Ghẻ ruồi là bệnh gì? Triệu chứng và cách điều trị

Ghẻ ruồi là bệnh lý gây ra rất nhiều phiền toái ảnh hưởng xấu đến tâm lý, chất lượng cuộc sống và năng suất lao động của người bệnh. Nếu bệnh không được phát hiện và điều trị đúng cách sẽ lan rộng sang những vùng da lành khác, gia tăng nguy cơ phát sinh biến chứng nguy hiểm. Vậy bệnh ghẻ ruồi là gì, triệu chứng và cách điều trị như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp được thắc mắc trên.

Bệnh ghẻ ruồi gây ra các tổn thương trên da với kích thước nhỏ trông giống như con ruồi
Bệnh ghẻ ruồi gây ra các tổn thương trên da với kích thước nhỏ trông giống như con ruồi

Ghẻ ruồi là bệnh gì?

Ghẻ ruồi là một dạng của bệnh ghẻ ngứa do ký sinh trùng gây ra với hình dáng tổn thương trên da giống như con ruồi. Ký sinh trùng ghẻ cái là sinh vật sống bám trên da con người, chúng hút chất dinh dưỡng bên trong cơ thể thông qua da để phát triển. Ghẻ cái thường tồn tại bên trong móng tay dài không được cắt tỉa gọn gàng, môi trường bị ô nhiễm, lông vật nuôi,…

Sau khi xâm nhập vào da, ký sinh trùng này sẽ bắt đầu đào hầm đẻ trứng bên dưới lớp mô biểu bì, chúng liên tục tấn công vào lớp mô của da và gây ra triệu chứng ngứa ngáy dữ dội cả ngày lẫn đêm. Điều này sẽ tác động tiêu cực đến tâm lý, đời sống sinh hoạt và năng suất lao động hàng ngày. Nếu người bệnh dùng tay cào gãi để giảm ngứa sẽ khiến cho vết loét xuất hiện ngày càng nhiều và làm gia tăng nguy cơ nhiễm trùng.

Ghẻ ruồi là bệnh lý có khả năng lây lan rất nhanh chóng, bệnh không chỉ lây nhiễm trên cá thể mà còn có khả năng lây từ người này qua người khác. Bất cứ ai cũng có nguy cơ mắc bệnh từ trẻ em, thanh thiếu niên cho đến người lớn, người già. Ý thức vệ sinh kém là điều kiện lý tưởng cho cái ghẻ tấn công và phát triển mạnh.

Triệu chứng của bệnh ghẻ ruồi

Ghẻ cái sau khi xâm nhập vào da sẽ tấn công vào lớp biểu bì và tiến hành đào hầm vào ban đêm đẻ trứng vào ban ngày, quá trình này sẽ tiếp diễn theo vòng tròn liên tục từ 4 – 6 tuần liền. Khi cơ thể bị ký sinh trùng ghẻ cái tấn công gây bệnh thì bạn sẽ phải đối mặt với các triệu chứng sau đây:

Ghẻ cái là tác nhân gây ra bệnh, chúng sinh sôi và phát triển ngay bên dưới lớp biểu bì của da
Ghẻ cái là tác nhân gây ra bệnh, chúng sinh sôi và phát triển ngay bên dưới lớp biểu bì của da
  • Ngứa ngáy tại vùng có tồn tại ký sinh trùng gây bệnh, đây là triệu chứng đặc trưng của bệnh ghẻ không riêng gì ghẻ ruồi. Các vị trí dễ xuất hiện ghẻ ruồi nhất là vùng cánh tay, kẽ tay, bàn chân, mặt, đầu cổ, lòng bàn tay và lòng bàn chân của trẻ em, thậm chí là khắp cơ thể.
  • Vào ban đêm hoặc trời nóng, ghẻ cái sẽ bắt đầu chui ra khỏi hang để đào hầm khiến cơn ngứa ngáy trở nên ngày càng nghiêm trọng hơn. Trên da người bệnh bắt đầu xuất hiện một số mụn nước đỏ, chúng nhanh chóng lan rộng ra những vùng da khác rồi gây lở loét. Khi quan sát thì bạn sẽ thấy các vết loét này có hình dáng tương tự như con ruồi.
  • Cơn ngứa ngáy diễn ra liên tục ở mức độ nghiêm trọng khiến người bệnh phải dùng tay cào gãi để giảm ngứa. Hành động này đã tạo điều kiện cho các vết loét xuất hiện ngày càng rộng, nhanh chóng lan rộng đến các vùng da lành khác và làm gia tăng nguy cơ bội nhiễm rất nguy hiểm.

