Bị mụn ở hai bắp tay: Nguyên nhân và cách trị

Bị mụn ở hai bắp tay là tình trạng khá phổ biến do nhiễm trùng và tắc các lỗ chân lông. Bên cạnh đó, ma sát với vải quần áo, mồ hôi và bụi bẩn có thể làm tăng nguy cơ dẫn đến mụn ở cánh tay hoặc vai.

Bị mụn ở hai bắp tay
Bị mụn ở hai bắp tay thường là do nhiễm trùng hoặc do ma sát với quần áo gây ra

Mụn ở hai bên bắp tay là gì và các loại thường gặp

Mụn trứng cá là tình trạng rất phổ biến, có thể xuất hiện ở bất cứ bộ phận nào trên cơ thể, tuy nhiên thường ảnh hưởng đến mặt, lưng, vai, cánh tay trên (bắp tay).

Có nhiều loại mụn khác nhau có thể gây ảnh hưởng đến bắp tay, cụ thể bao gồm:

  • Mụn đầu trắng là các nốt mụn nhỏ bên ngoài da với các lỗ chân lông mở. Mụn đầu trắng là sự tích tự keratin được sản xuất tự nhiên bởi cơ thể và dầu thừa. Thông thường mụn đầu trắng không nghiêm trọng và có thể cải thiện bằng cách phương pháp tại nhà.
  • Mụn đầu đen là các tổn thương da xuất hiện khi lỗ chân lông bị tắc. Mụn đầu đen không phải là sự tích tụ bụi bẩn, mụn hình thành do quá trình oxy hóa keratin (mụn đầu trắng) và melanin.
  • Mụn sẩn các vết nốt sưng nhỏ, màu đỏ, có đường kính dưới 1 centimet. Các nốt sẩn thường không có nhân mụn rõ ràng ở trung tâm, có thể gây đau đớn, sưng viêm, khó chịu.
  • Mụn mủ hay mụn bọc là những vết sưng lớn, màu đỏ, gây căng da, bên trong chứa đầy mủ hoặc các chất lỏng khác.
  • U nang hoặc hạch là những tổn thương mụn có kích thước lớn, màu đỏ, gây đau đớn nghiêm trọng và có thể dẫn đến nhiều rủi ro nếu không được điều trị phù hợp.

Nguyên nhân bị mụn ở hai bắp tay

Nguyên nhân chính dẫn đến mụn là tuyến bã nhờn hoạt động quá mức và nhiễm vi khuẩn gây mụn (Propionibacterium acnes). Ngoài ra, một số nguyên nhân và yếu tố rủi ro có thể dẫn đến tình trạng bị mụn ở hai bắp tay có thể bao gồm:

1. Dư thừa bã nhờn

Sản xuất quá nhiều bã nhờn là nguyên nhân phổ biến nhất có thể dẫn đến tình trạng mụn ở lưng và bị mụn ở hai bắp tay. Thông thường, ở tuổi dậy thì, các tuyến bã nhờn hoạt động mạnh do thay đổi nội tiết tố trong cơ thể.

Mụn mọc ở cánh tay là bệnh gì
Tiết quá nhiều bã nhờn là nguyên nhân chính dẫn đến mụn ở bắp tay

Ở người trưởng thành, thường xuyên sử dụng một số loại thuốc có thể gây thay đổi nội tiết tố như testosterone, progesterone, phenothiazine cũng có thể làm tăng sản xuất bã nhờn và gây mụn.

Bã nhờn dư thừa kết hợp với các tế bào da chết, bụi bẩn và các mảnh vụn khác có thể gây tắc nghẽn lỗ chân lông. Điều này dẫn đến các tổn thương da như mụn trứng cá, đặc biệt là mụn đầu đen và mụn đầu trắng. Trong một số trường hợp, mụn ở hai bắp tay có thể bị viêm, sưng và đau đớn dữ dội.

2. Các nguyên nhân khác

Da ở cánh tay trên (bắp tay) tương đối nhạy cảm, do đó có rất nhiều nguyên nhân và yếu tố có thể gây nổi mụn ở bắp tay. Cụ thể một số nguyên nhân và yếu tố rủi ro thường gặp có thể bao gồm:

