Gai đốt sống cổ là gì? Dấu hiệu và cách điều trị

Gai đốt sống cổ có thể dẫn đến các cơn đau ở cổ, vai gáy, cánh tay và có thể ảnh hưởng đến các hoạt động hàng ngày của người bệnh. Nếu không được điều trị phù hợp, tình trạng này có thể dẫn đến rối loạn chức năng thần kinh và mất chức năng ở cánh tay hoặc bàn tay.

Gai đốt sống cổ là gì
Gai đốt sống cổ có thể gây đau cổ, vai gáy và cánh tay

Gai đốt sống cổ là gì?

Gai cột sống cổ có thể xảy ra ở bất cứ vị trí nào trong bảy đốt sống cổ, từ đáy sọ (đốt sống C1) đến đáy cổ (đốt sống C7).

Tương tự như móng tay và tóc, xương liên tục làm mới. Tuy nhiên, trong một số trường hợp các mô xương có thể bị viêm hoặc hư hỏng và gây ảnh hưởng đến sự phát triển của các xương xung quanh. Điều này khiến các tế bào xương mới bị lắng đọng tại vị trí bị ảnh hưởng và hình thành các gai cột sống.

Gai đốt sống cổ có thể xảy ra khi dây chằng và gân xung quanh xương hoặc khớp đốt sống cổ bị tổn thương, viêm. Tình trạng này thường xảy ra trong quá trình lão hóa tự nhiên của cơ thể và có thể liên quan đến nhiều bệnh lý như thoái hóa đĩa đệm, viêm xương khớp, hẹp ống sống và một số bệnh lý xương khớp khác.

Gai cột sống thường phổ biến ở người trên 60 tuổi và thường không dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng. Tuy nhiên đôi khi tình trạng này có thể gây ra các triệu chứng rối loạn hoặc đau thần kinh như ngứa ran, tê, yếu, cứng ở cổ. Trong các trường hợp nghiêm trọng, các triệu chứng có thể lan tỏa từ cổ đến vai, cánh tay hoặc bàn tay.

Nguyên nhân gây gai đốt sống cổ

Gai đốt sống cổ được gây ra bởi quá trình thoái hóa tự nhiên và các bệnh lý liên quan đến quá trình lão hóa như thoát vị đĩa đệm, thoái hóa khớp, viêm khớp và hẹp ống sống.

Triệu chứng gai cột sống cổ
Lão hóa và bệnh thoái hóa khớp là nguyên nhân chính dẫn đến gai cột sống

Khi cơ thể lão hóa dẫn đến viêm cục bộ ở các đốt sống hoặc gân xung quanh. Tình trạng này có thể kích thích hình thành các tế bào xương mới và gây lắng đọng ở khu vực bị tổn thương, cuối cùng dẫn đến hình thành gai xương.

Ngoài ra rối loạn lão hóa và quá trình thoái hóa tự nhiên, chấn thương, tư thế xấu, dị tật bẩm sinh, béo phì hoặc suy dinh dưỡng cũng có thể dẫn đến thoái hóa đốt sống cổ và gây hình thành gai xương ở các bộ phận khác nhau, bao gồm gai đốt sống cổ.

Dấu hiệu nhận biết gai đốt sống cổ

Tùy thuộc vào kích thước và vị trí của các gai xương, triệu chứng có thể nhẹ, trung bình hoặc nghiêm trọng. Hầu hết các trường hợp, người bệnh gai đốt sống cổ không xuất hiện bất cứ triệu chứng hoặc dấu hiệu nào.

biện pháp điều trị gai cột sống cổ
Gai cột sống cổ có thể gây đau vai gáy và tê mỏi cánh tay

Một số dấu hiệu và triệu chứng nhận biết tình trạng gai xương ở đốt sống cổ có thể bao gồm:

  • Đau cổ âm ỉ và cứng cổ: Tình trạng này có thể làm giảm khả năng vận động của người bệnh, đặc biệt là khi xoay cổ từ bên này sang bên kia.
  • Đau rễ thần kinh: Là tình trạng xuất hiện các cơn đau nhức giống như một cơn sốc có thể tỏa ra dọc theo dây thần kinh từ cổ đến vai, cánh tay hoặc bàn tay. Cơn đau này thường chỉ phổ biến ở một bên cơ thể, tuy nhiên đôi khi cơn đau cũng có thể xuất hiện ở cả hai bên cơ thể.
  • Đau đầu: Cơn đau đầu do gai đốt sống cổ thường xảy ra khi gai xương chèn ép vào rễ thần kinh. Điều này có thể dẫn đến các cơn đau lan tỏa ra phía sau đầu, hai bên thái dương và phía sau hốc mắt.
  • Ảnh hưởng đến tủy sống: Đôi khi gai xương đốt sống cổ xâm nhập vào ống sống và gây kích thích cột sống. Tình trạng này có thể dẫn đến các vấn đề thần kinh như mất cân bằng, đau đớn như điện giật ở cánh tay hoặc chân và gây mất khả năng phối hợp tứ chi. Bên cạnh đó, người bệnh có thể bị yếu hoặc tê ở bất cứ vị trí nào bên dưới cổ. Trong các trường hợp nghiêm trọng, người bệnh có thể bị mất kiểm soát bàng quang và ruột.
  • Ảnh hưởng đến thần kinh: Có thể gây tê, ngứa ran ở một hoặc hai bên cánh tay, bàn tay.
  • Chứng khó nuốt: Trong một số trường hợp không phổ biến, gai đốt sống cổ có thể dẫn đến tình trạng khó nuốt hoặc khó thở.

