Bệnh vảy nến có nguy hiểm không? Lời khuyên của chuyên gia để điều trị dứt điểm ngay

Vảy nến là một căn bệnh tự miễn, có xu hướng ngày càng gia tăng trong xã hội hiện đại. Khi gặp tình trạng này, điều đầu tiên người bệnh quan tâm là bệnh có nguy hiểm không? Điều trị như thế nào? Trong bài viết này, bác sĩ Nguyễn Thị Nhuần – Chuyên gia hàng đầu về Da liễu bằng Y học cổ truyền, Giám đốc chuyên môn Trung tâm Da liễu Đông y Việt Nam sẽ cho độc giả câu trả lời chi tiết.

Bệnh vảy nến có nguy hiểm không?

Bác sĩ Nguyễn Thị Nhuần là cái tên không còn xa lạ đối với người bệnh trong lĩnh vực khám chữa bệnh da liễu bằng Đông y hiện nay. Tên tuổi của bác sĩ đã được đánh dấu và các chuyên gia hàng đầu công nhận trong suốt hơn 40 năm khám chữa bệnh.

Trước đây bác sĩ từng đảm nhận nhiều chức vụ quan trọng tại Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương, trong đó phải kể tới chức Phó Giám đốc chuyên môn kiêm Trưởng khoa Khám bệnh, Bệnh viện YHCT Trung ương. Đặc biệt, với những cống hiến của mình trong lĩnh vực Y học cổ truyền lớn lao bác sĩ đã nhận được danh hiệu Thầy thuốc Ưu tú. Điều này đã một lần chứng minh thêm sự tài giỏi và y đức của bà.

Bác sĩ Nguyễn Thị Nhuần từng đảm nhận nhiều chức vụ quan trọng
Bác sĩ Nguyễn Thị Nhuần từng đảm nhận nhiều chức vụ quan trọng

Bác sĩ Nhuần chia sẻ: “Hiện nay có không ít người mắc phải các bệnh ngoài da như vảy nến, viêm da cơ địa, mụn trứng cá… tuy nhiên lại không thực sự quan tâm bởi họ nghĩ rằng nó không ảnh hưởng đến sức khỏe. Nhưng thực tế lại không phải vậy“.

Theo đó, bác sĩ Nhuần cho biết vảy nến không chỉ khiến người bệnh khó chịu do các triệu chứng ngứa ngáy, đau rát gây ra mà nếu không được điều trị kịp thời, để bệnh kéo dài sẽ gây ra những biến chứng về sức khỏe. Cụ thể:

Vảy nến làm tăng nguy cơ viêm khớp

Theo Thầy thuốc Ưu tú Nguyễn Thị Nhuần, biến chứng dễ gặp phải nhất của bệnh vảy nến là sự tổn thương các khớp xương. Nhiều số liệu thống kê đã cho thấy có khoảng 53% người bị bệnh vảy nến đều có triệu chứng đau khớp.

Khi bị viêm khớp do vảy nến người bệnh sẽ gặp các triệu chứng như đau, sưng ngón tay, ngón chân và đau ở những nơi có gân, dây chằng bám vào xương.

Một khi vảy nến phát triển nghiêm trọng sẽ ảnh hưởng đến xương, tăng nguy cơ viêm cột sống, đau vùng cột sống và xương chậu.

Vảy nến kéo dài sẽ gây tổn thương buồng trứng và biến chứng khi mang thai

Đối với phụ nữ mắc vảy nến, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng bệnh sẽ làm tăng nguy cơ ảnh hưởng đến buồng trứng, đặc biệt nguy cơ mắc buồng trứng đa nang ở phụ nữ bị vảy nến cao gấp 6 lần so với người bình thường.

Không những thế, phụ nữ mang thai nếu bị vẩy nến sẽ dễ dẫn đến nguy cơ khi mang thai, nhất là sinh non. 

Đặc biệt, trong thời gian mang thai người bệnh gần như không thể sử dụng thuốc để trị bệnh, điều này vô tình làm cho bệnh có tiến triển nghiêm trọng hơn.

