Dùng kháng sinh chữa viêm đường tiết niệu và lưu ý

Kháng sinh được xem là biện pháp điều trị viêm đường tiết niệu hiệu quả nhất hiện nay. Tuy nhiên, đa phần người bệnh vẫn chưa rõ về các loại thuốc này nên dễ dùng sai thuốc, gặp tác dụng phụ và không đạt được hiệu quả. Vậy đâu là các loại thuốc kháng sinh chữa viêm đường tiết niệu nên được sử dụng?

Các nhóm thuốc kháng sinh chữa viêm đường tiết niệu thông dụng

Số lượng thuốc kháng sinh trị viêm đường tiết niệu khá nhiều nhưng không phải tất cả đều phù hợp, hiệu quả.

Để hỗ trợ người bệnh, dưới đây là danh sách một số thuốc kháng sinh trị bệnh thông dụng, hiệu quả:

Dẫn xuất Sulfamid

Sulfamid là một nhóm kháng sinh tổng hợp còn được biết đến là dẫn xuất của sulfanilamide. So với các loại kháng sinh khác có tác dụng diệt khuẩn, Sulfamid có cơ chế hoạt động khác một chút.

Thuốc giúp kìm khuẩn, hỗ trợ diều trị các bệnh lý do cầu khuẩn gây ra.

Thuốc kháng sinh nhóm Sulfamid giúp kìm khuẩn ngăn cản vi khuẩn gây bệnh
Thuốc kháng sinh nhóm Sulfamid giúp kìm khuẩn ngăn cản vi khuẩn gây bệnh

Hiện tại, Sulfamid được chia làm 4 loại thuốc, bao gồm:

  • Thuốc hấp thụ nhanh, thải trừ nhanh (nồng độ tối đa đạt chỉ sau từ 2 – 4h, thải trừ trong 6 – 8h), như Sulfamethoxazol, Sulfisoxazol.
  • Thuốc thải trừ chậm (thời gian thải trừ khoảng vài ngày), như Sulfadoxin.
  • Thuốc dùng tại chỗ (thường ít tan trong nước), như Sulfadiazin bạc, Mafenid, Sulfacetamid.
  • Thuốc ít hấp thụ (gần nhưng không bị hấp thụ qua đường tiêu hóa), như Salazosulfapyridin, Sufaguanidin.

Dẫn xuất Sulfamid có khả năng ngăn cản quá trình tổng hợp axit folic, kìm hãm vi khuẩn phát triển. Phổ kháng khuẩn của Sulfamid khá rộng, gần như trị được hầu hết tất cả các cầu khuẩn trong đó có khuẩn E. Coli, đây là tác nhân chính gây viêm đường tiết niệu.

Tuy nhiên, một phần của Sulfamid bị acetyl hóa có thể hình thành sỏi thận hoặc sỏi niệu quản – nguyên nhân của tình trạng bí tiểu, đái ra máu.

Do đó, người bệnh trước khi dùng cần uống thật nhiều nước nhằm kiềm hóa nước tiểu. Bên cạnh đó, tỷ lệ kháng thuốc Sulfamid khá cao nên người bệnh không được tự ý sử dụng thuốc mà không có chỉ định của bác sĩ.

Thuốc kháng sinh chữa viêm đường tiết niệu nhóm Cephalosporin

Nhóm Cephalosporin là một trong những kháng sinh điều trị viêm đường tiết niệu được sử dụng phổ biến, cho nhiều lứa tuổi.

