Các loại sữa tốt dành cho người bệnh gout

Sữa thuộc nhóm thực phẩm dinh dưỡng cần thiết trong thực đơn hàng ngày. Tuy nhiên, đối với trường hợp bị bệnh gout cần lựa chọn các loại sữa phù hợp để tránh các triệu chứng của bệnh trở nên nghiêm trọng hơn. Theo một số nghiên cứu các loại sữa nhiều đường, sữa đậu nành và sữa giàu chất béo không được khuyến khích sử dụng cho người bệnh gout.

Các loại sữa tốt dành cho người bệnh gout
Người bị bệnh gout cần lựa chọn các loại sữa phù hợp để tránh các triệu chứng của bệnh trở nên nghiêm trọng hơn

Các thành phần dinh dưỡng có trong sữa

Sữa là một trong nhóm thực phẩm giàu đạm, glucid, lipid, các vitamin và nhiều khoáng chất cần thiết có cơ thể như kali, canxi, photpho. Bên cạnh đó, các protein trong sữa có chứa hàm lượng axit amin cân đối, độ đồng hóa như lacto albumin, casein, lactose globulin rất cần thiết cơ thể, nhất là sự phát triển của trẻ em.

Ngoài ra, các lipid trong sữa cũng có giá trị sinh học cao, cùng với nhiều axit béo không no cần thiết, nhiều phosphatid rất dễ chuyển hóa. Sữa có chức năng cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể hỗ trợ sự phát triển toàn diện, phát huy thể chất, trí óc, làm chậm quá trình lão hóa,…

Người bệnh gout có được uống sữa không?

Rất nhiều người đặt câu hỏi là người bệnh gout có được uống sữa không. Vì họ cho rằng, trong sữa có chứa hàm lượng đạm dồi dào, không có lợi cho người mắc phải bệnh lý này, cần tránh uống sữa để các triệu chứng của bệnh không trở nên nghiêm trọng hơn.

Trong các nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng, sữa và một số chế phẩm từ sữa không phải là nguyên nhân dẫn đến bùng phát bệnh gout. Cụ thể trong 100gr sữa chỉ chứa từ 0 – 50mg purin, mỗi ngày cơ thể có thể tiêu thụ từ 135 – 150mg/ 100g purin. Do đó, sữa là thức uống an toàn cho người mắc bệnh gout.

Ngoài ra, sữa và một số chế phẩm được làm từ sữa cũng có tác dụng hỗ trợ làm giảm hàm lượng axit uric sau 3 giờ dùng sữa. Việc uống sữa đúng liều lượng và thời gian phù hợp có thể làm giảm 43% nguy cơ mắc bệnh gout, đồng thời làm giảm nồng độ axit uric trong máu, từ đó cải thiện các triệu chứng của bệnh.

Vì vậy, người bị bệnh gout có thể uống sữa, tuy nhiên nên lưu ý dùng đúng liều lượng mỗi ngày 1 cốc sữa để hỗ trợ điều trị bệnh.

Người bị bệnh gout nên uống sữa gì?

Người mắc bệnh gout có thể uống sữa, nhưng cần lựa chọn các loại sữa phù hợp với tình trạng bệnh, giúp hỗ trợ quá trình điều trị hiệu quả hơn. Dưới đây là các loại sữa dành cho người mắc phải bệnh lý này:

Người bị bệnh gout nên uống sữa gì?
Người mắc bệnh gout cần lựa chọn các loại sữa phù hợp với tình trạng bệnh, giúp hỗ trợ quá trình điều trị hiệu quả hơn

Sữa tươi: Sữa tươi và một số chế phẩm từ sữa tươi sẽ làm giảm nồng độ axit uric trong máu, từ đó hỗ trợ cải thiện các triệu chứng của bệnh gout. Mỗi ngày, bạn có thể uống từ 1 đến 2 cốc sữa tươi, tránh trường hợp dung nạp quá nhiều lượng sữa trong một ngày vì sẽ gây phản tác dụng, khiến tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.

Sữa ensure: Theo các chuyên gia, người bệnh gout có thể uống được sữa ensure, nhưng chỉ nên uống với liều lượng phù hợp. Mỗi ngày chỉ nên dùng từ 1 – 2 cốc sữa tùy theo mức độ bệnh. Hoặc bạn cũng có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ điều trị để được hướng dẫn liều lượng sữa cần dùng phù hợp.

Sữa chua, sữa tách béo: Người bệnh nên sử dụng các loại sữa động vật như sữa bò và các chế phẩm từ sữa như sữa chua, phô mai giúp bổ sung hàm lượng đạm cần thiết cho cơ thể, tránh gây gia tăng lượng axit uric trong máu. Ngoài ra, bạn có thể sử dụng các loại sữa không đường, tách béo hoặc ít đường để bảo vệ cơ thể.

Sữa chua được đánh giá tốt cho sức khỏe cho người bệnh gout, sữa chua được lên men tự nhiên từ sữa tươi, chứa các vi khuẩn có lợi, rất tốt cho cơ thể. Các lợi khuẩn này hỗ trợ quá trình chuyển hóa lượng đường, đạm và loại bỏ một phần acid uric trong máu, giúp cải thiện tình trạng bệnh gout hiệu quả.

Một số loại sữa phù hợp với người bệnh gout

Hiện nay trên thị trường đa dạng các loại sữa, có nhiều sự lựa chọn cho người tiêu dùng. Đối với trường hợp bị bệnh gout, có thể tham khảo một số loại sữa dưới đây để cung cấp các dưỡng chất cho cơ thể, đồng thời hỗ trợ cải thiện các triệu chứng tốt hơn.

