Cảm giác vướng ở cổ họng lâu ngày là bị gì? Làm sao hết?

Vướng ở cổ họng lâu ngày tuy không gây đau nhưng có thể khiến khổ chủ khó chịu, giảm chất lượng cuộc sống. Nguyên nhân nào gây ra cảm giác này và làm thế nào để loại bỏ nó?

Từ khoảng 2.500 năm trước, Hippocrates – Ông Tổ của y học hiện đại đã ghi chép lại những trường hợp đầu tiên mô tả cảm giác vướng ở cổ họng lâu ngày. Trên thực tế, tình trạng này không hẳn hiếm gặp. Đây là cảm giác một phần cổ họng bị tắc nghẽn, vướng hoặc như có gì đó trong cổ họng, khiến việc nuốt trở nên bất thường.

Vướng ở cổ họng lâu ngày có thể do trào ngược axit, viêm họng hoặc nhiều vấn đề sức khỏe khác
Vướng ở cổ họng lâu ngày có thể do trào ngược axit, viêm họng hoặc nhiều vấn đề sức khỏe khác

Nguyên nhân vướng ở cổ họng lâu ngày?

Xác định và điều trị cảm giác vướng ở cổ họng lâu ngày không phải lúc nào cũng dễ dàng, vì có thể do một loạt các nguyên nhân khác nhau gây ra. Đáng chú ý, mức độ nguy hiểm của bệnh lý phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh.

Các nguyên nhân chủ yếu gây vướng họng được biết đến bao gồm:

Viêm amidan

Amidan là tổ chức lympho lớn nhất của cơ thể, nằm tập trung phía dưới niêm mạc hầu (ngay phía sau lưỡi). Amidan dễ dàng bị viêm nhiễm, vì nó là tuyến phòng thủ đầu tiên của hệ thống miễn dịch, giúp chống lại virus và vi khuẩn xâm nhập qua đường miệng.

Đau họng, sưng amidan, khó nuốt, vướng cổ… là triệu chứng điển hình. Bệnh tuy không nguy hiểm nhưng dễ tái phát.

Viêm họng

Viêm họng là bệnh hô hấp cực kỳ phổ biến. Bệnh gây ra các triệu chứng như ho, đau họng, rát cổ… Đôi khi, người bệnh cũng cảm thấy vướng víu ở cổ và khó nuốt.

Viêm họng chủ yếu là do virus gây ra, tự khỏi sau khoảng 2 – 3 tuần mà không cần điều trị bằng thuốc.

Chứng chảy dịch mũi sau

Chất nhầy dư thừa từ mũi và xoang có thể tích tụ ở phía sau cổ họng của bạn. Nó gây ra cảm giác như dịch mũi đang chảy, nhỏ giọt xuống họng, khiến cổ họng trở nên nhạy cảm. Điều này làm bệnh nhân cảm thấy có gì đó vướng víu trong cổ họng, trong khi nó chỉ là một khối dịch mũi.

Chảy dịch mũi sau cũng liên quan tới viêm xoang hoặc dị ứng. Điều trị chảy dịch mũi sau như thế nào còn phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra nó.

Trào ngược dạ dày thực quản (GERD)

GERD là một bệnh tiêu hóa mãn tính, do axit dạ dày trào ngược vào thực quản ít nhất 2 – 3 lần mỗi tuần. Ngoài ợ nóng, đau họng hoặc cảm giác đắng ở miệng, GERD cũng làm người bệnh cảm thấy cổ họng bị vướng.

Một nghiên cứu từ Đại học Quốc gia Pusan (Hàn Quốc) đã chỉ ra rằng có khoảng 23 – 68% những người cảm thấy vướng ở cổ họng đều mắc trào ngược axit hoặc GERD.

GERD có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng cho sức khỏe, bao gồm viêm thực quản, hẹp thực quản, thực quản Barrett và ung thư thực quản
GERD có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng cho sức khỏe, bao gồm viêm thực quản, hẹp thực quản, thực quản Barrett và ung thư thực quản

Căng cơ

Trung bình, mỗi ngày, mỗi người sẽ nuốt khoảng 600 đến 2.000 lần. Mỗi lần con người nuốt cần sự phối hợp của 20 cặp cơ. Khi không phải hoạt động (nói chuyện, nuốt), cơ cổ họng sẽ được thư giãn và nghỉ ngơi. Nếu phải làm việc hết công suất, cơ cổ họng sẽ rơi vào trạng thái quá sức. Điều này đôi khi có thể dẫn tới cảm giác vướng ở cổ họng.

Lo lắng, căng thẳng

Một số nghiên cứu đã phát hiện ra rằng căng thẳng tâm lý, chẳng hạn như trầm cảm, lo lắng hoặc buồn bã, cũng có liên quan đến tỷ cảm giác vướng ở cổ họng lâu ngày.

Ngoài ra, một số nghiên cứu chỉ ra các sự kiện căng thẳng diễn ra trong cuộc sống hoặc chấn thương cũng có thể kích hoạt cảm giác vướng ở cổ họng hoặc làm cho các triệu chứng tồi tệ hơn.

Nhiều người thường nói “cục tứ ứ lên tận cổ” cũng phần nào phản ánh được mức độ phổ biến của tình trạng này. Mệt mỏi cực độ hoặc bất lực cũng có thể khiến bạn cảm thấy điều này.