Các triệu chứng gai đốt sống cổ thường tương tự như các bệnh lý cột sống khác. Do đó, người bệnh cần đến bệnh viện tiến hành xét nghiệm và điều trị y tế phù hợp.

Chẩn đoán tình trạng gai đốt sống cổ

Hầu hết các trường hợp gai đốt sống cổ được phát hiện ngẫu nhiên trong các kiểm tra sức khỏe tổng quát. Điều này là do tình trạng gai cột sống gần như không gây đau đớn hoặc bất cứ dấu hiệu nhận biết nào.

Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể chỉ định kiểm tra thần kinh đối với bệnh nhân đau cổ không rõ nguyên nhân, ngứa ran hoặc yếu ở cánh tay và bàn tay. Nếu các triệu chứng trở nên nghiêm trọng hoặc kéo dài, bác sĩ có thể chỉ định các xét nghiệm chuyên môn để chẩn đoán nguyên nhân.

Gai đốt sống cổ C5 C6
Đến bệnh viện tiến hành xét nghiệm chẩn đoán và điều trị theo phác đồ của bác sĩ

Các thử nghiệm chẩn đoán nâng cao thường bao gồm:

  • X – quang: Thường là xét nghiệm hình ảnh đầu tiên được chỉ định để bác sĩ xác định cấu trúc xương và các tổn thương có thể gây đau cổ hoặc đau vai gáy.
  • Chụp cộng hưởng từ (MRI): Xét nghiệm này có thể giúp bác sĩ quan sát hình ảnh chi tiết cấu trúc của xương mà hình ảnh X – quang không thể đưa ra kết luận. Bên cạnh đó, MRI cũng được chỉ định để kiểm tra các tổn thương ở các mô mềm như đĩa đệm, gân, dây chằng hoặc cơ.
  • Xét nghiệm điện sinh lý: Đây là một thử nghiệm dẫn truyền thần kinh có thể kiểm tra hoạt động của các dây thần kinh ở cánh tay và bàn tay. Thử nghiệm này thường được chỉ định để xác định vị trí của các dây thần kinh bị tổn thương.

Biện pháp điều trị gai đốt sống cổ

Hầu hết các trường hợp gai đốt sống cổ không gây ra các dấu hiệu nhận biết nào và có thể không cần điều trị. Tuy nhiên, nếu gai xương gây đau hoặc dẫn đến các triệu chứng nghiêm trọng, người bệnh có thể tham khảo nhiều biện pháp điều trị khác nhau.

Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng, người bệnh có thể tham khảo các biện pháp điều trị bao gồm:

1. Điều trị không phẫu thuật

Trong hầu hết các trường hợp, người bệnh có thể cải thiện tình trạng đau cổ và tăng phạm vi hoạt động bằng các phương pháp không phẫu thuật. Cụ thể các biện pháp thường bao gồm:

bài tập gai cột sống cổ
Sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ để tránh các tác dụng phụ không mong muốn
  • Thuốc giảm đau: Thông thường bác sĩ có thể kê một toa thuốc giảm đau, chống viêm để cải thiện các triệu chứng. Các loại thuốc giảm đau phổ biến thường bao gồm Acetaminophen hoặc thuốc giảm đau không Steroid như naproxen, aspirin, ibuprofen. Sử dụng thuốc theo hướng dẫn của nhà sản xuất hoặc chỉ định của bác sĩ để tránh gây rối loạn tiêu hóa, đau dạ dày hoặc viêm loét dạ dày tá tràng.
  • Nghỉ ngơi: Người bị gai cột sống có thể hạn chế một số hoạt động gây ảnh hưởng đến cổ và dành thời gian nghỉ ngơi để cải thiện các triệu chứng. Thực hiện các tư thế khoa học, chẳng hạn như ngồi thẳng lưng và dành thời gian vận động, giãn các cơ nếu cần ngồi trong thời gian dài để làm giảm các triệu chứng.
  • Chườm nóng hoặc lạnh: Người bệnh có thể chườm nóng hoặc lạnh vào khu vực bị tổn thương để hỗ trợ giảm đau do gai đốt sống cổ. Bên cạnh đó, tắm nước ấm hoặc sử dụng chăn điện cũng có thể cải thiện các cơn đau.
  • Vật lý trị liệu: Người bệnh có thể tham khảo ý kiến của chuyên gia vật lý trị liệu về việc thay đổi các thói quen hoặc thực hiện một số bài tập hỗ trợ kéo giãn cột sống để tăng cường sức mạnh và tăng tính linh hoạt ở cổ. Tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên môn trước khi tiến hành luyện tập vật lý trị liệu.
  • Xoa bóp, massage: Một số chuyên gia vật lý trị liệu thần kinh cột sống có thể đề nghị người bệnh thực hiện nắn xương hoặc xoa bóp để điều chỉnh các tư thế của cột sống cổ. Điều này có thể hỗ trợ giảm đau, tăng cường khả năng vận động và hạn chế các rủi ro không mong muốn. Việc điều chỉnh cấu trúc xương phải được thực hiện bởi một nhà vật lý trị liệu để tránh các rủi ro không mong muốn.
  • Thuốc tiêm: Nếu thuốc giảm đau đường uống không mang lại hiệu quả, bác sĩ có thể đề nghị tiêm thuốc giảm đau hoặc thuốc chống viêm vào khu vực bị ảnh hưởng. Thuốc tiêm có thể mang lại hiệu quả giảm đau trong 4 – 6 tuần liên tục. Ngoài ra, trong các trường hợp nghiêm trọng, bác sĩ có thể đề nghị tiêm steroid vào khu vực gần vị trí hình thành gai đốt sống cổ để giảm đau, viêm và ngăn chặn tính hiệu đau đến não.

