Cứ ăn vào là đau bụng đi ngoài – Coi chừng các bệnh này

Tình trạng ăn vào là đau bụng đi ngoài có thể là dấu hiệu không dung nạp thực phẩm, viêm dạ dày, bệnh viêm ruột hoặc nhiều bệnh lý liên quan khác. Bên cạnh đó, đôi khi tình trạng này có thể là dấu hiệu nhiễm khuẩn, tổn thương nội tạng hoặc các dây thần kinh ở hệ thống tiêu hóa.

ăn vào là đau bụng đi ngoài
Ăn vào là đau bụng đi ngoài có thể là dấu hiệu rối loạn tiêu hóa

Nguyên nhân cứ ăn vào là đau bụng đi ngoài

Một số người có thể cảm thấy đau bụng cần đi ngoài ngay sau bữa ăn. Trên thực tế, thức ăn có thể mất 1 – 2 ngày để kết thúc quá trình tiêu hóa, chuyển hóa thành phân và đi ra khỏi cơ thể. Do đó, một người cảm thấy cần đại tiện ngay sau khi ăn thì có khả năng là do quá trình chuyển hóa thức ăn trong 1 – 2 ngày trước đã hoàn thành.

Tuy nhiên, một số vấn đề về hệ thống tiêu hóa có thể làm tăng thời gian chuyển hóa thức ăn và dẫn đến tình trạng cần đi ngoài ngay sau khi ăn. Các nguyên nhân cụ thể có thể bao gồm:

1. Dị ứng thực phẩm

Dị ứng thực phẩm là tình trạng hệ thống miễn dịch phản ứng với một số loại protein có trong thực phẩm. Hệ thống miễn dịch sẽ tấn công các hợp chất này để tránh các mầm bệnh và virus có thể gây tổn thương cơ thể.

Theo một số báo cáo, các loại thực phẩm dễ gây dị ứng bao gồm đậu phộng, lúa mì, đậu nành, sữa và trứng. Ngoài ra, một số loại động vật có vỏ như tôm hùm, cua và một số loại hạt như óc chó, hạnh nhân cũng có thể dẫn đến phản ứng dị ứng.

Ăn vào là đau bụng đi ngoài là bệnh gì
Ăn vào đau bụng đi ngoài có thể là dấu hiệu dị ứng hoặc không dung nạp thực phẩm

Dị ứng thực phẩm có thể khiến người bệnh buồn nôn hoặc có nhu cầu đi đại tiện ngay sau khi ăn để loại bỏ thức ăn khỏi hệ thống tiêu hóa. Các triệu chứng dị ứng thực phẩm có thể từ nhẹ đến nghiêm trọng và thường phụ thuộc vào từng đối tượng bệnh. Một số dấu hiệu phổ biến khác bao gồm:

  • Ngứa ran trong miệng
  • Có cảm giác nóng rát ở môi và miệng
  • Môi và mặt có thể bị sưng
  • Nổi mề đay
  • Ngứa da
  • Khó thở
  • Buồn nôn
  • Sổ mũi

2. Không dung nạp thực phẩm

Không dung nạp thực phẩm hay còn gọi là quá mẫn cảm với thực phẩm, dẫn đến khó khăn trong việc tiêu hóa một số loại thực phẩm.

Các triệu chứng và dấu hiệu không dung nạp thực phẩm thường không rõ ràng và không giống nhau giữa các đối tượng bệnh. Ngoài ra, đôi khi các triệu chứng thường mất nhiều thời gian để xuất hiện hơn so với dị ứng thực phẩm.

Theo các chuyên gia, các dấu hiệu phổ biến nhất của chứng không dung nạp thực phẩm thường bao gồm:

  • Đầy hơi chướng bụng
  • Đau đầu hoặc đau nửa đầu
  • Đau bụng
  • Có nhu cầu đại tiện ngay sau khi ăn
  • Co thắt đại tràng
  • Nổi mề đay mẩn ngứa

Hiện tại không có biện pháp điều trị tình trạng không dung nạp thực phẩm. Do đó, xác định và tránh khỏi các loại thực phẩm không dung nạp là cách tốt nhất để cải thiện các triệu chứng.

3. Viêm dạ dày

Viêm dạ dày là tình trạng viêm, gây suy yếu niêm mạc dạ dày và tăng nguy viêm loét thành dạ dày. Các dấu hiệu phổ biến thường bao gồm đau bụng thường xuyên, thường là ở vị trí trung tâm bụng hoặc đau bụng bên trái. Cơn đau có thể lan tỏa ra phía sau.