  • Thay đổi hoặc mất cân bằng nội tiết tố: Ở tuổi dậy thì, cơ thể thanh thiếu niên thường trải qua nhiều thay đổi về nội tiết tố. Sự gia tăng một số hormone có thể khiến cơ thể sản xuất nhiều dầu thừa, góp phần gây ra mụn trứng cá trên cơ thể.
  • Vệ sinh kém: Thiếu vệ sinh da không phải là nguyên nhân gây mụn trứng cá. Tuy nhiên chăm sóc da không đúng cách có thể khiến da bị kích ứng và nổi nhiều mụn hơn. Khi tắm, các tế bào da chết và dầu thừa sẽ được loại bỏ. Do đó, một người không tắm thường xuyên có thể gây tích tụ da chết và dẫn đến tình trạng bị mụn ở hai bắp tay.
  • Sản phẩm chăm sóc da: Một số sản phẩm chăm sóc da có thể dẫn đến mụn nhọt trên cơ thể, đặc biệt là các sản phẩm có thể gây tắc nghẽn lỗ chân lông. Do đó, sử dụng các sản phẩm có chứa dầu hoặc hóa chất gây kích ứng da có thể tăng nguy cơ bị mụn.
  • Quần áo không phù hợp: Mồ hôi có thể làm tắc nghẽn các lỗ chân lông ở vai, cánh tay và dẫn đến tình trạng nổi mụn. Thường xuyên mặc quần áo chật, mồ hôi có thể bị tích tụ và dẫn đến mụn. Bên cạnh đó, giặt quần áo sau mỗi lần giặt có thể ngăn ngừa nhiễm vi khuẩn và hạn chế mụn.

Bị mụn ở hai bắp tay là dấu hiệu bệnh gì?

Trong một số trường hợp, bị mụn ở hai bắp tay có thể là dấu hiệu của các tình trạng da khác trông giống như mụn. Cụ thể, các bệnh lý có thể dẫn đến mụn ở cánh tay có thể bao gồm:

1. Dày sừng nang lông

Dày sừng nang lông là tình trạng phổ biến có thể gây ra các vết sưng nhỏ, thô ráp trên bề mặt da. Các nốt mụn nhỏ này thường là các tế bào chết bị tắc nghẽn kết hợp với dầu thừa, tích tụ ở lỗ chân lông.

Dày sừng nang lông
Dày sừng nang lông gây ra các vết sưng nhỏ trên bề mặt da tương tự như mụn trứng cá

Dày sừng nang lông có thể ảnh hưởng đến nhiều khu vực trên cơ thể bao gồm cánh tay trên, đùi, má hoặc mông. Tình trạng này không lây nhiễm, không gây khó chịu hoặc ngứa.

Hiện tại không có biện pháp điều trị tình trạng dày sừng nang lông. Tuy nhiên, bệnh thường tự khỏi theo thời gian và không dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng. Để hỗ trợ cải thiện các triệu chứng, bạn có thể thường xuyên giữ ẩm cơ thể để tránh ngứa da, khô da và ngăn ngừa sự xuất hiện của các nốt mụn.

2. Mề đay

Mề đay là tình trạng nổi nhiều nốt mụn màu đỏ, hồng, kích thước nhỏ trên bề mặt da. Trong hầu hết các trường hợp, nổi mề đay là do dị ứng với thuốc, thực phẩm hoặc tiếp xúc với các chất kích ứng trong môi trường.

Mề đay có thể ảnh hưởng đến nhiều vị trí trong cơ thể, bao gồm cánh tay trên. Các triệu chứng mề đay có thể bị nhầm lẫn thành mụn trứng cá hoặc các bệnh ngoài da khác.

Thông thường mề đay do căng thẳng hoặc các phản ứng dị ứng có thể tự khỏi mà không cần điều trị.

3. Bệnh u hạt

U hạt là sự phát triển da tròn, nhỏ, thường có màu đỏ như máu. Bên cạnh đó, u hạt cũng có xu hướng chảy máu do chứa một số lượng lớn các mạch máu. Các triệu chứng của u hạt có thể bị nhầm lẫn với mụn trứng cá và một số bệnh lý da liễu khác.

Cách trị mụn bọc ở cánh tay
U hạt ở cánh tay dẫn đến các nốt mụn nhỏ, tròn giống như mụn trứng cá

Sự tăng trưởng da này thường phổ biến ở trẻ em và thanh thiếu niên, mặc dù có thể ảnh hưởng đến mọi lứa tuổi. U hạt có thể ảnh hưởng đến nhiều vị trí trong cơ thể, bao gồm cánh tay trên, ngón tay, khuôn mặt, cổ, ngực và cả lưng. Đôi khi u hạt cũng có thể gây ảnh hưởng đến mí mắt, môi, bộ phận sinh dục và bên trong miệng.

Thông thường bệnh u hạt là lành tính và không gây ung thư. Tuy nhiên, u hạt mủ hoặc u hạt có kích thước lớn cần được điều trị để tránh các rủi ro không mong muốn. Bác sĩ có thể đề nghị tiểu phẫu hoặc đốt u hạt. Ngoài ra, u hạt có thể tái phát nhiều lần, do đó đối khi bạn cần được phẫu thuật xâm lấn để tránh các rủi ro trong tương lai.

