Da chân bị nổi mẩn đỏ và ngứa là bệnh gì?

Chân bị nổi mẩn đỏ và ngứa ngáy là triệu chứng thường gặp của bệnh ghẻ, viêm da tiếp xúc, chàm tổ đỉa, nổi mề đay mẩn ngứa,… Mặc dù các bệnh lý này chỉ gây tổn thương ngoài da và không ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể. Tuy nhiên nếu không khắc phục đúng cách, da có thể bị ngứa ngáy kéo dài, gây bứt rứt, khó chịu và tác động không nhỏ đến chất lượng cuộc sống.

chân bị nổi mẩn đỏ và ngứa
Chân bị nổi mẩn đỏ và ngứa là biểu hiện của nhiều bệnh da liễu

Da chân bị nổi mẩn đỏ và ngứa ngáy – Do đâu?

Theo Bác sĩ Nguyễn Thị Nhuần – Giám đốc Chuyên môn Trung tâm Da liễu Đông y Việt Nam, Nguyên Phó Giám đốc Bệnh viện YHCT Trung ương, nổi mẩn đỏ và ngứa ngáy ở chân thường có mức độ nhẹ và hiếm khi ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể. Tuy nhiên nếu không sớm điều trị, tình trạng này có thể kéo dài, gây ra cảm giác bứt rứt, khó chịu và tác động không nhỏ đến chất lượng cuộc sống.

Trước khi can thiệp các biện pháp cải thiện, bạn cần xem xét triệu chứng lâm sàng và xác định nguyên nhân gây ra tình trạng này.

Dưới đây là một số bệnh lý có thể khiến da chân nổi mẩn đỏ và ngứa:

VTV2 đưa tin địa chỉ điều trị mề đay bằng thảo dược Đông y uy tín nhất hiện nay

Phóng sự VTV2 đưa tin Trung tâm Thuốc dân tộc là đơn vị khám chữa bệnh mề đay bằng Đông y uy tín nhất hiện nay. [Tìm hiểu ngay để khỏi bệnh]

1. Chàm tổ đỉa

Chàm tổ đỉa là một dạng chàm đặc biệt, đặc trưng bởi tổn thương khu trú ở vùng da tay và da chân. Ban đầu, bệnh gây nổi các mẩn đỏ ngứa ngáy ở lòng bàn tay và bàn chân. Sau đó, xuất hiện các mụn nước dày cứng nằm sâu trong cấu trúc da. Mụn nước do chàm tổ đỉa có kích thước đa dạng, có thể dao động từ 1 – 2mm hoặc có thể phát triển đến vài cm. Sau khoảng vài tuần, mụn nước có xu hướng tự vỡ và để lại vảy tiết màu vàng trên bề mặt.

Phần lớn các trường hợp bị chàm tổ đỉa đều gây ngứa ngáy dữ dội và xuất hiện chủ yếu ở vùng chân hoặc tay. Bệnh lý này bùng phát mạnh vào mùa xuân hè và thuyên giảm vào mùa thu đông.

2. Mề đay mẩn ngứa

Da chân nổi mẩn đỏ và ngứa còn có thể biểu hiện của mề đay mẩn ngứa. Tình trạng này thường xảy ra do ma sát với giày dép, quần áo hoặc do tiếp xúc với các dị nguyên như xà phòng, hóa chất, mủ thực vật, côn trùng,…

Thông thường, mề đay khởi phát đột ngột, tiến triển nhanh và tự thuyên giảm mà không cần can thiệp điều trị. Tuy nhiên ở một số ít trường hợp, tổn thương da có thể phát triển âm ỉ và kéo dài đến hơn 6 tuần (mề đay mãn tính).

3. Viêm da tiếp xúc

Viêm da tiếp xúc là một dạng viêm da thường gặp và có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi. Bệnh lý này khởi phát khi da tiếp xúc với các chất kích ứng như xà phòng, côn trùng, mủ thực vật, kim loại,… Các yếu tố này gây hư hại lớp sừng khiến da bị tổn thương, nổi mẩn đỏ kèm ngứa ngáy và châm chích.

chân bị nổi mẩn đỏ và ngứa
Viêm da tiếp xúc có thể khiến da chân nổi mẩn đỏ, phù nề, ngứa ngáy, châm chích và nóng rát

Viêm da tiếp xúc chủ yếu gây tổn thương trên vùng da tiếp xúc với dị nguyên và rất hiếm khi lan tỏa toàn thân.