Các triệu chứng khác bao gồm buồn nôn, đầy hơi. Một số người có thể nôn ra chất nôn màu vàng hoặc xanh lá cây, đôi khi chất nôn có thể chứa máu. Ngoài ra, đôi khi người bệnh có thể gặp tình trạng ăn vào là đau bụng đi ngoài.

Viêm dạ dày có thể dẫn đến xuất huyết dạ dày và viêm loét dạ dày tá tràng. Nếu không được điều trị, viêm dạ dày có thể phát triển thành mãn tính và tăng nguy cơ phát triển các khối u dạ dày, dẫn đến ung thư dạ dày.

An sáng xong là muốn đi ngoài
Viêm dạ dày có thể tăng nguy cơ loét dạ dày và ung thư dạ dày

4. Bệnh celiac

Bệnh celiac là một dạng rối loạn tiêu hóa mãn tính. Nguyên nhân thường là do phản ứng miễn dịch với gliadin, một loại protein gluten có trong lúa mì, lúa mạch, lúa mạch đen và yến mạch. Bệnh có thể gây viêm và phá hủy lớp lót bên trong ruột non, dẫn đến tình trạng kém hấp thu các khoáng chất và chất dinh dưỡng.

Các triệu chứng phát triển từ nhẹ đến nghiêm trọng và có thể biến đổi theo thời gian. Một số người có thể không có triệu chứng nhận biết, trong khi một số khác có thể xuất hiện các dấu hiệu như:

  • Đau bụng, chuột rút bụng, tiêu chảy, đầy hơi, chướng bụng
  • Có nhu cầu đi ngoài ngay sau khi ăn
  • Buồn nôn và nôn
  • Phân có mùi hôi do lượng chất béo dư thừa
  • Đau xương khớp
  • Trầm cảm, khó chịu hoặc rối loạn cảm xúc
  • Thường xuyên mệt mỏi
  • Suy dinh dưỡng
  • Loét miệng hoặc thay đổi màu răng
  • Tổn thương thần kinh, dẫn đến ngứa ran ở chân và bàn chân
  • Có máu trong phân và nước tiểu

Hiện tại không có biện pháp điều trị bệnh Celiac, do đó tránh sử dụng Gluten được cho là cách tốt nhất để cải thiện các triệu chứng.

5. Hội chứng ruột kích thích

Hội chứng ruột kích thích, còn được gọi là viêm đại tràng co thắt hay viêm niêm mạc đại tràng, là một dạng rối loạn tiêu hóa có thể dẫn đến các triệu chứng kéo dài.

Đau bụng đi ngoài kéo dài
Hội chứng ruột kích thích có thể gây thay đổi thói quen đại tiện

Các triệu chứng và dấu hiệu nhận biết phổ biến bao gồm:

  • Thay đổi thói quen đại tiện, bao gồm tình trạng ăn vào là đau bụng đi ngoài
  • Đau bụng hoặc đau quặn bụng, cơn đau thường được cải thiện sau khi đi đại tiện
  • Thường xuyên có nhu cầu truyền khí
  • Có chất nhầy hoặc máu trong phân
  • Sưng hoặc đầy bụng

Hiện tại không có cách điều trị Hội chứng ruột kích thích. Tuy nhiên, người bệnh có thể cải thiện các triệu chứng bằng cách điều chỉnh chế độ ăn uống và thực hiện điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ.

6. Bệnh Crohn

Bệnh Crohn là một tình trạng mãn tính có thể gây viêm đường tiêu hóa. Bệnh có thể dẫn đến đau đớn, suy nhược cơ thể và đôi khi gây đe dọa đến tính mạng.

Các triệu chứng bệnh Crohn phụ thuộc vào khu vực bị ảnh hưởng và mức độ nghiêm trọng của bệnh. Triệu chứng thường bao gồm:

  • Đau ở nhiều mức độ khác nhau phụ thuộc vào vị trí viêm, tuy nhiên cơn đau thường ảnh hưởng đến phần bụng dưới, bên phải
  • Loét niêm mạc ruột
  • Loét miệng
  • Tiêu chảy hoặc có nhu cầu đại tiện sau khi ăn
  • Mệt mỏi
  • Thay đổi khẩu vị
  • Giảm cân mà không rõ lý do
  • Thiếu máu
  • Chảy máu trực tràng hoặc nứt nẻ da ở hậu môn

Hiện tại không có cách điều trị bệnh Crohn, tuy nhiên các biện pháp điều trị có thể cải thiện các triệu chứng và ngăn ngừa tình trạng tái phát. Điều trị bao gồm thuốc, bổ sung chất dinh dưỡng và phẫu thuật. Mục đích điều trị nhằm mục đích kiểm soát viêm, cải thiện dinh dưỡng và hạn chế các triệu chứng.

