Hội chứng ruột kích thích
  • Viêm túi thừa
  • Bệnh tiểu đường
  • Bệnh đa xơ cứng
  • Bệnh Parkinson, bên cạnh đó thuốc điều trị Parkinson cũng có thể dẫn đến đau bụng và táo bón
  • Suy giáp
  • Chấn thương não
  • Tổn thương tủy sống
  • Trầm cảm hoặc các dạng rối loạn hậu môn
  • Tắc ruột
  • Ung thư đại trực tràng
  • Cơ xương chậu yếu
  • Mang thai
  • Đột quỵ

Cách giảm nhanh tình trạng đau bụng táo bón

Các biện pháp điều trị đau bụng táo bón phụ thuộc vào nguyên nhân dẫn đến các triệu chứng. Trong hầu hết các trường hợp, người bệnh có thể thay đổi chế độ ăn uống và phong cách sống để cải thiện các triệu chứng. Trong các trường hợp cần thiết, bác sĩ có thể đề nghị thuốc hoặc phẫu thuật để ngăn ngừa các rủi ro không mong muốn.

1. Uống nhiều nước

Mất nước có thể dẫn đến táo bón và khiến các triệu chứng đau bụng táo bón trở nên nghiêm trọng hơn. Do đó, để ngăn ngừa tình trạng này, người bệnh nên thường xuyên uống nước và giữ đủ nước trong cơ thể.

đau bụng táo bón nên làm gì
Uống nhiều nước có thể cải thiện các triệu chứng táo bón và ngăn ngừa một số rối loạn đường ruột

Trong một số nghiên cứu, người bệnh đau bụng táo bón có thể uống một số nước có gas để bù nước và cải thiện nhu động ruột. Nước có gas được cho là có tác dụng tốt hơn trong việc cải thiện chứng táo bón vô căn mãn tính, đầy hơi, khó tiêu hoặc chướng bụng.

Tuy nhiên các loại đồ uống có gas có đường có thể không phù hợp với người bệnh táo bón. Các loại đồ uống này có thể gây hại cho sức khỏe và có thể khiến tình trạng táo bón trở nên nghiêm trọng hơn. Bên cạnh đó, những người bệnh Hội chứng ruột kích thích không nên uống đồ uống có gas để tránh các triệu chứng trở nên nghiêm trọng hơn.

2. Ăn nhiều trái cây

Các loại trái cây thường có hàm lượng chất xơ cao. Do đó, bổ sung trái cây thường xuyên có thể hỗ trợ làm mềm phần và ngăn ngừa tình trạng táo bón. Một số loại trái cây tốt cho người đau bụng táo bón bao gồm:

đau bụng táo bón nên ăn gì
Bổ sung nhiều loại trái cây có thể hỗ trợ điều trị và phòng ngừa táo bón
  • Mận và mận khô được sử dụng như một cách chữa táo bón tại nhà hiệu quả.
  • Táo giàu chất xơ có thể tăng lượng nước vào ruột, làm mềm phân và giúp phân di chuyển trong hệ tiêu hóa tốt hơn.
  • Kiwi chứa nhiều chất xơ và một loại enzyme được gọi là actinidain, có tác dụng tác động đến hệ thống tiêu hóa, tăng cường nhu động ruột và ngăn ngừa táo bón.
  • Sung chứa nhiều chất xơ, có thể thúc đẩy thói quen đi đại tiện, làm tăng trọng lượng phân gấp ba lần và giúp phần đi ra khỏi hậu môn dễ dàng hơn.
  • Các loại trái cây có múi như cam, quýt, bưởi có thể cung cấp chất xơ, vitamin, khoáng chất hỗ trợ thúc đẩy nhu động ruột và giảm táo bón.

3. Tăng cường lượng rau xanh

Tương tự như trái cây, các loại rau, đặc biệt là các loại rau lá xanh, có chứa nhiều chất xơ hòa tan, có thể giúp hệ thống tiêu hóa hoạt động đều đặn.