Bệnh ghẻ ruồi có khả năng lây nhiễm rất cao, nếu một người trong gia đình bị bệnh sẽ có khả năng lây sang tất cả các thành viên khác. Vì thế, bạn cần phải đặc biệt chú ý và tránh sử dụng chung đồ vật với người khác để tránh lây nhiễm cũng như bị lây nhiễm.

Nguyên nhân gây ra bệnh ghẻ ruồi

Cũng tương tự như các bệnh ghẻ ngứa khác, ký sinh trùng cái ghẻ là tác nhân chính gây ra căn bệnh này. Dưới đây là một số yếu tố làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh bạn cần phải lưu ý để có biện pháp phòng tránh phù hợp:

  • Thói quen để móng tay dài: Móng tay dài và không vệ sinh cẩn thận sẽ là nơi trú ẩn lý tưởng của tác nhân gây bệnh. Khi bạn thực hiện cào gãi trên da, chúng sẽ xâm nhập vào lớp biểu bì và bắt đầu gây bệnh.
Thói quen để móng tay dài và cào gãi lên da là yếu tố làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh
Thói quen để móng tay dài và cào gãi lên da là yếu tố làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh
  • Bị lây nhiễm qua da: Ghẻ ruồi là bệnh lý có thể lây nhiễm từ người này sang người khác nếu có tiếp xúc với vật dụng cá nhân của người bệnh như khăn tắm, quần áo, chăn gối,… Ngoài ra, việc ngủ chung giường hoặc quan hệ tình dục với người bị bệnh cũng sẽ khiến bạn có nguy cơ bị bệnh ghẻ ruồi rất cao.
  • Không đảm bảo vệ sinh: Môi trường sống bị ô nhiễm hoặc ý thức vệ sinh kém như lười tắm gội, nơi ở bị ô nhiễm không khí, cơ địa ra nhiều mồ hôi,…cũng là một trong những yếu tố làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh. Đây là điều kiện lý tưởng cho ghẻ cái sinh sôi phát triển và tấn công lan rộng.
  • Nuôi chó mèo: Bệnh ghẻ ruồi dễ phát sinh ở những gia đình có nuôi chó mèo. Lông động vật thường không sạch sẽ và đây là địa điểm trú ngụ lý tưởng của ghẻ cái.

Bệnh ghẻ ruồi có nguy hiểm không?

Đối với những người mắc bệnh ghẻ ruồi thì đây là nỗi ám ảnh của họ. Bệnh gây ra các cơn ngứa ngáy rất khó chịu và bùng phát dữ dội vào ban đêm hoặc khi thời tiết nóng bức. Điều này sẽ khiến người bệnh thường xuyên tỉnh giấc vào ban đêm do ngứa ngáy, ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ và gây mất ngủ. Lâu dần sẽ dẫn đến tình trạng sức khỏe giảm sút, suy nhược cơ thể, ảnh hưởng đến hoạt động cũng như công việc của ngày hôm sau.

Bên cạnh đó, ghẻ ruồi còn hình thành trên da nhiều vết thương hở khiến làn da trở nên mất thẩm mỹ. Điều này sẽ tác động tiêu cực đến tâm lý của người bệnh, tạo ra tâm lý tự ti và ngại tiếp xúc với người khác. Ở những trường hợp giấu bệnh sẽ khiến cho tổn thương lan rộng, bệnh tiến triển ngày càng nặng và khiến quá trình điều trị dứt điểm khó khăn hơn.

Bên cạnh đó, thói quen cào gãi để giảm ngứa sẽ gây lở loét lan rộng, nếu người bệnh không có các biện pháp chăm sóc đúng cách sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn gây hại xâm nhập vào bên trong gây nhiễm trùng. Tình trạng nhiễm trùng nếu diễn ra lan rộng sẽ tiến triển sang bội nhiễm rất nguy hiểm.