Loạn cảm họng

Hội chứng loạn cảm họng (hay dị cảm họng) do nhiều bệnh lý khác nhau gây ra. Loạn cảm họng thường là do rối loạn chức năng của dạ dày, viêm xoang mãn tính, rối loạn nội tiết thời kỳ mãn kinh, căng thẳng…

Nó khiến người bệnh cảm thấy như bị mắc xương cá trong cổ họng. Cảm giác vướng họng kèm theo đau và rát họng khi nuốt nước bọt. Tuy nhiên, bệnh nhân lại không thấy đau khi nuốt đồ ăn thức uống.

Bất thường ở cơ thắt thực quản trên

Thực quản chia thành 3 phần, bao gồm: Cổ, ngực và bụng. Thực quản gần có chứa cơ thắt thực quản trên (UES), liền kề có cổ họng.

Chức năng chủ yếu của cơ thắt thực quản trên là ngăn không khí xâm nhập vào thực quản. Nó cũng giúp ngăn thức ăn bị hút vào đường hô hấp. Chức năng này gặp trục trặc có thể gây ra cảm giác có dị vật trong cổ họng.

Chứng khó nuốt

Chứng khó nuốt là thuật ngữ y khoa thể hiện sự khó khăn khi nuốt, do các bệnh lý ở vùng thực quản hoặc vùng hầu họng gây ra. Ở mức độ nhẹ, người bệnh có thể chỉ cảm thấy đau buốt khi nuốt nước hoặc đồ ăn, cảm thấy vướng ở cổ họng ngay cả khi nuốt nước bọt.

Khi chứng khó nuốt trở nên nặng hơn, thì ngay cả chất lỏng hay chất rắn đều không thể xuống được thực quản. Điều này gây nôn trớ.

Khối u hiếm

Tuy hiếm gặp, nhưng cảm giác vướng ở cổ họng lâu ngày có thể do túi thừa Zenker hoặc khối u.

Túi thừa Zenker là chỗ lồi ra của niêm mạc thực quản gây khó nuốt, ho, hơi thở hôi… Nếu đã xuất hiện các triệu chứng này, bệnh nhân cần được phẫu thuật mổ cắt túi thừa ngay để ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm.

Bệnh tuyến giáp

Những người bị bệnh tuyến giáp hoặc sau khi cắt tuyến giáp cũng thường cảm thấy vị vướng ở cổ họng. Nguyên nhân gây tình trạng này hiện vẫn chưa được khoa học tìm ra.

Dị vật đường tiêu hóa

Sau khi bị hóc đồ ăn hoặc các vật khác, sẽ có một sự xáo trộn nhỏ trong quá trình nuốt và tiêu hóa. Bạn có thể cảm thấy chút khó chịu trong cổ họng. Tuy nhiên, tình trạng này sẽ sớm qua nhanh.

Một số yếu tố có thể khác cũng có thể liên quan tới tình trạng vướng trong cổ họng, bao gồm:

  • Rối loạn khớp thái dương hàm (TMJ)
  • Không sản xuất đủ nước bọt
  • Chứng gai cột sống
  • Hội chứng Eagle

Làm gì để hết vướng ở cổ họng?

Không có phương pháp nào có thể giúp điều trị tất cả các trường hợp bị vướng ở cổ họng. Bạn cần xác định được nguyên nhân gây ra cảm giác vướng họng. Giải quyết từ căn nguyên có thể giúp giảm triệu chứng vướng họng nhanh chóng.

Nên súc miệng và súc họng bằng nước muối sinh lý
Nên súc miệng và súc họng bằng nước muối sinh lý

Điều trị một số nguyên nhân phổ biến gây vướng ở cổ họng lâu ngày bao gồm:

  • Thuốc xịt mũi, thuốc thông mũi: Giúp giải quyết chứng chảy dịch mũi sau.
  • Thuốc kháng axit: Như thuốc chặn H2 hoặc thuốc ức chế bơm proton (PPI) có thể giúp điều trị GERD.
  • Liệu pháp hành vi – nhận thức: Điều trị các vấn đề về tâm lý, tâm trạng.

Nên đi khám ngay nếu cảm thấy vướng trong cổ họng kèm theo các triệu chứng:

  • Đau họng hoặc đau cổ
  • Sụt cân không rõ nguyên nhân
  • Triệu chứng xuất hiện đột ngột sau tuổi 50
  • Nôn
  • Khó nuốt
  • Đau khi nuốt
  • Bị nghẹn khi nuốt
  • Yếu ớt, mệt mỏi
  • Các triệu chứng ngày càng nặng hơn
  • Sốt cao hoặc sưng hạch

Trên thực tế, khó có thể xác định rõ điều gì gây ra vướng ở cổ họng lâu ngày. Bởi vậy, chưa có cách phòng ngừa tình trạng này hiệu quả.

Cách tốt nhất bạn có thể làm là chăm sóc cổ họng đúng cách, bao gồm:

  • Uống nhiều nước
  • Không hút thuốc lá
  • Hạn chế đồ uống có cồn
  • Nghỉ ngơi hợp lý khi bị cảm lạnh, cảm cúm, nhiễm trùng đường hô hấp…
  • Hạn chế la hét
  • Súc miệng hoặc họng bằng nước muối sinh lý

Trên đây là những thông cần thiết để giúp bạn có cách xử trí tốt khi bị vướng ở cổ họng lâu ngày. Nếu nghi ngờ cảm giác có gì đó vướng ở cổ họng là do một tình trạng sức khỏe nghiêm trọng nào đó, nên đi khám ngay để được chẩn đoán, điều trị kịp thời.

CLICK NGAY

Bài thuốc Thanh hầu bổ phế thang ĐẶC TRỊ viêm amidan, viêm amidan hốc mủ

Bài thuốc CHỮA DỨT ĐIỂM VIÊM HỌNG và nâng cao sức đề kháng