Bệnh vẩy nến kiêng ăn gì và nên bổ sung gì tốt?

Một số loại thực phẩm nhất định có thể góp phần ngăn ngừa hoặc khiến bệnh vẩy nến trở nên nghiêm trọng hơn. Do đó, người bệnh cần tìm hiểu thông tin bệnh vẩy nến kiêng ăn gì và nên ăn gì để hỗ trợ cải thiện các triệu chứng.

bệnh vẩy nến nên kiêng ăn những gì
Thay đổi chế độ ăn uống có thể hỗ trợ cải thiện các triệu chứng vẩy nến

Chế độ ăn uống ảnh hưởng đến bệnh vẩy nến như thế nào?

Mặc dù chế độ ăn uống không gây ra bệnh vẩy nến nhưng có thể góp phần kích hoạt hoặc khiến các triệu chứng vẩy nến trở nên nghiêm trọng hơn. Ở người bệnh vẩy nến, việc giảm các yếu tố kích hoạt là một điều quan trọng trong việc kiểm soát tình trạng và hạn chế các biến chứng.

Một chế độ ăn uống lành mạnh, nhiều trái cây, rau, protein lành mạnh và ngũ cốc nguyên hạt có thể hỗ trợ chống viêm và cải thiện các triệu chứng vẩy nến. Bên cạnh đó, thường xuyên sử dụng các loại thực phẩm gây viêm hoặc chất kích thích có thể ảnh hưởng đến làn da và khiến bệnh vẩy nến trở nên nghiêm trọng hơn.

Mặc dù không các bằng chứng khoa học chính xác về việc thay đổi chế độ ăn uống có thể cải thiện các triệu chứng vẩy nến. Tuy nhiên, bổ sung các loại thực phẩm có lợi có thể cải thiện hệ thống miễn dịch, tăng cường sức khỏe tổng thể và chống lại nhiều bệnh lý.

Bệnh vẩy nến kiêng ăn gì để hỗ trợ cải thiện các triệu chứng?

Đối với người bệnh vẩy nến, cần tránh sử dụng các loại thực phẩm gây viêm và kích hoạt viêm. Các loại thực phẩm này có thể dẫn đến phản ứng viêm của hệ thống miễn dịch và khiến vẩy nến bùng phát hoặc trở nên nghiêm trọng hơn. Các loại thực phẩm cần tránh phổ biến bao gồm:

1. Thịt đỏ, trứng và sữa

Các loại thịt đỏ và sữa, đặc biệt là trứng đều có chứa một loại axit béo không bão hòa đa, được gọi là Axit Arachidonic. Nhiều nghiên cứu cho biết các sản phẩm có chứa Axit Arachidonic có thể góp phần gây ra các tổn thương da ở bệnh vẩy nến.

bệnh vảy nến nên ăn gì
Thịt đỏ, trứng và sữa có thể gây viêm và kích hoạt bệnh vẩy nến

Các loại thực phẩm cần tránh bao gồm:

  • Thịt đỏ, đặc biệt là thịt bò
  • Xúc xích, thịt xông khói và các loại thịt chế biến khác
  • Các loại trứng, các món trứng và sản phẩm có chứa trứng

2. Thực phẩm có chứa Gluten

Nhiều người bệnh vẩy nến được chứng minh là nhạy cảm với Gluten hoặc không dung nạp Gluten. Do đó, người bệnh vẩy nến và không dung nạp Gluten cần tránh tiêu thụ các loại thực phẩm chứa Gluten để cải thiện các triệu chứng bệnh.

Các loại thực phẩm cần tránh bao gồm:

  • Lúa mì và các sản phẩm có chứa lúa mì
  • Lúa mạch, lúa mạch đen và mạch nha
  • Mì ống, mì sợi
  • Một số thực phẩm chế biến sẵn
  • Nước sốt và một số loại gia vị nhât định
  • Bia và các loại đồ uống chiết xuất lúa mạch hoặc mạch nha

3. Thực phẩm chế biến

Tiêu thụ quá nhiều thực phẩm chế biến sẵn, chứa nhiều calo có thể dẫn đến tình trạng béo phì, hội chứng rối loạn chuyển hóa và một số bệnh lý mãn tính khác. Điều này có thể gây viêm mãn tính trong cơ thể và có thể gây bệnh vẩy nến toàn thân.

