Bị bệnh zona ở chân tay: Cách trị nhanh và lưu ý

Bệnh zona ở chân tay là một bệnh phổ biến và có liên quan tới bệnh thủy đậu. Zona gây cảm giác vừa ngứa vừa đau khiến chúng ta cảm thấy rất phiền và mệt mỏi với chứng bệnh này. Hãy cùng VHEA Việt Nam tìm hiểu những thông tin chi tiết nhất về zona thần kinh ở vị trí tay, chân.

Bệnh zona ở chân tay là gì? Có nguy hiểm không?

Bệnh zona thần kinh ở chân tay thể hiện tình trạng trên các bộ phận chân tay xuất hiện những nhóm bóng nước nhỏ, tí hon, mọc san sát thành từng mảng, từng chùm.

Zona ở tay chân được đánh giá là lành hơn một chút so với nhóm zona mắt, zona môi vì không quá gần thần kinh trung ương.

Bệnh zona ở chân tay không gây nguy hiểm, không gây tử vong ở người bình thường nhưng có một số biến chứng sẽ xảy ra nếu không được điều trị cẩn thận.

Xét về vị trí các chùm nước, zona tại khu vực chân tay cũng sẽ đỡ gây nguy hiểm hơn so với khu vực mặt gần hệ thống thần kinh trung ương.

Bệnh zona ở chân tay có thể xuất hiện những biến chứng nguy hiểm
Bệnh zona ở chân tay có thể xuất hiện những biến chứng nguy hiểm

Zona ở tay chân có xu hướng xuất hiện nhiều ở những người bệnh lớn tuổi hơn (khoảng trên 50 tuổi). Tình trạng bệnh zona ở người lớn tuổi cũng có thể trầm trọng hơn và kéo dài ngày hơn so với người trẻ tuổi do trong cơ thể họ có nhiều bệnh nền và hệ miễn dịch cũng kém hơn.

Đối với những người thường không được điều trị cẩn thận, điều trị sai cách thì có thể khiến nhiễm trùng da gây nên hiện tượng bội nhiễm.

Lúc này các vùng da vừa bị virus họ nhà Herpes tấn công vừa bị các vi khuẩn, virus khác “viếng thăm” tạo nên tính phức tạp, khó chữa.

Bên cạnh đó thời gian bị bệnh có thể từ 3 – 4 tuần nhưng cũng có người bị tới hàng năm trời, việc kéo dài thời gian bệnh thì dễ mắc biến chứng hơn. Tình trạng cơ thể mệt mỏi có thể kéo dài hơn gây ảnh hưởng nhiều tới cuộc sống, công việc.

Thông thường, người bị mắc các bệnh liên quan tới hội chứng suy giảm miễn dịch, người đang điều trị xạ trị, hay người bình thường nhưng có hiện tượng sốt kéo dài, sốt quá cao hoặc các vùng mụn nước trở lên quá lớn, dày đặc, khó kiểm soát thì cần khám và điều trị tại cơ sở y tế.

Nguyên nhân gây bệnh zona ở chân tay

Những chùm nước ở zona làm chúng ta liên tưởng tới những vết mụn nước của thủy đậu và chính xác là như vậy. Chúng có chung một nguồn gốc đó là virus gây bệnh thuộc nhóm Herpes tên Varicella Zoster.

Trên thực tế chỉ có những ai từng bị thủy đậu mới bị zona và cũng giống thủy đậu, zona đa số chỉ xuất hiện 1 lần trong đời (trong một số trường hợp cá biệt thì có thể 2, 3 lần).

Bệnh zona ở chân tay xuất hiện men theo các dây thần kinh khu vực chân, tay
Bệnh zona ở chân tay xuất hiện men theo các dây thần kinh khu vực chân, tay

Theo đó, sau khi tấn công cơ thể vào gây ra thủy đậu, virus không hoàn toàn bị tiêu diệt mà ẩn mình trong cơ thể của chúng ta, và chờ để bùng phát khi đủ điều kiện.