Các loại rau người bị đau bụng táo bón nên tiêu thụ mỗi ngày bao gồm:

  • Rau bina và các loại rau lá xanh khác như bông cải xanh, cải Brussel chứa nhiều chất xơ và cung cấp nhiều vitamin cần thiết cho cơ thể như vitamin C, K và folate. Thường xuyên bổ sung các loại rau lá xanh có thể ngăn ngừa táo bón và cải thiện sức khỏe của hệ thống tiêu hóa.
  • Rau diếp xoăn chứa chất xơ hòa tan được gọi là inulin. Inulin là một prebiotic có thể kích thích sự phát triển của các loại vi khuẩn đường ruột, hỗ trợ thúc đẩy nhu động ruột và ngăn ngừa táo bón.
  • Atiso có chứa các carbohydrate khó tiêu hóa và có thể nuôi dưỡng lợi khuẩn ở hệ thống tiêu hóa. Ngoài ra, atiso có chứa Bifidobacteria và Lactobacilli, có thể làm giảm nồng độ vi khuẩn có hại trong ruột, ngăn ngừa táo bón.

4. Tăng lượng các loại hạt

Ngoài việc thường xuyên bổ sung trái cây và rau xanh, người bị đau bụng táo bón nên bổ sung nhiều chất xơ từ các loại hạt. Các loại hạt giàu chất xơ và phù hợp để điều trị đau bụng táo bón bao gồm:

đau bụng dưới đi ngoài táo bón
Hạt chia giàu chất xơ và có thể bôi trơn phân, hỗ trợ điều trị táo bón
  • Hạt chia là một trong những những loại thực phẩm giàu chất xơ nhất. Chất xơ trong hạt chia bao gồm 85% chất xơ không hòa tan và 15% chất xơ hòa tan. Khi tiếp xúc với nước, hạt chia tạo thành gel, có thể làm mềm phân, bôi trơn và giúp phân đi ra khỏi cơ thể dễ dàng hơn.
  • Hạt lanh là một các điều trị táo bón tại nhà truyền thống nhờ vào khả năng nhuận tràng tự nhiên. Bên cạnh lợi ích sức khỏe, hạt lanh rất giàu chất xơ hòa tan và có thể hỗ trợ chống lại táo bón hoặc các vấn đề tiêu hóa khác. Bên cạnh đó, các chuỗi axit béo ngắn có trong chất xơ có thể làm tăng nhu động ruột và kích thích nhu động ruột.

Các loại hạt thường tốt cho người bị đau bụng táo bón. Tuy nhiên phụ nữ mang thai và đang cho con bú được khuyến cáo không sử dụng hạt lanh để tránh các rủi ro không mong muốn.

5. Chữa táo bón với magie citrate

Bổ sung magie citrate là một cách chữa táo bón phổ biến và hiệu quả cao. Magie có thể hỗ trợ thư giãn các cơ loét trong thành ruột kết, dẫn đến tăng cường sự co bóp của các cơ trơn, giúp đẩy phân ra khỏi hệ thống tiêu hóa dễ dàng hơn. Magie cũng hỗ trợ hút nước vào hệ thống tiêu hóa, làm mềm phân và di chuyển trong hệ thống tiêu hóa dễ dàng hơn.

Tuy nhiên trước khi sử dụng magie để chữa đau bụng táo bón, người bệnh nên trao đổi với bác sĩ để tránh các rủi ro không mong muốn. Sử dụng magie kéo dài và thường xuyên có thể gây mất nước, mất các chất điện giải. Các tác dụng phụ có thể bao gồm:

  • Co thắt dạ dày
  • Chướng bụng, đầy hơi
  • Buồn nôn hoặc nôn
  • Tiêu chảy

Ngoài ra, magie cũng được sử dụng như một chất rửa ruột trước khi phẫu thuật.

6. Chườm nóng trước khi ngủ

Theo một số nghiên cứu, chườm nóng có thể cải thiện cơn đau bụng táo bón. Về cơ bản, nhiệt độ nhẹ nhàng có thể thư giãn các cơ ở bụng để, giúp hệ thống tiêu hóa hoạt động tốt hơn hơn vào buổi sáng và giúp người bệnh đi đại tiện. Bên cạnh đó, chườm nóng cũng giúp thư giãn về mặt tâm lý.