Bệnh ghẻ ruồi nếu không được điều trị đúng cách sẽ phát triển lan rộng ra khắp cơ hể
Bệnh ghẻ ruồi nếu không được điều trị đúng cách sẽ phát triển lan rộng ra khắp cơ hể

Các phương pháp điều trị bệnh ghẻ ruồi

Khi nghi ngờ bản thân bị mắc bệnh ghẻ ruồi, bạn nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa tiến hành thăm khám để xác định chính xác, rồi từ đó mới có thể đưa ra phác đồ điều trị phù hợp. Lúc này, bác sĩ sẽ tiến hành soi da dưới kính hiển vi để tìm ra cái ghẻ, trứng và các chất thải của ghẻ. Nếu được chẩn đoán là bị mắc bệnh ghẻ ruồi, người bệnh sẽ được phác đồ điều trị dựa theo nguyên tắc dưới đây:

  • Xác định chính xác vị trí trú ẩn của cái ghẻ để tiến hành bôi thuốc điều trị theo đơn kê, chú ý giữ gìn vệ sinh cơ thể sạch sẽ để ngăn chặn cái ghẻ sinh sôi phát triển lan rộng.
  • Tiêu diệt nơi trú ẩn của ghẻ cái bằng cách giặt giữ sạch sẽ quần áo và vật dụng cá nhân (chăn, màn, chiếu, gối, khăn mặt, khăn tắm,…), sau đó đem đi trụng nước sôi rồi phơi dưới trời nắng to.
  • Làm sạch môi trường sống để ngăn ngừa bệnh lây lan cho các thành viên trong gia đình và các hộ xung quanh, đồng thời phòng ngừa nguy cơ bệnh tái phát trở lại.

Điều trị bằng thuốc Tây y

Dùng thuốc Tây y để điều trị bệnh ghẻ ruồi là phương pháp điều trị mang lại hiệu quả rất nhanh chóng và được áp dụng phổ biến hiện nay. Tùy thuộc vào thể trạng của mỗi người và mức độ bệnh trạng mà bác sĩ chuyên khoa sẽ kê đơn điều trị phù hợp với từng trường hợp cụ thể. Các loại thuốc thường được sử dụng để điều trị bệnh ghẻ ruồi là:

  • Thuốc Benzyl Benzoat: Đây là loại thuốc được sử dụng phổ biến trong điều trị bệnh ghẻ. Bạn chỉ cần bôi thuốc lên da để yên khoảng 20 phút, sau đó chồng thêm một lớp nữa là được. Thực hiện đều đặn mỗi ngày bạn sẽ thấy bệnh nhanh chóng chuyển biến tốt.
  • Thuốc D.E.P: Được sử dụng để bôi trực tiếp lên vùng da bị tổn thương từ 2 – 3 lần/ngày. Chỉ nên sử dụng thuốc bôi với liều lượng vừa đủ, không được bôi lên diện rộng và tránh để thuốc tiếp xúc với niêm mạc.
  • Thuốc khác: Ngoài hai loại thuốc được sử dụng phổ biến ở trên, bác sĩ sẽ căn cứ vào tình trạng bệnh của mỗi người để kê thêm một số loại thuốc khác như thuốc giảm ngứa, thuốc kháng histamine, thuốc bôi tại chỗ chứa corticoid,…

Thuốc Tây y điều trị bệnh mặc dù mang lại hiệu quả nhanh chóng nhưng tiềm ẩn nhiều tác dụng phụ ảnh hưởng xấu đến chức năng của các cơ quan khác. Để đảm bảo an toàn cho sức khỏe cũng như hiệu quả mang lại, bạn cần phải tuyệt đối tuân thủ theo đúng phác đồ điều trị mà bác sĩ chuyên khoa đưa ra.

Điều trị bằng mẹo dân gian

Ở những trường hợp bị ghẻ ruồi với mức độ nhẹ thì ngoài việc sử dụng thuốc Tây y bạn cũng có thể tận dụng các mẹo lưu truyền trong dân gian để điều trị bệnh như tắm nước muối, thoa dầu mù u,… Đây phương pháp điều trị bệnh rất an toàn và không phát sinh tác dụng phụ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Tuy nhiên, hiệu quả chữa bệnh của các mẹo dân gian khá chậm, bạn cần phải kiên nhẫn thực hiện đều đặn trong thời gian dài.

+ Nước muối: Nước muối có tác dụng kháng khuẩn rất mạnh, khi sử dụng để điều trị bệnh sẽ có tác dụng ức chế hoạt động của ghẻ cái và dần loại bỏ chúng. Ngoài ra, việc tắm nước muối còn mang lại hiệu quả giảm ngứa, giúp bạn cảm thấy thoải mái hơn.

Cách thực hiện: Lấy lượng muối vừa đủ pha loãng với nước ấm, sử dụng nước này để ngâm rửa vùng da bị ghẻ ruồi hoặc tắm toàn thân đều được.