4. Nhiễm trùng tụ cầu khuẩn

Nhiễm trùng tụ cầu khuẩn có thể dẫn đến hình thành mụn đỏ hoặc phát ban, mặc dù tình trạng này cũng có thể trông giống như vết loét hoặc mụn nước. Vi khuẩn tụ cầu có thể tồn tại ở nhiều bộ phận trên cơ thể như nách và mũi. Tuy nhiên, đôi khi vi khuẩn này có thể lây nhiễm vào các vết cắt ở cánh tay và dẫn đến các dấu hiệu bị mụn ở hai bắp tay.

Nhiễm trùng tụ cầu khuẩn có thể dẫn đến các biến chứng và rủi ro không mong muốn. Do đó, nếu nhận thấy các dấu hiệu nhiễm khuẩn tụ cầu như phát ban, ớn lạnh, đau đầu, đau cơ, sốt hoặc mệt mỏi bất thường, bạn nên đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị phù hợp.

5. Viêm nang lông

Viêm nang lông là tình trạng viêm ở một hoặc nhiều lỗ chân lông. Khi các nang lông bị tổn thương, vi khuẩn sẽ tấn công các các nang lông, dẫn đến nhiều trùng. Các triệu chứng có thể ảnh hưởng đến bất cứ vị trí nào trong cơ thể, bao gồm cánh tay. Khi ảnh hưởng đến cánh tay, tình trạng này có thể trông giống như bị nổi mụn ở bắp tay.

Viêm nang lông
Viêm nang lông ở cánh tay thường dễ bị nhầm lẫn với mụn trứng cá

Các triệu chứng của viêm nang lông có thể trông giống như mụn trứng cá. Cụ thể, bao gồm:

  • Xuất hiện các cụm mụn nhỏ hoặc mụn đầu trắng ở các nang lông
  • Mụn nước có thể bị vỡ ra dẫn đến ngứa, rát da
  • Đau đớn
  • Hình thành một khu vực hoặc khối sưng lớn

Ma sát, quần áo chật, chà xát da hoặc các tác động khác lên khu vực bệnh có thể khiến các triệu chứng viêm nang lông trở nên nghiêm trọng hơn.

Viêm nang lông thường không nghiêm trọng, có thể tự cải thiện và không cân điều trị. Tuy nhiên tình trạng viêm nang lông nghiêm trọng, có dấu hiệu nhiễm khuẩn, bạn nên đến bệnh viện để được tư vấn điều trị phổ biến.

Bị mụn ở hai bắp tay nên làm gì?

Bị mụn ở hai bắp tay thường không nghiêm trọng có thể xử lý bằng nhiều phương pháp khác nhau, cụ thể bao gồm:

1. Sử dụng sản phẩm trị mụn không kê đơn

Đối với tình trạng mụn nhẹ, bạn có thể sử dụng các loại kem trị mụn không kê đơn để cải thiện các triệu chứng. Các sản phẩm này thường có chứa các thành phần như benzoyl peroxide, resorcinol, axit salicylic và lưu huỳnh có thể hỗ trợ điều trị mụn, ngăn ngừa vết thâm và sẹo mụn.

Ngoài ra, thường xuyên giữ vệ sinh bắp tay và cơ thể thường xuyên để hỗ trợ điều trị mụn. Sử dụng sữa tắm hoặc xà phòng có chứa các thành phần như axit salicylic có thể làm thông thoáng lỗ chân lông và tiêu diệt vi khuẩn gây mụn ở bắp tay.

2. Tắm và vệ sinh cơ thể thường xuyên

Tắm thường xuyên có thể loại bỏ dầu thừa, tế bào chết và bụi bẩn ở bắp tay hoặc cơ thể. Điều này có thể hỗ trợ điều trị mụn ở lưng, ngực, bắp tay và các bộ phận khác trên cơ thể.

Cách trị mụn ở cánh tay
Tắm mỗi ngày, đặc biệt là sau các hoạt động đổ mồ hôi có thể hỗ trợ điều trị mụn ở cánh tay

Sử dụng các chất tẩy rửa, xà phòng, sữa tắm không chứa dầu và các hóa chất có thể gây tắc nghẽn lỗ chân lông để vệ sinh da. Tránh xà phòng kháng khuẩn, chất làm se và sản phẩm tẩy tế bào chết, các sản phẩm này có thể khiến tình trạng mụn trứng cá trở nên nghiêm trọng hơn.

Bên cạnh đó, khi vệ sinh da cần chú ý nhẹ nhàng, không làm trầy xước da. Ngoài ra, không sử dụng các dụng cụ tắm như xơ mướp, sản phẩm này có thể làm hỏng lớp bảo vệ của da và khiến mụn nghiêm trọng hơn.