Một số điều kiện thuận lợi để chúng hoạt động trở lại có thể kể đến như:

  • Cơ thể mắc các bệnh về suy giảm miễn dịch: Khi bị suy giảm miễn dịch, cơ thể rất dễ bị tấn công do vơi đi sự bảo vệ của bạch cầu và các tế bào có chức năng tiêu diệt vi khuẩn, virus. Khi đó, các virus bị kìm hãm, ức chế và ngủ đông sẽ trở lại dồn dập và tấn công cơ thể trong đó có cả Varicella. Việc hồi phục ở người mắc các bệnh về suy giảm miễn dịch sẽ mất rất nhiều thời gian so với người bình thường.
  • Cơ thể đang trong thời gian điều trị ung thư bằng phương pháp xạ trị: Trong thời điểm bệnh nhân ung thư điều trị xạ trị, hệ miễn dịch cũng bị tổn thất nặng nề và khiến cơ thể trở nên rất dễ bị tổn thương. Lúc đó các vi khuẩn virus cũng dễ dàng phát triển và tấn công.
  • Tác dụng không mong muốn của một số loại thuốc: Một số loại thuốc khi sử dụng điều trị thời gian dài có tác dụng phụ ức chế hệ miễn dịch cũng khiến cơ thể rơi vào tình trạng thiếu đi lá chắn bảo vệ.
  • Stress, căng thẳng thần kinh: Theo các nghiên cứu, stress cũng chịu trách nhiệm khiến cơ thể trở nên dễ bị tổn thương, suy giảm hệ miễn dịch.

Triệu chứng nhân biết bệnh zona ở chân tay

Khi tái hoạt động, virus gây zona sẽ phân thân và tấn công trực tiếp vào các dây thần kinh chính vì vậy mà nó có tên là zona thần kinh.

Những vùng thần kinh bị tấn công sẽ có biểu hiện ra ngay bên ngoài là những chùm mụn nước điển hình của bệnh.

Tùy vào số lượng virus và khả năng khống chế của hệ miễn dịch mà quyết định diện tích da xuất hiện chùm bóng nước zona.

Bệnh có 3 giai đoạn:

  • Giai đoạn xuất hiện (1-3 ngày đầu khi virus tái hoạt động)
  • Giai đoạn phát bệnh (1 – 2 tuần)
  • Giai đoạn kết thúc (tùy cơ địa)
Hình ảnh zona virus dưới kính hiển vi
Hình ảnh zona virus dưới kính hiển vi

Mỗi giai đoạn đều có những triệu chứng điển hình:

  • Giai đoạn xuất hiện: Trong vòng 1 – 3 ngày đầu khi virus bừng tỉnh và nhân lên trong cơ thể, ta sẽ có triệu chứng tương tự như cảm lạnh đi kèm với sốt. Ở một số vùng da đã có thể ửng đỏ và gây ngứa khiến ta lầm tưởng với sốt phát ban hay cảm lạnh. Trong những ngày này, ta thường khó nhận diện được bệnh zona ở chân tay.
  • Giai đoạn bùng phát: Các rộp nước bắt đầu hiện lên và không có dấu hiệu dừng lại, chúng gây ngứa rát, đau đớn và vùng da ở chân tay sẽ khô hơn so với bình thường và sưng tấy lên. Sốt có thể tăng lên do hệ miễn dịch vẫn đang chiến đấu với virus, cùng theo đó cơ thể vẫn mệt mỏi, uể oải, đau đầu, ớn lạnh như cảm mạo.
  • Giai đoạn kết thúc: Các nốt mụn nước có dấu hiệu căng và tự vỡ hoặc lặn đi, vùng da bớt ửng đỏ châm chích. Cơ thể về trạng thái ổn định. Khi kết thúc hoàn toàn những vùng da chân tay bị tấn công vẫn có thể khô và tạo thành những vết sẹo vĩnh viễn khác màu da.

Hệ miễn dịch ở người bình thường do ức chế và có thể tấn công virus nên những mảng zona sẽ nhỏ hơn, các mụn nước cũng ở dạng li ti, còn đối với những người có hệ miễn dịch bị tổn thương thì những chùm nước sẽ rất lớn, có thể nối liền nhau thành một khối như bị bỏng.

Trường hợp người bị suy giảm sức đề kháng khi mắc zona thì cần được điều trị giám sát tại các cơ sở y tế.

Cách trị bệnh zona thần kinh ở tay chân hiệu quả

Bị zona thần kinh ở tay chân tuy không phải bệnh quá nguy hiểm nhưng vẫn cần điều trị đúng để rút ngắn thời gian bệnh và bệnh không xuất hiện biến chứng.