Nguy cơ mắc bệnh tim mạch

Theo nhiều nghiên cứu, những người mắc vảy nến có số lần lên cơn đau tim cao gấp 3 lần những người bình thường. Lý do là:

  • Vảy nến là bệnh được điển hình bởi phản ứng viêm mạn tính, bệnh tự miễn kết hợp với phản ứng viêm mạn tính được bác sĩ chuyên khoa đánh giá là nguyên nhân chính xuất hiện các biến chứng tim mạch. Do vậy, nhiều người sẽ gặp các biến chứng tim như đau thắt ngực, nghiêm trọng là đột quỵ.
  • Một số loại thuốc điều trị vảy nến cũng có thể làm tăng cholesterol trong máu, tăng nguy cơ xơ vữa động mạch, đau tim, đột quỵ…
  • Vảy nến có thể ảnh hưởng đến hệ thống tim mạch và làm tăng nguy cơ bị tăng huyết áp.
Biến chứng vảy nến nếu không được điều trị kịp thời
Biến chứng vảy nến nếu không được điều trị kịp thời

Bệnh tiểu đường loại 2

Bác sĩ Nhuần cho biết, bệnh vảy nến có thể làm tăng nồng độ insulin của người bệnh và dẫn đến tiểu đường loại 2, bởi khi cơ thể người bệnh đã trở nên kháng insulin và không còn có thể chuyển đổi glucose thành năng lượng.

Nguy cơ dẫn đến bệnh tiểu đường loại 2 sẽ cao hơn trong trường hợp bệnh vảy nến nặng. Mặt khác, cả bệnh tiểu đường và vảy nến đều có những rối loạn gen giống nhau, cả hai đều là những chứng bệnh viêm mãn tính, đều có những yếu tố di truyền tương tự nhau. Theo đó, những người bị vảy nến có tỉ lệ mắc bệnh tiểu đường cao hơn người bình thường.

Tác động đến thận

Thực tế thì không nhiều bệnh nhân mắc vảy nến có thể gây biến chứng lên thận và làm suy giảm chức năng hoạt động của thận. Tuy nhiên, việc tác động nhiều hay ít đều sẽ khiến cho khả năng lọc máu của thận bị suy giảm, điều này dẫn đến các độc tố trong cơ thể gia tăng và gây ra hiện tượng sưng phù toàn thân do ứ nước, tích tụ độc tố. 

Nếu để lâu dài và không khắc phục tình trạng này sẽ dẫn đến hư thận, suy thận, đặc biệt gây nguy hiểm tới tính mạng của người bệnh.

Hội chứng chuyển hóa da

Hội chứng chuyển hóa là sự xuất hiện các rối loạn chuyển hóa trong cơ thể của chúng ta. Một khi mắc bệnh vảy nến, các hội chứng chuyển hóa có thể là những bệnh lý như: Xơ cứng bì, bệnh gout, tim mạch, bệnh thận, đái tháo đường… Chính những rối loạn bất thường ở những người bệnh vẩy nến sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh.

Lời khuyên của chuyên gia để điều trị vảy nến dứt điểm

Vảy nến cũng như cách bệnh ngoài da khác gồm viêm da cơ địa, chàm, á sừng đều rất khó để điều trị dứt điểm, nhất là khi bệnh ở giai đoạn mãn tính. Nhưng điều đó không đồng nghĩa với việc không thể điều trị dứt điểm và kiểm soát được vảy nến.

Bác sĩ Nguyễn Thị Nhuần cho biết: “Vảy nến không khó chữa nếu bệnh được phát hiện sớm và áp dụng đúng phương pháp. Chính vì vậy, người bệnh tuyệt đối không được thờ ơ khi xuất hiện những triệu chứng đầu tiên của bệnh. Đồng thời tuân thủ những nguyên tắc trong điều trị bệnh để có kết quả tốt nhất”.

Theo đó, bác sĩ Nhuần đưa ra những lời khuyên cho người bệnh để giúp hỗ trợ điều trị vảy nến dứt điểm. Cụ thể:

Không tự ý áp dụng biện pháp dân gian khi chưa được chẩn đoán, xác định bệnh

Tâm lý cũng như xu hướng của hầu hết người bệnh vảy nến đó là khi xuất hiện những triệu chứng thường lựa chọn phương pháp dân gian như lá khế, cây lược vàng, lá trầu không… để khắc phục mà chưa được chẩn đoán từ bác sĩ chuyên khoa.

Không áp dụng mẹo dân gian khi chưa được chẩn bệnh rõ ràng
Không áp dụng mẹo dân gian khi chưa được chẩn bệnh rõ ràng

Không thể phủ nhận công dụng của những thảo dược thiên nhiên này sẽ có những tác động nhất định đến triệu chứng vảy nến giúp làm dịu da, giảm ngứa, đau rát. Tuy nhiên, việc chưa xác định rõ tình trạng bệnh mà áp dụng phương pháp chữa dù dân gian hay thuốc Tây đều sẽ mang lại những rủi ro tiềm ẩn.

Chưa kể, các biện pháp dân gian chỉ có thể giảm triệu chứng, không tiêu diệt căn nguyên, vi khuẩn gây bệnh. Đặc biệt, nếu không áp dụng đúng cách còn tăng nguy cơ da bị bội nhiễm, ảnh hưởng tới làn da, thậm chí là sức khỏe của người bệnh.

