Đau dạ dày có tự khỏi được không, bao lâu thì hết?

Đau dạ dày có tự khỏi được không là thắc mắc của hầu hết người bệnh. Để giải đáp vấn đề này, người bệnh có thể tham khảo các thông tin cơ bản trong bài viết bên dưới.

Đau dạ dày có tự khỏi được không
Đau dạ dày có tự khỏi được không khi đây là bệnh lý phổ biến, gây khó chịu và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống

Đau dạ dày có tự khỏi được không? Mất bao lâu để điều trị?

Đau dạ dày là các cơn đau được mô tả ở giữa phần ngực và vùng chậu. Các triệu chứng phổ biến có thể bao gồm đau thượng vị, đầy hơi, ợ chua, trào ngược dạ dày hoặc xuất huyết dạ dày.

Theo các chuyên gia, các triệu chứng đau dạ dày có thể xuất hiện và tự cải thiện ngay sau đó. Kể cả khi không điều trị y tế, một số trường hợp đau (hoặc viêm loét dạ dày) có thể tự lành lại sau một thời gian.

Hầu hết các trường hợp đau dạ dày không biến chứng có thể tự lành, bất kể nguyên nhân. Tuy nhiên, các trường hợp nghiêm trọng hơn (bao gồm đau hoặc viêm da dày do nhiễm khuẩn H.pylori) có thể gây viêm loét dạ dày tá tràng nếu không được điều trị phù hợp.

Mặc dù, đau dạ dày có thể tự cải thiện mà không cần điều trị, tuy nhiên, người bệnh có thể hỗ trợ cải thiện các triệu chứng bằng một số lưu ý như:

  • Tránh thức ăn cay và chua cho đến khi các cơn đau biến mất hoàn toàn.
  • Uống nhiều nước.
  • Thường xuyên súc miệng bằng nước muối ấm.
  • Giữ gìn vệ sinh răng miệng sạch sẽ.
  • Sử dụng thuốc giảm đau chẳng hạn như paracetamol.

Để điều trị đau dạ dày, người bệnh có thể đến bệnh viện thực hiện chẩn đoán và điều trị theo phác đồ của bác sĩ. Thông thường người bệnh sẽ được kê các loại thuốc giảm axit dạ dày để ngăn ngừa các cơn đau. Nếu nhiễm vi khuẩn Hp, bác sĩ có thể chỉ định thuốc kháng sinh để điều trị.

Trong trường hợp được điều trị phù hợp, tình trạng đau dạ dày có thể được cải thiện trong 4 – 8 tuần. Tuy nhiên trong trường hợp viêm loét dạ dày, người bệnh có thể cần 2 – 3 tháng để các cơn đau biến mất hoàn toàn.

Các biện pháp hỗ trợ cải thiện cơn đau dạ dày

Trong các trường hợp đau dạ dày không nghiêm trọng, người bệnh có thể cải thiện các triệu chứng tại nhà và không cần điều trị y tế. Một số biện pháp xử lý và cải thiện tình trạng đau dạ dày tại nhà bao gồm:

1. Thay đổi chế độ ăn uống

Các cơn đau dạ dày có thể trở nên nghiêm trọng hơn khi người bệnh tiêu thụ một số loại thực phẩm gây kích ứng dạ dày. Do đó, thay đổi chế độ ăn uống có thể cải thiện tình trạng này.

Các loại thức ăn kích thích dạ dày ở từng đối tượng bệnh là không giống nhau. Do đó, người thường bị đau dạ dày nên giữ một cuốn sổ ghi chú thực phẩm có thể dẫn đến viêm loét dạ dày và tránh sử dụng trong tương lai.

Đau dạ dày mãn tính có chữa được không
Tránh sử dụng rượu và các chất kích thích có thể ngăn ngừa các cơn đau dạ dày

Thông thường, các loại thực phẩm có thể gây đau dạ dày có thể bao gồm:

  • Thực phẩm chế biến sẵn
  • Thực phẩm chứa gluten
  • Thực phẩm có tính axit
  • Sữa và các sản phẩm có chứa sữa, đặc biệt là sữa bò
  • Thực phẩm chứa đường, đặc biệt là đường hóa học
  • Thức ăn cay và chua
  • Rượu, bia và các loại đồ uống có gas

2. Thay đổi phong cách sinh hoạt

Bên cạnh chế độ ăn uống không phù hợp, lối sống không lành mạnh cũng có thể dẫn đến đau dạ dày. Do đó, người bệnh cần chú ý thay đổi phong cách sinh hoạt như:

  • Chia nhỏ các bữa ăn và ăn thường xuyên hơn để tránh gây áp lực lên dạ dày.
  • Hạn chế căng thẳng, stress có thể giảm mức độ nghiêm trọng của các cơn đau dạ dày. Người bệnh có thể tham khảo các biện pháp thư giãn như thiền định, yoga, bài tập hít thở và massage.
  • Thường xuyên vận động cơ thể, luyện tập thể dục thể thao hàng ngày để tăng cường sức khỏe tổng thể và ngăn ngừa các cơn đau.
  • Ngủ đủ giấc từ 7 – 8 tiếng mỗi ngày để hỗ trợ hệ thống tiêu hóa và ngăn ngừa các cơn đau.

Chẩn đoán và điều trị đau dạ dày

Đau dạ dày có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lý tiềm ẩn. Do đó, nếu các cơn đau kéo dài sau khi áp dụng các biện pháp cải thiện tại nhà, người bệnh nên đến bệnh viện thực hiện chẩn đoán và điều trị theo phác đồ của bác sĩ.

1. Chẩn đoán

Các xét nghiệm thường được sử dụng để chẩn đoán tình trạng đau dạ dày thường bao gồm:

HP dạ dày có chữa khỏi được không
Đến bệnh viện thực hiện xét nghiệm và điều trị theo phác đồ của bác sĩ
  • Xét nghiệm xác định nhiễm khuẩn H.pylori: Bác sĩ có thể đề nghị thực hiện xét nghiệm hơi thở, xét nghiệm phận và xét nghiệm máu để xác định tình trạng nhiễm vi khuẩn Hp ở dạ dày.
  • Nội soi dạ dày: Bác sĩ có thể sử dụng một ống nội soi đưa xuống cổ họng, thực quản, dạ dày, ruột nôn để kiểm tra các dấu hiệu viêm và bệnh lý liên quan. Bác sĩ cũng có thể lấy mẫu mô thông qua nội soi và tiến hành xét nghiệm ở phòng thí nghiệm để xác định các nguyên nhân nghiêm trọng gây đau dạ dày.
  • Chụp X – quang đường tiêu hóa trên: Hình ảnh thông qua X – quang có thể giúp bác sĩ xác nhận tình trạng viêm loét dạ dày tá tràng, tắc nghẽn dạ dày hoặc các bất thường khác.

2. Điều trị đau dạ dày

Các biện pháp điều trị đau dạ dày phụ thuộc vào nguyên nhân cơ bản. Phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng, bác sĩ có thể đề nghị các loại  và phương pháp điều trị như:

  • Thuốc làm giảm sản xuất axit dạ dày có thể làm giảm nồng độ axit ở đường tiêu hóa. Thuốc có tác dụng hỗ trợ giảm đau dạ dày và ngăn ngừa tình trạng viêm loét. Các loại thuốc phổ biến bao gồm Famotidine, Cimetidine và Nizatidine.
  • Thuốc ức chế bơm proton ngăn chặn sản xuất axit và hỗ trợ chữa lành các vết loét ở dạ dày. Các loại thuốc phổ biến bao gồm Omeprazole, Lansoprazole, Rabeprazole, Esomeprazole, Dexlansoprazole và Pantoprazole. Lạm dụng thuốc ức chế bơm proton, đặc biệt là ở liều cao, có thể làm tăng nguy cơ gãy xương hông, cổ tay và cột sống. Trao đổi với bác sĩ để được hướng dẫn và tư vấn phòng ngừa các nguy cơ này.
  • Thuốc kháng axit có tác dụng trung hòa axit dạ dày và giúp giảm đau nhanh chóng. Tác dụng phụ có thể bao gồm táo bón hoặc tiêu chảy.
  • Thuốc kháng sinh có thể loại bỏ H. pylori trong đường tiêu hóa và ngăn ngừa các vết loét. Thông thường bác sĩ có thể đề nghị kết hợp kháng sinh, chẳng hạn như clarithromycin và amoxicillin hoặc metronidazole để tiêu diệt vi khuẩn Hp. Thông thường thuốc kháng sinh được sử dụng liên tục trong 7 – 14 ngày để đạt hiệu quả tốt nhất.

Biện pháp phòng ngừa

Không có biện pháp phòng ngừa tất cả các nguyên nhân gây đau dạ dày. Tuy nhiên, người bệnh có thể giảm thiểu nguy cơ bị đau dạ dày bằng cách làm như sau:

đau dạ dày bao lâu khỏi
Thay đổi chế độ ăn uống và phong cách sống có thể ngăn ngừa đau dạ dày
  • Thay đổi chế độ ăn uống, ăn nhiều bữa nhỏ trong ngày.
  • Uống nhiều nước.
  • Không nằm ngay sau ăn, điều này có thể gây ợ nóng, đau dạ dày và trào ngược dạ dày thực quản.
  • Tránh sử dụng các loại đồ uống chứa axit, nước uống có gas, cà phê và các loại nước trái cây có chứa axit citric.
  • Không uống rượu hoặc uống rượu với nồng độ phù hợp. Liều lượng rượu tối đa cho phụ nữ là một ly mỗi ngày và hai ly mỗi ngày cho nam giới.
  • Không hút thuốc hoặc hút thuốc lá thụ động.
  • Sử dụng thuốc an toàn, đặc biệt là aspirin, ibuprofen, naproxen và bất kỳ loại thuốc nào khác có thể gây kích ứng niêm mạc dạ dày, gây viêm và đau.

Trong trường hợp được chẩn đoán rối loạn đường ruột như bệnh Crohn, người bệnh cần tuân theo chế độ ăn uống mà bác sĩ đã đề nghị để giảm thiểu các cơn đau dạ dày và khó chịu. Người bệnh trào ngược dạ dày không nên ăn trước khi ngủ hai giờ.

Trong các trường hợp không nghiêm trọng, đau dạ dày có thể tự khỏi mà không cần điều trị. Tuy nhiên, đôi khi đau dạ dày có thể cần điều trị y tế để tránh các rủi ro không mong muốn. Do đó, nếu cơn đau kéo dài liên tục trong 3 – 5 ngày hoặc trở nên nghiêm trọng, người bệnh nên đến bệnh viện thực hiện xét nghiệm và điều trị phù hợp.