Thông thường, người bệnh sẽ lựa chọn 1 trong 3 phương pháp điều trị như sau: điều trị bằng phương pháp y học hiện đại, điều trị bằng phương pháp y học cổ truyền và điều trị bằng phương pháp tự nhiên ở nhà.

Thuốc Tây chữa bệnh zona

Đối với y học hiện đại, bệnh zona ở chân tay không phải căn bệnh quá phức tạp chỉ cần điều trị bằng cách tấn công vào hệ virus song song với làm giảm đi các cơn đau, phù nề, sốt theo triệu chứng bệnh.

Ưu điểm của phương pháp này điều trị nhanh, điều trị từng triệu chứng rất khoa học. Tuy nhiên nếu bệnh nhân không thực hiện đúng theo đơn thuốc được kê thì bệnh có thể có diễn biến xấu đi nhanh.

Bên cạnh đó, các hợp chất trong thuốc có thể gây dị ứng hoặc tác dụng phụ không mong muốn.

Bệnh zona ở chân tay điều trị bằng thuốc uống và thuốc bôi mang lại hiệu quả rõ rệt
Bệnh zona ở chân tay điều trị bằng thuốc uống và thuốc bôi mang lại hiệu quả rõ rệt
  • Một số loại thuốc điển hình thường được sử dụng để tấn công virus: Valtrex, Famvir hoặc Zovirax.
  • Một số loại thuốc giúp giảm đau: Tylenol, Advil hoặc Tricyclic.
  • Thuốc giảm viêm: Các thuốc chứa corticoid.
  • Các loại thuốc này cần được kê đơn và chỉ định liều lượng theo sự tư vấn của bác sĩ.

Điều trị bệnh zona ở tay chân bằng Đông y

Theo y học cổ truyền, zona được gọi là chứng Tri thù sang gây ra bởi sự ứ trệ thấp nhiệt trong cơ thể và bệnh do 4 nguyên nhân gây ra: thấp nhiệt, hỏa độc, can uất hóa hỏa và ngoại cảm độc tà.

Đối với y học cổ truyền thì có rất nhiều bài thuốc nhưng phải căn cho đúng bệnh mới có thể tìm được loại thuốc phù hợp. Thời gian điều trị cũng sẽ lâu hơn.

Châm cứu cũng có thể cải thiện bệnh zona ở chân tay
Châm cứu cũng có thể cải thiện bệnh zona ở chân tay

Một số phương thức điều trị: châm cứu, uống thuốc, bôi thuốc.

Các phương thức điều trị này phải được thực hiện bởi các lương y – các bác sĩ y học cổ truyền, không nên tự ý bốc thuốc sử dụng.

Điều trị bệnh zona ở tay chân tại nhà

Đây được cho là phương pháp dễ sử dụng nhất và tỉ lệ khỏi bệnh cũng tương đối cao. Phương pháp này chú trọng tới sử dụng dinh dưỡng để tự nâng cao hệ miễn dịch kết hợp với đắp, sử dụng các thành phần tự nhiên để thuyên giảm các triệu chứng bệnh.

Về ưu điểm, phương pháp này dễ thực hành, dễ kiếm tìm nguyên liệu song rất khó để đảm bảo không xảy ra các biến chứng.

  • Về dinh dưỡng: Nhắm tới các thực phẩm giúp tăng hệ miễn dịch tự nhiên trong cơ thể tức là tăng cường vitamin, khoáng chất từ đồ ăn thức uống. Điển hình là cách ăn ít tinh bột, đạm, tăng cường nhiều rau, nhiều quả, nhiều nước lọc.
  • Về điều trị các triệu chứng: Để điều trị các triệu chứng như đau, ngứa, rát thông thường phương pháp đắp gel nha đam, tinh chất tỏi, tinh chất hành tím, tinh dầu tràm, sữa tươi lên vùng da bị tổn thương. Tuy nhiên không được đắp vào vùng da bị vỡ mụn nước, mà chỉ được bôi xung quanh đó. Những tinh chất này đều mang khả năng kháng viêm, kháng vi khuẩn, làm se dịu da, giảm ngứa, làm mờ vết thâm sẹo do vết thương gây ra.