4. Viêm da cơ địa

Viêm da cơ địa thường gây tổn thương ở mặt ngoài các chi và các vị trí tỳ đè. Vì vậy, tình trạng da chân (đặc biệt là vùng mu bàn chân và đầu gối) nổi mẩn đỏ và ngứa có thể là biểu hiện của bệnh lý này.

Ban đầu, viêm da cơ địa khiến da nổi các ban có màu hồng hoặc đỏ kèm nóng rát và ngứa ngáy nhẹ. Sau đó bề mặt bạn nổi mụn nước có kích thước nhỏ, mọc tập trung hoặc rải rác. Sau một thời gian, mụn nước trên da vỡ, gây phù nề, rỉ dịch và đóng vảy tiết. Nếu gãi cào nhiều, da có thể xuất hiện tổn thương thứ phát dạng dày sừng, thâm nhiễm, nứt nẻ và ngứa ngáy dai dẳng.

5. Bệnh ghẻ

Da chân nổi mẩn đỏ và ngứa có thể là biểu hiện của bệnh ghẻ (ghẻ lở). Đây là một dạng nhiễm trùng da do ký sinh trùng Sarcoptes scabiei gây ra. Ký sinh trùng gây bệnh thường sinh sống ở lớp thượng bì da, sau đó xâm nhập vào cấu trúc da để đào hang và đẻ trứng.

chân bị nổi mẩn đỏ và ngứa
Bệnh ghẻ thường gây nổi mẩn đỏ và ngứa ở da chân, da tay, quanh rốn và vùng mông

Tổn thương điển hình của bệnh lý này là bề mặt da xuất hiện các luống ghẻ, sẩn đỏ và mụn nước nhỏ. Tổn thương da gây ngứa ngáy dữ dội – nhất là vào ban đêm. Bệnh ghẻ thường phát sinh biểu hiện lâm sàng ở lòng bàn tay, bàn chân, kẽ ngón, mông và quanh rốn.

6. Viêm nang lông

Viêm nang lông là tình trạng viêm nhiễm khu trú ở một hoặc nhiều nang lông. Tình trạng này có thể xảy ra ở chân, tay, lưng, mông hoặc nách. Viêm nang lông ở chân điển hình bởi tình trạng da nổi các mẩn đỏ, sưng viêm, nóng rát, ngứa ngáy và châm chích.

7. Nấm da chân

Nấm da chân là một dạng nhiễm trùng da do nấm, chủ yếu là nấm sợi và nấm hạt men. Nấm da chân thường xuất hiện các kẽ chân do hoạt động bài tiết mồ hôi quá mức, mang giày dép chật, bí hoặc mắc các bệnh hệ thống như tiểu đường, suy giảm miễn dịch,…

Khi mới khởi phát, bệnh lý này gây nổi các mảng da màu hồng hoặc đỏ kèm ngứa ngáy. Sau đó da có thể xuất hiện các mụn nước nhỏ, rỉ dịch, đau rát, chảy máu và nứt nẻ. Sau một thời gian, tổn thương da chuyển sang dạng đỏ/ hồng, khô ráp và bong tróc.

Cần làm gì khi da chân nổi mẩn đỏ và ngứa?

Da chân nổi mẩn đỏ và ngứa là biểu hiện của nhiều bệnh lý khác nhau. Ở một số trường hợp, tổn thương không có tính điển hình cao và dễ gây nhầm lẫn trong việc xác định. Vì vậy, bạn nên tìm gặp bác sĩ để thực hiện các kỹ thuật chẩn đoán nhằm tìm ra nguyên nhân và can thiệp điều trị kịp thời.