Thực đơn cho người vảy nến
Các loại thực phẩm chế biến sẵn có thể gây viêm mãn tính và khiến bệnh vẩy nến trở nên nghiêm trọng hơn

Các loại thực phẩm cần tránh bao gồm:

  • Thịt chế biến sẵn
  • Các loại thực phẩm đóng gói, đóng hộp
  • Trái cây và rau củ quả đóng hộp
  • Các loại thực phẩm chứa nhiều muối, đường và chất béo

4. Rau Nightshade

Các loại rau củ thuộc nhóm Nightshade là những tác nhân phổ biến nhất có thể dẫn đến các triệu chứng vẩy nến. Các loại rau Nightshade có chứa hoạt chất Solanini có thể gây ảnh hưởng đến hệ thống tiêu hóa ở người và là một nguyên nhân có thể gây viêm.

Các loại rau củ mà người bệnh vẩy nến cần tránh tiêu thụ bao gồm:

  • Cà chua
  • Khoai tây
  • Cà tím
  • Ớt
  • Khoai lang
  • Khoai mỡ
  • Rau cần tây
  • Củ cải
  • Một số loại trái cây như cam, chanh, quýt và các loại trái cây có múi khác
  • Nấm
  • Các loại gia vị như tiêu đen và tiêu trắng

5. Hạn chế tiêu thụ rượu

Mặc dù mối liên hệ của rượu và bệnh vẩy nến không rõ ràng, tuy nhiên các bác sĩ cho biết tiêu thụ nhiều rượu có thể ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch. Rượu được cho là có thể kích hoạt và làm bùng phát bệnh vẩy nến.

Sử dụng rượu hạn chế với liều lượng phù hợp. Nam giới không nên uống quá 2 ly mỗi ngày và nữ giới không nên uống quá một lý rượu.

Thức ăn tốt cho người vảy nến
Sử dụng rượu hợp lý có thể cải thiện các triệu chứng vẩy nến

Ngoài ra một số nghiên cứu cho biết, nam giới tiêu thụ nhiều rượu không đáp ứng các phương pháp điều trị bệnh vẩy nến. Bên cạnh đó nghiên cứu cũng cho biết, bỏ rượu có thể hỗ trợ cải thiện tình trạng da ở bệnh nhân vẩy nến.

Nếu tình trạng vẩy nến nghiêm trọng hoặc nếu người bệnh được điều trị bằng một số loại thuốc, như Methotrexate hoặc Acitretin, hãy ngừng sử dụng rượu. Nếu gặp khó khăn trong việc bỏ rượu, hãy trao đổi với bác sĩ chuyên môn để được hướng dẫn cụ thể.

Bệnh vẩy nến nên ăn gì để hỗ trợ cải thiện bệnh

Bệnh vẩy nến là một tình trạng viêm da dẫn đến bóng tróc vảy và dày sừng. Nhiều nghiên cứu cho biết, một số người bệnh vảy nến có thể kiểm soát các triệu chứng khi sử dụng các loại thực phẩm chống viêm.

Các chất chống oxy hóa như vitamin C, vitamin E, hoạt chất beta-carotene, selenium và axit béo từ dầu cá có thể chống viêm và cải thiện bệnh vẩy nến.

Thực phẩm chống viêm nói chung thường rất tốt cho sức khỏe. Do đó, người bệnh vẩy nến có thể thường xuyên sử dụng các loại thực phẩm như:

1. Hoa quả và rau xanh

Hầu hết tất cả các chế độ ăn uống chống viêm bao gồm trái cây và rau xanh. Các loại thực phẩm này chứa nhiều chất chống oxy hóa, có thể giảm căng thẳng oxy hóa và viêm trong cơ thể.

Thực phẩm tốt cho bệnh vẩy nến
Áp dụng chế độ ăn chống viêm, nhiều rau xanh và trái cây có thể hỗ trợ điều trị bệnh vẩy nến

Một chế độ ăn uống nhiều trái cây và rau quả được khuyến nghị để điều trị nhiều bệnh lý gây viêm như viêm da cơ địa, bệnh chàm hoặc vẩy nến. Các loại thực phẩm nên bổ sung bao gồm:

  • Bông cải xanh, súp lơ và mầm cải
  • Rau lá xanh như cải xoăn, rau bina
  • Quả mọng như dâu tây, việt quất và quả mâm xôi
  • Quả anh đào, nho và một số loại trái cây màu tối khác

2. Axit béo Omega 3

Một chế độ ăn uống nhiều chất béo có thể cung cấp cho cơ thể nguồn Omega 3 có tác dụng chống viêm. Việc hấp thụ Omega 3 có thể giảm các chất gây viêm và cải thiện tình trạng viêm tổng thể.