Kháng sinh nhóm Cephalosporin có hiệu quả diệt khuẩn mạnh
Kháng sinh nhóm Cephalosporin có hiệu quả diệt khuẩn mạnh

Nhóm thuốc được phân làm 4 loại với những đặc tính cụ thể như sau:

  • Cephalexin là thuốc kháng sinh thuộc thế hệ 1 của nhóm thuốc Cephalosporin. Thuốc có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh thông qua phương pháp ức chế tổng hợp vỏ tế bào vi khuẩn giúp cải thiện tình trạng bệnh. Thuốc nên uống 250 – 500mg/1 lần, mỗi lần cách nhau 6 giờ, trong trường hợp bệnh nặng có thể tăng liều lượng kháng sinh lên tới 4gr/ngày. Lưu ý, thuốc không được chỉ định dùng cho trẻ nhỏ.
  • Cephalothin có khả năng cải thiện các bệnh lý liên quan nhiễm khuẩn bao gồm cả viêm đường tiết niệu. Thuốc được dùng dưới dạng tiêm tĩnh mạch, ở trẻ em là 60 – 150mg/ngày, ở người lớn là 8 – 16gr/ ngày. Lưu ý, thuốc có thể gây một số tác dụng phụ như tiêu chảy, nổi mày đay…
  • Cefadolin phát huy tác dụng mạnh tiêu diệt nhóm vi khuẩn gram dương giúp giảm tình trạng viêm nhiễm tốt. Thuốc được dùng dưới dạng tiêm tĩnh mạch, trẻ em là 20 – 50mg/ngày và người lớn và 0,75 – 1,5gr/ngày. Một số tác dụng của thuốc là co giật, đau họng, sưng lưỡi, phản ứng da…
  • Cenphaloridin có khả năng tiêu diệt cầu khuẩn mạnh, cải thiện triệu chứng viêm nhiêm rõ rệt. Thuốc được sử dụng dưới dạng tiêm tĩnh mạch cho mọi độ tuổi, ở trẻ nhỏ là 30 – 50mg/ ngày và người lớn là 4gr/ ngày. Người bệnh lưu ý, thuốc có thể gây tác dụng phụ như buồn ngủ, chóng mặt, hạ huyết áp…

Lưu ý, thuốc chống chỉ định với những bệnh nhân có tiền sử dị ứng với nhóm Cephalosporin hoặc những người bị sốc phản vệ do Penicillin.

Tốt nhất, người bệnh nên đến khám tại các cơ sở y tế để nhận hỗ trợ từ phía bác sĩ, chuyên gia. Điều này giúp người bệnh có phác đồ điều trị phụ hợp và hạn chế được các tác dụng phụ gây biến chứng nguy hiểm.

Nhóm Quinolon

Quinolon là kháng sinh trị viêm đường tiết niệu hoàn toàn tổng hợp. Thuốc thông qua việc ức chế ADN gyrase giúp ngăn cản quá trình tổng hợp ADN của vi khuẩn.

Ngoài ra, thuốc phát huy tác dụng trong việc ức chế tổng hợp protein của vi khuẩn. Nhờ vậy, nhóm Quinolon còn được gọi với cái tên khác là thuốc diệt khuẩn.

Kháng sinh chữa viêm đường tiết niệu Quinolon làm ức chế quá trình tổng hợp ADN, protein của vi khuẩn
Kháng sinh chữa viêm đường tiết niệu Quinolon làm ức chế quá trình tổng hợp ADN, protein của vi khuẩn

Nhóm Quinolon được chia làm 4 thế hệ gồm:

  • Quinolon thế hệ 1 là các chất không gắn fluor, có phổ kháng khuẩn hẹp. Thuốc được dùng để tiêu diệt khuẩn gây viêm đường tiết niệu hay bệnh về quan hệ tình dục không biến chứng. Quinolon thế hệ 1 điển hình là axit nalidixic và cinoxacin.
  • Quinolon thế hệ 2 được gọi với tên khác là fluoroquinolon. Thế hệ này đã được thêm fluor giúp có phạm vi khử khuẩn rộng hơn và khắc phục được tình trạng kháng thuốc. Quinolon thế hệ 2 bao gồm Lomefloxacin, Enoxacin, Norfloxacin, Ofloxacin…
  • Quinolon thế hệ 3 có phổ hoạt động rộng với vi khuẩn gram dương. Thuốc kháng sinh chữa khuẩn tiết niệu điểm hình ở thể hệ này là Gatifloxacin. Trong đó, Gatifloxacin được sử dụng ở cả dạng uống và tiêm nên phù hợp với nhiều người.
  • Quinolon thế hệ 4 có phạm vi hoạt động rộng với hầu hết vi khuẩn cả gram âm và gram dương. Thuốc thường được dùng trong các trường hợp nhiễm khuẩn nặng tuy nhiên cần chú ý bởi có khả năng gây gánh nặng ảnh hưởng chức năng gan. Các loại thuốc thuốc thế hệ 4 của Quinolon gồm Trovafloxacin và Alatrofloxacin

Nhóm Quinolon phát huy tác dụng nhanh giúp điều trị dứt điểm bệnh. Tuy nhiên, một số trường hợp (khoảng dưới 10%) xuất hiện biến chứng phụ như buồn nôn, tiêu chảy, dị ứng ngoài da…

Lưu ý, thuốc không nên sử dụng với phụ nữ mang thai hoặc phụ nữ đang cho con bú.

Thuốc kháng sinh điều trị viêm đường tiết niệu nhóm Aminosid

Aminosid là thuốc kháng sinh tự nhiên hoặc bán tổng hợp. Các Aminosid đều được xây dựng dựa trên cấu trúc chung là đường O-Genin.

Độ phổ hoạt động của Aminosid rộng, khả năng diệt khuẩn mạnh nên được sử dụng điều trị khá nhiều bệnh trong đó có viêm đường tiết niệu.

Nhóm Aminosid diệt được hầu hết khuẩn gây bệnh giúp chữa bệnh nhanh, hiệu quả
Nhóm Aminosid diệt được hầu hết khuẩn gây bệnh giúp chữa bệnh nhanh, hiệu quả

Cụ thể, phân loại nhóm kháng sinh chữa viêm đường tiết niệu nhóm Aminosid như sau:

  • Nhóm kháng sinh thiên nhiên, điển hình là Streptomycin, khiến vi khuẩn đọc sai mã thông tin, làm gián đoạn quá trình tổng hợp protein, nhờ vậy tiêu diệt vi khuẩn nhanh chóng. Thuốc có thời gian thải trừ qua cầu thận nhanh, tuy nhiên nếu dùng lâu có thể xuất hiện các biến chứng nguy hiểm như suy thận.
  • Nhóm kháng sinh bán tổng hợp, ví dụ Dihydrostrep-tomycin, có phạm vi hoạt động rộng, thời gian hiệu quả nhanh tuy nhiên thời gian thải độc lâu hơn. Nhóm kháng sinh này cũng có thể gây ra các tác dụng phụ khiến bệnh diễn biến phức tạp, khó điều trị.

Aminosid nồng độ càng cao thì khả năng tiêu diệt vi khuẩn càng tốt. Ngoài ra, thuốc có khả năng phát huy công dụng ức chế vi khuẩn nhiều giờ sau khi không còn phát hiện nồng độ Aminosid trong máu.

Tuy nhiên, thuốc cũng phát sinh một số tác dụng phụ nguy hiểm vì vậy người bệnh không được tự ý sử dụng.

Kháng sinh nhóm Penicillin

Penicillin là thuốc kháng sinh được sử dụng phổ biến nhất hiện nay. Thuốc được sử dụng để điều trị các bệnh liên quan đến vi khuẩn, nấm thông qua việc ngăn chặn sự phát triển của các nhân tố gây bệnh này.