đau bụng dưới kèm táo bón
Chườm nóng trước khi đi ngủ có thể kích thích nhu động ruột vào buổi sáng

7. Thiết lập thói quen đi đại tiện

Đối với hầu hết mọi người bị đau bụng táo bón, đặc biệt là táo bón mãn tính có thể cần tạo thói quen đi đại tiện để cải thiện các triệu chứng. Để tạo thói quen này, người bệnh nên ăn một bữa sáng đầy đủ để kích thích phản xạ dạ dày, dẫn đến co thắt các cơ ruột và tăng nhu cầu đại tiện.

Việc luyện tập có thể mất thời gian và cần kiên trì. Do đó, người bệnh không nên ép buộc, căng thẳng khi đi đại tiện.

8. Sử dụng thuốc nhuận tràng

Nếu các biện pháp tự khắc phục không mang lại hiệu quả, người  bệnh có thể sử dụng thuốc nhuận tràng để ngăn ngừa táo bón. Thuốc nhuận tràng thường có nhiều loại như:

đau bụng táo bón uống thuốc gì
Sử dụng thuốc nhuận tràng để cải thiện tình trạng táo bón
  • Các chất bổ sung chất xơ để tăng cường trọng lượng cho phân và giúp phân trở nên mềm hơn. Mặc dù các chất bổ sung chất xơ được xem là an toàn khi sử dụng thường xuyên, tuy nhiên đôi khi có thể dẫn đến đầy hơi, chuột rút và gây cản trở khả năng hấp thụ một số loại thuốc khác.
  • Thuốc nhuận tràng bôi trơn bao gồm Zymenol có thể giúp phân đi qua đại tràng dễ dàng hơn.
  • Thuốc nhuận tràng thẩm thấu có thể tăng lượng chất lỏng di chuyển qua ruột và giúp phân đi ra khỏi cơ thể thuận lợi hơn.
  • Thuốc nhuận tràng kích thích có thể làm các cơ ruột co lại và hỗ trợ đẩy phân ra khỏi cơ thể. Các loại thuốc này có tác dụng nhanh chóng nhưng có thể dẫn đến nhiều tác dụng phụ nghiêm trọng bao gồm tiêu chảy.
  • Chất làm mềm phân có thể hỗ trợ bôi trơn phân và giảm đau khi đi đại tiện. Các sản phẩm này thường được chỉ định cho phụ nữ bị táo bón sau sinh.

9. Phẫu thuật

Đôi khi đau bụng táo bón có thể liên quan đến các vấn đề cấu trúc trực tràng hoặc đại tràng. Điều này có thể dẫn đến tắc nghẽn bất thường, khiến ruột bị xẹp một phần hoặc phình to. Trong trường hợp này, phẫu thuật là cách tốt nhất để cải thiện các triệu chứng.

Ngoài ra, phẫu thuật cũng là phương pháp điều trị cuối cùng đối với các trường hợp táo bón nghiêm trọng, kéo dài và không đáp ứng các phương pháp điều trị khác.

Đau bụng táo bón là một tình trạng phổ biến và có thể liên quan đến nhiều nguyên nhân khác nhau. Hầu hết các trường hợp tình trạng này không nghiêm trọng và có thể được điều trị tại nhà. Tuy nhiên nếu các triệu chứng trở nên nghiêm trọng, người bệnh nên đến bệnh viện để được chẩn đoán phù hợp.

Ngoài ra, người bệnh đau bụng táo bón cũng nên đến bệnh viện nếu xuất hiện các dấu hiệu như:

  • Chảy máu từ trực tràng
  • Táo bón đi ngoài ra máu
  • Mệt mỏi kéo dài
  • Táo bón mãn tính (kéo dài hơn 2 – 3 tháng)
  • Giảm cân không rõ lý do
  • Đau bụng nghiêm trọng
  • Bụng mềm khi chạm vào

Đau bụng táo bón là những triệu chứng phổ biến có thể liên quan đến lối sống và một số tình trạng y tế. Nếu các triệu chứng không rõ ràng hoặc trở nên nghiêm trọng hơn, người bệnh nên đến bệnh viện. Bác sĩ có thể xác định các nguyên nhân và có biện pháp xử lý phù hợp.