3. Tắm sau khi đổ mồ hôi

Nhiệt độ và độ ẩm có thể kích thích sự phát triển của vi khuẩn, do đó tắm ngay sau khi đổ mồ hôi hoặc sau khi luyện tập thể dục.

Nếu bạn không thể tắm ngay lập tức, hãy sử dụng khăn lau sạch dầu, mồ hôi ở bắp tay và cơ thể. Bên cạnh đó, thay quần áo sạch để hạn chế tình trạng bị mụn ở bắp tay.

4. Không nặn hoặc bóp mụn

Nặn mụn có thể khiến mụn trứng cá trở nên nghiêm trọng hơn và gây tổn thương bề mặt da. Da trên cơ thể thường có xu hướng lành chậm hơn da trên mặt, do đó việc nặn mụn ở bắp tay có thể dẫn đến vết thâm, sẹo mụn ở bắp tay.

5. Tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời

Tia cực tím (UV) của mặt trời có thể kích ứng mụn, gây sẹo trên lưng, bắp tay và cơ thể bạn. Do đó, luôn luôn thoa kem chống nắng và che chắn cẩn thận khi cần tiếp xúc với ánh nắng mặt trời.

Việc bảo vệ da khỏi ánh nắng mặt trời có thể bảo vệ làn da khỏi mụn và các tác hại khác bao gồm ung thư da.

điều trị tình trạng bị mụn ở hai bắp tay
Sử dụng kem chống nắng không gây kích ứng để bảo vệ da khỏi ánh nắng mặt trời

6. Thường xuyên vệ sinh khăn trải giường

Thường xuyên giặt khăn trải giường, chăn một hoặc hai lần mỗi tuần để hạn chế tình trạng bị mụn ở hai bắp tay và lưng. Thói quen này loại bỏ vi khuẩn, tế bào da chết khỏi giường và hỗ trợ cải thiện tình trạng nổi mụn.

7. Trao đổi với bác sĩ chuyên môn

Nếu các biện pháp tự chăm sóc không cải thiện mụn trứng cá ở bắp tay, bạn nên đến bệnh viện và trao đổi với bác sĩ chuyên môn để được hướng dẫn cụ thể.

Bác sĩ có thể đánh giá các triệu chứng tình trạng mụn, xác định các tình trạng bệnh lý liên quan và đề nghị phác đồ điều trị phù hợp. Các biện pháp điều trị có thể bao gồm kem trị mụn, thuốc kháng sinh, thuốc uống theo toa hoặc quang trị liệu. Trong trường hợp cần thiết, bác sĩ có thể đề nghị peel da hóa chất hoặc tiêm steroid để cải thiện các triệu chứng.

Phòng ngừa tình trạng mụn ở hai bắp tay

Mụn ở vai thường có thể điều trị và phòng ngừa với một số lưu ý như sau:

Điều trị viêm lỗ chân lông ở bắp tay
Mặc quần áo thoải mái, thoáng khí có thể hỗ trợ điều trị mụn ở cánh tay
  • Mặc quần áo rộng rãi, thoáng khí, hạn chế ma sát da, đặc biệt là trường hợp bị mụn ở hai bắp tay, mụn ở lưng và ngực.
  • Uống nhiều nước để giữ ẩm cho làn da, hạn chế khô và kích ứng.
  • Cố gắng không chạm vào bắp tay hoặc khu vực nổi mụn. Dầu và vi khuẩn từ tay có thể gây nhiễm trùng và khiến mụn trở nên nghiêm trọng hơn.
  • Tránh ánh nắng mặt trời, vì ánh nắng mặt trời kích thích da sản xuất dầu và có thể gây ra nhiều mụn trứng cá.
  • Sử dụng kem dưỡng da hoặc kem điều trị mụn không cần kê đơn có chứa axit salicylic hoặc benzoyl peroxide để ngăn ngừa mụn tái phát. Tác dụng phụ phổ biến bao gồm gây khô da, do đó bạn cần có biện pháp dưỡng ẩm phù hợp.
  • Không tắm hoặc rửa bắp tay quá thường xuyên. Rửa quá nhiều có thể gây kích ứng, khiến mụn xuất sưng, đỏ và viêm hơn.
  • Không nặn mụn, bởi vì điều này có thể tăng kích ứng da và gây mụn.

Mụn ở bắp tay thường có thể điều trị và không để lại các biến chứng nghiêm trọng. Tuy nhiên, đôi khi tình trạng này có thể là triệu chứng của một số bệnh lý da liễu cần điều trị y tế. Do đó, nếu các biện pháp điều trị tại nhà không mang lại hiệu quả, người bệnh nên đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị phù hợp.