Khám chuyên khoa

Thông thường, da chân nổi mẩn đỏ và ngứa thường có mức độ nhẹ, chỉ gây ngứa ngáy ngoài da và hiếm khi gây ra các biến chứng nghiêm trọng. Tuy nhiên, tình trạng này có thể là biểu hiện của các bệnh da liễu khó điều trị như chàm tổ đỉa, viêm da cơ địa, bệnh ghẻ và nấm da chân. Nếu không được xử lý kịp thời, tổn thương da do các bệnh lý này có thể tiến triển dai dẳng, gây ngứa ngáy dữ dội và làm phát sinh tổn thương thứ phát.

chân bị nổi mẩn đỏ và ngứa
Nếu chân bị nổi mẩn đỏ và ngứa dữ dội, bạn nên tìm gặp bác sĩ để được thăm khám và điều trị y tế

Vì vậy khi nhận thấy chân bị nổi mẩn đỏ và ngứa nhiều, bạn nên tìm gặp bác sĩ chuyên khoa. Trước tiên, bác sĩ tiến hành thăm khám lâm sàng, khoanh vùng các khả năng có thể xảy ra và yêu cầu các kỹ thuật chẩn đoán cần thiết.

Nếu tổn thương da có mức độ nhẹ, bạn có thể tự điều trị và chăm sóc tại nhà. Tuy nhiên nếu xảy ra do các bệnh da liễu mãn tính, cần tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ để kiểm soát tổn thương da, hạn chế nguy cơ tái phát và ngăn ngừa hiện tượng tái nhiễm.

Sử dụng thuốc Tây

Thuốc Tây thường được nhiều người bệnh tìm tới đầu tiên khi khi xuất hiện triệu chứng nổi mẩn ngứa ở da chân. Những loại thuốc này thường được bào chế ở dạng thuốc uống và bôi ngoài da. Thường gặp nhất là:

  • Kem bôi làm dịu da
  • Thuốc chống viêm corticoid
  • Thuốc giảm đau, thuốc hạ sốt (với người bệnh bị sốt)
  • Thuốc kháng sinh (đối với nguyên nhân ngứa da chân là do vi khuẩn)
  • Thuốc chống nấm (nếu nấm là nguyên nhân gây ngứa da chân)

Tuy nhiên, người bệnh không nên tự ý dùng thuốc để giải quyết cơn ngứa nếu chưa được bác sĩ hoặc dược sĩ đồng ý.

Chăm sóc và cải thiện tại nhà

Trong trường hợp tổn thương da có mức độ nhẹ, bạn có thể áp dụng một số biện pháp chăm sóc và cải thiện tại nhà như:

da chân bị nổi mẩn đỏ và ngứa
Thoa kem dưỡng có thể làm dịu da, giảm khô ráp và cải thiện mức độ ngứa ngáy
  • Hạn chế tiếp xúc với các yếu tố có khả năng kích ứng như phấn hoa, côn trùng, mủ thực vật, hóa chất, xà phòng, kim loại, bụi bẩn,…
  • Giữ vệ sinh cơ thể, hạn chế mặc trang phục bó sát, có chất liệu dày cứng và thấm hút mồ hôi kém.
  • Tránh mang giày bít, thay vào đó nên đi sandals hoặc dép để giúp da chân thông thoáng, hạn chế đổ mồ hôi và giảm mức độ viêm đỏ, ngứa ngáy.
  • Hạn chế chà xát và gãi cào lên da. Để giảm ngứa, bạn có thể thoa kem dưỡng ẩm, ngâm rửa hoặc chườm khăn mát lên vùng da tổn thương từ 10 – 15 phút.
  • Có thể tắm nước chè xanh, rau má hoặc sài đất để giảm viêm đỏ, sưng nóng và dứt cơn ngứa.
  • Ngâm chân với nước muối, bột yến mạch, tinh dầu bạc hà và khuynh diệp có thể giảm ngứa ngáy, sát trùng và ngăn ngừa viêm nhiễm.
  • Uống nhiều nước và bổ sung rau xanh, trái cây để làm dịu da, hỗ trợ giảm sưng đỏ, ngứa và khô ráp.
  • Cân nhắc sử dụng các loại thuốc không kê toa như thuốc kháng histamine, thuốc bôi chứa Menthol, Panthenol, Glycerin, Zinc oxide,…

Điều trị theo Đông y

Theo Đông y, chân bị nổi mẩn đỏ nói riêng, các bệnh mẩn ngứa nói chung, thuộc vào chứng tầm ma chẩn hoặc phong chẩn khối. Nguyên nhân cốt lõi của chứng này có thể là do tạng can và thận suy yếu, khiến cơ thể mất cân bằng, huyết ứ, khí trệ. Những yếu tố này kết hợp lại, làm cho da không được nuôi dưỡng đầy đủ, tạo điều kiện cho ngoại tà, như phong hàn, độc tố, thấp nhiệt xâm nhập, tấn công cơ thể. Do đó, da bị phát ban và ngứa ngáy.

