Chữa đau thần kinh tọa bằng châm cứu và thông tin cần biết

Chữa đau thần kinh tọa bằng châm cứu là phương pháp được cho là có thể cải thiện các cơn đau, tăng cường khả năng vận động, hỗ trợ an thần, giảm căng thẳng và ngăn ngừa các triệu chứng tái phát. Tham khảo một số thông tin cơ bản về phương pháp trong bài viết để có sự lựa chọn điều trị phù hợp.

Chữa đau thần kinh tọa bằng châm cứu
Tìm hiểu phương pháp chữa đau thần kinh tọa bằng châm cứu

Chữa đau thần kinh tọa bằng châm cứu có hiệu quả không?

Châm cứu là liệu pháp hỗ trợ giảm căng thẳng và giảm đau được ứng dụng ở Trung Quốc từ hơn 2.500 năm trước. Để tiến hành châm cứu, bác sĩ sẽ chèn một thanh kim mỏng vào các vị trí nhất định trong cơ thể để mang lại hiệu quả điều trị.

Theo Y học cổ truyền, trên cơ thể có khoảng 2.000 điểm được gọi là các huyệt vị, kết nối với các dây thần kinh tạo thành một năng trong trong cơ thể. Kích thích các điểm này được cho là có thể cân bằng khí trong cơ thể và cải thiện năng lượng tổng thể. Các thầy thuốc Đông y tin rằng, sự kích thích này có thể hỗ trợ giảm đau và tăng cường sức khỏe.

Đau thần kinh tọa theo Đông y thường là do phong nhiệt, phong hàn và thấp nhiệt gây ra. Ngoài ra, các chấn thương ở cột sống dẫn đến ứ huyết gây cản trở các kinh lạc cũng có thể dẫn đến đau thần kinh tọa. Nếu không được điều trị phù hợp, tình trạng này có thể gây ảnh hưởng đến hoạt động của Thận và Can.

Phác đồ châm cứu đau thần kinh tọa
Theo Đông y đau thần kinh tọa do phong nhiệt, phong hàn và thấp nhiệt gây ra

Châm cứu có thể tác động lên hệ thống thần kinh trung ương. Điều này kích hoạt và giải phóng một số hóa chất vào cơ bắp, tủy sống và não. Các hóa chất này được là có thể cải thiện các cơn đau hoặc dẫn đến những thay đổi ở não bộ và khiến người bệnh không cảm nhận được cơn đau.

Cụ thể, chữa đau thần kinh tọa bằng châm cứu có thể cải thiện các cơn đau hiệu quả bằng cách:

  • Tăng tốc độ chuyển tiếp tín hiệu điện từ và các hóa chất giảm đau như endorphin. Ngoài ra, châm cứu cũng giải phóng các tế bào trong hệ thống miễn dịch chống viêm và đau.
  • Kích thích giải phóng hóa chất opioids tự nhiên. Đây là hóa chất giảm đau tự nhiên có trong não và có thể cải thiện cơn đau vào ban đêm, giúp người bệnh ngủ ngon hơn.
  • Thay đổi các chất hóa học trong não bằng cách thay đổi dẫn truyền thần kinh và neurohormone. Các chất dẫn truyền thần kinh này có thể kích thích hoặc làm giảm xung thần và ảnh hưởng đến một số cơ quan trong cơ thể bao gồm các dây thần kinh tọa.
  • Tăng cường lưu lượng máu lưu thông và hạn chế dẫn máu đến khu vực bị chặn bởi kim châm cứu. Điều này có thể cải thiện các cơn đau hiệu quả. Bên cạnh đó lưu lượng máu tăng có thể cải thiện các cơn đau lan tỏa hoặc xung quanh dây thần kinh tọa.