7. Ung thư ruột kết

Tình trạng ăn vào là đau bụng đi ngoài có thể là dấu hiệu ung thư ruột kết. Các triệu chứng khác có thể bao gồm đau quặn bụng, đi ngoài ra máu màu đỏ sẫm, tiêu chảy hoặc táo bón kéo dài. Một số người bệnh có thể xuất hiện tình trạng giảm cân mà không rõ lý do, chán ăn và mệt mỏi bất thường.

Ung thư ruột kết có thể dẫn đến tử vong. Do đó, người bệnh nên đến bệnh viện nếu nhận thấy các dấu hiệu bệnh.

Mỗi lần đi ngoài là đau bụng
Trong một số trường hợp, ăn xong đau bụng đi ngoài có thể là dấu hiệu ung thư ruột kết

Nguyên nhân gây ăn vào là đau bụng tiêu chảy

Đôi khi người bệnh có thể xuất hiện nhu động ruột khẩn cấp cho một cơn tiêu chảy sau khi ăn xong. Thông thường tiêu chảy thường chỉ kéo dài trong vài ngày. Do đó, nếu tiêu chảy kéo dài trong nhiều tuần có thể là dấu hiệu nhiễm trùng hoặc rối loạn tiêu hóa.

Cụ thể các nguyên nhân có thể dẫn đến tình trạng ăn xong đau bụng tiêu chảy có thể bao gồm:

  • Nhiễm virus
  • Nhiễm vi khuẩn và ký sinh trùng, do thực phẩm ô nhiễm hoặc rửa tay không đúng cách
  • Một số loại thuốc như thuốc kháng sinh
  • Thường xuyên tiêu thụ chất làm ngọt nhân tạo
  • Rối loạn tiêu hóa
Biện pháp phòng ngừa
Đôi khi Ăn xong đi ngoài có thể là dấu hiệu tổn thương ở trực tràng

Ngoài ra, đôi khi tình trạng tiêu chảy sau khi ăn có thể là dấu hiệu một người không thể kiểm soát nhu động ruột. Các nguyên nhân phổ biến có thể bao gồm:

  • Tổn thương cơ trực tràng: Thường xảy ra trong quá trình sinh con, táo bón mãn tính hoặc sau một số phẫu thuật.
  • Tổn thương dây thần kinh ở trực tràng: Điều này có thể gây mất kiểm soát co thắt hậu môn, dẫn đến rò rỉ phân. Sinh con, căng thẳng khi đi đại tiện, chấn thương cột sống, đột quỵ hoặc một số bệnh lý như bệnh tiểu đường có thể dẫn đến tổn thương dây thần kinh này.
  • Tổn thương thành trực tràng: Điều này có thể dẫn đến tình trạng rò rỉ phân.

Những người đại tiện không tự chủ hoặc thường xuyên xuất hiện tình trạng ăn vào là đau bụng đi ngoài nên đến bệnh viện thực hiện chẩn đoán và điều trị theo phác đồ của bác sĩ.

Phòng ngừa tình trạng ăn vào là đau bụng đi ngoài

Phản xạ đi ngoài là phản xạ tự nhiên của hệ thống tiêu hóa, do đó tình trạng này thường không cần điều trị. Tuy nhiên, trong trường hợp xuất hiện các triệu chứng kèm theo khác như buồn nôn hoặc đau dạ dày, người bệnh nên đến bệnh viện thực hiện xét nghiệm và điều trị theo phác đồ của bác sĩ.

Bên cạnh đó, thay đổi chế độ ăn uống có thể cải thiện tình trạng ăn vào là đau bụng đi ngoài. Các loại thức ăn thường dẫn đến các phản xạ dạ dày bao gồm:

  • Thức ăn béo hoặc thức ăn nhiều dầu mỡ
  • Sản phẩm sữa
  • Thực phẩm giàu chất xơ

Ngoài ra, giữ một cuốn nhật ký thực phẩm để giúp người bệnh xác định các loại thực phẩm có thể gây kích ứng dạ dày và tránh sử dụng.

Bên cạnh đó, hạn chế căng thẳng có thể hỗ trợ giảm các phản ứng dạ dày ở một số người. Do đó, dành thời gian nghỉ ngơi, thư giãn, thiền định hoặc luyện tập yoga để cải thiện nhu động ruột.

Ăn vào là đau bụng đi ngoài thường là phản ứng bình thường của cơ thể. Tuy nhiên, đôi khi tình trạng này có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý và tổn thương ở hệ thống tiêu hóa. Do đó, người bệnh nên đến bệnh viện kiểm tra nếu các dấu hiệu xảy ra thường xuyên hoặc trở nên nghiêm trọng.