Hầu hết các biện pháp điều trị nhằm mục đích giảm đau và làm chậm quá trình hình thành gai cột sống. Trao đổi với bác sĩ để được hướng dẫn và tư vấn cụ thể.

2. Phẫu thuật điều trị gai đốt sống cổ

Nếu các biện pháp điều trị bảo tồn không mang lại hiệu quả điều trị, bác sĩ có thể cân nhắc phẫu thuật. Mặc dù thường không phổ biến, tuy nhiên đôi khi phẫu thuật có thể cải thiện các cơn đau và tăng tính linh hoạt ở các đốt sống.

biện pháp điều trị
Trong các trường hợp cần thiết, bác sĩ có thể đề nghị phẫu thuật điều trị

Các phương pháp phẫu thuật phổ biến có thể bao gồm:

  • Phẫu thuật cắt bỏ gai xương: Đây là một thủ tục loại bỏ các gai xương và các mô có thể gây chèn ép dây thần kinh. Mục đích của phẫu thuật là tạo ra nhiều không gian hơn cho các dây thần kinh cột sống và hạn chế các triệu chứng thần kinh như tê hoặc yếu tay.
  • Phẫu thuật cổ thông qua vết mổ phía trước: Đây là phẫu thuật loại bỏ các xương xung quanh đĩa đệm đốt sống cổ thông qua vết mổ ở phía trước cổ.
  • Phẫu thuật cổ thông qua vết mổ phía sau: Phẫu thuật này được chỉ định trong trường hợp gai xương chèn ép lên tủy sống của người bệnh. Trong phẫu thuật này, bác sĩ có thể cắt một phần xương ở gần cột sống để giảm áp lực lên tủy sống và hỗ trợ chữa lành các tổn thương ở tủy sống.

Phẫu thuật gai đốt sống cổ thường là phẫu thuật xâm lấn tối thiểu hoặc hạn chế tối đa các tổn thương ảnh hưởng đến cột sống. Các phẫu thuật này ít đau, vết sẹo nhỏ và ít gây tổn thương lên các mô mềm. Để biết thêm thông tin chi tiết, người bệnh vui lòng liên hệ với bác sĩ phẫu thuật để được tư vấn cụ thể.

Các bài tập cải thiện tình trạng gai đốt sống cổ

Bên cạnh việc điều trị y tế và phẫu thuật, người bệnh gai đốt sống cổ có thể tham khảo một số bài tập hỗ trợ giảm đau và tăng cường sự linh hoạt ở các đốt sống cổ. Trao đổi với bác sĩ chuyên môn trước khi thực hiện các bài tập để tránh các rủi ro không mong muốn.

– Bài tập căng cổ:

  • Người tập đứng hoặc ngồi nhìn thẳng về phía trước.
  • Từ từ nâng thẳng vai lên về phía cổ, giữ yên vị trí trong 5 giây sau đó trở về vị trí bắt đầu.
  • Thực hiện động tác 10 lần.

– Bài tập xoay cổ:

  • Người tập đứng thẳng với hai chân rộng bằng vai sau đó từ từ uốn cong cổ sang phải, nghiêng đầu sang vai.
  • Từ từ xoay tròn cổ theo chiều kim đồng hồ 5 lần sau đó trở về vị trí chuẩn bị và thực hiện xoay đầu theo ngược chiều kim đồng hồ 5 lần.

– Bài tập cong cổ về phía trước:

  • Người tập ngồi hoặc đứng thẳng, từ từ hạ cằm xuống ngực.
  • Giữ yên vị trí trong 5 giây sau đó quay lại vị trí ban đầu.
  • Thực hiện động tác 10 lần liên tục.

Khi được điều trị và chăm sóc phù hợp, các triệu chứng gai đốt sống cổ thường được kiểm soát tốt. Do đó, điều quan trọng là người bệnh nên đến bệnh viện tiến hành chẩn đoán và điều trị theo phác đồ của bác sĩ. Trao đổi với bác sĩ để được tư vấn cụ thể.