Đau bụng (trên – dưới) và đau lưng là bị gì? Có nguy hiểm?

Đau bụng và đau lưng đồng nhất có phải bệnh nguy hiểm không? Những nguyên nhân nào gây ra bệnh? Có cách nào điều trị không? Làm thế nào để không bị bệnh? Hãy cùng chúng tôi nghiên cứu về những câu hỏi này!

Đau bụng và đau lưng là bị gì?

Đối với phụ nữ, hiện tượng đau bụng và đau lưng không quá xa lạ vì đây là hiện tượng báo hiệu một số vấn đề tự nhiên như: Đau bụng và đau lưng khi có kinh, đau bụng và đau lưng khi mang thai, đau bụng và đau lưng sau khi quan hệ,… Tuy nhiên, đau bụng và đau lưng ở nam thì phần lớn là dấu hiệu cảnh báo bệnh lý.

Tuy vậy, không phải lúc nào trường hợp này cũng báo hiệu kinh nguyệt hay mang thai mà do bệnh hoặc yếu tố khác gây ra đặc biệt đối với nam giới và nữ giới đã bước sang giai đoạn tiền mãn kinh, mãn kinh.

Khi có hiện tượng đau đồng thời vùng ổ bụng cùng phần cột sống hoặc mô mềm sau lưng ta nên cẩn trọng, cơn đau có thể diễn ra âm ỉ hoặc dữ dội.

Đau bụng và đau lưng là biểu hiện của nhiều triệu chứng
Đau bụng và đau lưng là biểu hiện của nhiều triệu chứng

Ổ bụng chứa nhiều cơ quan nội tạng quan trọng nhưng lại có ít dây thần kinh bao quanh chính vì vậy những căn bệnh ở ổ bụng thường diễn tiến rất âm thầm nên ta thường rất khó phát hiện trừ một số bệnh như lở loét hay vi khuẩn, virus xâm nhập vào bên trong.

Khi đau đớn kéo dài kèm theo nhiều triệu chứng đáng lo như ốm sốt, mệt mỏi, chán ăn thì khả năng bị bệnh gây đau bụng là đau lưng là rất lớn.

Bị đau bụng và đau lưng dưới do đâu?

Nếu đau bụng và đau lưng bên phải đồng nhất diễn ra trong khoảng thời gian dài thì đây chính là dấu hiệu của một số bệnh lý về cơ quan nội tạng gây đau bụng sau đó kích thích đến dây thần kinh phía sau gây ra đau lưng.

Các bệnh liên quan tới cơ quan tụy

Tụy là một trong những cơ quan thuộc hệ tiêu hoá, về vị trí mật nằm sau dạ dày và vắt qua đốt sống thắt lưng trên. Tụy giữ đồng thời 2 vai trò ngoại tiết và nội tiết giúp tiêu hoá thức ăn và tiết ra insulin trong máu.

Vì vị trí của tụy liên quan tới cả bụng và cột sống nên khi bị bệnh về tuỵ người bệnh thường xuất hiện đau bụng và đau lưng dưới.

Đối với tụy, thông thường người bệnh sẽ xuất hiện 1 trong 3 dạng bệnh sau:

  • Bệnh viêm tụy dạng cấp tính với biểu hiện nôn mửa, tiêu chảy hoặc táo, các cơn đau thắt của bệnh bắt nguồn từ thượng vị kéo xuống dạ dày rồi lan cả ra sau lưng.
  • Viêm tụy dạng mãn tính.
  • Khối u trong tụy gây ra chèn ép lên các dây thần kinh và tạo nên những cơn đau âm ỉ vùng bụng, lưng.

Các bệnh liên quan tới cơ quan túi mật

Túi mật có kích thước nhỏ, nằm dưới gan, dưới sườn bên phải, túi mật có nhiệm vụ tích trữ dịch do gan tạo ra. Dịch này có nhiệm vụ phân huỷ các chất béo và hỗ trợ tiêu hoá thức ăn. Đối với túi mật, người bệnh có thể gặp bệnh tắc ống mật.

Tắc ống mật: Khi cơ thể bị sỏi mật, ung thư túi mật hay hẹp đường mật sẽ dẫn tới hiện tượng ống dẫn mật bị thu hẹp khiến dịch bị tắc nghẽn không thể đổ xuống ruột non gây ra tắc nghẽn. Cơn đau thắt do tắc ống mật sẽ kéo dài liên tục dưới 6 tiếng. Người bệnh có thể xuất hiện thêm hiện tượng da chuyển màu sang vàng, nước tiểu có màu vàng đục, ngứa ngáy như lên dị ứng, phát ban.

Nếu thời gian đau đã vượt quá 6 tiếng thì người bệnh đang đối mặt với nguy cơ bị viêm túi mật dạng cấp tính hoặc tắc ống mật dạng nặng không tự lưu thông được.

Bệnh về tử cung – buồng trứng

Đối với phụ nữ, đau bụng dưới kết hợp với đau lưng có thể là biểu hiện của viêm buồng trứng hoặc u xơ tử cung. Nữ giới có thể có thêm một số biểu hiện khác đi kèm như mệt mỏi, sốt, kinh nguyệt ra không đều hoặc rong kinh.

Khi gặp các vấn để về tử cung, buồng trứng phụ nữ sẽ cảm thấy đau ở bụng và lưng
Khi gặp các vấn để về tử cung, buồng trứng phụ nữ sẽ cảm thấy đau ở bụng và lưng
  • Viêm buồng trứng xảy ra khi phụ nữ quan hệ tình dục không an toàn hoặc do vấn đề vệ sinh phụ khoa dẫn tới nhiễm trùng do vi khuẩn, nấm tấn công phụ khoa và buồng trứng.
  • U xơ tử cung xuất hiện nhiều hơn ở phụ nữ ngoài 40 tuổi sau khi đã hoàn thành quá trình sinh nở.

Các khối u trong bụng

Các khối u khi mới hình thành rất khó phát hiện vì dường như chúng không có bất kì một triệu chứng, một phản ứng nào cả. Khi đã phát đau tại lưng và bụng thì rất có thể khối u này đã lớn tới độ chèn vào các dây thần kinh vùng lưng và chèn ép các cơ quan nội tạng, thu hẹp đường dẫn của các cơ quan này.

Các khối u trong bụng có thể là khối u lành tính nếu phát triển chậm và không có dấu hiệu lan rộng ra các cơ quan khác. Trong trường hợp ngược lại thì được gọi là ung thư. Các khối u có thể xuất hiện tại mọi vị trí trong cơ quan nội tạng.

Các bệnh lao trong ổ bụng

Vi khuẩn lao có khả năng xâm nhập và tấn công các cơ quan nội tạng trong bụng, lao là căn bệnh có thể chữa được nhưng vi khuẩn lao rất cứng đầu và dễ kháng thuốc nên các bệnh này vẫn được xét là bệnh nguy hiểm tới tính mạng.

Lao tại cơ quan nội tạng có thể xảy ra sau khi bị lao phổi, lao hầu họng. Người bệnh có thể có thêm một số triệu chứng như chán ăn, tiêu chảy thường xuyên,…

Viêm loét dạ dày – tá tràng

Trường hợp này rất phổ biến đặc biệt là với nam giới ngoài 40 tuổi nếu sử dụng rượu bia, hút thuốc lá nhiều hoặc những người có thói quen ăn cay, chua. Bệnh hình thành do vi khuẩn gây ra khiến niêm mạc vùng dạ dày, tá tràng bị xói mòn tạo ra các vết lở loét.

Khi những vết lở loét phát triển thành các vết thủng thì người bệnh sẽ trở nên rất đau đớn do dịch axit trong dạ dày bị tràn ra ngoài gây bỏng, tổn thương tới các bộ phận khác.

Ngoài ra đau bụng và đau lưng còn là biểu hiện của nhiều bệnh khác nhưng với tỉ lệ ít hơn như viêm khớp, áp xe cơ quan nội tạng, ung thư thực quản, một số bệnh liên quan tới tim,…

Đau bụng và đau lưng có nguy hiểm không? Khi nào cần gặp bác sĩ?

Trên thực tế, đau bụng và đau lưng được coi là nguy hiểm vì đa phần liên quan tới các cơ quan nội tạng trong cơ thể. Và như đã trình bày ở trên khi đã cảm thấy đau đa phần là các bệnh đang trên đà phát triển ở giai đoạn giữa hoặc cuối nên mức độ trầm trọng càng tăng lên đáng kể.

Khi có các triệu chứng dưới đây hãy đi thăm khám sớm
Khi có các triệu chứng dưới đây hãy đi thăm khám sớm

Ngay khi gặp triệu chứng đau âm ỉ tại vùng bụng mềm và sau lưng kéo dài nửa ngày ta đã nên tới gặp bác sĩ. Đặc biệt khi xuất hiện thêm các triệu chứng sau:

  • Da chuyển màu sang tím tái hoặc vàng da.
  • Tiêu chảy, buồn nôn, ăn không tiêu.
  • Huyết áp tăng nhanh, nhiệt độ cơ thể giảm.
  • Ngất xỉu.
  • Cánh tay và hàm cũng bị đau, tê bì.
  • Sốt.
  • Tức ngực, khó thở.

Phương pháp điều trị bệnh đau vùng lưng bụng hiệu quả

Để điều trị các bệnh về đau bụng và đau lưng đồng nhất, người bệnh có thể sử dụng một trong ba phương pháp Tây y, Đông y và các Mẹo chữa tại nhà. Mỗi phương pháp đều có ưu nhược điểm riêng, người bệnh nên lựa chọn phương pháp thích hợp nhất với tình trạng bệnh và nhu cầu chữa trị của bản thân.

Tuy nhiên, dù chọn phương pháp nào cũng cần phải tới những cơ sở uy tín cùng các bác sĩ có chuyên môn cao, trình độ tốt.

Chữa bệnh với phương pháp Tây y

Tây y là phương pháp chữa hiện đại nhất ngày nay với nhiều ưu điểm như trị bệnh nhanh, phù hợp với xử lý các trường hợp cấp tính và bệnh nặng. Các chẩn đoán của Tây y cũng rất chính xác nhờ áp dụng hệ thống máy móc hiện tại tân tiến khiến người bệnh cũng có thể tự nhận biết được tình trạng bệnh của bản thân.

Một số loại thuốc Tây có tác dụng đặc trị đau lưng, đau bụng như nhóm thuốc giảm đau (I. II. III), thuốc kháng viêm (Aspirin, Diclofenac, Ibuprofen…), thuốc giãn cơ (Soma, Parafon Forte, Diazepam…).

Tuy nhiên, Tây y cũng mang tới một số tác dụng phụ như dị ứng với các loại thuốc và người bệnh có thể bị phụ thuộc vào thuốc. Cả hai trường hợp này đều gây ra nhiều hệ luỵ khác đối với bệnh nhân và có thể ảnh hưởng nhiều hơn tới các cơ quan nội tạng.

Để chữa trị triệu chứng đau bụng và đau lưng cần khám lâm sàng bằng cách chụp chiếu và làm các bài kiểm tra về nước tiểu, máu, vận động thì mới có thể kết luận được nguyên nhân chính gây ra tình trạng trên.

Nếu không quá nguy hiểm người bệnh có thể được điều trị tại nhà cùng với các loại thuốc đặc trị bệnh kết hợp với một số thuốc giảm đau hiệu quả giúp người bệnh không bị những cơn đau hành hạ.

Chữa bệnh với phương pháp Đông y

Đây là phương pháp được nhiều người cao tuổi tin dùng vì các bài thuốc rất lành tính, có thể điều trị nhiều bệnh dạng mãn tính mà Tây y không thể kiểm soát được.

Phương pháp áp dụng chẩn đoán bằng mạch, huyết áp và kết hợp với một số phương pháp chẩn đoán hiện đại nên độ chính xác ở mức tương đối, người bệnh hoàn toàn có thể biết đúng tình trạng bệnh của bản thân.

Đông y cũng có một số nhược điểm là phải sử dụng thuốc trong thời gian khá dài, các thuốc đông y cũng không hề dễ uống vị đắng, khó nuốt theo đúng phương châm “thuốc đắng dã tật”. Ngoài ra việc chuẩn bị thuốc cũng không phải dễ dàng, người bệnh phải đun thuốc trong cả tiếng đồng hồ mới có thể sử dụng.

Chất lượng của thuốc cũng là điều đáng quan ngại vì không được kiểm soát chặt chẽ dù là thuốc dạng dược liệu tươi hay đã được đặc chế sẵn.

Điều trị bệnh theo phương pháp Đông y cần sử dụng nhiều vị thuốc
Điều trị bệnh theo phương pháp Đông y cần sử dụng nhiều vị thuốc

Trong điều trị chứng đau lưng kèm đau bụng, bác sĩ cũng sẽ tiến hành điều trị tương tự như phương pháp Tây y là sử dụng thuốc đặc trị nguyên nhân kết hợp thuốc giảm đau để giúp bệnh nhân có thể sinh hoạt bình thường. Lưu ý rằng các bệnh dạng cấp tính, cấp cứu không được điều trị bằng phương pháp này.

Mẹo chữa tại nhà

Các mẹo chữa tại nhà có thể hỗ trợ khi điều trị chứng đau bụng và đau lưng. Ưu điểm của phương pháp này là rất lành tính, dược liệu dễ tìm kiếm, dễ sử dụng và phần lớn được chứng thực qua cả Đông – Tây y.

Tuy vậy đây không hẳn là một phương pháp điều trị độc lập nhất là với các bệnh có chiều sâu và phức tạp như các bệnh gây ra đau bụng, đau lưng. Ta chỉ sử dụng các mẹo để bổ trợ cho phương pháp điều trị chính.

Đối với điều trị đau bụng và đau lưng theo mẹo chữa tại nhà ta cũng chỉ tập trung vào phần giảm đau bằng cách:

Áp dụng chườm nóng

Chườm nóng giúp làm giảm các cơn đau tại bụng khá nhanh do nhiệt độ cao giúp các mạch máu giãn nở đồng thời khiến ta cảm thấy dễ chịu. Để thực hiện ta có thể dùng nước sôi, hỗn hợp muối rang lá thảo dược, xông hơi tắm nóng và các loại cao dán.

Nước sôi: Ủ bụng bằng nước sôi rất đơn giản, sau khi đun nước đã đủ nhiệt 70-100 độ ta đổ nước nóng vào túi chườm rồi chườm tại vùng đau trong khoảng 15-30 phút. Khi chườm kết hợp với nghỉ ngơi tại chỗ. Ngoài ta người bệnh có thể kết hợp uống nước nóng nếu thấy nhiệt độ trong cơ thể hạ và cảm thấy mệt mỏi.

Hỗn hợp muối thảo dược: Muối rang thảo dược như lá lốt, lá ngải cứu có tác dụng giảm đau vô cùng hiệu quả đặc biệt với xương cột sống và ổ bụng. Ta thực hiện như sau:

  • Chuẩn bị 3 – 4 lạng muối hột nguyên chất cùng một nắm lá dược liệu.
  • Sau khi sơ chế dược liệu, sao muối và dược liệu trên chảo khô tới khi hỗn hợp chuyển sang màu vàng nâu, lá dược liệu khô lại là có thể sử dụng.
  • Cho hỗn hợp vào khăn sạch hoặc túi chườm thảo dược chuyên dụng, đắp hoặc ấn, miết lên lưng, xương đau và ủ ở bụng, mô mềm. Chườm cho tới khi hỗn hợp hết nóng là được.

Nên thực hiện thường xuyên 2 lần mỗi ngày vào sáng sớm và trước khi đi ngủ để có giấc ngủ sâu, chất lượng và đảm bảo hoạt động cả ngày.

Xông hơi tắm nóng: Xông hơi tắm nóng có tác dụng làm cho các tế bào, mạch máu nở ra kích thích máu lưu thông, giảm đau đớn, điều hoà huyệt lạc. Ta nên làm theo cách sau:

  • Chuẩn bị 2 nắm lá dược liệu có thể là lá mùi, lá xông, lá lốt.
  • Sơ chế rồi đun một nồi nước lớn các lá dược liệu.
  • Đổ nước và lá ra một chiếc chậu nhỏ, người bệnh ngồi chắc chắn bên cạnh chậu rồi phủ kín chăn lên cơ thể và chậu. Để cơ thể tiếp xúc, xông với hơi nước trong khoảng 10 phút rồi bỏ khăn ra.
  • Phần nước sau đó sử dụng để tắm khi còn ấm.
Xông hơi giúp giảm thiểu tình trạng đau nhức
Xông hơi giúp giảm thiểu tình trạng đau nhức

Lưu ý rằng phải thực hiện phương pháp này trong phòng kín, tránh nơi gió lùa vì các lỗ chân lông và huyệt lạc đang mở nên cơ thể có thể bị nhiễm lạnh, nhiễm khí độc.

Cao dán: Cao dán có công hiệu làm tê dịu phần đau do có các dược phẩm giảm đau ngoài da, cách này chỉ có thể giúp giảm đau tạm thời không phải điều trị bệnh.

Ta có thể dùng cao dán salonpas, salonsip, cao dán dược liệu dán trực tiếp lên khu vực đau. Tuy nhiên cao dán chỉ áp dụng tại lưng, xương, không áp dụng tại vùng bụng.

Biện pháp phòng ngừa bệnh đau bụng kèm đau lưng

Bệnh tật không chừa một ai nên ta luôn phải thực hiện các biện pháp cải thiện và phòng ngừa bệnh:

  • Luôn thăm khám sức khỏe định kỳ để nắm được tình trạng của cơ thể, tránh để bệnh phát tác mới đi khám. Khi có triệu chứng bệnh cần đi khám ngay không chần chừ hay đợi bệnh tự hết.
  • Áp dụng chế độ sống lành mạnh, ăn uống điều độ đủ chất giúp hệ thống cơ quan nội tạng không bị áp lực, không bị quá tải.
  • Cân bằng cuộc sống và nghỉ ngơi, nên nhớ rằng các cơ quan chỉ được nghỉ ngơi khi ta ngủ đúng giờ, ngủ đủ giấc.
  • Luôn uống đủ nước mỗi ngày, nước giúp máu di chuyển và cung cấp dưỡng chất nuôi cơ thể.
  • Không để cơ thể trì trệ, luôn chú ý tới vấn đề tập luyện.

Trên đây là những thông tin về đau bụng và đau lưng đồng nhất, đây là triệu chứng không thể xem nhẹ và cần can thiệp sớm bởi rất có thể các cơ quan nội tạng của chúng ta đang bị tổn thương nặng nề!