Dị ứng thuốc nổi mề đay: Cách xử lý, điều trị

Dị ứng thuốc nổi mề đay có thể là dấu hiệu của các biến chứng nghiêm trọng và có thể dẫn đến sốc phản vệ. Tình trạng này cần được điều trị y tế để tránh gây ảnh hưởng đến tính mạng của người bệnh.

làm gì khi bị dị ứng thuốc nổi mề đay
Dị ứng thuốc nổi mề đay có thể dẫn đến sốc phản vệ và gây tử vong nếu không được điều trị phù hợp

Dị ứng thuốc nổi mề đay là gì?

Dị ứng thuốc nổi mề đay là phản ứng khi cơ thể dị ứng hoặc mẫn cảm với một số loại thuốc. Bất cứ loại thuốc nào cũng có thể gây nổi mề đay, tuy nhiên thuốc kháng sinh (đặc biệt là Penicillin), chống chống viêm không kê đơn NSAID và thuốc chống động kinh là những loại thuốc phổ biến nhất có thể gây nổi mề đay.

Tình trạng này đặc trưng bởi các tổn thương nhỏ trên da, rất ngứa, có thể nổi cộm lên hoặc bằng phẳng. Đôi khi người bệnh cũng có thể xuất hiện mụn nước và các tổn thương da có chứa mủ.

Hầu hết các trường hợp dị ứng thuốc nổi mề đay là đối xứng. Điều này có nghĩa là mề đay có xu hướng xuất hiện trên cả hai phần của cơ thể. Ngoài ra, dị ứng thuốc cũng có xu hướng gây ngứa hoặc đau.

VTV2 đưa tin địa chỉ điều trị mề đay bằng thảo dược Đông y uy tín nhất hiện nay

Phóng sự VTV2 đưa tin Trung tâm Thuốc dân tộc là đơn vị khám chữa bệnh mề đay bằng Đông y uy tín nhất hiện nay. [Tìm hiểu ngay để khỏi bệnh]

Trong các trường hợp không nghiêm trọng, mề đay có thể được cải thiện khi người bệnh ngưng sử dụng thuốc. Tuy nhiên, đôi khi tình trạng này có thể dẫn đến các triệu chứng nghiêm trọng hơn, bao gồm sốc phản vệ, gây khó thở và ảnh hưởng đến tính mạng của người bệnh.

Biện pháp xử lý dị ứng thuốc nổi mề đay

Tương tự như dị ứng thức ăn nổi mề đay, phản ứng dị ứng thuốc nổi mề đay từ nhẹ đến trung bình có thể được cải thiện bằng các loại thuốc không kê đơn. Tuy nhiên, đối với trường hợp nghiêm trọng hoặc sốc phản vệ, người bệnh cần đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị theo phác đồ của bác sĩ.

Tuy theo mức độ nghiêm trọng của tình trạng, người bệnh có thể tham khảo một số các xử lý, điều trị như:

1. Ngưng sử dụng thuốc gây dị ứng

Ngưng sử dụng các loại thuốc dẫn đến các phản ứng dị ứng nổi mề đay và thông báo cho bác sĩ kê đơn. Tùy thuộc vào tình trạng nghiêm trọng của phản ứng dị ứng, bác sĩ có thể thay đổi liều lượng hoặc chỉ định loại thuốc điều trị khác.

Nếu các phản ứng dị ứng thuốc không nghiêm trọng, bác sĩ có thể kê thêm một số loại thuốc kiểm soát phản ứng dị ứng. Các loại thuốc này có thể ngăn chặn hệ thống miễn dịch và kiểm soát tình trạng dị ứng thuốc nổi mề đay.

hình ảnh dị ứng thuốc nổi mề đay
Nếu xuất hiện dấu hiệu dị ứng thuốc, người bệnh nên ngưng sử dụng thuốc và thông báo cho bác sĩ

2. Thuốc kháng Histamine

Thuốc kháng Histamine có thể cải thiện hầu hết các trường hợp dị ứng, nổi mề đay, viêm da cơ địa. Tác dụng của thuốc bao gồm làm giảm sản xuất Histamine của cơ thể và cải thiện các triệu chứng liên quan bao gồm hắt hơi, chảy nước mắt (nước mũi) và cả phản ứng ngoài da, bao gồm ngứa, nổi mề đay.

Thuốc kháng Histamine có nhiều loại, thường được chỉ định theo mức độ nghiêm trọng của dị ứng. Các loại thuốc phổ biến bao gồm:

  • Claritin
  • Zyrtec
  • Benadryl

Mặc dù có thể cải thiện các triệu chứng dị ứng thuốc nổi mề đay, tuy nhiên thuốc kháng Histamine có thể dẫn đến một số tác dụng phụ bao gồm gây buồn ngủ, rối loạn tiêu hóa và đau đầu. Do đó, trao đổi với dược sĩ kê đơn hoặc người có chuyên môn để được hướng dẫn cụ thể.

Ngoài ra, người rối loạn chức năng gan hoặc bị bệnh gan nên trao đổi với bác sĩ điều trị trước khi sử dụng thuốc kháng Histamine.