Đối với phương pháp trị bệnh zona ở tay chân có thể kết hợp với nhau nhưng cần sự tư vấn từ bác sĩ. Đối với phần dinh dưỡng của phương pháp chữa bệnh tự nhiên tại nhà thì có thể sử dụng trong suốt thời gian trị bệnh vì rất phù hợp.

Lưu ý điều trị, phòng ngừa zona ở tay chân

Trong quá trình điều trị bệnh zona ở chân tay ta phải chú ý một số thông tin như sau:

  • Tuân thủ quá trình điều trị, đơn thuốc của bác sĩ. Không tự ý tăng giảm liều lượng, khi uống hết đơn thuốc thì tái khám.
  • Che vết thương lại để tránh người khác tiếp xúc phải hay để các vết thương trực tiếp tiếp xúc với khói bụi, chất bẩn.
  • Tuyệt đối không được gãi, móng tay và bề mặt da có rất nhiều vi khuẩn, khi gãi ta đã khiến các vi khuẩn xung quanh được tiếp xúc với vùng da bị tổn thương dễ gây bội nhiễm và lây lan sang xung quanh.
  • Chườm lạnh khi cảm thấy ngứa và nhức. Đá lạnh giúp chậm sự phát triển của virus vi khuẩn và khiến chúng hoạt động chậm lại.
Chườm đá quanh khu vực zona giúp giảm đau, giảm ngứa hiệu quả
Chườm đá quanh khu vực zona giúp giảm đau, giảm ngứa hiệu quả
  • Khi các mụn nước tự vỡ, vệ sinh sạch bằng bông y tế và cồn hoặc oxy già.
  • Luôn vệ sinh thân thể sạch sẽ, không kiêng tắm rửa. Việc cơ thể bị bẩn sẽ tăng khả năng lây lan của bệnh. Khi tắm, không sử dụng khăn, miếng bông tắm chà vào vết thương. Sau khi tắm, mặc quần áo rộng rãi hút ẩm tốt, tránh loại bó sát hoặc pha nilon nhiều.
  • Phương pháp đắp đỗ xanh, gạo nếp dân giã chưa được chứng minh nên cần cẩn thận khi thực hiện hoặc tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ.

Bên cạnh đó, ta cũng phải lưu ý quá trình phòng ngừa bệnh, nhất là ở trẻ nhỏ và người lớn tuổi. Nên nhớ là zona không phải bệnh truyền nhiễm nhưng virus VZV lại vẫn có thể lây qua dịch của những mụn nước.

Người bị lây sẽ bị lên thủy đậu và có thể lên zona về sau. Tốt hơn hết, ta vẫn nên phòng bệnh như sau:

  • Tiêm vacxin VZV cho trẻ theo đúng thời gian tiêm chủng, người lớn chưa bị thủy đậu vẫn có thể tiêm vaccine tại các trạm y tế phường hoặc các trung tâm tiêm chủng.
  • Không tiếp xúc với các vết mụn nước của người bệnh, tránh dùng chung đồ dùng.
  • Thực hiện chế độ ăn – ngủ – nghỉ hợp lý, lối sống lành mạnh vừa giúp cân bằng tâm lý vừa giúp cơ thể luôn khỏe mạnh.
  • Thường xuyên tập thể dục thể thao để tăng cường hệ miễn dịch trong cơ thể, nếu bạn lười thì có thể tập các bài tập ở nhà, không nhất thiết phải tới phòng tập hay chạy bộ quanh công viên. Chỉ cần 10 – 15 phút tập khi vừa ngủ dậy vừa giúp đánh thức mọi giác quan vừa giúp cơ thể được kéo giãn.

Trên đây là những thông tin cơ bản về bệnh zona ở chân tay hay còn gọi là giời leo. Zona là căn bệnh phổ biến và đã xuất hiện từ rất lâu, bệnh không quá nguy hiểm nhưng vẫn cần phải điều trị dứt điểm và điều trị đúng theo phác đồ của bác sĩ.

Nên lưu ý cân bằng sức khỏe, tâm lý để quá trình điều trị bệnh cũng như phòng tránh bệnh đem lại hiệu quả cao nhất. VHEA Việt Nam chúc bạn luôn khỏe mạnh.