Các huyệt châm cứu chữa đau thần kinh tọa bằng

Một số huyệt vị cụ thể trên cơ thể có thể được tác động để hỗ trợ điều trị đau thần kinh tọa. Cụ thể các huyệt vị phổ biến thường bao  gồm:

Xoa bóp bấm huyệt điều trị đau thần kinh tọa
Châm cứu điều trị đau thần kinh tọa cần độ chính xác cao để tránh các rủi ro không mong muốn
  • Huyệt Thận du là huyệt nằm ở bên dưới cột sống thắt lưng số 2 và nằm ngang hàng với huyệt Mệnh môn. Nhiệm vụ của huyệt Thận du là đưa khí vào các tạng thận.
  • Huyệt Ủy trung là huyệt nằm ở hõm sâu và giữa của mặt sau đầu gối.
  • Huyệt Trật biên nằm ở bên cạnh xương cùng số 4.
  • Huyệt Thừa sơn nằm ở phần cuối của bắp chân, có nhiệm vụ chịu lực và tiếp sức mạnh cho cơ thể.
  • Huyệt Thừa phù ở vị trí dưới mông, nơi tiếp nối mông với phần thân dưới.
  • Huyệt Quan du nguyên nằm ở vùng thắt lưng kế bên đốt sống L5. kích thích huyệt này có thể làm thoáng khí và tăng cường lượng máu lưu thông ở cột sống.
  • Huyệt Đại trường du ở đốt sống thắt lưng số 4, có nhiệm vụ đưa khí vào phủ Đại trường.
  • Huyệt Tiểu trường du là huyệt nằm ở phía sau đốt sống S1.
  • Huyệt Hợp dương nằm ở phí sau đầu gối, người bệnh có thể cảm nhận thấy một vết lõm nhỏ giữa các gân và cơ ở mặt sau đầu gối.
  • Huyệt Côn lôn là huyệt nằm giữa ở giữa gót chân và có hình như ngọn núi nhỏ. Tác dụng vào huyệt Côn lôn có thể thúc đẩy lưu thông máu và loại bỏ tình trạng ứ huyết.
  • Huyệt Túc lâm khấp nằm ở phần trên của bàn chân. Tác động lên các huyệt này có thể điều trị đau thần kinh tọa ở chân.
  • Huyệt Xung dương nằm ở phía trên mu bàn chân, là điểm thấp có áp lực nhỏ nhất và nằm kết bên huyệt Thái xung.
  • Huyệt Thái xung nằm ở phần trên của bàn chân, kế bên ngón chân cái.

Các bước châm cứu chữa đau thần kinh tọa

Châm cứu là một liệu pháp điều trị đòi hỏi sự chính xác cao ở các huyệt vị. Do đó khi tiến hành chữa đau thần kinh tọa bằng châm cứu, người bệnh nên đến cơ sở y học cổ truyền uy tín, được cấp phép để đảm bảo an toàn và hạn chế rủi ro.

Trong hầu hết các trường hợp, châm cứu điều trị đau thần kinh tọa được thực hiện theo các bước như sau:

  • Kiểm tra sức khỏe tổng thể và lịch sử y tế liên quan
  • Xác định các triệu chứng và nguyên nhân gây đau thần kinh tọa
  • Kiểm tra các huyệt vị, lưỡi, da và mắt của người bệnh
  • Chèn kim châm cứu vào các huyệt vị tương ứng với độ sâu khác nhau. Kim thường rất mỏng do đó thường không đau hoặc đau nhẹ. Thông thường trong mỗi lần châm cứu, bác sĩ Đông y có thể chèn từ 5 – 20 kim.
  • Nếu cần thiết, thầy thuốc có thể nhẹ nhàng xoay, di chuyển kim châm, tác dụng nhiệt hoặc tạo xung điện cho kim châm.
  • Trong hầu hết các trường hợp, kim châm cứu được giữa yên trong 10 – 20 phút, người bệnh giữ thư thế thoải mái, nghỉ ngơi.

Chữa đau thần kinh tọa bằng châm cứu có an toàn không?

Tương tự như bất cứ biện pháp điều trị khác, châm cứu có thể dẫn đến một số rủi ro và tác dụng phụ không mong muốn. Nguy cơ lớn nhất khi châm cứu là kinh nghiệm của người thực hiện không đảm bảo, điều này có thể dẫn đến tình trạng thiếu chính xác khi châm cứu. Bên cạnh đó, kim châm không được khử trùng đúng cách có thể làm tăng nguy cơ lây nhiễm các bệnh lý nghiêm hiểm.

