Dấu hiệu chảy máu do bệnh trĩ – Cách xử lý và điều trị

Bệnh trĩ chảy máu thường xảy ra khi búi trĩ bị tổn thương, kích thích hoặc bị vỡ. Tình trạng này có thể gây sưng, viêm, đau đớn hoặc trở nên nghiêm trọng và cần điều trị y tế để tránh các rủi ro liên quan.

bị trĩ đi ngoài ra máu tươi
Bị trĩ đi ngoài ra máu tươi có thể dẫn đến một số rủi ro ảnh hưởng đến sức khỏe

Bệnh trĩ chảy máu là gì?

Bệnh trĩ là tình trạng các tĩnh mạch ở trực tràng và hậu môn bị sưng hoặc giãn nở. Các triệu chứng phổ biến thường bao gồm ngứa, rát, chảy máu và khó chịu, đặc biệt là khi ngồi xuống. Trong một số trường hợp, người bệnh không có bất cứ triệu chứng nào cho đến khi bệnh trĩ chảy máu.

Có hai loại bệnh trĩ phổ biến bao gồm:

  • Bệnh trĩ nội: Hình thành các búi trĩ phát triển bên trong trực tràng.
  • Bệnh trĩ ngoại: Dẫn đến tình trạng hình thành và phát triển búi trĩ xung quanh lỗ hậu môn hoặc bên dưới da.

Cả trĩ nội và trĩ ngoại đều có thể gây bệnh trĩ chảy máu. Ngoài ra, bệnh trĩ huyết khối gây hình thành một khối máu đông bên trong búi trĩ. Điều này có thể gây viêm nặng và dẫn đến tình trạng bị trĩ đi ngoài ra máu.

Nguyên nhân gây bệnh trĩ chảy máu

Bệnh trĩ gây tắc nghẽn lưu thông máu dẫn đến tăng huyết áp trên các mạch của trực tràng gây sưng và phình các động mạch. Điều này khiến thành động mạch mỏng hoặc hình thành khối máu đông (trĩ huyết khối), dẫn tổn thương hoặc vỡ các mạch máu và dẫn đến trĩ chảy máu.

Bên cạnh đó, căng thẳng khi đi đại tiện hoặc táo bón có thể gây kích ứng, ma sát, tổn thương bề mặt búi trĩ. Điều này gây bệnh trĩ chảy máu nhỏ giọt khi đi đại tiện. Trong một số trường hợp, búi trĩ bị huyết khối có thể vỡ khi quá đầy, dẫn đến chảy máu.

bệnh trĩ ra máu có nguy hiểm không
Táo bón mãn tính có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh trĩ

Ngoài ra, một số yếu tố làm tăng nguy cơ bị trĩ đi ngoài ra máu tươi thường bao gồm:

  • Táo bón mãn tính và căng thẳng trong quá trình đi đại tiện
  • Tiêu chảy và đi đại tiện nhiều lần trong ngày
  • Hoạt động thể chất không đầy đủ
  • Rối loạn di truyền, có liên quan đến các bệnh mạch máu
  • Chế độ ăn uống không lành mạnh, nhiều chất béo, thức ăn mặn, cay, thiếu chất lỏng và chất xơ
  • Hút thuốc và sử dụng rượu quá mức
  • Có một số bệnh lý như Hội chứng ruột kích thích hoặc viêm đại tràng

Dấu hiệu nhận biết chảy máu do bệnh trĩ

Thông thường bệnh trĩ chảy máu thường xuất hiện sau khi đi vệ sinh. Người bệnh có thể nhìn thấy máu hoặc dấu vết chảy máu ở giấy vệ sinh. Đôi khi một lượng máu nhỏ có thể được nhìn thấy ở bồn cầu hoặc dính trên phân.

Máu do bệnh trĩ chảy máu thường có màu đỏ tươi. Do đó, người bệnh nên đến bệnh viện nếu đi ngoài ra máu có màu đỏ sẫm hoặc màu đen. Đôi khi tình trạng này có thể là dấu hiệu của xuất huyết dạ dày hoặc các vấn đề khác trong hệ thống tiêu hóa.

bệnh trĩ chảy máu
Bị trĩ đi ngoài ra máu khiến người bệnh có cảm giác phân kẹt lại ở hậu môn

Các triệu chứng và dấu hiệu chảy máu do bệnh trĩ khác thường bao gồm:

  • Cảm thấy hình thành một khối hoặc phình to ra ở xung quanh hậu môn
  • Có cảm giác phân bị kẹt bên trong hậu môn hoặc không thể đi đại tiện hoàn toàn
  • Ngứa xung quanh hậu môn
  • Xung quanh hậu môn dễ bị kích ứng, khó chịu, có cảm giác ẩm ướt
  • Xuất hiện dịch nhầy từ hậu môn
  • Có cảm giác áp lực xung quanh hậu môn
  • Áp xe quanh hậu môn, viêm mô tế bào xung quanh trực tràng

Đôi khi, một cục máu đông có thể phát triển trong búi trĩ (thường là trĩ ngoại). Tình trạng này được gọi là trĩ huyết khối. Áp lực xung quanh các mô khiến búi trĩ bị vỡ và gây trĩ chảy máu. Máu từ một búi trĩ bị huyết khối có xu hướng sẫm và vón cục.

Bệnh trĩ ra máu có nguy hiểm không?

Chảy máu do bệnh trĩ có thể kéo dài từ vài giây đến vài phút. Tuy nhiên, nếu tình trạng này kéo dài hơn 10 phút, người bệnh nên thực hiện các biện pháp cầm máu nhanh và đến bệnh viện. Ngoài ra, tình trạng trĩ chảy máu có thể xuất hiện liên tục giữa các lần đi đại tiện.

Bệnh trĩ chảy máu thường không nghiêm trọng và có thể cải thiện theo thời gian. Nhưng đôi khi bệnh cũng có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm. Các biến chứng thường hiếm khi xảy ra, nhưng nếu xảy ra biến chứng có thể bao gồm:

  • Thiếu máu: Nếu chảy máu quá nhiều có thể gây mất oxy hồng cầu. Tình trạng này gây khó thở, mệt mỏi, đau đầu, chóng mặt.
  • Gây ra các cục máu đông: Hình thành cục máu đông ở búi trĩ còn được gọi là bệnh trĩ huyết khối. Các cục máu đông này có thể gây đau đớn nghiêm trọng, khó chịu  và ngứa ngáy.
  • Nhiễm trùng: Bị trĩ đi ngoài ra máu có thể gây nhiễm trùng các mô. Tình trạng này nếu không được điều trị phù hợp có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng, bao gồm chết mô, áp xe và gây sốt cao.

Cách xử lý và điều trị bệnh trĩ chảy máu

Trĩ chảy máu thường là dấu hiệu kích thích hoặc tổn thương búi trĩ. Tình trạng này có thể tự khỏi mà không cần điều trị. Tuy nhiên, áp dụng các biện pháp xử lý đúng đắn có thể tăng tốc độ chữa lành và ngăn ngừa các biến chứng.

1. Cách xử lý bệnh trĩ chảy máu tại nhà

Trong trường hợp người bệnh chỉ chảy một lượng máu nhỏ và các triệu chứng không nghiêm trọng, người bệnh có thể cải thiện các triệu chứng tại nhà. Các biện pháp điều trị phổ biến thường bao gồm:

bị trĩ đi ngoài ra máu
Ngâm nước ấm có thể hỗ trợ giảm viêm và cải thiện các triệu chứng bệnh trĩ
  • Ngâm nước ấm: Ngâm nước ấm trong khoảng 10 – 15 phút mỗi lần và 2 – 3 lần mỗi ngày có thể hỗ trợ giảm đau và kích ứng búi trĩ.
  • Chườm lạnh: Chườm túi nước đá hoặc khăn lạnh lên khu vực sưng viêm trong 10 phút mỗi lần có thể hỗ trợ giảm đau và viêm ở bệnh trĩ ngoại.
  • Đi đại tiện khi cần thiết: Một số người có xu hướng trì hoãn nhu động ruột khi có nhu cầu đại tiện. Điều này khiến phân hấp thụ nước trong cơ thể, trở nên khô cứng với kích thước to. Tình trạng này có thể kích thích búi trĩ, gây trầy xước và chảy máu.
  • Tăng lượng nước và chất xơ trong cơ thể: Điều này có thể hỗ trợ làm mềm phân, giúp phân đi qua hậu môn dễ dàng hơn và ngăn ngừa kích thích các búi trĩ.
  • Không nên ngồi trong nhà vệ sinh quá lâu: Điều này có thể gây áp lực lên các búi trĩ và tăng nguy cơ giãn các cơ ở hậu môn.
  • Sử dụng làm mềm phân: Nếu bị táo bón, người bệnh có thể sử dụng các chất làm mềm phân tự nhiên hoặc sản phẩm không kê đơn để cải thiện các triệu chứng.
  • Duy trì hoạt động thể chất hàng ngày: Vận động và tập thể dục thường xuyên có thể hỗ trợ giảm táo bón và giúp các búi trĩ nhanh phục hồi hơn.
  • Áp dụng các loại kem trị bệnh trĩ không kê đơn: Một số loại kem điều trị bệnh trĩ tại chỗ thường có chứa Steroid có thể làm giảm viêm và ngăn ngừa các tổn thương ảnh hưởng đến búi trĩ.