Khác với thuốc Tây y, các bài thuốc Đông y không nhắm mục đích giảm các triệu chứng đầu tiên, mà chú trọng điều trị tận căn nguyên gây bệnh từ sâu bên trong cơ thể. Người bệnh nên đi thăm khám ở cơ sở Đông y uy tín, không nên tự bốc thuốc hoặc mua thuốc Đông y trôi nổi trên mạng.

Phòng ngừa da chân nổi mẩn đỏ và ngứa ngáy

Mặc dù là tình trạng da liễu thường gặp và có mức độ nhẹ nhưng chân bị nổi mẩn đỏ và ngứa ngáy ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động sinh hoạt, giấc ngủ và ngoại hình. Vì vậy sau khi kiểm soát tổn thương da, bạn nên thực hiện các biện pháp phòng ngừa như:

da chân bị nổi mẩn đỏ và ngứa
Vệ sinh vùng da chân thường xuyên giúp phòng ngừa các bệnh da liễu như bệnh ghẻ, nấm da,…
  • Giữ vệ sinh cơ thể, đặc biệt là ở kẽ chân và kẽ tay. Đây là các vị trí có hoạt động bài tiết mồ hôi mạnh và dễ nhiễm nấm, ký sinh trùng.
  • Lựa chọn trang phục và giày dép có chất liệu mềm, thấm hút tốt và kích cỡ phù hợp. Vệ sinh giày dép thường xuyên và thay vớ mỗi ngày để hạn chế nhiễm nấm và ghẻ.
  • Nên mang ủng khi làm vườn hoặc tiếp xúc với hóa chất.
  • Khi bị côn trùng cắn hoặc tiếp xúc với mủ thực vật, nên làm sạch da với nước mát để loại bỏ chất kích ứng. Thực hiện biện pháp này kịp thời giúp hạn chế tình trạng da nổi mẩn đỏ, mụn mủ và ngứa ngáy.
  • Nếu da chân đổ quá nhiều mồ hôi, bạn có thể sử dụng sản phẩm chứa bột talc để thấm hút dầu thừa và giữ da thông thoáng, khô ráo.
  • Trong trường hợp chân bị nổi mẩn đỏ và ngứa do các bệnh da liễu mãn tính như viêm da cơ địa, chàm tổ đỉa,… nên hạn chế căng thẳng, ăn uống điều độ và sinh hoạt khoa học.
  • Thận trọng khi lựa chọn xà phòng và sữa tắm. Nên ưu tiên các sản phẩm có thành phần lành tính và độ pH cân bằng. Sử dụng sản phẩm chứa thành phần kích ứng có thể khiến da bị ăn mòn, khô ráp và dễ bị kích thích bởi các tác nhân có hại.
  • Khi thời tiết chuyển lạnh, nên tăng cường dưỡng ẩm, mặc quần áo ấm và mang vớ để hạn chế kích thích các bệnh da liễu bùng phát.

Da chân bị nổi mẩn đỏ và ngứa ngáy là biểu hiện của các bệnh da liễu thường gặp. Mặc dù có mức độ nhẹ và không ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe nhưng tình trạng này có thể gây ngứa ngáy, bứt rứt và khó chịu. Vì vậy, bạn nên chủ động thực hiện các biện pháp cải thiện tại nhà, thăm khám kịp thời và ngăn ngừa đúng cách.


Tin bài nên đọc

[Kinh nghiệm] khỏi hẳn mề đay nhờ bài thuốc thảo dược quý

Khám phá bài thuốc ĐẶC TRỊ mề đay từ gốc, KHÔNG tái phát