Không lạm dụng thuốc điều trị, nhất là thuốc Corticoid

Sau khi được thăm khám, các loại thuốc bôi, thuốc uống, thuốc tiêm là phương pháp điều trị chủ yếu với những người bệnh bị vảy nến. Những loại thuốc này có công dụng làm giảm triệu chứng bệnh nhanh chóng, tiện lợi.

Thế nhưng, hầu hết các thuốc Tây y chỉ có tác dụng điều trị triệu chứng, không tiêu diệt được vi khuẩn, tác nhân gây bệnh tận gốc. Đặc biệt, các thuốc này tiềm ẩn những tác dụng phụ ảnh hưởng tới sức khỏe nếu sử dụng lâu dài, nhất là các thuốc Corticoid như mọc mụn trứng cá, gia tăng nguy cơ nhiễm trùng, suy giảm hoạt động của tuyến thượng thận, ảnh hưởng đến gan…

Theo đó, người bệnh cần thực hiện theo chỉ định của bác sĩ về liều lượng thuốc, thời gian sử dụng nhằm ngăn ngừa biến chứng và đảm bảo thuốc phát huy tốt tác dụng vốn có, bảo vệ sức khỏe.

Chăm sóc da cẩn thận, bổ sung thực phẩm cần thiết

Khi bị vảy nến thì bên cạnh sử dụng phương pháp điều trị mà bác sĩ kê đơn người bệnh cần chú ý đến việc chăm sóc da, bổ sung những thực phẩm cần thiết. Đơn giản bởi vì chăm sóc da đúng cách sẽ góp phần hỗ trợ điều trị bệnh được tốt nhất.

Chăm sóc da bị vảy nến là điều mà người bệnh nên lưu ý
Chăm sóc da bị vảy nến là điều mà người bệnh nên lưu ý

Điều đầu tiên là phải giữ cho vùng da bị vảy nến luôn được sạch sẽ, giữ độ ẩm tránh tình trạng khô khiến triệu chứng bệnh trở nên nghiêm trọng. Những người mắc nên tránh cào gãi hay chà xát mạnh để không làm da bị tổn thương, không bóc vảy vì dễ gây bội nhiễm. 

Ngoài ra, người bệnh nên bổ sung vitamin D cho cơ thể từ ánh sáng mặt trời tự nhiên, thực phẩm như cá hồi, ngũ cốc, sữa…

Đông y – Giải pháp tối ưu trong điều trị vảy nến được nhiều người tin tưởng áp dụng

Phương pháp điều trị bệnh vảy nến bằng Đông y đang được nhiều người bệnh quan tâm. Bởi theo bác sĩ Nguyễn Thị Nhuần, Tây y và dân gian đều mang lại hiệu quả tích cực trong khắc phục vảy nến. Tuy nhiên, cả hai phương pháp này đều chỉ tác động vào triệu chứng, khó có thể tiêu diệt được mầm mống gây bệnh, điều này cho thấy bệnh vảy nến có thể tái phát bất cứ lúc nào khi có điều kiện thuận lợi. Đặc biệt, việc điều trị vảy nến bằng phương pháp Tây y, nhất là các thuốc có thành phần corticoid tiềm ẩn những tác dụng phụ với cơ thể.

Chính vì vậy mà điều trị vảy nến bằng Đông y với nhiều ưu điểm nổi trội đã nhận được sự tin tưởng và hài lòng của không ít người bệnh. Nổi bật trong số đó phải kể đến bộ sản phẩm An Bì Thang của Trung tâm Da liễu Đông y Việt Nam.

Được bào chế từ 100% thảo mộc thiên nhiên, an toàn, lành tính

Dược liệu bào chế bài thuốc được bác sĩ Nhuần xem xét cẩn thận để chọn ra vùng dược liệu chất lượng. Cuối cùng bà đã chọn những vùng dược liệu lớn và có thổ nhưỡng phù hợp cho sự phát triển và đảm bảo dược tính của dược liệu như Hải Dương, Vĩnh Phúc, Hưng Yên… Mọi khâu từ thu hái, bào chế đều đảm bảo tiêu chuẩn về vệ sinh, sản xuất theo quy trình khép kín.

Chính sự an toàn, lành tính nên bài thuốc có thể sử dụng cho mọi đối tượng, trong đó có trẻ em, phụ nữ mang thai và cho con bú, những người có bệnh lý nền mà không ảnh hưởng đến sức khỏe, không đem lại tác dụng phụ khi sử dụng.