Sữa Primavita

Đây là sữa được sản xuất tại Hà Lan và được cấp giấy phép lưu hàng ở thị trường Việt Nam, có tác dụng:

  • Cung cấp các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể, sữa ít chất béo nên bạn có thể hoàn toàn yên tâm sử dụng trong thời gian dài nhưng không gây tăng cân.
  • Trong sữa có các vitamin D3, canxi, sắt, men vi sinh Bifidus hỗ trợ tăng cường sức khỏe xương khớp, tăng sức đề kháng chống lại các tác nhân gây bệnh.
Một số loại sữa phù hợp với người bệnh gout
Đối với trường hợp bị bệnh gout, có thể tham khảo một số loại sữa phù hợp với tình trạng bệnh

Sữa non Alpha Lipid

Sữa non Alpha Lipid là sản phẩm của tập đoàn sản xuất sữa New Zealand, sữa có tác dụng:

  • Tăng cường hệ miễn dịch, giúp hàng rào bảo vệ cơ thể chắc chắn hơn để chống lại các tác nhân gây bệnh.
  • Bổ sung các dưỡng chất cần thiết, đồng thời nâng cao khả năng chuyển hóa các dinh dưỡng để cơ thể hấp thu tốt hơn.
  • Ngăn ngừa tình trạng nhiễm khuẩn và tăng tốc độ phục hồi các tổn thương do bệnh gout gây ra.

Sữa Ensure Gold Acti M2

Sữa Ensure Gold Acti M2 được nhập khẩu trực tiếp từ Hoa Kỳ, sản phẩm được dành riêng cho người có các vấn đề về xương khớp, trong đó có bệnh gout. Sữa Ensure Gold Acti M2 có tác dụng:

  • Cung cấp các probiotic, Acti-SPS, Choline, phosphatidylserine hỗ trợ tốt cho sức khỏe.
  • Sữa chứa hàm lượng axit béo omega 3, có tác dụng kháng viêm tại các khớp bị gout và hỗ trợ hoạt động của hệ tim mạch.

Các loại sữa không dành cho người bệnh gout

Ngoài các loại sữa hỗ trợ cải thiện bệnh gout, bạn cũng nên lưu ý một số loại sữa không tốt cho người mắc phải bệnh lý này:

Sữa chứa nhiều đường

Các loại sữa chứa lượng đường cao không phù hợp với người mắc bệnh gout. Sữa có thể khiến tình trạng sưng viêm chuyển biến nặng hơn, các triệu chứng của bệnh trở nên nghiêm trọng gây đau nhức khó chịu.

Ngoài ra, các loại sữa chứa nhiều đường, nhất là sữa đặc sẽ làm rối loạn chuyển hóa, đào thải  các độc tố qua thận kéo theo quá trình loại bỏ các acid uric bị suy giảm, làm gia tăng các triệu chứng bệnh gout. Bên cạnh đó, các loại sữa này còn làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý như đái tháo đường, suy thận,…

Các loại sữa giàu chất béo

Những loại sữa có hàm lượng chất béo cao có thể dẫn đến tình trạng thừa cân, béo phì. Khi tăng cân sẽ gây áp lực lên khung xương sẽ khiến tình trạng bệnh gout trở nên tồi tệ hơn, những cơn đau nhức dữ dội xuất hiện thường xuyên.

Không uống sữa đậu nành

Theo các chuyên gia, người mắc bệnh gout nên hạn chế dung nạp các thực phẩm như giá đỗ, măng,các loại đậu, bao gồm cả đậu nành,…

Các loại sữa không dành cho người bệnh gout
Người mắc bệnh gout sữa đậu nành thường xuyên sẽ khiến các triệu chứng của bệnh gout trở nên nghiêm trọng hơn

Trong sữa đậu nành có chứa nhiều nhân purin, làm tăng khả năng chuyển hóa, khiến nồng độ axit uric trong máu tăng cao, lúc này các muối urat sẽ đọng lại ở các khớp và gây ra tình trạng sưng viêm, đau nhức. Trường hợp uống sữa đậu nành thường xuyên sẽ khiến các triệu chứng của bệnh gout trở nên nghiêm trọng hơn.

Những lưu ý cho người bị gout khi dùng sữa

Bên cạnh việc dùng sữa đúng liều lượng và thời gian, người bệnh cũng nên lưu ý một số thông tin sau để quản lý bệnh gout tốt hơn:

  • Khi bạn uống sữa thì nên kiêng các thực phẩm chứa nhiều purin như thịt gia cầm, thịt đỏ, nội tạng động vật. Người bệnh có thể ăn chân gà hoặc ức gà, trứng, cá đồng, nhưng lưu ý chỉ dùng khoảng 30gr – 50gr cho một ngày.
  • Tránh uống sữa hoặc dung nạp thêm các thực phẩm chứa nhiều purin khi hàm lượng purin trong ngày đã vượt quá 130mg.
  • Người bệnh bệnh gout nên bổ sung các loại rau xanh, uống nhiều nước để tăng cường quá trình đào thải các axit uric trong máu.

Người bệnh gout có thể dùng sữa, tuy nhiên cần lưu ý liều lượng và thời gian sử dụng cũng như các loại sữa phù hợp. Tránh dung nạp các loại sữa giàu chất béo, nhiều đường vì sẽ khiến các triệu chứng của bệnh trở nên nghiêm trọng hơn. Bên cạnh đó, người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa để xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý, hỗ trợ điều trị bệnh tốt hơn.