Ngoài ra, châm cứu có thể dẫn đến một số tác dụng phụ như:

  • Đau sau khi châm cứu, còn đau có thể kéo dài trong 24 giờ
  • Vựng châm, là tình trạng cảm thấy khó chịu, đau dạ dày, buồn nôn, tay chân lạnh, đổ mồ hôi, trụy tim mạch ngay khi vừa châm kim.
  • Phỏng rat khi châm cứu thường liên quan đến sức nóng của ngải cứu hoặc do bệnh nhân cử động trong lúc điều trị ngải cứu.
Điện châm điều trị đau thần kinh tọa
Phụ nữ mang thai không châm cứu điều trị đau thần kinh tọa

Bên cạnh đó, một số đối tượng được cho là không nên thực hiện châm cứu điều trị đau thần kinh tọa bao gồm:

  • Bệnh nhân rối loạn chảy máu: Điều này làm tăng nguy cơ chảy máu hoặc chảy máu dưới da sau khi châm cứu. Ngoài ra, người đang sử dụng thuốc chống đông máu hoặc thuốc làm loãng máu nên trao đổi với thầy thuốc Y học cổ truyền trước khi châm cứu.
  • Sử dụng máy tạo nhịp tim: Châm cứu có thể liên quan đến việc tạo các xung điện nhẹ vào kim để hỗ trợ giảm đau. Điều này có thể gây cản trở của máy tạo nhịp tim và gây nguy hiểm của người bệnh.
  • Đang mang thai: Một số nghiên cứu cho biết, châm cứu có thể kích thích quá trình chuyển dạ và dẫn đến sinh non.

Phòng ngừa đau thần kinh tọa tái phát

Khoảng 8 trong 10 người bệnh đau thần kinh cải thiện các triệu chứng sau khi châm cứu. Tuy nhiên, châm cứu được cho là có tác dụng cải thiện các cơn đau tạm thời, không thể loại bỏ nguyên nhân cơ bản dẫn đến đau thần kinh tọa như thoát vị đĩa đệm hoặc thoái hóa cột sống.

Châm cứu giảm đau
Không hút thuốc lá có thể phòng ngừa đau thần kinh tọa

Do đó, bên cạnh châm cứu hoặc các phương pháp điều trị, người bệnh có thể tham khảo một số lưu ý phòng ngừa đau thần kinh tọa bao gồm:

  • Duy trì tư thế tốt trong khi ngồi, đứng, nằm và khi nâng các vật nặng.
  • Duy trì cân nặng khỏe mạnh để tránh gây viêm dây thần kinh và đau thần kinh tọa. Chế độ ăn uống kém và trọng lượng cơ thể quá mức có thể gây áp lực lên cột sống và các dây thần kinh.
  • Tập thể dục thường xuyên có thể kéo giãn các khớp, tăng tính linh hoạt và sức mạnh ở các cơ và dây thần kinh ở lưng, bụng. Điều này có thể hỗ trợ chức năng cột sống và các dây thần kinh tọa.
  • Không hút thuốc bởi vì nicotine trong thuốc lá có thể giảm lượng máu và chất dinh dưỡng lưu thông đến xương. Điều này gây suy yếu cột sống, đĩa đệm, gây áp lực lên các dây thần kinh và gây đau.
  • Đảm bảo an toàn và giữ bản thân khỏi té ngã bằng cách đi giày vừa vặn, tránh các khu vực không bằng phẳng và quan sát khi di chuyển.

Chữa đau thần kinh tọa bằng châm cứu là một phương pháp hiệu quả và rủi ro thấp. Hầu hết các trường hợp người bệnh cảm thấy thoải mái, giảm thiểu các cơn đau và ngăn ngừa tình trạng đau thần kinh tọa tái phát. Tuy nhiên để đảm bảo an toàn, người bệnh cần chọn cơ sở châm cứu uy tín, được cấp phép bởi cơ quan có thẩm quyền. Trao đổi với thầy thuốc nếu có bất cứ thắc mắc hoặc câu hỏi nào có liên quan.