3. Thuốc chống viêm không Steroid

Thuốc chống viêm không chứa Steroid có thể được chỉ định để giảm đau, viêm và sưng liên quan đến tình trạng dị ứng thuốc. Thuốc có thể hỗ trợ cải thiện tình trạng nổi mề đay mẩn ngứa cũng như ngăn ngừa các biến chứng liên quan khác.

cách chữa dị ứng thuốc nổi mề đay
Thuốc chống viêm không Steroid có thể cải thiện tình trạng viêm và nổi mề đay

Các loại thuốc chống viêm không Steroid phổ biến bao gồm:

  • Ibuprofen
  • Aspirin
  • Natri Naproxen

Sử dụng thuốc theo hướng dẫn của dược sĩ kê đơn để tránh các rủi ro không mong muốn. Sử dụng thuốc chống viêm không chứa Steroid trong thời gian dài có thể dẫn đến một số tác dụng phụ như:

  • Rối loạn tiêu hóa
  • Đau đầu
  • Chóng mặt
  • Buồn ngủ

Bên cạnh đó, người bệnh thận, rối loạn chức năng gan, bệnh tim hoặc rối loạn tuần hoàn máu, nên trao đổi với bác sĩ để được hướng dẫn cụ thể về liều lượng sử dụng an toàn.

4. Thuốc giãn phế quản

Trong một số trường hợp tình trạng dị ứng thuốc có thể đi kèm tình trạng ho, khò khè, khó thở, lúc này bác sĩ có thể chỉ định thuốc làm giãn phế quản để hỗ trợ điều trị. Thuốc có thể hỗ trợ mở rộng hệ thống hô hấp và giúp người bệnh hô hấp dễ dàng hơn.

Thuốc giãn phế quản thường có tác dụng ngắn và được sử dụng như một loại thuốc cải thiện khả năng hô hấp một cách nhanh chóng. Các loại thuốc phổ biến bao gồm:

  • Metaproterenol
  • Albuterol
  • Pirbuterol
  • Levalbuterol

Các tác dụng phụ thường gặp bao gồm:

  • Có cảm giác lo lắng
  • Nhịp tim nhanh và mạnh
  • Đau dạ dày
  • Khó ngủ
  • Đau cơ hoặc chuột rút

5. Thuốc thoa ngoài da

Hầu hết các trường hợp nổi mề đay do dị ứng thuốc có thể cải thiện trong vài ngày mà không cần điều trị. Tuy nhiên, đôi khi người bệnh có thể cải thiện tình trạng nổi mề đay bằng một số loại thuốc như:

  • Kem bôi hoặc thuốc mỡ Corticosteroid: Thuốc có tác dụng giảm và chống ngứa tại khu vực nổi mề đay.
  • Kem dưỡng ẩm: Các loại kem dưỡng ẩm có thể hỗ trợ làm mềm, dịu da và hạn chế các phản ứng da, bao gồm ngứa, nổi mề đay.

Ngoài ra, chườm lạnh lên da trong 10 – 15 phút cũng được chứng minh là có thể cải thiện tình trạng dị ứng uống nổi mề đay.

Xử lý tình trạng dị ứng thuốc nổi mề đay gây sốc phản vệ

Trong một số trường hợp, tình trạng dị ứng thuốc nổi mề đay có thể dẫn đến các phản ứng nghiêm trọng, bao gồm sốc phản vệ.

Sốc phản vệ là một phản ứng nghiêm trọng, gây ảnh hưởng đến nhiều cơ quan, gây hôn mê, suy nội tạng và dẫn đến tử vong. Các triệu chứng sốc phản vệ ban đầu có thể không nghiêm trọng và tương tự như các phản ứng dị ứng thuốc thông thường. Tuy nhiên, các phản ứng có thể nhanh chóng trở nên xấu đi.

Dị ứng thuốc nổi mề đay
Trong trường hợp người bệnh có dấu hiệu sốc phản vệ, hãy gọi cho cấp cứu ngay lập tức

Các dấu hiệu sốc phản vệ thương bao gồm:

  • Lo lắng, bồn chồn mà không rõ lý do
  • Ngứa ran ở lòng bàn tay, bàn chân và ở môi
  • Sưng lưỡi, cổ họng, miệng hoặc mặt
  • Khó thở
  • Mạch đập nhanh
  • Huyết áp thấp
  • Nôn hoặc tiêu chảy
  • Mất ý thức
  • Đau nhợt nhạt hoặc xanh xao
  • Đau tim hoặc đột quỵ

Nếu người bệnh có dấu hiệu sốc phản vệ, hãy gọi cho cấp cứu hoặc đến bệnh viện ngay lập tức. Nếu người bệnh có mang Epinephrine (thuốc điều trị sốc phản vệ dạng tiêm tự động), hãy tiêm thuốc ngay lập tức.

Ngoài ra, trong lúc chờ cấp cứu có thể thực hiện một số biện pháp sơ cứu tại chỗ như:

  • Giữ người bệnh bình tĩnh
  • Nếu người bệnh nôn, hãy xoay người bệnh nghiêng sang một bên và giữ miệng sạch
  • Nới lỏng quần áo hoặc cởi bỏ quần áo để giúp người bệnh thở dễ dàng hơn
  • Không cho người bệnh ăn hoặc uống bất cứ thứ gì
  • Nếu người bệnh không thở, hãy thực hiện hô hấp nhân tạo và ép ngực

Trong nhiều trường hợp tình trạng dị ứng thuốc gây nổi mề đay không nghiêm trọng và có thể tự cải thiện trong vài ngày sau khi người bệnh ngưng sử dụng thuốc. Tuy nhiên, hãy trao đổi với bác sĩ nếu các dấu hiệu trở nên nghiêm trọng. Đôi khi người bệnh có thể cần được chăm sóc y tế khẩn cấp để tránh các biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe.


Tin bài nên đọc

[Kinh nghiệm] khỏi hẳn mề đay nhờ bài thuốc thảo dược quý

Khám phá bài thuốc ĐẶC TRỊ mề đay từ gốc, KHÔNG tái phát

Đọc ngay

VTV2 đưa tin công tác điều trị mề đay, mẩn ngứa tại Trung tâm Thuốc dân tộc

Diễn viên Khánh Linh bật mí cách khỏi hẳn mề đay từ bài thuốc thảo dược