Kết hợp 3 chế phẩm trong một bài thuốc giúp điều trị bệnh từ gốc

An Bì Thang là sự kết hợp của thuốc uống, thuốc bôi và ngâm rửa, hoạt động theo cơ chế tác động “trong uống ngoài bôi”. Cụ thể:

  • Thuốc uống trong: Thuốc uống ở dạng cao gồm các vị thuốc như:Bồ công anh, hồng hoa, kim ngân cành, đơn đỏ, ké đầu ngựa, tơ hồng xanh, vỏ gạo, bạc sau, nhân trần, rau má… có công dụng giải độc, tiêu viêm, giảm phù nề, sưng đau, mát gan, thanh nhiệt, trị mẩn ngứa. Nhờ vậy sẽ giúp thanh lọc cơ thể, tăng cường hệ miễn dịch, thành lập hàng rào bảo vệ da, làm lành nhanh chóng các tổn thương.
  • Thuốc bôi ngoài: Gồm các vị thuốc:Tang bạch bì, mật ong, bí đao, thiên mã hồ… có công dụng giảm ngứa, giảm đau, làm hết bong vảy nến và làm lành các thương tổn trên bề mặt da.
  • Thuốc ngâm rửa: Gồm các vị thuốc có tính sát khuẩn, sát trùng, làm sạch da như sài đất, hoàng liên, ô liên rô, mò trắng…
Công dụng 3 trong 1 của bài thuốc An Bì Thang mang đến hiệu quả điều trị toàn diện
Công dụng 3 trong 1 của bài thuốc An Bì Thang mang đến hiệu quả điều trị toàn diện

Với sự kết hợp này bài thuốc của trung tâm đã mang lại cơ chế tác động kép, điều trị từ trong ra ngoài. Không chỉ điều trị bệnh mà còn nuôi dưỡng, trả lại vẻ đẹp mượt mà cho làn da.

Bạn Huyền Trang (27 tuổi, Đống Đa, Hà Nội) chia sẻ: “Sử dụng bài thuốc An Bì Thang mình cảm nhận được cơ thể được thanh lọc và điều trị toàn diện. Thuốc uống giúp giải độc, tiêu viêm; thuốc bôi giảm ngứa tại chỗ, dưỡng ẩm cho da; còn thuốc ngâm rửa giúp vùng da vảy nến sạch hơn rất nhiều”

An Bì Thang với bào chế tiện dụng, tiết kiệm tối đa thời gian dùng thuốc

Khác với những bài thuốc chữa vảy nến khác, An Bì Thang được bào chế ở dạng cao, tinh chất cao uống mang lại sự tiện dụng cho người bệnh.

Trong suốt quãng thời gian gắn bó với Đông y, những người bệnh vảy nến tôi nhận thấy rằng việc sử dụng thuốc thang mang lại nhiều bất tiện cho người bệnh. Đặc biệt, việc sắc thuốc cũng cần có những tiêu chuẩn về ấm sắc, thời lượng… để thuốc có được hiệu quả tốt nhất. Bởi vậy tôi muốn tiết kiệm thời gian của người bệnh nên đã nghiên cứu và bào chế thuốc An Bì Thang ở dạng cao. Người bệnh sẽ tiết kiệm được rất nhiều thời gian và công sức trong điều trị” – Bác sĩ Nhuần chia sẻ.

Chia sẻ về việc dùng thuốc chị Lan đang dùng An Bì Thang được 1 tháng chia sẻ: “An Bì Thang dùng tiện lợi lắm, mình chỉ cần pha thuốc với nước là uống được, thuốc ngâm rửa cũng không cần phải sắc như thuốc thang thông thường. Mình tiết kiệm được rất nhiều thời gian khi dùng bài thuốc này chữa vảy nến”.

Hiệu quả đã được kiểm chứng

Ngoài ra, hiệu quả bài thuốc đã được chứng minh bởi Trung tâm Da liễu Đông y Việt Nam dựa theo khảo sát trên 500 bệnh nhân.

Hiệu quả bài thuốc An Bì Thang đã được kiểm chứng
Hiệu quả bài thuốc An Bì Thang đã được kiểm chứng

Anh Thông, đang sinh sống và làm việc tại Long Biên, Hà Nội cho biết: “Không biết có phải do mình hợp thuốc không nhưng chỉ dùng thuốc đến tuần thứ 2 thôi các triệu chứng ngứa ngáy, bong vảy do vảy nến gây ra giảm hẳn. Dùng hết 3 tháng thuốc thì gần như các triệu chứng đó không còn nữa. Giờ mình vẫn đang dùng tháng thứ 4 để chấm dứt hoàn toàn vảy nến”.

Nếu bạn đang bị vảy nến gây khó chịu và ảnh hưởng tới sinh hoạt, cuộc sống hãy chủ động thăm khám và điều trị bệnh càng sớm càng tốt, tránh biến chứng khó lường. Mọi thắc mắc về bệnh cũng như bài thuốc Đông y hiệu quả của trung tâm bạn có thể liên hệ theo địa chỉ sau để được tư vấn cụ thể nhất: