Đau bụng bên phải là bị gì? Cách nhận biết, điều trị

Đau bụng bên phải là một trong những than phiền nhưng chủ quan của người bệnh. Tình trạng này có thể là cơn đau thông thường và được kiểm soát bằng nhiều cách khác nhau, bao gồm các biện pháp chăm sóc tại nhà và sử dụng thuốc không kê đơn. Tuy nhiên ở một số trường hợp, đau quặn bụng bên phải là dấu hiệu cảnh báo của nhiều bệnh lý nguy hiểm. Cụ thể như viêm ruột thừa, viêm ống dẫn trứng, u nang buồng trứng, có thai ngoài tử cung…

Đau bụng bên phải là bị gì? Cách nhận biết, điều trị
Tìm hiểu đau bụng bên phải là bị gì? Cách nhận biết và phương pháp điều trị

Phân khu vùng bụng

Theo Y khoa, vùng bụng của con người được chia thành những phần như sau:

  • Vùng quanh rốn: Ruột non.
  • Vùng trên rốn: Gồm những cơ quan đại tràng ngang, dạ dày, tụy, thùy gan trái.
  • Vùng dưới rốn: Tử cung và bàng quang.
  • Vùng mạn sườn phải: Niệu quản phải, đại tràng trên.
  • Vùng dưới sườn phải: Gồm những bộ phận gan, tá tràng, thận phải, túi mật.
  • Hố chậu trái: Vòi trứng, đại tràng xích ma và buồng trứng.

Việc hiểu phân khu vùng bụng và vị trí đau bụng sẽ giúp người bệnh chẩn đoán chính xác hơn về những bệnh lý liên quan. Chính vì thế nếu nhận thấy cơn đau xuất hiện ở những vị trí có cơ quan quan trọng, người bệnh nên sớm đến bệnh viện để được bác sĩ chuyên khoa kiểm tra, xác định chính xác nguyên nhân gây đau và áp dụng các phương pháp điều trị thích hợp.

Đau bụng bên phải là bị gì?

Cơn đau phát sinh tại vùng bụng dưới bên phải có thể là dấu hiệu của những bệnh lý sau:

1. Đau bụng bên phải phía trên

Người bệnh nên sớm tiến hành thăm khám và điều trị khi nhận thấy cơn đau quặn xuất hiện ở vùng bụng bên phải phía trên. Bởi cơn đau phát sinh tại vị trí này có thể là do bạn đang mắc phải một số vấn đề, bệnh lý nghiêm trọng sau:

Bệnh ở gan

Đau bụng bên phải thể hiện cho tình trạng đau gan hay nghiêm trọng hơn là ung thư gan, viêm gan. Đặc điểm chung của những bệnh lý này là không biểu hiện nhiều triệu chứng. Cơn đau xảy ra do các bệnh lý về gan thường nhẹ, cơn đau âm ỉ  tại ổ bụng phải.

Trường hợp nặng có thể phát sinh nhiều triệu chứng khác gồm sụt cân không rõ nguyên nhân, vàng mắt, vàng da, kém ăn, ăn không ngon miệng, cơ thể mệt mỏi, suy nhược.

Bệnh về gan
Đau bụng bên phải là biểu hiện của tình trạng đau gan, ung thư gan, viêm gan

Nhiễm trùng / tắc ống mật, túi mật

Tình trạng nhiễm trùng / tắc ống mật, túi mật xuất hiện đồng thời với biểu hiện đau quặn, đau nhói tại vùng bụng bên phải, đau chấn thủy. Cơn đau thường phát sinh theo từng đợt. Mỗi đợt  tái phát đều có mức độ nghiêm trọng và rất dữ dội. Tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể, khoảng cách giữa hai đợt tái phát cơn đau đôi khi là vài ngày, một vài tháng hay thậm chí là vài năm.

Những dấu hiệu giúp nhận biết sớm tình trạng nhiễm trùng ống mật, túi mật:

  • Rối loạn tiêu hóa
  • Thở nhanh, lú lẫn, đánh trống ngực
  • Đau nặng ở bụng bên phải. Tình trạng nhiễm trùng túi mật thường phát sinh ra những cơn đau quặn mật, quặn gan…
  • Sốt. Triệu chứng sốt phát sinh trên 90% bệnh nhân mắc bệnh nhiễm trùng hệ thống đường ống mật hay nhiễm trùng ở túi mật.

Dấu hiệu nhận biết tắc ống mật, túi mật:

  • Tắc mật khiến phân thải ra có màu bạc như phân cò Kết mạc mắt vàng
  • Da có màu vàng sẫm
  • Nước tiểu có màu vàng sậm tương tự như trà đặc
  • Bệnh nhân có thể bị ngứa do tắc mật nhiều
  • Cơn đau phát sinh dưới sườn phải (vùng bụng trên bên phải) kèm theo cảm giác buồn nôn, nôn ói, sốt. Những triệu chứng đi kèm thường rõ ràng hơn khi có tình trạng viêm đường mật xuất hiện đồng thời.

Đau ruột già

Những người bị đau ruột già sẽ có cảm giác như bụng sinh trướng, một phần của ruột già cuộn lại, có thể kèm theo triệu chứng tiêu chảy hoặc táo bón. Ngay sau khi đi trung tiện, người bệnh sẽ cảm thấy nhẹ nhàng hơn, cảm giác khó chịu thuyên giảm.

Đau thận phải

Đau lưng bên phải tiến triển và lan rộng đến vùng bụng là dấu hiệu cảnh báo của chứng đau thận phải.

Thận được xác định là một trong những cơ quan quan trọng của cơ thể người. Bởi cơ quan này đảm nhận nhiều chức năng quan trọng. Cụ thể như lọc máu và đào thải độc tố ra bên ngoài, bài tiết nước tiểu, điều hòa thể tích máu, tham gia vào quá trình chuyển hóa glucose, vitamin D3, điều hòa huyết áp, tham gia sản xuất erythropoietin, thúc đẩy tủy xương sản sinh hồng cầu khi hàm lượng oxy mô giảm.

Nếu cơn đau thận phải phát sinh, người bệnh cần sớm tiến hành khám chữa bệnh. Bởi tình trạng này có thể phát sinh khi bạn mất phải một số bệnh lý nghiêm trọng gồm sỏi thận, viêm bể thận…

Đau thận phải
Đau lưng bên phải tiến triển và lan rộng đến vùng bụng là dấu hiệu cảnh báo của chứng đau thận phải

2. Đau bụng bên phải phía dưới

Đau bụng bên phải phía dưới là dấu hiệu cảnh báo của những bệnh lý sau:

Viêm ruột thừa

Đau bụng quanh rốn, đau bụng bên phải phía dưới là một trong những triệu chứng giúp cảnh báo sớm bệnh viêm ruột thừa. Bệnh lý này cần được điều trị y tế ngay lập tức để dự phòng tình trạng vỡ ruột thừa dẫn đến tử vong. Thông thường phẫu thuật là phương pháp được chỉ định để điều trị viêm ruột thừa.

Để nhận biết bệnh viêm ruột thừa, người bệnh có thể dựa vào những triệu chứng sau:

  • Phát sinh ra những cơn đau âm ỉ tại vùng bụng ở rốn vào thời gian đầu. Sau đó cơn đau sẽ trở nên nghiêm trọng và nặng nề hơn.
  • Đau thắt và nhói nghiêm trọng khi vận động mạnh, ho, thường kèm theo biểu hiệu sốt, thân nhiệt cao.
  • Có cảm giác đau nhói nghiêm trọng xung quanh rốn hoặc đau nhói, quặn thắt tại vùng bụng bên phải phía dưới. Cơn đau có thể kèm theo cảm giác buồn nôn, nôn ói, tiêu chảy hoặc táo bón (rối loạn tiêu hóa), phình bụng.

Bệnh viêm đại tràng

Đại tràng là một trong những bộ phận nằm ở ổ bụng dưới. Đối với những trường hợp cơn đau phát sinh ở bên phải, phía dưới thì những tổn thương tồn tại ở gần manh tràng. Ngoài tình trạng đau nhói ở bụng dưới bên phải, người bị viêm đại tràng còn đối mặt với nhiều triệu chứng khó chịu sau:

  • Người bệnh mệt mỏi, suy nhược, ăn ngủ kém
  • Suy giảm trí nhớ, sốt, hay cáu giận
  • Rối loạn đại tiện ( phân có lẫn dịch nhầy hoặc lẫn máu, đi ngoài nhiều lần, táo bón đi lỏng xen kẽ (viêm đại tràng khu vực), táo bón), bị đau hậu môn sau khi đi ngoài
  • Đi ngoài phân có máu
  • Ấn tay vào hố chậu phát ra tiếng óc ách, hướng hơi, đau khi ấn dọc khung đại tràng.
Bệnh viêm đại tràng
Bệnh viêm đại tràng khiến người bệnh đau nhói ở bụng dưới bên phải, cơ thể mệt mỏi, suy nhược, ăn ngủ kém

Viêm bàng quang

Bệnh viêm bàng quang hình thành và phát triển có thể làm phát sinh cơn đau bụng bên phải phía dưới. Bệnh lý này thể hiện cho tình trạng nhiễm khuẩn tại bàng quang. Theo kêt quả nghiên cứu viêm bàng quang phát sinh do cơ thể bị nhiễm vi khuẩn, kết hợp cùng với những yếu tố thuận lợi. Từ đó khiến bệnh phát triển một cách mạnh mẽ.

Viêm bàng quang thường xảy ra do sự tác động của các vi khuẩn gram (-), khoảng 90% trường hợp. 10% còn lại là do sự tác động của các vi khuẩn gram (+). Trong đó vi khuẩn Escherichia col, Proteus mirabilis, Klebsiella, Staphylococcus saprophyticus, Pseudomonas aeruginosa, Staphylococcus aureus là thường gặp nhất.

Viêm bàng quang phát sinh với những dấu hiệu sau:

  • Tiểu buốt, nước tiểu có mủ ở cuối bãi, tiểu máu
  • Phát sinh cơn đau nhẹ hoặc đau dữ dội ở vùng trên khớp mu, bên phải bụng phía dưới khi bàng quang có dấu hiệu căng. Đối với phụ nữ cơn đau có thể lan rộng sang âm hộ, niệu đạo, đau nhiều. Khi tiểu xong, cảm giác đau thường giảm hoặc hết
  • Tiểu nhiều lần trong ngày, sốt.

Đau bụng dưới bên phải ở phụ nữ

  • Đau bụng kinh: Cơn đau phát sinh tại bụng dưới bên phải trong hoặc trước thời kỳ kinh nguyệt. Hiện tượng này hết sức bình thường.
  • Mang thai ngoài tử cung: Phát sinh cơn đau dữ dội và nghiêm trọng ở vùng bụng dưới. Cơn đau có thể xuất hiện ở bên phải hoặc bên trái.
  • Viêm ống dẫn trứng: Viêm ống dẫn trứng khiến bệnh nhân bị đau tại bụng dưới bên phải. Cơn đau sẽ trở nên nặng nề hơn khi giao hợp.
  • U nang buồng trứng: U nang buồng trứng phải gây đau bụng dưới bên phải hoặc đau bên trái khi bị u nang buồng trứng trái. Bệnh nhân bị rối loạn kinh nguyệt nên phát sinh đồng thời biểu hiện đau ở khối u nang và đau bụng. Để chẩn đoán, bác sĩ chuyên khoa cần tiến hành soi âm đạo và nắn bụng.
  • Lạc nội mạc tử cung: Trong thời kỳ kinh nguyệt, bệnh lạc nội mạc tử cung gây ra những cơn đau dữ dội. Nguyên nhân là do các tế bào trong tử cung di chuyển và đi lạc ra ngoài, khu trú và bám vào khu vực bên ngoài tử cung nhưng vẫn phát triển, khiến máu kinh ra nhiều, bệnh đau dữ dội.
  • U xơ tử cung: Đau tức vùng bụng dưới âm ỉ (bên phải hoặc trái), máu kinh ra nhiều và rối loạn kinh nguyệt là những triệu chứng xảy ra phổ biến nhất của bệnh u xơ tử cung. Những u xơ này lành tính và hình thành ở nhiều vị trí khác nhau trong tử cung. Tuy nhiên nếu không sớm xử lý, khối u lành tính có thể chuyển thành u xơ ác tính.
  • Ung thư buồng trứng: Ung thư buồng trứng là bệnh nguy hiểm. Những tế bào ung thư xuất hiện và nhanh chóng lây lan. Điều này khiến bệnh nhân thường xuyên bị đau bụng dưới bên phải hoặc trái, đau dữ dội, có nguy cơ cao cắt bỏ buồng trứng.
  • Viêm vùng chậu: Cơn đau bụng dưới bên phải có thể phát sinh do viêm vùng chậu hoặc viêm nhiễm một số cơ quan sinh dục khác. Bao gồm tử cung, vòi trứng, buồng trứng…
Đau bụng dưới bên phải ở phụ nữ
Một số vấn đề, bệnh lý liên quan đến cơ quan sinh sản ở phụ nữ có thể làm phát sinh cơn đau bụng dưới bên phải

Cách nhận biết chứng đau bụng bên phải

Để nhận biết tình trạng đau bụng bên phải, người bệnh có thể dựa vào một số dấu hiệu sau:

  • Cơn đau phát sinh ở vùng bụng bên phải, phía trên hoặc dưới
  • Cơn đau có thể xuất hiện âm ỉ hoặc đau đớn nghiêm trọng, quặn thắt, đau nhói thành từng cơn tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh và từng trường hợp cụ thể
  • Đau nhiều hơn khi dùng tay ấn vào hoặc di chuyển
  • Cơn đau có thể xảy ra đồng thời với nhiều triệu chứng khó chịu khác. Bao gồm: Sốt, buồn nôn, nôn ói, cơ thể mệt mỏi, suy nhược, chán ăn, ăn không ngon miệng, tiểu rát, tiểu nhiều, tiểu ra máu hoặc nôn ra máu ở trường hợp nặng.

Đau bụng bên phải – Khi nào cần gặp bác sĩ?

Đau bụng bên phải có thể là triệu chứng cảnh báo của nhiều vấn đề, bệnh lý nguy hiểm. Trong trường hợp cơn đau không thể thuyên giảm sau khi nghỉ ngơi hoặc áp dụng các biện pháp chăm sóc tại nhà, cơn đau phát sinh không rõ nguyên nhân, người bệnh nên đến bệnh viện, trao đổi thông tin cùng với bác sĩ chuyên khoa để được kiểm tra, chẩn đoán nguyên nhân, mức độ nghiêm trọng. Từ đó đưa ra hướng điều trị thích hợp.

Ngoài ra bạn cần di chuyển đến bệnh viện ngay lập tức khi nhận thấy cơn cơ thể phát sinh những dấu hiệu bất thường sau:

  • Đau dữ dội, không thể chịu đựng hoặc kéo dài trên 24 tiếng đồng hồ
  • Phát sinh triệu chứng vàng da, vàng mắt
  • Phân nhạt màu, nước tiểu có màu đậm (triệu chứng tắc nghẽn đường mật)
  • Sụt cân không rõ nguyên nhân
  • Tiêu ra máu, nôn ra máu
  • Tứ chi lạnh, ra mồ hôi lạnh, mạch yếu, mặt xanh tái, tụt huyết áp
  • Sốt
  • Màng bụng bị kích thích, đau nhiều khi sờ vào bụng
  • Rùng mình
  • Khó thở
  • Đau bụng bên phải bên dưới, thường xuyên tái phát hoặc đau kéo dài.
Khám bác sĩ khi đau đớn dữ dội
Khám bác sĩ khi đau đớn dữ dội, không thể chịu đựng hoặc kéo dài trên 24 tiếng đồng hồ

Đau bụng bên phải được chẩn đoán như thế nào?

Đau bụng bên phải (đặc biệt là đau bụng dưới phải) thường liên quan đến những vấn đề, bệnh lý ở hệ tiết niệu, hệ thống tiêu hóa và cơ quan sinh sản. Để xác định chính xác nguyên nhân gây đau, bác sĩ chuyên khoa sẽ chỉ định các phương pháp chẩn đoán sau:

  • Siêu âm ổ bụng
  • Kiểm tra thể chất
  • Kiểm tra triệu chứng lâm sàng
  • Quét MRI
  • Quét CT
  • Nội soi: Phương pháp nội soi sử dụng ống nhỏ mềm có camera ở phần đầu và ánh sáng để đưa xuống cổ họng, thông qua ruột vào dạ dày để thu về hình ảnh vùng bụng dưới. Dựa vào hình ảnh, bác sĩ chuyên khoa sẽ xác định những tổn thương và tìm ra nguyên nhân gây đau.
  • Xét nghiệm máu: Nếu có nghi ngờ cơn đau phát sinh do nhiễm trùng, người bệnh sẽ được yêu cầu xét nghiệm máu để theo dõi các chỉ số và những vấn đề liên quan. Cụ thể như chỉ số tăng số lượng bạch cầu.

Phương pháp điều trị đau bụng bên phải

Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng, nguyên nhân gây đau, triệu chứng đi kèm và những tổn thương thực thể, phác điều trị ở mỗi trường hợp cụ thể không giống nhau.

1. Điều trị y tế

Đối với những trường hợp nghiêm trọng, nguyên nhân gây bệnh là những bệnh lý nguy hiểm (nhiễm trùng, bệnh lý về cơ quan sinh sản, bệnh về gan, tắc ống mật…), bác sĩ chuyên khoa sẽ kê cho bạn một đơn thuốc chữa bệnh. Cụ thể như thuốc giảm đau, thuốc điều trị nhiễm trùng và một số loại thuốc phù hợp khác.

Đối với những trường hợp cần được điều trị y tế khẩn cấp như mang thai ngoài tử cung, viêm ruột thừa, u nang buồng trứng, viêm ống dẫn trứng, viêm bàng quang… phương pháp phẫu thuật sẽ được chỉ định.

Phẫu thuật
Phẫu thuật ở những trường hợp mang thai ngoài tử cung, viêm ruột thừa, u nang buồng trứng, viêm ống dẫn trứng…

2. Biện pháp xử lý cơn đau tại nhà

Đối với những nguyên nhân gây đau không quá nghiêm trọng, liên quan đến hệ thống tiêu hóa như chướng bụng, đầy hơi… bệnh nhân có thể sử dụng thuốc giảm đau không kê đơn theo sự hướng dẫn của bác sĩ.

Trong trường hợp cơn đau phát sinh ở mức độ nhẹ, không kèm theo các triệu chứng bất thường hay nguy hiểm như chảy máu, người bệnh có thể làm dịu cơn đau bằng một số biện pháp chăm sóc tại nhà. Cụ thể như:

  • Uống đủ nước: Người bệnh cần uống nhiều nước mỗi ngày để đảm bảo cơ thể không bị thiếu nước. Từ đó giúp bảo vệ và tránh làm suy giảm chức năng của các bộ phận tồn tại trong cơ thể. Ngoài ra để giảm đau, bạn nên uống nước ấm.
  • Chườm nóng: Việc áp dụng biện pháp chườm nóng sẽ giúp bạn giảm đau hiệu quả. Để thực hiện biện pháp này, bạn cần dùng chai thủy tinh chứa nước ấm hoặc khăn ấm đặt lên khu vực bị đau trong 15 phút.
  • Nghỉ ngơi: Nghỉ ngơi là biện pháp xử lý cần được thực hiện đầu tiên khi cơn đau bụng bên phải phát sinh. Nằm nghỉ ngơi, tránh vận động mạnh hay di chuyển trong 30 phút sẽ giúp giảm đau, giảm mệt mỏi hiệu quả. Có thể nghỉ ngơi kết hợp với biện pháp chườm nóng hay uống nước ấm sẽ làm tăng hiệu quả giảm đau.
  • Xây dựng chế độ sinh hoạt và ăn uống phù hợp: Để là giảm mức độ nghiêm trọng của cơn đau và phòng ngừa tái phát, người bệnh nên xây dựng chế độ sinh hoạt và ăn uống phù hợp. Trong suốt thời gian điều trị, người bệnh cần tránh căng thẳng, làm việc quá sức, không thức khuya, không ăn quá no hoặc sử dụng những loại thực phẩm cứng, khó tiêu hóa, thức ăn chiên xào nhiều dầu mỡ, đồ ăn cay nóng, thức ăn nhanh. Tốt nhất bạn nên ăn những món ăn lỏng như cháo, súp, sữa ấm, canh rau củ quả… để hỗ trợ quá trình khắc phục cơ đau.
Xây dựng chế độ sinh hoạt và ăn uống phù hợp
Xây dựng chế độ sinh hoạt và ăn uống phù hợp để phòng ngừa và khắc phục chứng đau bụng bên phải

Đau bụng bên phải thường liên quan đến những vấn đề, bệnh lý ở hệ tiết niệu, hệ thống tiêu hóa và cơ quan sinh sản. Trong đó có các bệnh lý nguy hiểm cần được điều trị y tế khẩn cấp để tránh phát sinh rủi ro không mong muốn.

Vì thế, nếu nhận thấy cơn đau xuất hiện kéo dài hoặc thường xuyên tái phát, đau kèm theo các triệu chứng bất thường, người bệnh cần nhanh chóng di chuyển đến các cơ sở y tế, trao đổi thông tin cùng với bác sĩ chuyên khoa để tìm ra các phương pháp điều trị thích hợp.