Penicillin điều trị bệnh thông qua việc ức chế quá trình phát triển của vi khuẩn
Penicillin điều trị bệnh thông qua việc ức chế quá trình phát triển của vi khuẩn

Hiện tại, nhóm Penicillin được chia thành các nhóm sau:

  • Nhóm nhạy cảm với Betalactamase gồm Penicillin G và Penicillin V: Đây là nhóm thuốc được phát hiện đầu tiên, có thời gian phát huy công dụng khá nhanh, thường nhạy cảm với cầu khuẩn Gram dương.
  • Nhóm kháng lại Betalactamase: Là các Penicillin bán tổng hợp, có tác dụng kháng lại Penicillinase của vi khuẩn mà điển hình là Penicillin M. Thời gian thuốc phát huy công dụng nhanh, phổ khuẩn là vi khuẩn Gram dương nhưng cường độ không bằng nhóm nhạy cảm.
  • Nhóm Penicillin: Hoạt động rộng cũng là các Penicillin dạng tổng hợp nhưng có tác dụng với cả vi khuẩn Gram dương và âm. Nhóm này có cường độ mạnh, dùng để điều trị các bệnh nhiễm khuẩn nặng.

Lưu ý, thuốc chống chỉ định với người mẫn cảm hoặc dị ứng với thành phần của thuốc. Người có tiền sử bệnh hen suyễn, gan, thận hoặc phụ nữ cho con bú cần cân nhắc kỹ việc dùng thuốc. Trong trường hợp thấy xuất hiện các triệu chứng như đi ngoài ra máu, tiêu chảy cần đến cơ sở y tế để kiểm tra.

Lưu ý khi sử dụng kháng sinh chữa viêm đường tiết niệu

Song song với việc dùng thuốc, để đẩy nhanh quá trình điều trị đồng thời ngăn bệnh tái phát, người bệnh cần chú ý một số vấn đề liên quan đến thói quen sinh hoạt.

Cần kết hợp dùng kháng sinh chữa viêm đường tiết niệu với chế độ dinh dưỡng khoa học, lối sống lành mạnh
Cần kết hợp dùng kháng sinh chữa viêm đường tiết niệu với chế độ dinh dưỡng khoa học, lối sống lành mạnh

Cụ thể những lưu ý khi dùng kháng sinh chữa bệnh như sau:

  • Xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý: Bổ sung thực phẩm giàu vitamin C, rau xanh, thực phẩm có chứa nhiều lợi khuẩn như sữa chua, phô mai…
  • Người bệnh cần hạn chế thực phẩm cay nóng, dầu mỡ, đồ ăn nhanh…
  • Cung cấp đầy đủ lượng nước cho cơ thể, khoảng 2l mỗi ngày.
  • Hạn chế việc sử dụng thức uống có chứa chất kích thích như rượu, bia, cafe…
  • Không nên quan hệ tình dục trong thời gian đang điều trị bệnh.
  • Người bệnh cần vệ sinh cá nhân hằng ngày, đảm bảo cơ thể sạch sẽ. Với chị em phụ nữ cần lưu ý vệ sinh bộ phận sinh dục từ trước ra sau và không được thụt rửa âm đạo.
  • Không nín nhịn tiểu và cần theo dõi màu sắc, lượng nước tiểu cùng tần suất tiểu.
  • Tránh việc tắm bồn, nên thay thế tắm bằng vòi hoa sen.
  • Mặc quần áo rộng rãi, đồ lót thoáng khí thấm hút mồ hôi tốt.
  • Xây dựng lối sống lành mạnh, hạn chế thức khuya và thường xuyên tập thế dục nâng cao sức khỏe.

Nhiễm khuẩn đường tiết niệu là bệnh dễ chữa nếu được phát hiện kịp thời, dùng đúng thuốc và đúng lộ trình. Tuy nhiên, nó có thể tái phát nhiều lần gây ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống người bệnh.

Hy vọng những thông tin về thuốc kháng sinh chữa viêm đường tiết niệu được nêu trên sẽ giúp đẩy lùi các tác động tiêu cực của bệnh lý này, góp phần bảo vệ sức khỏe cộng đồng tốt nhất.