Các loại cá giàu chất béo omega 3 mà người bệnh vẩy nến nên sử dụng bao gồm:

  • Cá hồi
  • Cá mòi
  • Cá tuyết

3. Dầu thực vật

Tương tự như các loại các béo, một số loại dầu thực vật có thể chứa axit béo chống viêm. Do đó, người bệnh vẩy nến cần thường xuyên bổ sung các loại dầu có tỷ lệ axit béo Omega 3 và Omega 6 cao.

Bệnh vẩy nến nên ăn gì
Bổ sung dầu thực vật như dầu ô liu có thể hỗ trợ cải thiện bệnh vẩy nến

Các loại dầu thực vật tốt cho người bệnh vẩy nến bao gồm:

  • Dầu ô liu
  • Dầu dừa
  • Dầu hạt lanh
  • Dầu cây rum

4. Bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết

Một số nghiên cứu và đánh giá bệnh vẩy nến cho biết việc bổ sung các chất dinh dưỡng có thể giảm viêm và hỗ trợ điều trị bệnh vẩy nến. Các chất dinh dưỡng phổ biến bao gồm dầu cá, vitamin D, vitamin B12 và selen đều được cho là có thể ngăn ngừa tái phát vảy nến và một số bệnh gây viêm khác.

Bên cạnh đó, bổ sung các loại vitamin và khoáng chất có thể tăng cường hệ thống miễn dịch, cải thiện sức khỏe và phòng ngừa nhiều bệnh lý khác.

Một số lưu ý về chế độ sinh hoạt cho bệnh nhân vẩy nến

Bên cạnh thông tin về bệnh vẩy nến kiêng ăn gì và nên bổ sung gì, người bệnh cần tìm hiểu một số lưu ý về chế độ sinh hoạt để tránh làm bệnh trở nên nghiêm trọng hơn. Các lưu ý phổ biến bao gồm:

Bệnh vẩy nến kiêng ăn gì
Tái khám theo lịch hẹn của bác sĩ để ngăn ngừa bệnh vẩy nến tái phát
  • Giảm cân: Duy trì cân nặng khỏe mạnh có thể phòng ngừa các triệu chứng vẩy nến và các bệnh lý mãn tính khác.
  • Áp dụng chế độ ăn uống chống viêm: Tăng cường các loại protein từ thịt nạc, thực vật và thực phẩm chứa axit béo Omega 3 như cá hồi, cá mòi, quả óc chó, hạt lanh, đậu nành để cải thiện tình trạng viêm trong cơ thể.
  • Tránh các loại thực phẩm kích hoạt bệnh vẩy nến: Bao gồm thịt đỏ, đường tinh luyện, sản phẩm sữa và các loại thực phẩm chế biến sẵn.
  • Giảm căng thẳng: Căng thẳng và stress có thể là một tác nhân gây bệnh vẩy nến. Do đó, học cách giảm căng thẳng như thiền định, hít thở sâu và luyện tập yoga để giảm bớt các triệu chứng.
  • Tăng cường sức khỏe tinh thần: Người bệnh vẩy nến có nhiều nguy cơ mắc bệnh trầm cảm hoặc kém tự tin. Do đó, hãy thường xuyên trao đổi với các thành viên trong gia đình, người thân và bạn bè để cải thiện những vấn đề tâm lý cũng như khó khăn trong cuộc sống.
  • Sử dụng kem dưỡng ẩm da: Điều này có thể giúp da mềm hơn, giữ ẩm, hạn chế tình trạng bong tróc vảy và nứt nẻ da. Ngoài ra, thoa kem chống nắng hoặc có biện pháp che chắn cẩn thận khi hoạt động ngoài trời.
  • Tái khám định kỳ theo lịch hẹn của bác sĩ chuyên môn. Ngoài ra, đến bệnh viện ngay khi các triệu chứng trở nên nghiêm trọng hoặc có dấu hiệu tái phát.

Nhiều bệnh lý liên quan đến hệ thống miễn dịch như bệnh vẩy nến có thể được cải thiện thông qua chế độ ăn uống. Do đó, người bệnh nên tham khảo thông tin bệnh vẩy nến kiêng ăn gì và nên bổ sung gì để hỗ trợ điều trị bệnh.

Tuy nhiên, việc thay đổi chế độ ăn uống cần được xây dựng theo tình trạng sức khỏe của người bệnh. Do đó, tốt nhất hãy liên hệ với bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng để được hướng dẫn chi tiết về chế độ ăn uống kiểm soát bệnh vẩy nến.