Nếu sau khi áp dụng các biện pháp tại nhà, tình trạng bị trĩ đi ngoài ra máu tươi không được cải thiện, người bệnh nên đến bệnh viện để được điều trị y tế. Ngoài ra, nếu các triệu chứng kéo dài hơn 1 tuần, người bệnh cũng nên đến bệnh viện.

2. Điều trị y tế

Nếu các biện pháp tại nhà không mang lại hiệu quả điều trị, người bệnh nên đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị y tế. Trong một số trường hợp bị trĩ đi ngoài ra máu có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý khác. Các lựa chọn điều trị thường bao gồm:

trĩ chảy máu
Nếu tình trạng trĩ chảy máu nghiêm trọng người bệnh có thể cần điều trị y tế
  • Thắt dây cao su: Đây là thủ thuật thắt một dây cao su nhỏ vào đáy của búi trĩ. Điều này hạn chế lưu lượng máu lưu thông đến búi trĩ, khiến búi trĩ co lại và tự rơi ra.
  • Tiêm xơ búi trĩ: Bác sĩ có thể tiêm một dung dịch thuốc vào búi trĩ. Điều này khiến búi trĩ teo lại và tự rơi ra.
  • Laser hoặc hồng ngoại: Phương pháp này thường được dùng để điều trị bệnh trĩ nội. Tác dụng phổ biến thường bao gồm làm mất nguồn cung cấp máu và chất dinh dưỡng đến búi trĩ. Búi trĩ sẽ co lại và tự rơi ra sau vài ngày.
  • Phẫu thuật cắt trĩ: Phẫu thuật thường được chỉ định cho các trường hợp bệnh trĩ chảy máu nghiêm trọng hoặc bệnh trĩ tái phát. Một số phẫu thuật có thể được gây tê tại chỗ, tuy nhiên một số phẫu thuật có thể được yêu cầu gây mê toàn thân. Ngoài ra, phẫu thuật cũng có thể gây nhiều đau đớn và mất nhiều thời gian để hồi phục.

Biện pháp phòng ngừa bệnh trĩ chảy máu

Bệnh trĩ thường liên quan đến sự căng thẳng quá mức khi đi đại tiện. Do đó để phòng ngừa tình trạng này, bác sĩ có thể đề nghị một số biện pháp như:

  • Tăng lượng chất xơ: Bao gồm ngũ cốc nguyên hạt, trái cây, rau xanh và các nguồn chất xơ khác. Điều này có thể điều chỉnh nhu động ruột, làm mềm phân và hỗ trợ chống táo bón.
  • Uống nước nước: Từ 8 – 10 ly mỗi ngày để làm mềm phân, giúp phân đi qua hậu môn dễ dàng hơn.
  • Tập thể dục: Điều này có thể tăng cường nhu động ruột, giúp phân di chuyển qua ruột đến hậu môn dễ dàng hơn.
  • Tránh nâng các vật nặng: Nâng các vật nặng có thể gây căng thẳng ở xương chậu, khiến các mạch máu căng ra, gây kích thích búi trĩ và dẫn đến tình trạng trĩ chảy máu. Vì vậy người bệnh cần tránh nâng các vật nặng đến khi trĩ lành hẳn.

Một chế độ ăn uống phù hợp và lối sống khoa học có thể cải thiện các triệu chứng của bệnh trĩ chảy máu. Tuy nhiên, nếu tình trạng chảy máu trở nên nghiêm trọng, người bệnh nên đến bệnh viện để được điều trị thích hợp.