Hỗ trợ điều trị bệnh ghẻ ruồi tại nhà bằng cách thoa tinh dầu mù u trực tiếp lên da
Hỗ trợ điều trị bệnh ghẻ ruồi tại nhà bằng cách thoa tinh dầu mù u trực tiếp lên da

+ Tinh dầu mù u: Công dụng chính của tinh dầu mù u là kháng khuẩn, kháng viêm và giảm ngứa ngáy. Người bệnh có thể tận dụng để điều trị bệnh ghẻ ruồi giúp mang lại hiệu quả khá tốt. Cách thực hiện rất đơn giản, bạn chỉ cần dùng để bôi trực tiếp lên da mỗi ngày.

Cách thực hiện: Vệ sinh sạch sẽ vùng da bị bệnh rồi dùng khăn sạch thấm khô nước. Lấy tăm bông chấm vào tình dầu mù u rồi thoa trực tiếp lên vùng da bị tổn thương.

+ Lá trầu không: Nghiên cứu y học hiện đại đã chỉ ra, thành phần dược tính trong lá trầu không có khả năng sát khuẩn rất cao, vì thế đây là dược liệu thích hợp sử dụng để điều trị bệnh ghẻ ngứa.

Cách thực hiện: Chuẩn bị số lượng lá trầu không vừa đủ, đem đi rửa sạch với nước để loại bỏ bụi bẩn, sau đó vớt ra để cho ráo. Cho lá trầu không vào nồi đun với lượng nước vừa đủ, sau đó dùng nước này để vệ sinh vùng da bị ghẻ. Ngoài ra, người bệnh cũng có thể giã nát lá trầu không vùng với muối hạt rồi đắp trực tiếp lên vùng da bị ghẻ.

Biện pháp phòng tránh bệnh ghẻ ruồi

Ghẻ là bệnh lý có khả năng lây nhiễm rất cao và dễ phát triển ở những người có ý thức vệ sinh cơ thể kém. Dưới đây là một số biện pháp giúp phòng ngừa bệnh rất hiệu quả bạn có thể tham khảo và áp dụng:

  • Không tiếp xúc với người đang bị ghẻ vì ghẻ cái có thể lây nhiễm nhanh chóng thông qua tiếp xúc trực tiếp giữa da với da. Tránh quan hệ tình dục với người đang bị bệnh vì ghẻ ruồi cũng là được xếp vào nhóm bệnh lý lây lan qua đường tình dục, nếu có vợ hoặc chồng đang bị bệnh thì tốt nhất hãy ngủ riêng.
  • Không tiếp xúc với vật dụng cá nhân của người bị ghẻ, tốt nhất là đồ ai nấy dùng. Ngoài khả năng lây nhiễm trực tiếp thì bệnh ghẻ có thể lây nhiễm gián tiếp thông qua vật dụng cá nhân như khăn mặt, lược, quần áo,…
Chú ý tắm rửa cơ thể sạch sẽ để loại bỏ hoàn toàn các tác nhân có hại gây ra bệnh
Chú ý tắm rửa cơ thể sạch sẽ để loại bỏ hoàn toàn các tác nhân có hại gây ra bệnh
  • Luôn giữ gìn vệ sinh cơ thể thật sạch sẽ, đặc biệt là những ngày nắng nóng cơ thể đổ mồ hôi nhiều. Tắm rửa sạch sẽ khi vừa tiếp xúc với môi trường ô nhiễm về, điều này sẽ giúp bạn loại bỏ được các mầm bệnh tồn tại trong khói bụi mà bản thân tiếp xúc .
  • Thường xuyên làm sạch không gian sống để ngăn chặn sự sinh sôi phát triển của các tác nhân gây hại. Hãy thường xuyên giặt giũ mùng mền chiếu gối và đem đi phơi khô dưới trời nắng to, không để nước bị tù đọng lâu ngày.
  • Tuyên truyền và vận động mọi người tham gia chiến dịch phòng tránh bệnh, tránh tình trạng ghẻ lây lan mạnh trong cộng đồng và phát triển thành dịch. Điều này vừa có tác dụng ngăn chặn bệnh lây lan, vừa giúp bảo vệ sức khỏe của bản thân cũng như gia đình.

Trên đây là những thông tin cần biết về bệnh ghẻ ruồi được chúng tôi tổng hợp được bạn có thể tham khảo để hiểu rõ hơn. Hy vọng, chúng sẽ giúp ích cho bạn trong việc sớm phát hiện ra bệnh và có các biện pháp xử lý đúng cách ngay từ sớm. Ghẻ ruồi là bệnh lý lây nhiễm nhanh chóng và tác động tiêu cực đến đời sống của người bệnh, ngay khi phát hiện bản thân bị ghẻ bạn nên đi thăm khám để được hướng dẫn điều trị và phòng tránh lây nhiễm đúng cách.