Dấu hiệu bệnh trĩ ở nữ giới – Cách trị và điều cần biết

Bệnh trĩ ở nữ giới ảnh hưởng chủ yếu đến nhóm đối tượng đang mang thai, bị táo bón kéo dài hoặc làm việc văn phòng. Khi mắc căn bệnh này, chị em có thể nhận thấy các dấu hiệu như đi ngoài ra máu, đau hậu môn, sa búi trĩ. Sử dụng thuốc tây hoặc phẫu thuật là những sự lựa chọn chính trong điều trị bệnh trĩ ở nữ giới.

Nguyên nhân gây bệnh trĩ ở nữ giới

Xác định được thủ phạm gây bệnh trĩ ở phụ nữ có ý nghĩa rất quan trọng bởi thông tin này không chỉ giúp lựa chọn được phương pháp phòng ngừa và điều trị bệnh phù hợp. Có nhiều nguyên nhân khiến nữ giới mắc căn bệnh này như:

bệnh trĩ ở nữ giới
Bệnh trĩ ở nữ giới do nhiều nguyên nhân gây ra

– Mang thai và sinh con

Tỷ lệ bệnh nhân mắc trĩ là phụ nữ mang thai chiếm tỷ lệ khá cao. Khi có bầu, tử cung của phụ nữ ngày càng giãn nở để phù hợp với sự phát triển của bào thai. Cùng với đó sự gia tăng trọng lượng cơ thể cũng gây ra một áp lực lớn lên các tĩnh mạch ở hậu môn, trực tràng và khiến cho nó bị phình giãn, sa búi trĩ.

– Táo bón hoặc tiêu chảy kéo dài

Nữ giới bị táo bón hay tiêu chảy kéo dài đều có nguy cơ cao bị bệnh trĩ. Khi bị tiêu chảy, việc phải đi vệ sinh liên tục khiến các cơ trong ống hậu môn bị suy yếu và làm tăng sức ép lên tĩnh mạch, tạo điều kiện thuận cho bệnh trĩ phát triển.

Ngược lại, tình trạng táo bón kéo dài cũng khiến cho các tĩnh mạch ở hậu môn trực tràng ngày càng phình giãn dưới áp lực của động tác rặn mạnh để đào thải phân ra ngoài. Đây chính là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất dẫn đến bệnh trĩ ở nữ giới.

– Ít hoạt động thể chất

Bệnh trĩ cũng ảnh hưởng đến phụ nữ làm việc ở văn phòng hoặc những ngành nghề đòi hỏi phải đứng lâu, ngồi nhiều một chỗ. Khi cơ thể ít vận động, khí huyết qua khu vực xương chậu kém lưu thông, từ đó gây sức ép lên thành tĩnh mạch khiến nó bị suy yếu và căng giãn quá mức. Bệnh trĩ ở phụ nữ xảy ra chính là hậu quả tất yếu.

– Uống ít nước

Cơ thể bị thiếu nước không chỉ gây táo bón mà còn ảnh hưởng đến tuần hoàn máu và khiến cho các cơ co bóp ở hậu môn hoạt động kém. Điều này càng làm tăng nguy cơ mắc bệnh trĩ ở nữ giới.

Làm việc quá sức:

Phụ nữ thường xuyên phải làm việc quá sức, lao động nặng nhọc, bưng bê nhiều cũng rất dễ mắc bệnh trĩ.

– Do ảnh hưởng của tuổi tác

Tuổi tác cũng có liên quan đến sự khởi phát của bệnh trĩ ở nữ giới. Càng lớn tuổi thì các cơ co bóp và tĩnh mạch nằm trong ống hậu môn trực tràng càng bị suy yếu và có khả năng đàn hồi kém, từ đó thúc đẩy bệnh trĩ phát triển.

– Căng thẳng kéo dài

Phụ nữ bị stress kéo dài sẽ khiến cơ thể mệt mỏi và làm giảm khả năng co giãn của các cơ cạnh hậu môn dẫn đến bệnh trĩ.

– Thay đổi hormone:

Nội tiết tố bị thay đổi sẽ khiến cho các cơ co bóp ở hậu môn bị suy yếu, làm tăng nguy cơ bị sa búi trĩ.

– Thói quen xấu khi đi đại tiện

Một số phụ nữ có thói quen nhịn đi cầu, tranh thủ ngồi đọc báo khi đang ngồi trên bồn cầu hoặc vệ sinh hậu môn không sạch sẽ. Những thói quen này kéo dài đều có thể dẫn đến bệnh trĩ.

– Do ảnh hưởng của bệnh lý:

Trong một số trường hợp, bệnh trĩ ở phụ nữ có thể phát triển thứ phát sau khi mắc các bệnh lý ở đường ruột. Chẳng hạn như rối loạn tiêu hóa, kiết lỵ, viêm đại trực tràng…

Dấu hiệu bệnh trĩ ở nữ giới

Tương tự như những đối tượng khác, bệnh trĩ ở phái yếu cũng có các triệu chứng đặc trưng như chảy máu, đau rát hậu môn, sa búi trĩ hoặc ẩm ướt hậu môn. Bệnh càng nghiêm trọng thì các dấu hiệu trên càng rõ ràng và xuất hiện với mức độ liên tục.

Cụ thể, chị em có thể sớm phát hiện ra bệnh trĩ thông qua các đặc điểm dưới đây:

  • Chảy máu khi đi cầu: Đây là một trong những dấu hiệu đến sớm của bệnh trĩ ở nữ giới. Máu chảy ra là máu tươi. Mới đây, lượng máu không nhiều và chị em chỉ tình cờ phát hiện khi quan sát phân hay giấy vệ sinh. Theo thời gian khi bệnh ngày càng nặng hơn thì máu có thể nhỏ giọt, phun thành tia nhỏ. Tần suất đi cầu ra máu cũng diễn ra thường xuyên hơn.
dấu hiệu bệnh trĩ ở nữ giới
Chảy máu khi đi cầu là dấu hiệu nhận biết bệnh trĩ ở nữ giới
  • Đau hậu môn, vướng víu khi đi cầu: Búi trĩ được hình thành thường nằm chắn ngang ống hậu môn, khiến đường di chuyển của phân bị thu hẹp. Chính vì vậy mà trong mỗi lần đi cầu, chị em thường cảm thấy vướng víu, phải rặn mạnh để đẩy phân ra ngoài. Sự ma sát giữa khối phân với búi trĩ có thể gây đau đớn và làm tăng nguy cơ bị chảy máu khi đi ngoài.
  • Sa búi trĩ: Triệu chứng này xuất hiện trong giai đoạn nặng của bệnh trĩ ở nữ giới. Búi trĩ có hình dáng là một khối thịt mềm, căng bóng có kích thước to nhỏ tùy theo giai đoạn bệnh. Trong thời gian đầu khi búi trĩ mới sa ra ngoài cửa hậu môn nhưng có thể tự co lên hoặc dùng tay đẩy vào được. Ở mức độ nghiêm trọng, búi trĩ sưng to và nằm thường trực bên ngoài không thể co lại vào trong ống hậu môn.
  • Hậu môn ẩm ướt, ngứa ngáy: Búi trĩ sưng viêm sẽ tiết ra nhiều dịch gây ẩm ướt hậu môn và đáy quần lót. Điều này tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển gây kích ứng vùng da xung quanh hậu môn dẫn đến cảm giác ngứa ngáy khó chịu.

Tác hại của bệnh trĩ ở nữ giới

Ở giai đoạn nặng, bệnh trĩ ở phụ nữ có thể gây ra một số biến chứng như:

  • Thiếu máu: Tình trạng đi cầu ra máu thường xuyên khiến phụ nữ bị thiếu máu. Biến chứng này có thể gây ra một số vấn đề về sức khỏe như mệt mỏi, chóng mặt, da dẻ tái xanh…
  • Sa nghẹt trĩ: Nữ giới có thể gặp phải biến chứng này nếu búi trĩ nội bị sa ra ngoài lâu ngày không co vào được. Hiện tượng sa nghẹt trĩ khiến cho người bệnh vô cùng đau đớn, khó chịu.
  • Tắc mạch trĩ: Sự hình thành của cục máu đông trong mạch máu có thể dẫn đến biến chứng tắc mạch trĩ. Lúc này, búi trĩ có màu xanh phớt và thường gây đau dữ dội ở hậu môn. Người bệnh cũng không thể đi đứng như bình thường.
  • Hậu môn bị nhiễm trùng: Búi trĩ tiết dịch nhiều cộng thêm việc vệ sinh hậu môn không đúng cách khiến cho vi khuẩn phát triển mạnh. Chúng tấn công vào các khe nhú bên ngoài hậu môn đến đến nhiễm trùng, sưng viêm, thậm chí lở loét.
  • Viêm phụ khoa: Hậu môn và âm đạo của phụ nữ cách nhau một khoảng khá ngắn. Chính vì vậy, vi khuẩn từ hậu môn có thể tấn công vào khu vực “tam giác vàng” của chị em dẫn đến viêm nhiễm phụ khoa.

Nguy cơ gặp biến chứng của bệnh trĩ cao hơn nếu nữ giới phát hiện bệnh chậm trễ hoặc điều trị bệnh trĩ không đúng cách. Chính vì vậy, chị em nên chú ý theo dõi sức khỏe của bản thân, loại bỏ tâm lý e ngại và đi khám ngay khi nhận thấy các dấu hiệu liên quan đến căn bệnh này để có cách khắc phục kịp thời.

Cách điều trị bệnh trĩ ở nữ giới

Một số loại thuốc tây có thể được chỉ định để điều trị bệnh trĩ ở nữ giới. Bên cạnh đó, các mẹo chữa bệnh tự nhiên cũng được nhiều người lựa chọn để khắc phục bệnh trĩ tại nhà trong giai đoạn nhẹ. Tuy nhiên, nếu bị trĩ nặng bệnh nhân có thể được bác sĩ đề nghị làm phẫu thuật cắt búi trĩ.

Các phương pháp hiện đang được áp dụng trong điều trị bệnh trĩ ở nữ giới bao gồm:

1. Chữa bệnh trĩ ở nữ giới bằng thuốc tây

Các loại thuốc tân dược được sử dụng trong điều trị bệnh trĩ ở nữ giới có thể là thuốc bôi, thuốc uống hay thuốc đặt. Chúng giúp cải thiện các dấu hiệu bệnh, thu nhỏ búi trĩ. Tùy theo mức độ bệnh của từng cá nhân, bác sĩ có thể kê đơn các loại thuốc dưới đây:

thuốc chữa bệnh trĩ ở nữ giới
Sử dụng thuốc tây có thể giúp cải thiện nhanh chóng các triệu chứng của bệnh trĩ ở phụ nữ
  • Thuốc giảm đau kháng viêm: Trường hợp bị sa trĩ gây đau đớn nhiều, bệnh nhân có thể được bác sĩ chỉ định các thuốc giảm đau, kháng viêm để xoa dịu cảm giác khó chịu, làm giảm hiện tượng sưng viêm ở búi trĩ.
  • Thuốc co mạch: Loại thuốc này được sử dụng nhằm mạch đích thắt chặt các mạch máu, chống sa búi trĩ và cải thiện tình trạng chảy máu khi đi cầu.
  • Thuốc làm mềm phân: Các thuốc nhuận tràng thường được chỉ định cho bệnh nhân nữ bị trĩ có biểu hiện táo bón kéo dài. Thuốc có tác dụng làm mềm phân, kích thích đi cầu đều đặn, từ đó giảm nguy cơ bị đau và chảy máu mỗi khi đi cầu.
  • Dược chất bảo vệ: Nhóm thuốc này có tác dụng bảo vệ thành mạch, kích thích tái tạo tổn thương trong ống hậu môn và vùng da xung quanh.
  • Thuốc điều trị tắc mạch: Nếu gặp phải biến chứng tắc mạch, bệnh nhân có thể được chỉ định các thuốc như Heparin hay Ticlopidin…
  • Thuốc kháng sinh: Nhóm thuốc này chỉ được sử dụng cho những bệnh nhân bị nhiễm trùng hậu môn.

2. Cách chữa bệnh trĩ ở nữ giới bằng phẫu thuật

Phẫu thuật là phương pháp điều trị nội khoa được áp dụng cho các đối tượng bị trĩ nặng, không đáp ứng được với thuốc. Trong ca phẫu thuật, bác sĩ sẽ tiến hành phẫu thuật cắt bỏ búi trĩ bằng nhiều phương pháp khác nhau như:

  • Tiêm xơ búi trĩ
  • Thắt trĩ bằng vòng cao su
  • Phẫu thuật cắt trĩ với phương pháp longo
  • Kẹp ghim
  • Áp dụng công nghệ HCPT…
phẫu thuật trị bệnh trĩ ở nữ giới
Phương pháp phẫu thuật được chỉ định để điều trị bệnh trĩ ở nữ giới khi bước vào giai đoạn nặng

Mỗi phương pháp đều có những ưu nhược điểm riêng. Vì vậy, bệnh nhân nên trao đổi với bác sĩ để lựa chọn được một phương pháp phù hợp nhất.

3. Các phương pháp hỗ trợ điều trị bệnh trĩ ở nữ giới tại nhà

Một số mẹo tự nhiên có thể góp phần giảm nhẹ triệu chứng và hỗ trợ nâng cao hiệu quả của các phương pháp điều trị chính. Bạn có thể tham khảo ý kiến bác sĩ và áp dụng để khắc phục bệnh tại nhà:

  • Chườm lạnh: Lấy cục đá lạnh bọc vào trong một miếng vải mỏng rồi chườm vào hậu môn. Hơi lạnh có tác dụng xoa dịu cơn đau, giảm sưng búi trĩ tạm thời. Chị em có thể thực hiện nhiều lần trong ngày để bớt cảm giác khó chịu.
  • Dùng rau diếp cá: Rau diếp cá chứa hoạt chất kháng sinh có tác dụng diệt khuẩn, tiêu sưng, ngăn ngừa nhiễm trùng hậu môn. Để điều trị bệnh trĩ ở nữ giới, dân gian thường giã rau diếp cá tươi với vài hạt muối đắp trực tiếp ngoài búi trĩ hoặc nấu nước xông hậu môn.
rau diếp cá chữa bệnh trĩ ở nữ giới
Rau diếp cá có tác dụng kháng viêm, giảm ngứa, thu nhỏ búi trĩ
  • Dầu dừa: Chứa một lượng lớn vitamin E, K, dầu dừa có khả năng kháng khuẩn, tiêu viêm, làm tăng sức bền cho thành mạch. Khi sử dụng, bệnh nhân chỉ cần lấy một ít dầu thoa ngoài hậu môn mỗi ngày 2 lần để cải thiện các triệu chứng bệnh trĩ.
  • Bài thuốc từ cây lá bỏng: Mỗi ngày người bệnh có thể dùng 50 gram lá bỏng đem giã nát. Vắt nước cốt uống, phần bã đắp vào hậu môn giúp giảm đau, thu nhỏ búi trĩ.

Cách phòng ngừa bệnh trĩ ở nữ giới

Để ngăn ngừa bệnh trĩ, chị em có thể áp dụng những cách dưới đây:

  • Luôn cung cấp đủ nước cho cơ thể, người trưởng thành nên uống ít nhất 2 lít nước mỗi ngày.
  • Bổ sung chất xơ vào trong bữa ăn để chống táo bón, giúp đi ngoài đều đặn, từ đó giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh trĩ
  • Tập thói quen đi cầu mỗi ngày vào một khung giờ nhất định. Tránh nhịn đi đại tiện và không ngồi quá lâu trong nhà vệ sinh. Nếu sau khoảng 5 phút ngồi trên bồn cầu mà vẫn không đi được hãy thử lại vào lần sau.
  • Không mang vác vật nặng quá sức
  • Tránh đứng lâu, ngồi nhiều. Trong thời gian làm việc nên dành vài phút đi lại sau mỗi tiếng để tăng cường lưu thông máu ở khu vực xương chậu, giảm áp lực cho tĩnh mạch
  • Tránh sử dụng thức ăn cay nóng hay đồ nhiều dầu mỡ vì chúng có thể gây táo bón và thúc đẩy bệnh trĩ phát triển.
  • Rèn luyện thói quen tập thể dục mỗi ngày để nâng cao thể trạng. Đây cũng chính là cách đơn giản để phòng ngừa bệnh trĩ ở nữ giới.